Mình muốn xem ĐỀ CƯƠNG THI CUỐI HỌC KÌ II LỚP 7 MÔN VẬT LÝ
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1 ô tô đang đứng yên trên con đường hướng về vách núi.người lái xe phát ra một tiếng còi sau 1,1 giây người lái xe thấy tiếng vang cho biết vận tốc truyền âm trong không khí là 340 m/s
a xác định khoảng cách từ xe tới vách núi
bNếu sau khi sát còi ôtô chuyển động với vận tốc bằng 15 mét trên giây thì sau bao lâu nghe thấy tiếng vang
Bài này nổi tiếng ghê đấy đi đâu cũng gặp bài này hết.Chắc bài này đi vs Trần Minh Hằng_TFBOYS mới nổi tiếng đấy vì cứ mỗi lần nhìn thấy bài naỳ là thấy Trần Minh Hằng_TFBOYS đấy
ĐỀ 1
I. Hãy chọn phương án đúng.
1. Để đo chiều dài của một vật (ước lượng khoảng hơn 30 cm), nên chọn thước nào trong các thước đã cho sau đây?
A. Thước có giới hạn đo 20 cm và độ chia nhỏ nhất 1 mm.
B. Thước có giới hạn đo 20 cm và độ chia nhỏ nhất 1 cm.
C. Thước có giới hạn đo 50 cm và độ chia nhỏ nhất 1 mm.
D. Thước có giới hạn đo 1m và độ chia nhỏ nhất 5 cm.
2. Người ta dùng một bình chia độ chứa 55 cm3 nước để đo thể tích của một hòn sỏi. Khi thả hòn sỏi vào bình, sỏi ngập hoàn toàn trong nước và mực nước trong bình dâng lên tới vạch 100 cm3. Thể tích hòn sỏi là bao nhiêu?
A. 45 cm3.
B. 55 cm3.
C. 100 cm3.
D. 155 cm3.
3. Hai lực nào sau đây được gọi là cân bằng?
A. Hai lực cùng phương, cùng chiều, mạnh như nhau tác dụng lên hai vật khác nhau.
B. Hai lực cùng phương, cùng chiều, mạnh như nhau tác dụng lên cùng một vật.
C. Hai lực cùng phương, ngược chiều, mạnh như nhau tác dụng lên hai vật khác nhau.
D. Hai lực có phương trên cùng một đường thẳng, ngược chiều, mạnh như nhau tác dụng lên cùng một vật.
4. Trọng lượng của một vật 20 g là bao nhiêu?
A. 0,02 N. B. 0,2 N. C. 20 N. D. 200 N.
5. Trường hợp nào sau đây là ví dụ về trọng lực có thể làm cho một vật đang đứng yên phải chuyển động?
A. Quả bóng được đá thì lăn trên sân.
B. Một vật được tay kéo trượt trên mặt bàn nằm ngang.
C. Một vật được thả thì rơi xuống.
D. Một vật được ném thì bay lên cao.
6. Phát biểu nào sau đây về lực đàn hồi của một lò xo là đúng?
A. Trong hai trường hợp lò xo có chiều dài khác nhau: trường hợp nào lò xo dài hơn thì lực đàn hồi mạnh hơn.
B. Độ biến dạng của lò xo càng nhỏ thì lực đàn hồi càng nhỏ.
C. Chiều dài của lò xo khi bị kéo dãn càng lớn thì lực đàn hồi càng nhỏ.
D. Chiều dài của lò xo khi bị nén càng nhỏ thì lực đàn hồi càng nhỏ.
7. Khi treo một quả nặng vào đầu dưới của một lò xo thì chiều dài lò xo là 98 cm. Biết độ biến dạng của lò xo khi đó là 2 cm. Hỏi chiều dài tự nhiên của lò xo là bao nhiêu?
A. 102 cm. B. 100 cm. C. 96 cm. D. 94 cm.
8. Một vật đặc có khối lượng là 8000 g và thể tích là 2 dm3. Trọng lượng riêng của chất làm vật này là bao nhiêu?
A. 4 N/m3. B. 40 N/m3. C. 4000 N/m3. D. 40000 N/m3.
9. Khi kéo vật khối lượng 1 kg lên theo phương thẳng đứng phải cần lực như thế nào?
A. Lực ít nhất bằng 1000 N. B. Lực ít nhất bằng 100 N.
C. Lực ít nhất bằng 10 N. D. Lực ít nhất bằng 1 N.
10. Trong 4 cách sau:
1. Giảm chiều cao kê mặt phẳng nghiêng
2. Tăng chiều cao kê mặt phẳng nghiêng
3. Giảm độ dài của mặt phẳng nghiêng
4. Tăng độ dài của mặt phẳng nghiêng
Các cách nào làm giảm độ nghiêng của mặt phẳng nghiêng?
