K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 6 2018

Lạc Long Quân là nòi rồng, sống ở thủy cung con trai của Thần Long Nữ. Lạc Long Quân đẹp trai, khôi ngô, sức khỏe phi phàm, có nhiều phép biến hóa, tài năng liệt vào bậc nhất. Thần đã ra tay trừ rất nhiều yêu quái như Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh … đem lại cuộc sống yên vui cho dân lành. Lạc Long Quân còn dạy dân trồng trọt, đánh cá, săn bắn, chăn nuôi và cách ăn ở. Lạc Long Quân là vị phúc thần vô cùng vĩ đại.

Không có yếu tố kì diệu thì sẽ không có truyền thuyết. Yếu tố kì diệu hoang đường tạo nên sức hấp dẫn và mău sắc thần kì của truyền thuyết. Ngư Tinh thân dài hơn 50 trượng, đuôi xòe như cánh buồm, chân nhiều như chân rết…, Hồ Tinh có 9 đuôi, sống trên nghìn năm… Mộc Tinh cao hàng ngàn trượng, tàng hình ẩn hiện. Ba con yêu quái này tượng trưng cho cái 4 ác, cho sức khỏe ghê gớm của lực lượng siêu nhiên rất kì lạ. Lạc Long Quân phải có sức khỏe vô địch, có nhiều phép lạ mới tiêu diệt được. Cái bọc trứng của Âu Cơ nở ra 100 người con trai tuấn tú, lớn nhanh như thổi. Câu gọi của mẹ con Âu Cơ: "Bố ở nơi nào mà để mẹ con tôi cô độc, ngày đêm buồn khổ thế này !” Tuy ở tận thủy phủ xa cách nghìn vạn dặm, mà Lạc Long Quân cũng nghe được, chỉ nháy mắt đã hiện về, v.v… Đó là những yếu tố hoang đường kì diệu nhất của truyền thuyết "Con Rồng, cháu Tiên".

Lạc Long Quân lấy Âu Cơ là một thiên diễm tình kì diệu. Cha Rồng mẹ Tiên nên mới có thể sinh ra được một cái bọc có một trăm trứng, nở ra một trăm đứa con trai tuấn tú, con cả là Hùng Vương. Hai tiếng "đồng bào" nghĩa là cùng chung một bọc, bắt nguồn từ sự tích thiêng liêng "Con Rồng, cháu Tiên”. Nó nói lên mỗi con người Việt Nam chúng ta đều cùng chung một cội nguồn, chung một dòng giống, cùng một huyết hệ vô cùng thân thiết. Hai tiếng "đồng bào" biểu lộ một cách chân thành tình yêu thương đoàn kết dân tộc.

Truyện "Con Rồng, cháu Tiên" là một huyền thoại tuyệt đẹp, giàu ý nghĩa. Nó giải thích, ca ngợi và khẳng định nguồn cội, dòng giống của con người Việt Nam ta là vô cùng cao quý (dòng giống Rồng Tiên). Truyện đã thể hiện một cách sâu xa niềm tự tôn tự hào dân tộc, khơi dậy tình yêu thương, đoàn kết dân tộc trong tâm hồn mỗi con người Việt Nam chúng ta. Nó nhắc nhở tình nghĩa đổng bào và tình nghĩa cốt nhục vô cùng cao cả thiêng liêng. Đúng như nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã viết:

… "Đất Nước là nơi dân mình đoàn tụ
Đất là nơi Chim về
Nước là nơi Rồng ở
Lạc Long Quân và Âu Cơ
Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng
Những ai đã khuất
Những ai bây giờ
Yêu nhau và sinh con đẻ cái
Gánh vác phần người đi trước để lại
Dặn dò con cháu chuyện mai sau
Hằng năm ăn đâu làm đâu
Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ…"
("Đất nước" – Trường ca mặt đường khát vọng)

Hơi lạc đề nhưng có thể giúp cho bạn
6 tháng 6 2018

Vua Đế Minh có hai người con “con trưởng là Đế Nghi, con thứ là Lộc Tục”. Nhà vua yêu Lộc Tục hơn nên muốn cho Lộc Tục làm vua phương Bắc. Lộc Tục là người khiêm nhường nên đã nói với cha nhượng cho anh cả. Vì vậy vua cha cử Lộc Tục làm vua phương Nam (đất Văn Lang sau này). Đất Văn Lang tức nước Xích Quỷ có nhiều phong cảnh thanh kỳ. Dải Lĩnh Nam trùng trùng, điệp điệp, xanh như chàm, xa trông như rồng uốn khúc.. Lên làm vua, Lộc Tục lấy hiệu là Kinh Dương Vương, buổi đầu toan đóng đô ở chân núi Miễu Sơn, sau ấn định xây thành, đắp lũy ở Cửu Lĩnh.. Vua lấy Long Nữ con gái vua Động Đình Quân, sinh ra Sùng Lãm tức Lạc Long Quân kế nghiệp vua cha. Lạc Long Quân lấy hiệu là Hùng Hiền Vương di chuyển kinh đô về Nghĩa Lĩnh. Khi Kinh Dương Vương qua đời, Hùng Hiền Vương lấy nàng Âu Cơ con gái Đế Lai chúa tể động Lăng Xương, một xứ lân cận Văn Lang bên bờ giải Âu Giang. Âu Cơ có mang được 3 năm 3 tháng 10 ngày mới thấy chuyển dạ. Nơi nàng lâm bồn là một chiếc lều tranh bên đường không xa kinh thành, nàng sinh ra một cái bọc. Long Quân vô cùng kinh ngạc, Ngài cho quần thần dựng đàn tế cáo trời đất. Trong lúc cử hành lễ bái thì trời nổi mây ngũ sắc, năm người cao lớn dị thường đầu đội mũ Kim Quang, mặc áo bào xanh, lưng đeo đai ngọc.. tuyên bố “Ngọc Hoàng Thượng đế cử chúng ta xuống để thi hành nhiệm vụ đặc biệt. Hoàng Hậu sinh ra một cái bọc đó là điềm vô cùng tốt đẹp, trong bọc có một trăm trứng. Chúng tôi có bổn phận biến ra thành một trăm con trai, những người con này sẽ giúp nhà vua trị dân giữ nước”. Đúng ngày rằm tháng 1 năm sau, mây ngũ sắc lại tái hiện, ngôi nhà rực sáng, bọc trứng tự nở ra một trăm người con trai. Một hôm vua bảo Âu Cơ “Ta vốn là con cháu thủy thần, nàng thuộc loài tiên, nước lửa khắc nhau, không thể kết hợp lâu dài được. Vậy xin chia tay để giữ lấy dòng giống. Nàng nên đem 50 con lên núi, ta đem 50 con xuống biển, cùng nhau khai cơ mở nghiệp, tạo thế cho con cái và dân chúng dài lâu”.

