K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 4 2021

Mùa xuân sang, cành lá vẫn theo ngàn tiếng cười
Học hành chăm, cùng cố gắng cho nên người
Ngàn ước mơ sáng tươi giữa mây trời huy hoàng
Hãy cùng nhau, mình tiến bước trong học hành
Nào bạn ơi, hè đến chúng ra phải xa trường
Lời thầy cô, mình giữ mãi trong tim mình
Này hỡi ai có nghe tiếng ve gọi trưa hè
Mãi còn yêu, trường thân quen với bạn bè !

cái này chỉ zui thôi nhé:

bò còn nguyên con

người ta mới kêu là con bò

thịt bò phơi khô

người ta sẽ kêu là khô bò

học quá ngu

nên người ta kêu là ngu bò

thế tại sao?

người ta vẫn uống sữa bò.

20 tháng 5 2022

các bn giúp mik vs

 

3 tháng 6 2022

Chịu :)

21 tháng 2 2019

Tiết 2 của buổi học sáng thứ sáu tuần qua, cô Thu Nga cho lớp 6A viết bài kiểm tra Làm văn giữa học kì lI. Do cô đã thông báo từ trước nên chúng em chuẩn bị khá chu đáo và có thái độ bình tĩnh, tự tin trước giờ làm bài.

Tùng, tùng, tùng... tiếng trống báo hiệu giờ học bắt đầu. Sân trường vắng lặng. Chỉ có tiếng gió lao xao và tiếng chim ríu rít trong vòm lá. Nắng sớm vàng tươi toả chiếu trên nền đất mịn. Không khí thơm ngát mùi hoa cỏ, mùi lúa lên đòng thoảng vào từ cánh đồng xa.

Cô Nga thong thả bước vào lớp. Chúng em đứng nghiêm chào cô. Hôm nay, cô mặc chiếc áo dài màu xanh da trời thật đẹp. Trông cô thanh thoát, dịu dàng. Cô tươi cười gật đầu đáp lại rồi bảo chúng em lấy giấy bút ra làm bài. Cô đọc trước một lần đề bài rồi chép lên bảng. Từng dòng chữ mềm mại, rõ ràng hiện dần trên nền bảng đen: Em hãy tả lại một người thân của em. Cả lớp ồ lên mừng rỡ vì cô giáo đã cho làm nhiều bài tập về văn tả người. Hơn nữa, đây là một đề khá "tự do", chúng em có điều kiện chọn lựa và miêu tả người mà mình yêu thích.

Hơn bốn mươi mái đầu xanh đăm chiêu suy nghĩ trước tờ giấy trắng. im lặng tuyệt đối. Có thể nghe rõ tiếng chú thạch sùng tắc lưỡi trên trần nhà và cánh ong bay rì rì ngoài cửa sổ. Cô giáo nhẹ nhàng nhắc nhở: "Các em đọc kĩ đề, xác định đúng yêu cầu của đề rồi lập dàn ý sơ lược trước khi viết. Hãy làm theo đúng các bước lí thuyết mà cô đã dạy".

Em chọn tả người mẹ mà em yêu quý. Từng hình ảnh quen thuộc của mẹ lần lượt hiện lên trong tâm trí: mái tóc búi cao, gương mặt hiền từ, đôi mắt dịu dàng, độ lượng. Rồi cái dáng tảo tần, đôi tay hay lam hay làm... Đức hi sinh và lòng nhân ái của mẹ đối với chồng con, với mọi người... Em dồn tất cả tình thương yêu, kính trọng vào từng chữ, từng câu. Dần dần, bức chân dung hoàn hảo của mẹ đã được em vẽ nên bằng ngôn ngữ dạt dào cảm xúc.

Bên cạnh em, bạn Hằng cũng đang cắm cúi viết. Bạn ấy tả cu Tí, đứa em trai vừa tròn năm tuổi rất đáng yêu. Thỉnh thoảng, Hằng lại bật lên một tiếng cười khẽ. Chắc là bạn ấy nhớ lại chi tiết thú vị nào đó về cậu em khôi ngô và tinh nghịch của mình.