A. Các cách 1 và 3
B. Các cách 1 và 4
C. Các cách 2 và 3
D. Các cách 2 và 4
11. Người ta sử dụng mặt phẳng nghiêng để đưa một vật lên cao. So với cách kéo thẳng vật lên, cách sử dụng mặt phẳng nghiêng có tác dụng gì?
A. Có thể làm thay đổi phương của trọng lực tác dụng lên vật.
B. Có thể làm giảm trọng lượng của vật.
C. Có thể kéo vật lên với lực kéo nhỏ hơn trọng lượng của vật.
D. Có thể kéo vật lên với lực kéo lớn hơn trọng lượng của vật
12. Đơn vị khối lượng riêng là gì?
A. N/m B. N/ m3 C. kg/ m2 D. kg/ m3
13. Đơn vị trọng lượng là gì?
A. N B. N. m C. N. m2 D. N. m3
14. Đơn vị trọng lượng riêng là gì?
A. N/ m2 B. N/ m3 C. N. m3 D. kg/ m3
15. Một lít (l) bằng giá trị nào dưới đây?
A. 1 m3 B. 1 dm3 C. 1 cm3 D. 1 mm3
16. Hệ thức nào dưới đây biểu thị mối liên hệ giữa trọng lượng riêng và khối lượng riêng của cùng một chất?
A. d = V.D B. d = P.V C. d = 10D D. P = 10.m
17. Công thức nào dưới đây tính trọng lượng riêng của một chất theo trọng lượng và thể tích?
A. D = P.V B. d =P/V C. d = V.D D. d = V/P
18. Cho biết 1 kg nước có thể tích 1 lít còn 1 kg dầu hoả có thể tích 5/4 lít. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Khối lượng của 1 lít nước nhỏ hơn khối lượng của 1 lít dầu hoả.
B. Khối lượng riêng của nước bằng 5/4 khối lượng riêng của dầu hoả.
C. Khối lượng riêng của dầu hoả bằng 5/4 khối lượng riêng của nước.
D. Khối lượng của 5 lít nước bằng khối lượng của 4 lít dầu hoả.
19. Cho biết 1 kg nước có thể tích 1 lít và khối lượng riêng của ét xăng bằng 0,7 lần khối lượng riêng của nước. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Trọng lượng của 1 lít nước nhỏ hơn trọng lượng của 1 lít ét xăng.
B. Trọng lượng riêng của nước bằng 0,7 lần trọng lượng riêng của ét xăng.
C. Khối lượng của 7 lít nước bằng khối lượng của 10 lít ét xăng.
D. Khối lượng của 1 lít ét xăng bằng 7 kg.
20. Để đo thể tích của một chất lỏng còn gần đầy chai 1 lít, trong các bình chia độ đã cho sau đây:
1. Bình 100 ml và có vạch chia tới 1 ml
2. Bình 500 ml và có vạch chia tới 5 ml
3. Bình 1000 ml và có vạch chia tới 5 ml
4. Bình 2000 ml và có vạch chia tới 10 ml
Chọn bình chia độ nào là phù hợp nhất?
A. Bình 1 B. Bình 2 C. Bình 3 D. Bình 4
II. Giải các bài tập dưới đây:
21. Một vật có khối lượng 600 g treo trên một sợi dây đứng yên.
a. Giải thích vì sao vật đứng yên.
b. Cắt sợi dây, vật rơi xuống. Giải thích vì sao vật đang đứng yên lại chuyển động.