Sau khi chia tay với Quốc mẫu Âu cơ, Lạc Long Quân cùng 50 người con còn lại xuôi đường lần ra Nam Hải. Đến đất Bình Đà bây giờ (xã Bình Minh, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội, cách biển không xa, sông nước mênh mang, Lạc Long Quân truyền cho các con dừng chân dựng trại, nổi lửa nấu ăn. Đi dạo khắp vùng một lượt, thấy thế đất nơi đây màu mỡ, sông suối lượn quanh, nhiều thềm đất cao mang dáng long chầu hổ phục, bèn quyết định chọn đất này làm nơi dựng xây cơ nghiệp. Ngày ngày, Lạc Long Quân cùng quần thần văn võ dạy dân trồng dâu nuôi tằm dệt vải, đuổi diệt thú dữ. Lại truyền cho các con lực chọn dân chúng khỏe mạnh, tỏa đi khắp vùng duyên hải khai khẩn đất hoang, lấn biển mở mang bờ cõi... Chẳng bao lâu, cả vùng đất với trung tâm là Bảo Cựu cuộc sống dân lành đã trở nên trù phú, mọi thảo khấu trong vùng bị dẹp tan. Ruộng đồng, làng xóm ngày một mở rộng, hình thành nên những làng xóm đầu tiên của châu thổ sông Hồng sau này. Vào một ngày cuối tháng Hai lịch trăng, trời bỗng nhiên nổi dông gió, sấm chớp lóe sáng cả vùng, Quốc tổ ăn vận trang phục oai phong, lẫm liệt, thân thương nhìn các con cháu và dân làng một lượt rồi hóa trong đêm. Cảm thương và tỏ lòng tri ân với người có công khai hóa vùng đất Bảo Cựu này. vua quan cùng dân làng tổ chức lễ tang linh đình, táng ngài tại gò đất cao nhất vùng, lập miếu (nay là Đền Nội Bình Đà) quanh năm thờ phụng.

Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:   Con rồng cháu tiên   Ngày xưa, ở miền đất Lạc Việt có một vị thần thuộc nòi Rồng, tên là Lạc Long Quân. Thần thường ở dưới nước, sức khỏe vô địch, có nhiều phép lạ. Bấy giờ, ở vùng núi cao có nàng Âu Cơ thuộc dòng họ Thần Nông, xinh đẹp tuyệt trần. Âu Cơ và Lạc Long Quân yêu nhau rồi thành vợ chồng. Ít lâu sau, Âu Cơ sinh ra một cái...
Đọc tiếp

Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:

   Con rồng cháu tiên

   Ngày xưa, ở miền đất Lạc Việt có một vị thần thuộc nòi Rồng, tên là Lạc Long Quân. Thần thường ở dưới nước, sức khỏe vô địch, có nhiều phép lạ. Bấy giờ, ở vùng núi cao có nàng Âu Cơ thuộc dòng họ Thần Nông, xinh đẹp tuyệt trần. Âu Cơ và Lạc Long Quân yêu nhau rồi thành vợ chồng. Ít lâu sau, Âu Cơ sinh ra một cái bọc trăm trứng. Kì lạ thay, trăm trứng nở ra một trăm người con trai hồng hào, đẹp đẽ lạ thường. Đàn con lớn lên như thổi, mặt mũi khôi ngô, khỏe mạnh như thần. Một hôm, Lạc Long Quân nói với Âu Cơ:
    - Ta thuộc nòi Rồng vốn quen ở nước. Nàng là dòng Tiên quen chốn non cao. Nay ta đưa năm mươi con xuống biển, khi có việc gì giúp đỡ lẫn nhau, đừng quên lời hẹn.
    Âu Cơ và các con nghe theo rồi chia tay nhau lên đường. Một trăm người con của Lạc Long Quân và Âu Cơ sau này trở thành tổ tiên của người Việt Nam ta. Người con trưởng theo Âu Cơ được tôn lên làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương. Bởi sự tích này mà về sau, người Việt Nam ta, con cháu vua Hùng khi nhắc đến nguồn gốc của mình, thường tự hào xưng là con Rồng, cháu Tiên và thân mật gọi nhau là “đồng bào”.

b. Khi chia tay nhau, Lạc long Quân và Âu Cơ quyết định điều gì?