Thời gian lặng lẽ trôi, em đã viết gần xong bài. Chà! Mỏi cổ quá! Em đưa mắt nhìn khắp lớp. Các bạn vẫn cặm cụi viết. Chắc các bạn cũng có suy nghĩ và cảm xúc giống như em khi chọn tả người mình yêu quý. Chợt tiếng cô giáo vang lên: "Còn năm phút nữa. Các em hãy kiểm tra lại bài viết trước khi nộp cho cô". Cô vừa dứt lời thì tiếng xôn xao nổi lên đây đó: "Thưa cô! Em chưa xong ạ! ", "Thưa cô! Cô cho thêm vài phút nữa ạ! ". Rồi tiếng hỏi nhau từ bàn nọ sang bàn kia: "Hùng ơi! Xong chưa? " "Tớ xong rồi! Còn cậu? " "Tớ cũng xong rồi! ". Cô Nga gõ nhẹ thước kẻ xuống bàn, thay cho lời nhắc nhở. Trật tự được lập lại. Ai nấy cố gắng hoàn thành bài viết của mình.

Tùng, tùng, tùng... tiếng trống lại vang lên giòn giã, báo hiệu đã hết giờ. Cô bảo chúng em dừng bút rồi bạn lớp trưởng lần lượt đi thu bài từng bàn. Lớp trưởng nộp bài cho cô, cô ân cần hỏi chúng em có làm được bài không. Cả lớp đồng thanh đáp: "Có ạ! ". Nụ cười rạng rỡ nở trên gương mặt hiền hậu của cô.

Em chưa thật thoả mãn về bài viết của mình, nhưng trong lòng vẫn nuôi hi vọng được cô cho điểm khá. Nghĩ đến lúc cầm trong tay bài văn được 7 hay 8 điểm, em vui lắm! Em sẽ đưa cho mẹ xem đầu tiên và nói thầm với mẹ rằng: "Mẹ ơi! Con có món quà nhỏ này tặng mẹ! ". Chắc mẹ em sẽ ngạc nhiên và thích thú vô cùng!

Tiết 2 của buổi học sáng thứ sáu tuần qua, cô Thu Nga cho lớp 6A viết bài kiểm tra Làm văn giữa học kì lI. Do cô đã thông báo từ trước nên chúng em chuẩn bị khá chu đáo và có thái độ bình tĩnh, tự tin trước giờ làm bài.

Tùng, tùng, tùng... tiếng trống báo hiệu giờ học bắt đầu. Sân trường vắng lặng. Chỉ có tiếng gió lao xao và tiếng chim ríu rít trong vòm lá. Nắng sớm vàng tươi toả chiếu trên nền đất mịn. Không khí thơm ngát mùi hoa cỏ, mùi lúa lên đòng thoảng vào từ cánh đồng xa.

Cô Nga thong thả bước vào lớp. Chúng em đứng nghiêm chào cô. Hôm nay, cô mặc chiếc áo dài màu xanh da trời thật đẹp. Trông cô thanh thoát, dịu dàng. Cô tươi cười gật đầu đáp lại rồi bảo chúng em lấy giấy bút ra làm bài. Cô đọc trước một lần đề bài rồi chép lên bảng. Từng dòng chữ mềm mại, rõ ràng hiện dần trên nền bảng đen: Em hãy tả lại một người thân của em. Cả lớp ồ lên mừng rỡ vì cô giáo đã cho làm nhiều bài tập về văn tả người. Hơn nữa, đây là một đề khá "tự do", chúng em có điều kiện chọn lựa và miêu tả người mà mình yêu thích.

Hơn bốn mươi mái đầu xanh đăm chiêu suy nghĩ trước tờ giấy trắng. im lặng tuyệt đối. Có thể nghe rõ tiếng chú thạch sùng tắc lưỡi trên trần nhà và cánh ong bay rì rì ngoài cửa sổ. Cô giáo nhẹ nhàng nhắc nhở: "Các em đọc kĩ đề, xác định đúng yêu cầu của đề rồi lập dàn ý sơ lược trước khi viết. Hãy làm theo đúng các bước lí thuyết mà cô đã dạy".