22. Từ một tấm ván dài người ta cắt thành 2 tấm ván có chiều dài l1 và l2. Dùng một trong 2 tấm ván này (tấm dài l1) để đưa một vật nặng lên thùng xe có độ cao h1 thì lực kéo cần thiết là F1 (hình 1).
a. Nếu dùng tấm ván dài l1 để đưa vật trên lên thùng xe có độ cao h2 (h2 > h1) thì lực kéo F2 cần thiết so với F1 sẽ như thế nào?
b. Nếu dùng tấm ván còn lại (tấm dài l2) để đưa vật nặng trên lên thùng xe có độ cao h2 thì lực kéo cần thiết nhỏ hơn F1. Hãy so sánh l2 với l1?
có bạn nào thì 3 môn công dân , địa , vật lý lớp 6 cuối kì 2 chưa nếu thi rồi thì cho mik xem cái đề
I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"
1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;
2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.
3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.
Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP THI HỌC KÌ II
NĂM HỌC 2017- 2018
MÔN: NGỮ VĂN 6
I. Văn:
Câu 1: Những chi tiết, hình ảnh nào về chợ Năm Căn thể hiện được sự tấp nập đông vui, trù phú và độc đáo của chợ vùng Cà Mau?
Câu 2: Hãy nêu ý nghĩa tư tưởng văn bản“Bức tranh của em gái tôi” của tác giả Tạ Duy Anh.
Câu 3: Hãy nêu cảm nhận của em về thiên nhiên và con người lao động được miêu tả qua bài văn “Vượt thác” của Võ Quảng?
Câu 4: Bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” kể lại câu chuyện gì? Em hãy tóm tắt lại diễn biến của câu chuyện đó.
Câu 5: Hãy nêu ý nghĩa tư tưởng của truyện “ Buổi học cuối cùng” của An-phông-xơ Đô-đê.
Câu 6: Em hãy viết lại hai khổ thơ đầu trong bài thơ “Lượm” của tác giả Tố Hữu? Hãy cho biết hình ảnh chú bé Lượm trong bài thơ được tác giả khắc họa như thế nào?
Câu 7: Vẻ đẹp trong sáng của đảo Cô Tô sau trận bão đi qua được Nguyễn Tuân miêu tả như thế nào? Em hãy tìm và nhận xét những từ ngữ ấy?
Câu 8: Qua văn bản “Bức thư của thủ lĩnh da đỏ” nên hiểu thế nào về câu: Đất là mẹ?
II. TIẾNG VIỆT:
Câu 1: Phó từ là gì? Hãy đặt câu có phó từ?
Câu 2: Tìm 4 câu (có thể là thành ngữ, ca dao, tục ngữ) có phép so sánh.
Câu 3: Nhân hóa là gì? Em hãy cho ví dụ về phép nhân hóa.
Câu 4: Chủ ngữ là gì? Vị ngữ là gì ?
Hãy xác định thành phần chủ ngữ và vị ngữ trong câu sau:
Nam, Việt, Hùng là học sinh lớp 6.
Câu 5: Đặc điểm của câu trần thuật đơn có từ là? Cho ví dụ minh họa.
Câu 6: Đặc điểm của câu trần thuật đơn không có từ là? Cho ví dụ minh họa.
Câu 7: Vẽ sơ đồ về dấu câu tiếng việt.
Đặt 2 câu có sử dụng các dấu câu tiếng việt.
III.Tập làm văn:
Đề 1: Hãy miêu tả hình ảnh người mẹ của em.
Đề 2: Em hãy tả lại một cụ già đang ngồi câu cá bên hồ.
Đề 3: Hãy tả lại cây phượng vĩ và tiếng ve vào một ngày hè.
Đề 4: Hãy tả một ông Tiên trong truyện cổ dân gian bằng tưởng tượng của em.
............HẾT.........
GỢI Ý ĐÁP ÁN MÔN NGỮ VĂN 6
I. VĂN:
Câu 1: - Những túp lều lá thô sơ bên cạnh những căn nhà hai tầng.
- Những đống gỗ cao như núi.
- Những cột đáy, thuyền chài, thuyền buôn dập dềnh trên sóng.
- Dọc theo sông là những lò than hầm gỗ đước.
- Những ngôi nhà ban đêm sáng rực đèn măng-sông.
- Đặc biệt nhất là người ta mua bán, ăn nhậu trên thuyền, trên sông nước.
- Nơi đây cũng là nơi quần tụ của một cộng đồng người sống hòa hợp: Đó là người Hoa Kiều, người Chà Châu Giang, người Miên với đủ giọng nói liu lô, đủ kiểu ăn mặc sặc sỡ.
Câu 2:
Ý nghĩa:
- Sự chiến thắng của tình cảm trong sáng, nhân hậu đối với tình cảm ghen ghét, đố kị.
