Câu 1: Tình huống:
Thương và Huyền dạo chơi trong công viên thành phố. Nhai xong kẹo cao su, Huyền vứt xuống thảm cỏ bên cạnh lối đi. Thấy vậy, Thương nhắc bạn nhặt lên và bỏ vào thùng rác để góp phần bảo vệ môi trường. Trước lời nhắc nhở của Thương, Huyền bĩu môi cười :"Cậu làm gì mà nghiêm trọng thế? Một mẩu kẹo cao su có đáng vào đâu. Hơn nữa, đâu chỉ mình tớ, mọi người vẫn vứt rác ở công viên kia mà."
a) Em có nhận xét gì về ý kiến của Huyền?
b) Nếu là Thương, em sẽ lí giải như thế nào để Huyền hiểu được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường từ những việc nhỏ nhặt.
Câu 2: Cho tình huống sau:
Ở gần nhà An có 1 người chuyên làm nghề bói toán. Mẹ An cũng thỉnh thoảng sang xem bói. An can ngăn nhưng mẹ An cho rằng đó là quyền tự do tín ngưỡng của mỗi người và khuyên An không nên can thiệp vào.
a) Theo em, mẹ An nghĩ như vậy có đúng không? Vì sao?
b) Nếu là An, em sẽ làm gì?
Ké câu 2
=====
1.Theo em mẹ An nói như vậy là sai. Vì xem bói thực chất là mê tín dị đoan nói những lời bói toán hoặc suy đoán những điều mơ hồ nhảm nhí không có cơ sở, không phù hợp với lẽ tư nhiên chứ không phải là quyền tự do tín ngưỡng.
2.Nếu em là An em sẽ:
- Nói cho mẹ mình hiểu và phân biệt được khái niệm của quyền tự do tín ngưỡng và mê tín dị đoan đồng thời khuyên can mẹ
- Tuyên truyền cho mọi người thấy được tác hại của việc tin vào những lời mê tín dị đoan
Câu 1:
a, Ý thức của bạn Huyền rất kém,ko có ý thức bảo về môi trường
b, Mặc dù một mẩu cao su thôi nhưng nó cũng là rác,mà là rác thì phải bỏ vào thùng rác. Nếu ai ai cũng có ý nghĩ như bạn thì công viên này sẽ chẳng mấy chốc sẽ ko còn xanh-sạch-đẹp như bây giờ nữa! Đó chính là "hiệu ứng cánh bướm": một việc tưởng chừng nhỏ nhặt nhưng có thể gây ra hậu quả đằng sau khôn lường!