Em chọn tả người mẹ mà em yêu quý. Từng hình ảnh quen thuộc của mẹ lần lượt hiện lên trong tâm trí: mái tóc búi cao, gương mặt hiền từ, đôi mắt dịu dàng, độ lượng. Rồi cái dáng tảo tần, đôi tay hay lam hay làm... Đức hi sinh và lòng nhân ái của mẹ đối với chồng con, với mọi người... Em dồn tất cả tình thương yêu, kính trọng vào từng chữ, từng câu. Dần dần, bức chân dung hoàn hảo của mẹ đã được em vẽ nên bằng ngôn ngữ dạt dào cảm xúc.

Bên cạnh em, bạn Hằng cũng đang cắm cúi viết. Bạn ấy tả cu Tí, đứa em trai vừa tròn năm tuổi rất đáng yêu. Thỉnh thoảng, Hằng lại bật lên một tiếng cười khẽ. Chắc là bạn ấy nhớ lại chi tiết thú vị nào đó về cậu em khôi ngô và tinh nghịch của mình.

Thời gian lặng lẽ trôi, em đã viết gần xong bài. Chà! Mỏi cổ quá! Em đưa mắt nhìn khắp lớp. Các bạn vẫn cặm cụi viết. Chắc các bạn cũng có suy nghĩ và cảm xúc giống như em khi chọn tả người mình yêu quý. Chợt tiếng cô giáo vang lên: "Còn năm phút nữa. Các em hãy kiểm tra lại bài viết trước khi nộp cho cô". Cô vừa dứt lời thì tiếng xôn xao nổi lên đây đó: "Thưa cô! Em chưa xong ạ! ", "Thưa cô! Cô cho thêm vài phút nữa ạ! ". Rồi tiếng hỏi nhau từ bàn nọ sang bàn kia: "Hùng ơi! Xong chưa? " "Tớ xong rồi! Còn cậu? " "Tớ cũng xong rồi! ". Cô Nga gõ nhẹ thước kẻ xuống bàn, thay cho lời nhắc nhở. Trật tự được lập lại. Ai nấy cố gắng hoàn thành bài viết của mình.

Tùng, tùng, tùng... tiếng trống lại vang lên giòn giã, báo hiệu đã hết giờ. Cô bảo chúng em dừng bút rồi bạn lớp trưởng lần lượt đi thu bài từng bàn. Lớp trưởng nộp bài cho cô, cô ân cần hỏi chúng em có làm được bài không. Cả lớp đồng thanh đáp: "Có ạ! ". Nụ cười rạng rỡ nở trên gương mặt hiền hậu của cô.

Em chưa thật thoả mãn về bài viết của mình, nhưng trong lòng vẫn nuôi hi vọng được cô cho điểm khá. Nghĩ đến lúc cầm trong tay bài văn được 7 hay 8 điểm, em vui lắm! Em sẽ đưa cho mẹ xem đầu tiên và nói thầm với mẹ rằng: "Mẹ ơi! Con có món quà nhỏ này tặng mẹ! ". Chắc mẹ em sẽ ngạc nhiên và thích thú vô cùng!

10 tháng 11 2016

Một số đề nha: (TỪ ĐỒNG NGHĨA)

Bài 1 :

Phân biệt sắc thái nghĩa của những từ đồng nghĩa (được gạch chân ) trong các dòng thơ sau :

a- TRời thu xanh ngắt mấy tầng cao. (Nguyễn Khuyến)

b- Tháng Tám mùa thu xanh thắm. ( Tố Hữu )

c- Một vùng cỏ mọc xanh rì. (Nguyễn Du )

d- Nhớ từ sóng Hạ Long xanh biếc. (Chế Lan Viên )

e- Suối dài xanh mướt nương ngô. (Tố Hữu )

 

Bài 2 :

Trong mỗi nhóm từ dưới đây, từ nào không cùng nhóm với các từ còn lại :

a) Tổ tiên, tổ quốc, đất nước, giang sơn, sông núi, nước nhà, non sông, nước non, non nước.

b) Quê hương, quê quán, quê cha đất tổ, quê hương bản quán, quê mùa, quê hương xứ sở,nơi chôn rau cắt rốn.

Bài 3 :

Tìm từ lạc trong dãy từ sau và đặt tên cho nhóm từ còn lại :

a) Thợ cấy, thợ cày, thợ rèn, thợ gặt, nhà nông, lão nông, nông dân.

b)Thợ điện, thợ cơ khí, thợ thủ công, thủ công nghiệp,thợ hàn, thợ mộc,thợ nề, thợ nguội.

c) Giáo viên, giảng viên, giáo sư, kĩ sư, nghiên cứu, nhà khoa học, nhà văn, nhà báo.