- Tình cảm trong sáng, nhân hậu bao giờ cũng lớn hơn, cao đẹp hơn tình cảm ghen ghét, đố kị.
Câu 3: Cảm nhận của em về thiên nhiên và con người lao động được miêu tả qua văn bản“ Vượt thác” của Võ Quảng.
- Thiên nhiên rộng lớn, hùng vĩ…
- Con người có vẻ đẹp hùng dũng, khoẻ mạnh…
Câu 4:
- Bài thơ Đêm nay Bác không ngủ kế về đêm không ngủ của Bác Hồ trên đường đi chiến dịch trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp.
- Trên đường đi chiến dịch, trời lạnh, mưa lâm thâm. Đêm đã rất khuya, một anh đội viên tĩnh giấc, giật mình khi thây Bác Hồ đang đốt lửa và đi dém chăn cho bộ đội thật nhẹ nhàng. Anh mời Bác ngủ, nhưng tới lần thứ ba thức giấc, anh vẫn thấy Bác ngồi đinh ninh. Chứng kiến cảnh đó, anh đội viên xúc động và cảm phục tấm lòng cao cả của Bác.
Câu 5: Ý nghĩa tư tưởng của truyện:
- Phải biết yêu quí, giữ gìn và học tập để nắm vững tiếng nói và ngôn ngữ của dân tộc mình nhất là khi đất nước rơi vào vòng nô lệ.
- Tiếng nói không chỉ là tài sản quí báu của dân tộc mà còn là phương tiện quan trọng để đấu tranh giành độc lập, tự do...
Câu 6: Bài thơ “ Lượm” của tác giả Tố Hữu.
- Hai khổ thơ đầu của bài thơ:
Ngày Huế đổ máu
…………………..
Nhảy trên đường vàng.
- Hình ảnh chú bé Lượm: Hồn nhiên, vui tươi, hăng hái.
Câu 7:
- Những từ ngữ miêu tả vẻ đẹp trong sáng của đảo Cô Tô sau trận bão đi qua: trong trẻo, sáng sủa, trong sáng, xanh mượt, lam biếc, vàng giòn.
- Những hình ảnh miêu tả làm nổi bất cảnh sắc một vùng biển đảo tươi đẹp, giàu sức sống.
Câu 8: Đất là mẹ nhấn mạnh quan hệ mật thiết gắn bó của người và đất. Đất là mẹ nên những người con phải có nghĩa vụ kính trọng, chăm sóc, bảo vệ. Đất là mẹ còn có ý nghĩa đất là nguồn sống, là sự che chở, bảo vệ con người. Sự gắn bó này giúp cho con người có thái độ cư xử đúng đắn với đất đai.
II- TIẾNG VIỆT:
Câu 1: Phó từ:
- Phó từ là những từ chuyên đi kèm với động từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ.
- Đặt câu: An đã tham gia nhiều cuộc thi.
Câu 2: So sánh:
-Trắng như bông
- Nhanh như chớp
- Khỏe như voi
- Đẹp như tiên
Câu 3: Nhân hóa là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật,... bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người; làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật, ... trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người.
HS tự nêu ví dụ
Câu 4: Các thành phần chính của câu:
- Chủ ngữ và vị ngữ( Trang 93- ghi nhớ)
- Xác định: Nam, Việt, Hùng //là học sinh lớp 6.
CN VN
Câu 5: Đặc điểm của câu trần thuật đơn có từ là( Ghi nhớ SGK)
Cho một ví dụ minh họa: Tô Hoài là người quận Cầu Giấy, Hà Nội.
( HS tự cho ví dụ)
Câu 6: Đặc điểm của câu trần thuật đơn không có từ là( Ghi nhớ SGK)
HS tự cho ví dụ minh họa.
Câu 7:Vẽ sơ đồ dấu câu tiếng việt( Trang 168- Các dấu câu đã học)
Ví dụ: - Hôm nay, trời đẹp quá!
- Bạn Hùng là học sinh giỏi.
III- TẬP LÀM VĂN:
ĐỀ 1:
Mở bài: Giới thiệu người định tả: mẹ
Thân bài:
a) Tả hình dáng:
- Dáng người tầm thước, thon gọn
- Gương mặt đầy đặn, mái tóc dài đen mượt, khi làm việc nhà mẹ thường buộc tóc gọn sau gáy.