1
15 tháng 2 2017

Lạc Long Quân đưa năm mươi người con xuống biển, Âu Cơ để năm mươi con ở lại núi, khi có việc gì thì giúp đỡ lẫn nhau.

Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:   Con rồng cháu tiên   Ngày xưa, ở miền đất Lạc Việt có một vị thần thuộc nòi Rồng, tên là Lạc Long Quân. Thần thường ở dưới nước, sức khỏe vô địch, có nhiều phép lạ. Bấy giờ, ở vùng núi cao có nàng Âu Cơ thuộc dòng họ Thần Nông, xinh đẹp tuyệt trần. Âu Cơ và Lạc Long Quân yêu nhau rồi thành vợ chồng. Ít lâu sau, Âu Cơ sinh ra một cái...
Đọc tiếp

Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:

   Con rồng cháu tiên

   Ngày xưa, ở miền đất Lạc Việt có một vị thần thuộc nòi Rồng, tên là Lạc Long Quân. Thần thường ở dưới nước, sức khỏe vô địch, có nhiều phép lạ. Bấy giờ, ở vùng núi cao có nàng Âu Cơ thuộc dòng họ Thần Nông, xinh đẹp tuyệt trần. Âu Cơ và Lạc Long Quân yêu nhau rồi thành vợ chồng. Ít lâu sau, Âu Cơ sinh ra một cái bọc trăm trứng. Kì lạ thay, trăm trứng nở ra một trăm người con trai hồng hào, đẹp đẽ lạ thường. Đàn con lớn lên như thổi, mặt mũi khôi ngô, khỏe mạnh như thần. Một hôm, Lạc Long Quân nói với Âu Cơ:
    - Ta thuộc nòi Rồng vốn quen ở nước. Nàng là dòng Tiên quen chốn non cao. Nay ta đưa năm mươi con xuống biển, khi có việc gì giúp đỡ lẫn nhau, đừng quên lời hẹn.
    Âu Cơ và các con nghe theo rồi chia tay nhau lên đường. Một trăm người con của Lạc Long Quân và Âu Cơ sau này trở thành tổ tiên của người Việt Nam ta. Người con trưởng theo Âu Cơ được tôn lên làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương. Bởi sự tích này mà về sau, người Việt Nam ta, con cháu vua Hùng khi nhắc đến nguồn gốc của mình, thường tự hào xưng là con Rồng, cháu Tiên và thân mật gọi nhau là “đồng bào”.
(Theo Truyền thuyết)

a. Một trăm người con của Âu Cơ được sinh ra như thế nào?

1
13 tháng 9 2017

Từ cái bọc trăm trứng của Âu Cơ. Trăm trứng nở ra trăm người con trai hồng hào, đẹp đẽ lạ thường.

Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:   Con rồng cháu tiên   Ngày xưa, ở miền đất Lạc Việt có một vị thần thuộc nòi Rồng, tên là Lạc Long Quân. Thần thường ở dưới nước, sức khỏe vô địch, có nhiều phép lạ. Bấy giờ, ở vùng núi cao có nàng Âu Cơ thuộc dòng họ Thần Nông, xinh đẹp tuyệt trần. Âu Cơ và Lạc Long Quân yêu nhau rồi thành vợ chồng. Ít lâu sau, Âu Cơ sinh ra một cái...
Đọc tiếp

Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:

   Con rồng cháu tiên

   Ngày xưa, ở miền đất Lạc Việt có một vị thần thuộc nòi Rồng, tên là Lạc Long Quân. Thần thường ở dưới nước, sức khỏe vô địch, có nhiều phép lạ. Bấy giờ, ở vùng núi cao có nàng Âu Cơ thuộc dòng họ Thần Nông, xinh đẹp tuyệt trần. Âu Cơ và Lạc Long Quân yêu nhau rồi thành vợ chồng. Ít lâu sau, Âu Cơ sinh ra một cái bọc trăm trứng. Kì lạ thay, trăm trứng nở ra một trăm người con trai hồng hào, đẹp đẽ lạ thường. Đàn con lớn lên như thổi, mặt mũi khôi ngô, khỏe mạnh như thần. Một hôm, Lạc Long Quân nói với Âu Cơ:
    - Ta thuộc nòi Rồng vốn quen ở nước. Nàng là dòng Tiên quen chốn non cao. Nay ta đưa năm mươi con xuống biển, khi có việc gì giúp đỡ lẫn nhau, đừng quên lời hẹn.
    Âu Cơ và các con nghe theo rồi chia tay nhau lên đường. Một trăm người con của Lạc Long Quân và Âu Cơ sau này trở thành tổ tiên của người Việt Nam ta. Người con trưởng theo Âu Cơ được tôn lên làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương. Bởi sự tích này mà về sau, người Việt Nam ta, con cháu vua Hùng khi nhắc đến nguồn gốc của mình, thường tự hào xưng là con Rồng, cháu Tiên và thân mật gọi nhau là “đồng bào”.
(Theo Truyền thuyết)

d. Câu chuyện Con Rồng cháu Tiên muốn nói với chúng ta điều gì?

