cach danh giac cua le loi trong cuoc khoi nghia lam son
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nguyên nhân:-Nhân dân có lòng yêu nước sâu sắc và căm thù giặc
-Mọi tâng lớp nhân dân đều nhiệt tình tham gia kháng chiến
-Có đường lối chiến thuật đúng đắn sáng tạo
-Người lãnh đạo biết dựa vào sức dân
-Do nhân dân ta có lòng yêu nc nồng nàn và tinh thần độc lập cao cả
-Nghĩa quân Lam Sơn có đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn. Bộ chỉ huy tài giỏ, biết dựa vào dân và đoàn kết toàn dân đánh giặc
Hào kiệt khắp nơi tìm về Lam Sơn hội tụ dưới ngọn cờ khởi nghĩa của Lê Lợi vì:
-Nhân dân ta có lòng nồng nàn yêu nước.
-Nhân dân không chịu khuất phục, lầm than nô lệ.
-Lê Lợi là người yêu nước, giàu lòng nhân nghĩa, có chí khí,....
Tình hình hoạt động của nghĩa quân Lam Sơn trong những năm 1418-1423:
-Lực lượng của nghĩa quân còn yếu.
-Bị quân Minh tấn công, bao vây nhiều lần.
-Ba lần rút lên núi Chí Linh.
-Thiếu lương thực trầm trọng ( Thiếu lương thực tới mức Lê Lợi phải cho giết ngựa và voi, kể cả ngựa của ông ).
Trong bối cảnh đó Lê Lợi quyết định tạm hòa với quân Minh nhằm mục đích:
-Để chuẩn bị kĩ lưỡng, đầy đủ về lương thực.
-Để tranh thủ thời gian xây dựng, củng cố lại quân đội, chuẩn bị cho bước phát triển mới.
Study well! Happy new year!
Trận Tốt Động - Chúc Động là một chiến dịch tiêu diệt chiến lớn. Chỉ trong ba ngày đêm, với một quân số ít hơn địch nhiều lần nhưng quyết tâm cao cùng với cách đánh mưu trí, sáng tạo, quân Lam Sơn đã diệt phần lớn đạo quân Minh, khiến chúng càng lún sâu vào thế phòng ngự bị động. Vương Thông sợ quân ta tiến công tiêu diệt nên một mặt xin giảng hoà để làm kế hoãn binh, một mặt cử người về cấp báo xin viện binh.
Chiến dịch Chi Lăng - Xương Giang (từ ngày 8/10-3/11/1427) tiêu diệt hoàn toàn đạo viện binh 15 vạn quân Minh là trận quyết chiến chiến lược dập tắt hy vọng cuối cùng của quân Minh. Vương Thông thế cùng lực kiệt đành xin “giảng hoà” giữ mạng đám tàn quân về nước.
-Trận chiến tốt động-chúc động
là một trận đánh mai phục ở tốt động-chúc động và đánh quyết liệt giặc ngoại xâm
kết quả
5 vạn quân giặc bị tử thương, một vạn quân bị bắt sống, giải phóng nhiều châu huyện
- Trận chi lăng-xương giang
sử dụng chiến thuật hợp lí để đánh giặc
Kết quả trận chi lăng-xương giang tiêu diệt hơn tám vạn quân
-Ý nghĩa: cuộc khởi nghĩa chi lăng-xương giang thắng lợi đã kết thúc 10 năm đô hộ tàn bạo của nhà minh
+mở ra một thời kì mới, phát triển mới của dân tộc thời lê sơ
Kết Quả:
-Vương Thông xin hòa và mở hội thề ở Đông Quan (10-12-1427) để an tâm rút về nước .
-Đất nước được gải phóng
Đó là mk tự làm đó có gì nói mk nha
Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn kết thúc bằng việc giành lại độc lập cho nước Đại Việt và sự thành lập nhà Hậu Lê.
Lý Bí lên ngôi hoàng đế (Lý Nam Đế), đặt tên nước là Vạn Xuân, đóng đo ở Tô Lịch (Hà Nội), thành lập triều đình mới với hai ban văn võ.