- Mẹ ăn mặc rất giản dị. Khi đi làm mẹ thường mặc áo sơ mi. Ở nhà mẹ mặc đồ bộ cho tiện làm việc nhà.
- Mẹ có đôi mắt đen long lanh. Mỗi khi dạy bảo con cái, ánh mắt ấy rất dịu dàng và thân thiện.
b) Tả tính tình, hoạt động:
- Mẹ là người chu đáo, cẩn thận, đồ đạc trong nhà được sắp xếp gọn gàng.
- Tính mẹ rất ôn hoà, ăn nói nhã nhặn.
- Mẹ là người hết lòng với con cái. Ban ngày mẹ làm lụng vất vả, tối đến mẹ luôn quan tâm đến việc học của con cái.
Kết bài:
Mẹ luôn gần gũi em, chăm sóc, dạy bảo em nên người. Em luôn cố gắng học giỏi để đem lại niềm vui cho gia đình.
ĐỀ 2 :
a) Mở bài
Giới thiệu hoàn cảnh gặp gỡ hoặc địa điểm mà em được chứng kiến cụ già ngồi câu cá.
b) Thân bài
- Miêu tả lại chân dung của cụ già lúc ngồi câu cá.
+ Khuôn mặt (chú ý đôi mắt, chòm râu,...).
+ Tư thế ngồi.
- Miêu tả lại hành động của ông lão (chú ý đôi tay).
- Phong thái của ông lão lúc ngồi câu gợi ra điều gì? (sự nhàn nhã, thanh thản hay suy tư, trầm mặc).
- Hình ảnh ông lão gợi cho em ấn tượng gì?
c Kết bài
- Hình ảnh ông lão ngồi câu cá có gợi cho em nhớ về một kỉ niệm nào đó đối với ông nội (hay ông ngoại) của mình không?
- Qua đó, em mong ước điều gì? (được sống cùng ông bà và những người thân, để luôn được chăm lo dạy dỗ,...).
ĐỀ 3 :
1. Mở bài:
- Trưa hè thăm lại trường xưa
- Đối tượng cần tả là hàng phượng vĩ và tiếng ve
2. Thân bài:
Trong màu phượng đỏ và tiếng ve gợi lên bao kỉ niệm.
-Vẻ đẹp riêng, rực ở của hàng phượng vĩ vào một ngày hè qua các hình ảnh:
-Tả hàng phượng đỏ:
+ Chùm hoa phượng rực rỡ như lửa cháy khát khao.
+ Màu sắc của hoa.
+ Hình dáng của canh hoa, nhụy hoa, lá phượng.
- Miêu tả âm thanh râm ran, rộn rã của tiếng ve.
3. Kết bài:
- Cảm nghĩ của em về hàng phượng vĩ và tiếng ve vào một ngày hè.
- Những suy tư, cảm xúc, gợi nhớ kỉ niệm học trò.
ĐỀ 4:
Mở bài: Giới thiệu chung:
- Em rất thích truyện cổ tích vì cổ tích rất hay, có nhiều nhân vật hấp dẫn.
- Trong truyện, Tiên ông thường xuất hiện để cứu giúp người hiền lành, lương thiện qua những cơn khốn khó, đem lại niềm vui và hạnh phúc cho họ.
Thân bài: Tả ông Tiên:
* Ngoại hình:
- Tiên ông xuất hiện trong hào quang và hương thơm.
- Là một cụ già râu tóc bạc phơ, vẻ mặt phúc hậu, tay chống gậy trúc.
- Giọng nói nhẹ nhàng, ấm áp…
* Tính nết:
- Thương yêu, giúp đỡ người nghèo khổ…
- Căm ghét, trừng trị kẻ xấu xa, độc ác…
* Phép thuật:
- Có phép thần thông biến hóa.
- Đi mây về gió, thoắt biến, thoắt hiện.
Kết bài: Cảm nghĩ của em:
- Nhân vật Tiên ông trong cổ tích đại diện cho công lí của nhân dân.
- Hình ảnh đẹp đẽ của Tiên ông trở nên gần gũi, quen thuộc, in đậm trong trí nhớ của em.
...................... Hết...........................