1
23 tháng 3 2018

Câu chuyện muốn nhắc nhở chúng ta về nguồn gốc cao quý, linh thiêng của dân tộc mình. Người Việt Nam đều là con cháu vua Hùng nên phải đoàn kết, yêu thương lẫn nhau

Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:   Con rồng cháu tiên   Ngày xưa, ở miền đất Lạc Việt có một vị thần thuộc nòi Rồng, tên là Lạc Long Quân. Thần thường ở dưới nước, sức khỏe vô địch, có nhiều phép lạ. Bấy giờ, ở vùng núi cao có nàng Âu Cơ thuộc dòng họ Thần Nông, xinh đẹp tuyệt trần. Âu Cơ và Lạc Long Quân yêu nhau rồi thành vợ chồng. Ít lâu sau, Âu Cơ sinh ra một cái...
Đọc tiếp

Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:

   Con rồng cháu tiên

   Ngày xưa, ở miền đất Lạc Việt có một vị thần thuộc nòi Rồng, tên là Lạc Long Quân. Thần thường ở dưới nước, sức khỏe vô địch, có nhiều phép lạ. Bấy giờ, ở vùng núi cao có nàng Âu Cơ thuộc dòng họ Thần Nông, xinh đẹp tuyệt trần. Âu Cơ và Lạc Long Quân yêu nhau rồi thành vợ chồng. Ít lâu sau, Âu Cơ sinh ra một cái bọc trăm trứng. Kì lạ thay, trăm trứng nở ra một trăm người con trai hồng hào, đẹp đẽ lạ thường. Đàn con lớn lên như thổi, mặt mũi khôi ngô, khỏe mạnh như thần. Một hôm, Lạc Long Quân nói với Âu Cơ:
    - Ta thuộc nòi Rồng vốn quen ở nước. Nàng là dòng Tiên quen chốn non cao. Nay ta đưa năm mươi con xuống biển, khi có việc gì giúp đỡ lẫn nhau, đừng quên lời hẹn.
    Âu Cơ và các con nghe theo rồi chia tay nhau lên đường. Một trăm người con của Lạc Long Quân và Âu Cơ sau này trở thành tổ tiên của người Việt Nam ta. Người con trưởng theo Âu Cơ được tôn lên làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương. Bởi sự tích này mà về sau, người Việt Nam ta, con cháu vua Hùng khi nhắc đến nguồn gốc của mình, thường tự hào xưng là con Rồng, cháu Tiên và thân mật gọi nhau là “đồng bào”.
(Theo Truyền thuyết)

c. Người Việt Nam tự hào xưng là gì?

1
20 tháng 10 2018

Là con Rồng, cháu Tiên và thân mật gọi nhau là “đồng bào”.

11 tháng 10 2017

  Nguyễn Khoa Điềm là nhà thơ trưởng thành trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Ông từng là Bộ trưởng Bộ văn hóa thông tin nay đã nghỉ hưu. Các tác phẩm tiêu biểu: Đất ngoại ô, Trường ca Mặt đường khát vọng. Đất nước là bài thơ được trích từ chương V trường ca Mặt đường khát vọng được hoàn thành ở chiến trường Bình Trị Thiên năm 1971, viết về sự thức tỉnh của tuổi trẻ miền Nam xuống đường tranh đấu hòa hợp với cuộc kháng chiến của dân tộc. Đoạn thơ ta sắp phân tích sau đây là đoạn thơ để lại dấu ấn về nội dung và nghệ thuật sâu sắc nhất:

Đất là nơi anh đến trường

Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ tổ

         Như đã nói ở lúc đầu, Đất Nước  không ở đâu xa mà ở ngay xung quanh chúng ta, gần gũi, thân thương quanh ta là cái kèo cái cột, hạt gạo ta ăn hằng ngày, câu truyện mẹ kể, miếng trầu bà ăn... Và để làm rõ hơn về Đất Nước, Nguyễn Khoa Điềm đã tách Đất Nước thành hai thành tố Đất và Nước – một yếu tố thuộc âm, một yếu tố thuộc dương, để giải thích một cách đơn giản nhưng cụ thể về Đất Nước.

         Bốn câu thơ đầu nhà thơ giải thích về Đất Nước theo lối chiết tự đi từ cái riêng đến cái chung.

Đất là nơi anh đến trường

Nước là nơi em tắm

Đất nước là nơi ta hò hẹn

Đất nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm.

         Khi Đất Nước được tách ra thành hai thành tố  nó gắn với kỉ niệm đáng yêu, đáng nhớ, thân thuộc của một đời người. Tách thành tố ĐẤT – để chỉ  con đường hằng ngày anh tới trường, là ngôi trường cung cấp hành trang tri thức cho mỗi chúng ta tự tin để làm chủ cuộc sống. Tách thành tố NƯỚC – Là  dòng sông nơi em tắm mát, dòng sông chở nặng phù sa làm tốt xanh những cánh đồng, bãi mía, nương dâu.  Cách diễn giải ấy giúp ta hình dung cụ thể: Đất Nước là nơi ta lớn lên, học tập và sinh hoạt. Khi tách ra thì Đất Nước gắn với kỷ niệm riêng tư của mỗi người còn khi gộp lại Đất Nước lại sống trong cái ta chung. “Khi ta hò hẹn”, Đất Nước hòa nhập vào một, trở thành không gian hẹn hò, nâng bước và minh chứng cho tình yêu của hai đứa. Nơi trai gái hẹn hò gợi nên những không gian làng quê thanh bình yên ả: mái đình, hàng cau, lũy tre làng, chiếc cầu tre nho nhỏ… tất cả đều đẹp đều hài hòa và nồng đượm làm sao. Và khi hai đứa yêu nhau thì Đất Nước như cũng sống trong nỗi nhớ thầm của hai đứa  “Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm” . Câu thơ đậm đà chất dân ca ca dao, đặc trưng của văn hóa Việt xưa xa, gợi nhắc cho ta bài ca dao nổi tiếng:

