nêu cảm nhận của em về những dòng thơ sau:
''Tre xanh xanh tự bao giờ
chuyện ngày xưa.....đã có bờ tre xanh
thân gầy guộc lá mong manh
mà sao nên lũy nên thành tre ơi?
ở đâu tre cũng xanh tươi
cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu!''
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Em thích cách cảm nhận: Hình ảnh thơ thể hiện niềm vui của bạn nhỏ khi mẹ về. Có mẹ, ngôi nhà như bừng sáng sau bao ngày bão dông. Có mẹ, lòng con ấm áp hơn sau bao ngày mong nhớ.
- Tình yêu của tác giả với dòng sông Mê Kông lớn dần và sâu sắc hơn theo năm tháng:
+ Thủa học trò: “Mười tuổi thơ …”
+ Khi lớn khôn: “Ta đi … bản đồ không nhìn nữa”
+ Khi trưởng thành: “Ta đã lớn…”
→ Theo năm tháng đời người, nhận hức về dòng sông thay đổi, tình cảm với dòng Mê Kông, với đất nước cũng lớn dần: từ sự tưởng tượng diệu kì qua bài giảng của thầy giáo đến những hiểu biết và trải nghiệm phong phú về địa hình, về thiên nhiên và cuộc sống con người gắn với dòng sông, cuối cùng là những cảm nhận sâu sắc về bề dày lịch sử và truyền thống ông cha.
Tham khảo :
- Tình yêu của tác giả với dòng sông Mê Kông lớn dần và sâu sắc hơn theo năm tháng:
+ Thủa học trò: “Mười tuổi thơ …”
+ Khi lớn khôn: “Ta đi … bản đồ không nhìn nữa”
+ Khi trưởng thành: “Ta đã lớn…”
→ Theo năm tháng đời người, nhận hức về dòng sông thay đổi, tình cảm với dòng Mê Kông, với đất nước cũng lớn dần: từ sự tưởng tượng diệu kì qua bài giảng của thầy giáo đến những hiểu biết và trải nghiệm phong phú về địa hình, về thiên nhiên và cuộc sống con người gắn với dòng sông, cuối cùng là những cảm nhận sâu sắc về bề dày lịch sử và truyền thống ông cha.
Những dòng thơ trên mang đến cho em một cảm giác lạnh lẽo và cô đơn. Em cảm nhận được sự vắng bóng của mẹ trong cuộc sống, khi ruộng vườn trống trải và cánh màn khép lại. Những hình ảnh về cuộc sống đơn sơ của người nông dân, với cuộc sống bận rộn từ sớm đến trưa, cùng với những kí ức về nắng mưa từ những ngày xưa, tất cả đã lặn trong đời mẹ và không tan biến đi. Điều này khiến em cảm thấy sự đau đớn và nhớ nhung về mẹ, và cũng như động viên em phải trân trọng những người thân yêu trong cuộc sống.
Tham khảo:
Với mỗi ý thích từng người, mỗi mùa lại mang những vẻ đẹp khác nhau. Nếu như xuân mang theo những hạt mưa lất phất bay, thu đến mang theo tiết trời se se lạnh với làn gió heo may, đông về lại với cái rét cắt da cắt thịt thì hè lại gợi về một kí ức một kỉ niệm khó phai trong tâm hồn.
Chắc hẳn mỗi người khi nhắc tới hè là nghĩ ngay tới cái nắng . Mùa hè là mùa của nắng, nó không yếu ớt như mùa đông, không khô hanh như mùa thu mà trái lại nó chói chang, gay gắt, nó rọi chiếu vào từng cành cây cảnh vật chan hòa sắc nắng. Nó làm cho mọi cảnh vật dường như đều được khoác trên mình chiếc áo màu vàng. Bầu trời trong xanh, cao vời vợi không một gợn mây. Khi có những tia nắng tinh nghịch của mùa hè chiếu xuống thì vạn vật dường như cũng đang dần dần hay đổi. Những cây phượng đỏ rực như một mâm xôi gấc với những tán lá rộng đang che mát cho con đường. Dưới sắc nắng ấy thì màu đỏ càng trở nên tươi tắn và đẹp hơn. Trên cành cây là những chú ve kêu râm ran tạo nên một bản giao hưởng tuyệt vời- âm thanh không thể thiếu như báo hiệu hè về.Mùa hè cũng là mùa của sự chia xa mái trường quen thuộc, mùa học sinh được nghỉ ngơi thư giãn sau bao ngày vất vả.
Nhà thơ Tế Hanh trong bài thơ “ Nhớ con sông quê hương” đã từng nói:
“ Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
Rất đậm hương và rộn tiếng chim ”
Quả đúng như thế , mùa hè còn là mùa của hoa thơm trái ngọt. Những trái mít căng đầy khi nó sắp chín ta vỗ vào thì sẽ thấy tiếng kêu bộp bộp, rồi khi bổ ra thì thơm phức cả nhà ăn thật ngon miệng. Mùa của những trái na chín ngọt trông thật thích mắt. Càng thích biết bao khi được tận tay hái những trái na mang vào để ăn. Từng hương vị của mỗi loại quả như hòa quyện vào nhau tạo nên những hương vị đặc trưng riêng của mùa hè.