Câu 1: Dựa vào yếu tố nào người ta phân chia ra các loại đất tốt, đất xấu? GỢI Ý TRẢ LỜI: - Đất tốt: Là có độ phì lớn, thực vật sinh trưởng thuận lợi cho năng suất cao. - Đất xấu: Có độ phì kém, thực vật sinh trưởng khó khăn, năng suất thấp. | ||||
Câu 2: Kể tên các đới khí hậu trên Trái Đất, trình bày vị trí đặc điểm đới nóng (nhiệt đới) ? GỢI Ý TRẢ LỜI: - Kể tên: một nhiệt đới, hai ôn đới, hai hàn đới - Vị trí đặc điểm: + Vị trí: Từ chí tuyến B(230 27’ B) đến chí tuyến N(230 27’ N) + Đặc diểm: góc chiếu sáng tương đối lớn, nhiệt độ nóng quanh năm, gió tín phong, lượng mưa trung bình từ 1000mm đến 2000 mm.
| ||||
Câu 3: Trình bày quá trình tạo thành mây, mưa ? GỢI Ý TRẢ LỜI: - Khi không khí bão hòa, mà vẫn được cung cấp thêm hơi nước hoặc bị lạnh đi do bốc lên cao, hay do tiếp xúc với một khối khí lạnh thì hơi nước trong không khí sẽ ngưng tụ. - Khi không khí đã ngưng tụ thành các hạt nước nhỏ, tạo thành mây. Gặp điều kiện thuận lợi, hơi nước tiếp tục ngưng tụ, làm các hạt nước to dần, rồi rơi xuống đất thành mưa.
| ||||
Câu 4: So sánh sự khác nhau giữa sông và hồ? Nêu những lợi ích và tác hại của sông trong sản xuất và đời sống? GỢI Ý TRẢ LỜI: - So sánh: + Sông là dòng chảy tự nhiên thường xuyên, tương đối ổn định trên bề mặt lục địa. + Hồ là những khoảng nước đọng tương đối rộng và sâu trong đất liền. - Lợi ích: Cung cấp nước tưới cho sinh hoạt và sản xuất, bồi đắp phù sa, có giá trị về thuỷ sản, thuỷ điện, giao thông vận tải đường sông và du lịch sinh thái. -Tác hại: Gây lũ lụt, ngập úng ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống của người dân
| ||||
Câu 5: Hãy kể tên các sông và các hồ mà em biết ? Sông và hồ có những giá trị như thế nào đói với con người chúng ta ? GỢI Ý TRẢ LỜI: - Tên các sông và hồ: + Sông Hồng, sông Trường Giang, sông Nin, sông Cửu Long... + Hồ Gươm, hồ Tây, hồ Trị An..... - Gía trị của sông và hồ: + Cung cấp nước sinh hoạt và tưới tiêu + Vận chuyển hàng hóa và đi lại trên sông + Xây dựng các nhà máy thủy điện + Cung cấp cá, tôm, cua cho con người... + Phát triển du lịch trên sông
| ||||
Câu 6: Nêu vị trí và đặc điểm của tầng Đối lưu? GỢI Ý TRẢ LỜI: - Tầng Đối lưu dày từ 0 đến 16 km, càng lên cao không khí càng loảng , 900/0 không khí tập trung sát mặt đất. - Không khí chuyển động lên xuống theo chiều thẳng đứng, là nơi sinh ra tất cả các hiện tượng mây, mưa, sấm, chớp…
| ||||
Câu 7: Lớp vỏ sinh vật là gì? Nêu các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng đến sự phân bố thực vật và động vật trên Trái Đất ? GỢI Ý TRẢ LỜI: - Sinh vật sống trong các lớp đất, đá, không khí và lớp nước, tạo thành một lớp vỏ mới liên tục bao quanh Trái Đất. Đó là lớp vỏ sinh vật. - Các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng đến sự phân bố thực vật và động vật trên Trái Đất: + Đối với thực vật: các nhân tố khí hậu, địa hình, đất. + Đối với động vật: Các nhân tố khí hậu, thực vật.
| ||||
Câu 8: Do đâu nước biển có vị mặn? Vì sao độ măn của nước biển và đại dương lại khác nhau ? GỢI Ý TRẢ LỜI: - Do nước sông hòa tan các loại muối từ đất, đá trong lục địa rồi đổ ra biển. - Tại vì tùy thuộc nguồn nước sông chảy vào nhiều hay ít và độ bốc hơi lớn hay nhỏ.