 “Khăn thương nhớ ai  

Khăn rơi xuống đất

 Khăn thương nhớ ai

Khăn vắt lên vai

 Khăn thương nhớ ai

 Khăn chùi nước mắt”.

          Chiếc khăn bé nhỏ, giản dị cũng thật đáng yêu và dễ thương làm sao, nó cũng là vật chứng cho tình yêu đôi lứa “Gói một chùm hoa/ Trong chiếc khăn tay/ Cô gái ngập ngừng/ Sang nhà hàng xóm” (Phan Thị Thanh Nhàn)

          Tiếp tục tách hai thành tố Đất Nước, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm lại lí giải sâu sắc hơn nữa về Đất Nước: Vẻ đẹp quê hương đất nước được tái hiện trong những lời ca dao toát lên lòng tự hào về non sông gấm vóc, về Cha Rồng Mẹ Tiên, gắn với lòng biết ơn tổ tiên đã ăn sâu vào tiềm thức từng người Việt :

Đất là nơi “con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc”

Nước là nơi “con cá ngư ông móng nước biển khơi”

Thời gian đằng đẵng

Không gian mênh mông

Đất Nước là nơi dân mình đoàn tụ

Lạc Long Quân và Âu Cơ

Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng

          Tác giả cảm nhận Đất Nước trên bình diện không gian địa lý. Đất Nước được cảm nhận là“không gian mênh mông”. Có thể hiểu đó là núi sông, bờ cõi, là Bắc – Trung  – Nam  một dải. Là đất nước rừng vàng biển bạc. Trong ấy, bao thế hệ nối tiếp nhau quản lí đất nước từ dãy Trường Sơn hùng vĩ - "Nơi con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc” cho đến biển bờ Thái Bình Dương vỗ sóng mênh mang - nơi "Con cá ngư ông móng nước biển khơi". Đó là nơi dân mình đoàn tụ, phát triển giống nòi và làm ăn sinh sống làm nên non sông gấm vóc Việt Nam.

Tác giả cảm nhận Đất Nước không chỉ gắn liền với biên cương, lãnh thổ, địa lý mà Đất Nước còn gắn với lịch sử: đất nước được cảm nhận bằng chiều sâu “thời gian đằng đẵng”. Nguyễn Khoa Điềm với một tình cảm tự hào, ông gợi lại huyền sử lung linh về dòng dõi con Rồng cháu Tiên của dân Lạc Việt. Đó là truyền thuyết:

 “Lạc Long Quân và Âu Cơ

 Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng”

 Câu truyện cổ “Sự tích trăm trứng” đã ra đời từ lâu đời nhằm lý giải nguồn gốc của người Việt. Từ câu truyện ấy dân ta muôn đời ta tự hào mình là con rồng cháu tiên, con cháu Vua Hùng.  Cho nên đất nước luôn tiềm tàng mối quan hệ giữa các thế hệ quá khứ, hiện tại và tương lai: “Những ai đã khuất / Những ai bây giờ”. Những ai đã khuất là những người trong quá khứ - những con người sống giản dị chết bình tâm, những con người đã có công dựng nước và phát triển đất nước. Những ai bây giờ là những người trong hiện tại, đang sống và chiến đấu. Tất cả đều ý thức sâu sắc về sứ mệnh “Yêu nhau và sinh con đẻ cái” bảo tồn nòi giống con dân Việt để góp vào một nhiệm vụ to lớn và thiêng liêng “Gánh vác phần người đi trước để lại” . Tất cả đều ý thức về tổ tiên và nguồn gốc tổ tiên, không bao giờ được quên cội nguồn dân tộc  “Hằng năm ăn đâu làm đâu/ Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ”. Câu thơ vận dụng sáng tạo câu ca dao “ Dù ai đi ngược về xuôi/ Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng Ba”. Cho nên tự trong bản thân nó đã bao hàm lời nhắc nhở về nguồn gốc, dòng giống Tổ tiên. Hai chữ “cúi đầu” thể hiện niềm thành kính thiêng liêng mà rất đỗi tự hào về nguồn gốc cha ông.  Cúi đầu để hướng về lịch sử về những Tổ Hùng Vương đã góp công dựng nên nước nhà Âu Lạc mà nay là nước Việt Nam hùng cường sánh vai bốn bể năm châu. Người Việt mình dù đi khắp thế giới nhưng trong tâm linh của họ luôn có một ngôi nhà chung để quay về. Đó chính là Quê cha đất Tổ Vua Hùng.