Lê Lợi sinh ngày 10-9-1385 (6-8 năm ất Sửu) tại Lam Sơn (Kẻ Cham), nay thuộc huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa, trong một gia đình "đời đời làm quân trưởng một phương". Ông là con út của Lê Khoáng và Trịnh Thị Ngọc Hương (anh lớn của ông tên Học, anh thứ là Trư). Ông nối nghiệp cha làm chúa trại Lam Sơn. Khi quân Minh chiếm đất nước, ông nuôi chí lớn đánh đuổi xâm lăng. Quân nhà Minh nghe tiếng ông, dụ cho làm quan, ông không chịu khuất. Ông nói: "Làm trai nên giúp nạn lớn, lập công to, để tiếng thơm muôn đời, chớ sao lại chịu bo bo làm đầy tớ người?". Năm Lê Lợi 21 tuổi cũng là năm nhà Minh đem 80 vạn quân sang xâm lược nước Việt. Cuộc kháng chiến chống Minh của vương triều Hồ thất bại, nước Đại Việt rơi vào ách thống trị tàn bạo của giặc Minh. Trước cảnh đất nước bị kẻ thù giày xéo, tàn phá, Lê Lợi đã nung nấu một quyết tâm đánh đuổi chúng ra khỏi bờ cõi.
Khởi nghĩa Lam Sơn gồm 3 giai đoạn lớn: hoạt động ở vùng núi Thanh Hóa (1418-1423), tiến vào phía nam (1424-1425) và giải phóng Đông Quan (1426-1427). Trong giai đoạn đầu, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn gặp rất nhiều khó khăn, thường hứng chịu các cuộc càn quét của quân Minh và quân Ai Lao, chịu tổn thất lớn. Các tướng Lam Sơn là Lê Lai và Lê Thạch tử trận. Quân Lam Sơn bấy giờ chỉ có thể thắng những trận nhỏ. Lê Lợi bắt đầu giành thế thượng phong khi ông nghe theo Nguyễn Chích, tiến quân ra đất Nghệ An vào năm 1424. Sau nhiều trận đánh lớn với quân Minh do các tướng Trung Hoa và cộng sự người Việt chỉ huy, quân Lam Sơn giải phóng hầu hết vùng đất từ Thanh Hoá vào Thuận Hóa, siết chặt vòng gây các thành chưa đầu hàng. Cuối cùng, vào năm 1426, Lê Lợi đem đại quân ra Bắc, bao vây quân Minh thành Đông Quan, và đánh tan một lực lượng lớn quân Minh do tổng binh Vương Thông chủ huy trong chiến dịch Tốt Động - Chúc Động. Vương Thông tính giảng hoà, nhưng sau đổi ý và ngầm sai người về xin viện binh. Lê Lợi cắt đứt giảng hoà, sai tướng đánh hạ Điêu Diêu (Bắc Ninh), Tam Giang (Phú Thọ), Xương Giang (phủ Lạng Thương), Kỳ Ôn và tiếp tục vây Đông Quan.
Cuối năm 1427, Minh Tuyên Tông sai Liễu Thăng đem 10 vạn quân, Mộc Thạnh đem 5 vạn quân tiếp viện Vương Thông. Lê Lợi sai Lê Sát, Lưu Nhân Chú cùng một số tướng khác đón đánh Liễu Thăng, thắng to trong trận Chi Lăng - Xương Giang, làm tổn thất hàng vạn quân Minh, giết các tướng Liễu Thăng, Lương Minh, Lý Khánh, Thôi Tụ. Mộc Thạnh nghe tin liền tháo chạy, bị Trịnh Khả và Phạm Văn Xảo rượt theo đánh tan.[2][3] Vương Thông đành giảng hòa và được Lê Lợi cho phép rút quân về nước. Sau chiến thắng, Lê Lợi khôi phục nước Đại Việt, sai văn thần Nguyễn Trãi viết bài Bình Ngô đại cáo để tuyên cáo cho toàn quốc.[3][4]
Nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn :
- Do truyền thống yêu nước, tinh thần quyết chiến của nhân dân ta, đã tham gia, giúp đỡ cuộc khởi nghĩa vượt qua mọi khó khăn.
- Do sự lãnh đạo tài tình, mưu lược của bộ chỉ huy cuộc khởi nghĩa, tiêu biểu là Lê Lợi, Nguyễn Trãi... đã có những kế sách đúng đắn để đưa cuộc khởi nghĩa đến thắng lợi, đã biết kết hợp sức mạnh quân sự và ngoại giao để chiến thắng kẻ thù.