Bài 4 :

Chọn từ ngữ thích hợp nhất trong các từ sau để điền vào chỗ trống : im lìm, vắng lặng, yên tĩnh.

Cảnh vật trưa hè ở đây ..., cây cối đứng..., không gian..., không một tiếng động nhỏ.

 

Bài 5 :

Tìm các từ ghép được cấu tạo theo mẫu :

a) Thợ + X

b) X + viên

c) Nhà + X

d) X +

 

Bài 6 :

Chọn từ ngữ thích hợp trong ngoặc đơn để hoàn chỉnh từng câu dưới đây :

a) Câu văn cần được (đẽo, gọt, gọt giũa, vót, bào ) cho trong sáng và súc tích

b) Trên sân trường, mấy cây phượng vĩ nở hoa (đỏ au, đỏ bừng, đỏ đắn , đỏ hoe, đỏ gay, đỏ chói, đỏ quạch, đỏ tía, đỏ ửng ).

c) Dòng sông chảy rất ( hiền hoà, hiền lành, hiền từ, hiền hậu ) giữa hai bờ xanh mướt lúa ngô.

Bài 7 :

Tìm và điền tiếp các từ đồng nghĩa vào mỗi nhóm từ dưới đây và chỉ ra nghĩa chung của từng nhóm :

a) Cắt, thái, ...

b) To, lớn,...

c) Chăm, chăm chỉ,...

 

Bài 8 :

Dựa vào nghĩa của tiếng “hoà”, chia các từ sau thành 2 nhóm, nêu nghĩa của tiếng“hoà” có trong mỗi nhóm :

Hoà bình, hoà giải, hoà hợp, hoà mình, hoà tan, hoà tấu, hoà thuận, hoà vốn.

Bài 9 :

Chọn từ ngữ thích hợp nhất (trong các từ ngữ cho sẵn ở dưới ) để điền vào từng vị trí trong đoạn văn miêu tả sau :

Mùa xuân đã đến hẳn rồi, đất trời lại một lần nữa ..., tất cả những gì sống trên trái đất lại vươn lên ánh sáng mà...., nảy nở với một sức mạnh khôn cùng. Hình như từng kẽ đá khô cũng ... vì một lá cỏ non vừa ..., hình như mỗi giọt khí trời cũng...., không lúc nào yên vì tiếng chim gáy, tiếng ong bay.

( theo Nguyễn Đình Thi )

(1): tái sinh, thay da đổi thịt, đổi mới, đổi thay, thay đổi, khởi sắc, hồi sinh .

(2): sinh sôi, sinh thành, phát triển, sinh năm đẻ bảy .

(3): xốn xang, xao động, xao xuyến, bồi hồi, bâng khâng,chuyển mình, cựa mình, chuyển động.

(4): bật dậy, vươn cao, xoè nở. nảy nở, xuất hiện, hiển hiện .

(5): lay động, rung động, rung lên, lung lay.

 

Bài 10:

Tìm những từ cùng nghĩa chỉ màu đen để điền vào chỗ trống trong các từ dưới đây :

Bảng.... ; vải.... ; gạo.... ; đũa..... ; mắt.... ; ngựa.... ; chó.....

10 tháng 11 2016

Từ đồng âm

Bài 1 :

Phân biệt nghĩa của những từ đồng âm trong các cụm từ sau :

a) Đậu tương - Đất lành chim đậu – Thi đậu .

b) Bò kéo xe – 2 bò gạo – cua bò .

c) Sợi chỉ - chiếu chỉ - chỉ đường - chỉ vàng.

Bài 2 :

Với mỗi từ , hãy đặt 2 câu để phân biệt các từ đồng âm : chiếu, kén, mọc.

Bài 3 :

Với mỗi từ , hãy đặt 1 câu để phân biệt các từ đồng âm : Giá, đậu, bò ,kho, chín.

16 tháng 1

Truyền thuyết Thánh Gióng là một câu chuyện truyền cảm hứng từ văn hóa dân gian Việt Nam, nêu bật lòng dũng cảm và lòng vị tha của một cậu bé bảo vệ đất nước của mình chống lại quân xâm lược nước ngoài. Mặc dù bản thân câu chuyện có thể không đề cập trực tiếp đến trách nhiệm của giới trẻ ngày nay nhưng chúng ta có thể rút ra những hiểu biết sâu sắc có giá trị từ nó.