          Nguyễn Khoa Điềm, qua đoạn thơ trên, đã nêu những định nghĩa đa dạng, phong phú về đất nước, từ chiều sâu của văn hóa văn tộc, chiều dài của thời gian lịch sử đến chiều rộng của không gian đất nước. Nhà thơ cũng vận dụng rộng rãi các chất liêu văn hóa dân gian, từ truyền thuyết lịch sử, phong tục, tập quán đến sinh hoạt, lao động của dân tộc ta, kết hợp với những hình ảnh, ngôn ngữ nghệ thuật đậm đà tính dân tộc và giàu chất trí tuệ.

8 tháng 10 2017

Đoạn thơ trích dưới đây thể hiện lòng yêu nước, tự hào dân tộc và trách nhiệm công dân đối với đất nước trong mỗi chúng ta:
Đất là nơi Chim về    
Nước là nơi Rồng ở
Lạc Long Quân và Âu Cơ
Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng

Ở những đoạn thơ trước, khái niệm đất nước được nhà thơ gắn liền với truyền thống lịch sử văn hoá, phong tục tập quán và đời sống hằng ngày của dân tộc ta. Đến đây tẳc giả nhấn mạnh:

Đất Nước là nơi dân mình đoàn tụ

Khái niệm về đất nước hết sức cụ thể, rõ ràng. Đó là làng trên, xóm dưới, là gốc đa, bến nước, sân đình… Nơi đó, chúng ta được sinh ra và lớn lên qua lời ru à ơi của bà, qua những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mẹ kể.

Nhà thơ tự hào về nguồn gốc dân tộc ta là con Rồng, cháu Tiên:

Đất là nơi Chim về
Nước là nơi Rồng ở
Lạc Long Quân và Âu Cơ
Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng.

4 tháng 10 2016

Em rất vui vì được cha Lạc Long Quân và mẹ Âu Cơ và đồng bào mình cùng sống chung với nhau . Đất là nơi mẹ Âu Cơ ở , nước là nơi Cha Lạc Long Quân ở và mẹ Âu Cơ đẻ ra một bọc gồm trăm trứng nở ra một trăm người con hồng hào , đẹp đẽ . Cha Lạc Long Quân thuộc là con của rồng , mẹ Âu Cơ là cháu của tiên nên khi người ta hỏi nòi giống của mình , người Việt hay xưng là con Rồng cháu Tiên nên nghĩa con Rồng cháu Tiên là như thế và một trăm người con ấy sẽ đẻ ra những con khác và cứ như thế cho đến ngày nay 

4 tháng 10 2016

cảm ơn đã bấm đúng cho mình !

Chúc học tốt nhé Hưng ! banhqua

17 tháng 7 2020

Trả lời :

Chi tiết thể hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất của nhân dân trên mọi miền đất nước là :

1) Lạc Long Quân Thần giúp dân diệt trừ Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh, dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và cách ăn ở. 

2) Người con trai trưởng theo Âu Cơ được tôn lên làm vua, đóng đô ở đất Phong Châu, đặt tên nước là Văn Lang.

3) Âu Cơ và Lạc Lạc Quân gặp nhau, đem lòng yêu nhau rồi trở thành vợ chồng, cùng chung sống trên cạn ở cung điện Long Trang.

4) Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng, trăm trứng nở ra trăm người con hồng hào, đẹp đẽ lạ thường.

17 tháng 7 2020

                           Bài làm :

Theo mình thì câu chi tiết nào thể hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất của nhân dân trên mọi miền đất nước là :

1) Lạc Long Quân Thần giúp dân diệt trừ Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh, dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và cách ăn ở. 

2) Người con trai trưởng theo Âu Cơ được tôn lên làm vua, đóng đô ở đất Phong Châu, đặt tên nước là Văn Lang.

3) Âu Cơ và Lạc Lạc Quân gặp nhau, đem lòng yêu nhau rồi trở thành vợ chồng, cùng chung sống trên cạn ở cung điện Long Trang.

4) Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng, trăm trứng nở ra trăm người con hồng hào, đẹp đẽ lạ thường.

Chúc bạn học tốt !!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!

22 tháng 11 2017

Trường ca Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm được viết trong những năm tháng chiến tranh ác liệt chống xâm lược Mĩ của nhân dân ta.

Đoạn thơ trích dưới đây thể hiện lòng yêu nước, tự hào dân tộc và trách nhiệm công dân đối với đất nước trong mỗi chúng ta:

Đất Nước là nơi dân mình đoàn tụ
Đất là nơi Chim về    
Nước là nơi Rồng ở
Lạc Long Quân và Âu Cơ
Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng
Những ai đã khuất    
Những ai bậy giờ
Yêu nhau và sinh con đẻ cái
Gánh vác phần người đi trước để lại
Dặn đò con cháu chuyện mai Sau
Hàng năm ăn đâu làm đâu
Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ tổ

Ở những đoạn thơ trước, khái niệm đất nước được nhà thơ gắn liền với truyền thống lịch sử văn hoá, phong tục tập quán và đời sống hằng ngày của dân tộc ta. Đến đây tẳc giả nhấn mạnh:

Đất Nước là nơi dân mình đoàn tụ

Khái niệm về đất nước hết sức cụ thể, rõ ràng. Đó là làng trên, xóm dưới, là gốc đa, bến nước, sân đình… Nơi đó, chúng ta được sinh ra và lớn lên qua lời ru à ơi của bà, qua những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mẹ kể.

Nhà thơ tự hào về nguồn gốc dân tộc ta là con Rồng, cháu Tiên:

Đất là nơi Chim về
Nước là nơi Rồng ở
Lạc Long Quân và Âu Cơ
Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng.