| ||||
Câu 9: Thời tiết khác khí hậu ở điểm nào? GỢI Ý TRẢ LỜI: - So sánh sự khác nhau: thời tiết và khí hậu.
| ||||
Câu 10: Đất có mấy thành phần? Đặc điểm mỗi thành phần? GỢI Ý TRẢ LỜI: - Đất có 2 thành phần:Thành phần khoáng và thành phần hửu cơ. - Đặc điểm: + Thành phần khoáng chiếm phần lớn trọng lượng của đất.. + Thành phần hửu cơ chiếm tỉ lệ nhỏ, tồn tại tầng trên cùng của lớp đất. | ||||
Câu 11: Vẽ vòng tròn tượng trưng cho Trái Đất, sau đó vẽ các đường: Xích đạo( 00), chí tuyến Bắc( 23027'B ), chí tuyến Nam ( 23027'N ), vòng cực Bắc( 66033'B ), vòng cực Nam( 66033'N ), điểm cực Bắc, điểm cực Nam, điền tên các đới khí hậu ( 1 đới nóng, 2 đới ôn hòa, 2 đới lạnh ) ? GỢI Ý TRẢ LỜI: - Vẽ vòng tròn tượng trưng cho Trái Đất. - Vẽ đúng các đường : Xích đạo( 00), chí tuyến Bắc( 23027'B ), chí tuyến Nam( 23027'N ), vòng cực Bắc( 66033'B ), vòng cực Nam( 66033'N ), điểm cực Bắc, điểm cực Nam - Điền đúng vị trí các đới: 1 nhiệt đới, 2 ôn đới, 2 hàn đới.
| ||||
Câu 12: Dựa vào đâu có sự phân ra các khối khí? Khi nào các khối khí bị biến tính? GỢI Ý TRẢ LỜI: - Căn cứ vào nhiệt độ, chia ra: khối khí nóng, khối khí lạnh. Căn cứ vào bề mặt tiếp xúc bên dưới là đại dương hay đất liền, chia ra: khối khí đại dương, khối khí lục địa. - Các khối khí không đứng yên tại chổ, chúng luôn di chuyển và làm thay đổi thời tiết của những nơi chúng đi qua. Đồng thời, chúng cũng chịu ảnh hưởng của mặt đệm của những nơi ấy mà thay đổi tính chất ( biến tính ).
|
---------------------------Hết----------------------------
Câu 1: Tại sao các tấm tôn lợp lại có dạng lượng sóng ?
Đáp án: Các tấm tôn lợp có dạng lượng sóng để khi có thời tiết nóng lạnh thì tấm tôn có thể co giãn bình thường mà không bị ngăn cản, tránh làm tấm tôn bị nức.
Câu 2: Tại sao khi thiết lập đường tàu hỏa, người ta phải để hở một khoảng nhỏ ở chỗ nối các thanh ray ?
Đáp án: Chỗ nối giữa các thanh ray phải để hở đủ cho chúng dãn nở khi trời nắng nhiệt độ tăng lên. Nếu không chúng không có chỗ nở ra sẽ gây ra một lực lớn làm đường tàu bị cong vênh.
Câu 3: Thể tích của các chất thay đổi như thế nào khi nhiệt độ tăng, khi nhiệt độ giảm.
Đáp án: Thể tích của hầu hết các chất tăng khi nhiệt độ tăng, giảm khi nhiệt độ giảm.
Câu 4: Tại sao khi rót nước nóng ra khỏi phích nước( bình thủy) rồi đậy nút lại ngay thì nút hay bị bật ra? Làm thế nào để tránh hiện tượng này?
Đáp án: Khi rót nước nóng ra khỏi phích, có một không khí ở ngoài tràn vào phích. Nếu đậy nút ngay thì lượng khí này sẽ bị nước trong phích làm cho nóng lên, nở ra và có thể làm bậc nút phích.
Để tránh hiện tượng này, ta không nên đậy nút ngay mà chờ cho lượng khí tràn vào phích nóng lên, nở ra thoát ra ngoài một phần mới đóng nút lại.
Câu 5: Nêu đặc điểm về nhiệt độ trong quá trình nóng chảy?