Trong nhiều nền văn hóa, bao gồm cả văn hóa Việt Nam, có sự nhấn mạnh vào việc chuyển giao các giá trị và trách nhiệm giữa các thế hệ. Câu chuyện Thánh Gióng nhấn mạnh ý tưởng rằng mỗi cá nhân, bất kể tuổi tác, đều có tiềm năng đóng góp cho sự thịnh vượng và phát triển của đất nước. Nó như một lời nhắc nhở rằng giới trẻ ngày nay nắm giữ quyền lực to lớn và có vai trò quan trọng trong việc định hình tương lai.

Xét đến thế giới đang thay đổi nhanh chóng mà chúng ta đang sống, giới trẻ ngày nay phải đối mặt với những thách thức và cơ hội đặc biệt. Họ có những quan điểm mới mẻ, sự thông thạo về công nghệ và sự hiểu biết sâu sắc về các vấn đề đương đại. Với những lợi thế này, thanh niên có khả năng thúc đẩy sự thay đổi tích cực và tạo ra tác động lâu dài cho đất nước họ và thế giới.

Trách nhiệm của thanh niên ngày nay trong việc bảo vệ và xây dựng đất nước của mình rất nhiều mặt. Thứ nhất, họ có thể tích cực tham gia vào đời sống công dân bằng cách tham gia vào các quá trình dân chủ, chẳng hạn như bỏ phiếu và vận động cho những mục đích mà họ tin tưởng. Họ cũng có thể đấu tranh cho công bằng xã hội, bình đẳng và bền vững môi trường, nỗ lực giải quyết các vấn đề toàn cầu cấp bách như biến đổi khí hậu, nghèo đói và bất bình đẳng.

Hơn nữa, thanh niên ngày nay có thể đóng góp vào việc xây dựng đất nước bằng cách tiếp thu kiến thức và kỹ năng thông qua giáo dục và đào tạo. Bằng cách theo đuổi giáo dục đại học hoặc đào tạo nghề, họ có thể phát triển kiến thức chuyên môn trong các lĩnh vực quan trọng đối với sự phát triển của đất nước, như khoa học, công nghệ, kỹ thuật và tinh thần kinh doanh. Được trang bị những kỹ năng này, họ có thể thúc đẩy sự đổi mới, tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội.

Sự hợp tác và gắn kết cộng đồng cũng rất cần thiết để thanh niên thực hiện trách nhiệm với đất nước của mình. Bằng cách làm việc cùng với nhiều nhóm người khác nhau, họ có thể xây dựng những cầu nối, thúc đẩy sự hiểu biết và thúc đẩy sự gắn kết xã hội. Họ có thể khởi xướng và tham gia vào các dự án cộng đồng, công việc tình nguyện và doanh nghiệp xã hội nhằm giải quyết nhu cầu địa phương và nâng đỡ các cộng đồng bị thiệt thòi.

Điều quan trọng là trách nhiệm của thanh niên ngày nay trong việc bảo vệ và xây dựng đất nước của mình vượt ra ngoài biên giới quốc gia. Trong một thế giới kết nối, những thách thức toàn cầu đòi hỏi những giải pháp toàn cầu. Thanh niên có thể đóng góp vào hợp tác quốc tế, trao đổi văn hóa và ngoại giao, thúc đẩy hòa bình, hiểu biết và hợp tác giữa các quốc gia.

Mặc dù truyền thuyết về Thánh Gióng có thể bắt nguồn từ một thời điểm và bối cảnh khác, nhưng thông điệp cơ bản của nó về lòng dũng cảm, sự hy sinh và lòng tận tụy với đất nước lại cộng hưởng với trách nhiệm mà giới trẻ ngày nay phải gánh chịu. Bằng cách tuân thủ những nguyên tắc này và tích cực tham gia vào cộng đồng của họ và thế giới nói chung, những người trẻ tuổi có thể đóng góp vào một tương lai tươi sáng hơn cho đất nước và nhân loại nói chung.

22 tháng 4 2016

lên google có đầy