Câu thơ lấy chất liệu từ nguồn văn hóa dân gian nên hình tượng thơ trở nên trữ tình bay bổng. Dân tộc Việt Nam là sự kết hợp của cái đẹp vĩnh hằng (Tiên) và sức mạnh vạn năng (Rồng) tạo nên.

Đất nước hiện lên qua hình tượng mẹ Âu Cơ sinh bọc trứng trăm con. Đây là một truyền thuyết đẹp, là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam khi nhắc tới nguồn gốc của mình.

Đất nước hình thành và tồn tại được là do suy nghĩ, cảm xúc và hành động – tức sự sống của từng con người trong cộng đồng dân tộc từ đời này tới đời khác:

Những ai đã khuất
Những ai bây giờ
Yêu nhau và sinh con đẻ cái
Gánh vác phần người đi trước để lại
Dặn dò con cháu chuyện mai sau

Nhà thơ nhắc nhở trách nhiệm công dân đối với đất nước, dân tộc của mỗi người Việt Nam. ông cha ta suốt mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước đã để lại cho con cháu non sông gấm vóc hôm nay. Chúng ta không chi hưởng thụ mà còn có nhiệm vụ bảo vệ và xây dựng để đất nước ngày càng tươi đẹp.

Hằng năm ăn đâu làm đâu
Cũng biết cúi đầu nhở ngày giỗ Tổ

Ngày giỗ Tổ Hùng vương là ngày mùng 10 tháng 3 Âm lịch hằng năm. Mọi người tưởng nhớ tới các vị vua đã có công dựng nước. Ý nghĩa của câu thơ không dừng lại ở đó mà cao hơn, sâu hơn, nó nhắc nhở chúng ta phải trân trọng, biết ơn những người đi trước đã đổ mổ hôi, nước mắt và cả máu xương để đem lại thành quả tốt đẹp mà chúng tạ đang được hưởng thụ hôm nay. Lòng biết ơn là cơ sở của đạo làm người. Chính sự kế thừa và phát huy truyền thống dân tộc của các thế hệ hôm nay đã tạo nên sức sống muôn đời của non sông Việt Nam.

Ý nghĩa cốt lõi của đoạn thơ thể hiện ở chỗ tác giả khẳng định đất nước là của nhân dân. Đất nước Việt Nam có chiều sâu của lịch sử bốn ngàn năm dựng nước và giữ nước rất đáng tự hào.


 

22 tháng 11 2017

BÀI LÀM

  Nguyễn Khoa Điềm là nhà thơ trưởng thành trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Ông từng là Bộ trưởng Bộ văn hóa thông tin nay đã nghỉ hưu. Các tác phẩm tiêu biểu: Đất ngoại ô, Trường ca Mặt đường khát vọng. Đất nước là bài thơ được trích từ chương V trường ca Mặt đường khát vọng được hoàn thành ở chiến trường Bình Trị Thiên năm 1971, viết về sự thức tỉnh của tuổi trẻ miền Nam xuống đường tranh đấu hòa hợp với cuộc kháng chiến của dân tộc. Đoạn thơ ta sắp phân tích sau đây là đoạn thơ để lại dấu ấn về nội dung và nghệ thuật sâu sắc nhất:

Đất là nơi anh đến trường

Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ tổ

         Như đã nói ở lúc đầu, Đất Nước  không ở đâu xa mà ở ngay xung quanh chúng ta, gần gũi, thân thương quanh ta là cái kèo cái cột, hạt gạo ta ăn hằng ngày, câu truyện mẹ kể, miếng trầu bà ăn... Và để làm rõ hơn về Đất Nước, Nguyễn Khoa Điềm đã tách Đất Nước thành hai thành tố Đất và Nước – một yếu tố thuộc âm, một yếu tố thuộc dương, để giải thích một cách đơn giản nhưng cụ thể về Đất Nước.

         Bốn câu thơ đầu nhà thơ giải thích về Đất Nước theo lối chiết tự đi từ cái riêng đến cái chung.

Đất là nơi anh đến trường

Nước là nơi em tắm

Đất nước là nơi ta hò hẹn

Đất nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm.

         Khi Đất Nước được tách ra thành hai thành tố  nó gắn với kỉ niệm đáng yêu, đáng nhớ, thân thuộc của một đời người. Tách thành tố ĐẤT – để chỉ  con đường hằng ngày anh tới trường, là ngôi trường cung cấp hành trang tri thức cho mỗi chúng ta tự tin để làm chủ cuộc sống. Tách thành tố NƯỚC – Là  dòng sông nơi em tắm mát, dòng sông chở nặng phù sa làm tốt xanh những cánh đồng, bãi mía, nương dâu.  Cách diễn giải ấy giúp ta hình dung cụ thể: Đất Nước là nơi ta lớn lên, học tập và sinh hoạt. Khi tách ra thì Đất Nước gắn với kỷ niệm riêng tư của mỗi người còn khi gộp lại Đất Nước lại sống trong cái ta chung. “Khi ta hò hẹn”, Đất Nước hòa nhập vào một, trở thành không gian hẹn hò, nâng bước và minh chứng cho tình yêu của hai đứa. Nơi trai gái hẹn hò gợi nên những không gian làng quê thanh bình yên ả: mái đình, hàng cau, lũy tre làng, chiếc cầu tre nho nhỏ… tất cả đều đẹp đều hài hòa và nồng đượm làm sao. Và khi hai đứa yêu nhau thì Đất Nước như cũng sống trong nỗi nhớ thầm của hai đứa  “Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm” . Câu thơ đậm đà chất dân ca ca dao, đặc trưng của văn hóa Việt xưa xa, gợi nhắc cho ta bài ca dao nổi tiếng:

 “Khăn thương nhớ ai  

Khăn rơi xuống đất

 Khăn thương nhớ ai

Khăn vắt lên vai

 Khăn thương nhớ ai

 Khăn chùi nước mắt”.