Đáp án: - Phần lớn các chất nóng chảy ở nhiệt độ xác định, nhiệt độ này gọi là nhiệt độ nóng chảy
- Nhiệt độ nóng chảy của các chất khác nhau thì khác nhau;
- Trong suốt thời gian nóng chảy nhiệt độ của vật không thay đổi.
Câu 6: Nhiệt kế dùng để làm gì? Tại sao bảng chia nhiệt độ của nhiệt kế y tế lại không có nhiệt độ dưới 350C và trên 420C ?
Đáp án: - Nhiệt kế dùng để đo nhiệt độ.
- Vì nhiệt độ cơ thể người chỉ nằm trong khoản từ 350C đến 420C.
Câu 7: Tốc độ bay hơi phụ thuộc vào mấy yếu tố? Kể tên các yếu tố đó?
Đáp án: - Tốc độ bay hơi phụ thuộc vào 3 yếu tố.
- Nhiệt độ.
- Diện tích mặt thoáng.
- Gió.
Câu 8: Khi đun nước ta có nên đổ nước thật đầy ấm không? Tại sao
Đáp án: - Khi đun nước ta không nên đổ nước thật đầy ấm
- Tại vì nước nóng lên nở ra, nước tràn ra ngoài.
Câu 9: Hiện tượng nóng chảy là gì? Hiện tượng đông đặc là gì?
Đáp án: - Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng là hiện tượng nóng chảy.
- Sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn là hiện tượng đông đặc.
Câu 10: Do sự nóng lên của trái đất mà băng của hai đại cực tan ra làm mực nước biển dâng cao.Nước biển dâng có nguy cơ gì đối với các dồng bằng ven biển?Để giảm thiểu tác hại của việc nước biển dâng các nước trên thế giới cần có các biện pháp gì?
Đáp án: - Nước biển dân có nguy cơ làm cho các đồng bằng ven biển bị lủ lục.
- Để giảm thiểu tác hại của nước biển dâng thì các nước trên thế giới cần cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính.
Câu 11: Sự bay hơi là gì? Sự ngưng tụ là gì?
Đáp án: - Sự bay hơi là sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi
- Sự ngưng tụ là sự chuyển từ thể hơi sang thể lỏng
Câu 12: Sương mù thường có vào mùa lạnh hay mùa nóng?Tại sao khi mặt trời vừa mọc sương mù lại tan? Xung quanh nhà ở, người ta trồng cây xanh để làm gì?
Đáp án: - Sương mù thường có vào mùa lạnh
- Khi mặt trời mọc sương mù lại tan vì nhiệt độ tăng làm cho tốc độ bay hơi tăng.
- Để làm giảm nhiệt độ môi trường xung quanh.
Câu 13: Trong các chất rắn, lỏng, khí chất nào nở vì nhiệt nhiều nhất, chất nào nở vì nhiệt ít nhất.
Đáp án: Trong các chất rắn, lỏng, khí thì chất khí nở vì nhiệt nhiều nhất, chất rắn nở vì nhiệt ít nhất.
Câu 14: Nhiệt kế hoạt động dựa trên hiện tượng nào?Hãy kể tên và nêu công dụng của các nhiệt kế thường gặp trong cuộc sống?
Đáp án: - Dựa trên hiện tượng giãn nở vì nhiệt của các chất.
- Nhiệt kế y tế, dùng để đo nhiệt độ cơ thể.
- Nhiệt kế thủy ngân đo nhiệt độ làm thí nghiệm.
- Nhiệt kế rượu đo nhiệt độ trong không khí.
Câu 15: Ở nhiệt độ nào thì một chất lỏng, cho dù có tiếp tục đun vẫn không tăng nhiết độ? Sự bay hơi của chất lỏng ở nhiệt độ này có đặc điểm gì?
Đáp án:
- Ở nhiệt độ sôi thì dù tiếp tục đun, nhiệt độ của chất lỏng vẫn không thay đổi.
- Ở nhiệt độ này chất lỏng bay hơi cả ở trong lòng lẫn trên mặt thoáng của chất lỏng.
------Hết ------
Đây, có hết đó
Các công việc cần làm để giữ gìn nhà cửa ngăn nắp, sạch sẽ là:
- Lau chùi nhà cửa kết hợp quát dọn thường xuyên.
- Luôn luôn để đồ, để vật đúng nơi đặt nó.
- Cọ rửa các vật dụng chứa nước trong gia đình.
- Phát quang cỏ cây quanh nhà.
có