          Chiếc khăn bé nhỏ, giản dị cũng thật đáng yêu và dễ thương làm sao, nó cũng là vật chứng cho tình yêu đôi lứa “Gói một chùm hoa/ Trong chiếc khăn tay/ Cô gái ngập ngừng/ Sang nhà hàng xóm” (Phan Thị Thanh Nhàn)

          Tiếp tục tách hai thành tố Đất Nước, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm lại lí giải sâu sắc hơn nữa về Đất Nước: Vẻ đẹp quê hương đất nước được tái hiện trong những lời ca dao toát lên lòng tự hào về non sông gấm vóc, về Cha Rồng Mẹ Tiên, gắn với lòng biết ơn tổ tiên đã ăn sâu vào tiềm thức từng người Việt :

Đất là nơi “con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc”

Nước là nơi “con cá ngư ông móng nước biển khơi”

Thời gian đằng đẵng

Không gian mênh mông

Đất Nước là nơi dân mình đoàn tụ

Lạc Long Quân và Âu Cơ

Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng

          Tác giả cảm nhận Đất Nước trên bình diện không gian địa lý. Đất Nước được cảm nhận là“không gian mênh mông”. Có thể hiểu đó là núi sông, bờ cõi, là Bắc – Trung  – Nam  một dải. Là đất nước rừng vàng biển bạc. Trong ấy, bao thế hệ nối tiếp nhau quản lí đất nước từ dãy Trường Sơn hùng vĩ - "Nơi con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc” cho đến biển bờ Thái Bình Dương vỗ sóng mênh mang - nơi "Con cá ngư ông móng nước biển khơi". Đó là nơi dân mình đoàn tụ, phát triển giống nòi và làm ăn sinh sống làm nên non sông gấm vóc Việt Nam.

Tác giả cảm nhận Đất Nước không chỉ gắn liền với biên cương, lãnh thổ, địa lý mà Đất Nước còn gắn với lịch sử: đất nước được cảm nhận bằng chiều sâu “thời gian đằng đẵng”. Nguyễn Khoa Điềm với một tình cảm tự hào, ông gợi lại huyền sử lung linh về dòng dõi con Rồng cháu Tiên của dân Lạc Việt. Đó là truyền thuyết:

 “Lạc Long Quân và Âu Cơ

 Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng”

 Câu truyện cổ “Sự tích trăm trứng” đã ra đời từ lâu đời nhằm lý giải nguồn gốc của người Việt. Từ câu truyện ấy dân ta muôn đời ta tự hào mình là con rồng cháu tiên, con cháu Vua Hùng.  Cho nên đất nước luôn tiềm tàng mối quan hệ giữa các thế hệ quá khứ, hiện tại và tương lai: “Những ai đã khuất / Những ai bây giờ”. Những ai đã khuất là những người trong quá khứ - những con người sống giản dị chết bình tâm, những con người đã có công dựng nước và phát triển đất nước. Những ai bây giờ là những người trong hiện tại, đang sống và chiến đấu. Tất cả đều ý thức sâu sắc về sứ mệnh “Yêu nhau và sinh con đẻ cái” bảo tồn nòi giống con dân Việt để góp vào một nhiệm vụ to lớn và thiêng liêng “Gánh vác phần người đi trước để lại” . Tất cả đều ý thức về tổ tiên và nguồn gốc tổ tiên, không bao giờ được quên cội nguồn dân tộc  “Hằng năm ăn đâu làm đâu/ Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ”. Câu thơ vận dụng sáng tạo câu ca dao “ Dù ai đi ngược về xuôi/ Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng Ba”. Cho nên tự trong bản thân nó đã bao hàm lời nhắc nhở về nguồn gốc, dòng giống Tổ tiên. Hai chữ “cúi đầu” thể hiện niềm thành kính thiêng liêng mà rất đỗi tự hào về nguồn gốc cha ông.  Cúi đầu để hướng về lịch sử về những Tổ Hùng Vương đã góp công dựng nên nước nhà Âu Lạc mà nay là nước Việt Nam hùng cường sánh vai bốn bể năm châu. Người Việt mình dù đi khắp thế giới nhưng trong tâm linh của họ luôn có một ngôi nhà chung để quay về. Đó chính là Quê cha đất Tổ Vua Hùng.

          Nguyễn Khoa Điềm, qua đoạn thơ trên, đã nêu những định nghĩa đa dạng, phong phú về đất nước, từ chiều sâu của văn hóa văn tộc, chiều dài của thời gian lịch sử đến chiều rộng của không gian đất nước. Nhà thơ cũng vận dụng rộng rãi các chất liêu văn hóa dân gian, từ truyền thuyết lịch sử, phong tục, tập quán đến sinh hoạt, lao động của dân tộc ta, kết hợp với những hình ảnh, ngôn ngữ nghệ thuật đậm đà tính dân tộc và giàu chất trí tuệ.