Mùa hè còn là mùa thu hoạch của các bác nông dân sau một vụ mùa vất vả. Cánh đồng mùa này như được khoác trên mình chiếc áo màu vàng óng . Mỗi khi có làn gió nhè nhẹ thổi qua làm những bông lúa cong cong hình đuôi gà oằn vì trĩu hạt, chúng lắc lư rồi ghé đầu vào nhau thì thầm to nhỏ. Bao bọc quanh cánh đồng lúa là con đường uốn quanh như dải lụa, cỏ non xanh mướt . Trên lá còn đọng lại những giọt sương long lanh , dưới ánh nắng mặt trời như những viên kim cương tuyệt đẹp. Xa xa là những cậu bé mục đồng đang thổi sao vi vu vi vu cùng với những chú trâu đang thung thăng gặm cỏ, có những chú trâu thì nằm hả hê khi đã no căng bụng. Trên những thửa ruộng thấp thoáng những người mẹ, người chị đang cặm cụi gặt lúa cùng với những giọt mồ hôi một phần vì vất vả nhưng cũng thể hiện niềm vui khi đang gặt hái được những thành quả sau một quá trình lao động vất vả. Bên cạnh những mảnh ruộng đã thu hoạch xong là những đàn cò trắng cũng đang miệt mài kiếm ăn. Hè đã thực sự bao trùm nên cả quê hương xinh đẹp bởi sắc vàng óng ả.
Mùa hè trên quê hương tôi là thế đấy. Tuy gần gũi, bình dị nhưng tràn đầy cảm xúc trong tâm trí tôi, là một phần không thể thiếu trong kí ức tuổi thơ tôi
dàn ý đó
Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đạt đượcnội dung cơ bản sau. Công việc của những người thầy, người cô vô cùng vất vả, khó nhọc. Đểcó được những bài giảng hay, cuốn hút, thầy cô đã phải : đổ mồ hôi côngsức, thức bao đêm thâu, miệt mài soạn giáo án để lên lớp dạy học sinh. - Thầy cô là người nâng đỡ, chắp cánh, tiếp bước cho từng thế hệ họcsinh; giúp học sinh đạt được ước mơ, khát vọng của mình.- Từ đó, chúng ta thấu hiểu, biết ơn công lao to lớn, sự hi sinh thầm lặngcủa thầy cô đối với bản thân mình.
Xem nội dung đầy đủ tại: https://123docz.net/document/8234642-de-va-n-6-hsg-ca-p-huye-n-huye-n-lu-c-nam.htm
Tham khảo:
Sau bao năm bôn ba nước ngoài, Người được trở về với dân tộc Việt Nam. Bác chọn quê hương Cao Bằng, nơi rừng núi hoang vu để làm nơi sống và hoạt động cách mạng. Bài thơ đã khắc họa cuộc sống của người nơi đây với nhịp sống đều đặn (sáng ra – tối vào) và chan hòa với thiên nhiên: bờ suối, hang đá, bẹ, rau măng, bàn đá. Cuộc sống của Người nơi núi rừng khó khăn, thiếu thốn trăm bề, Bác chỉ ăn những thức sẵn từ núi rừng và ngủ trong hang đá lạnh tối. Nhưng Người không cảm nhận đó là sự thiếu thốn, gian truân, câu thơ với nhịp thơ nhịp nhàng gợi ra một tâm thế ung dung, Người hài lòng với cuộc sống hiện tại. Đằng sau cuộc sống mộc mạc, giản dị ấy là công việc lớn lao mà Bác đang theo đuổi, là phong trào cách mạng đang cần sự chỉ đạo sáng suốt của Người. Bên bờ suối Lê- nin nước chảy róc rách, cạnh đó là chiếc bàn đá và quyển sách, hình ảnh Bác Hồ hiện lên như một yếu tố quan trọng đưa bức tranh thiên nhiên tươi đẹp ấy từ tĩnh sang động. Và với người chiến sĩ cách mạng, cuộc đời ấy “thật là sang”, đó là cái sang về mặt tinh thần. Được hoạt động cách mạng, được phấn đấu cho lí tưởng độc lập cho dân tộc là con đường mà cả cuộc đời Người theo đuổi. Niềm vui lớn của Người không phải "thú lâm tuyền" đơn điệu mà trước hết là niềm vui vô hạn của người chiến sĩ yêu nước vĩ đại sau 30 năm xa tổ quốc được trở về sống giữa lòng đất nước yêu dấu, trực tiếp lãnh đạo phong trào. Qua Tức cảnh Pác Bó, ta thấy được một nếp sống giản dị, thanh cao và phong thái ung dung, lạc quan, tin tưởng vào tương lai cách mạng của Bác.
Từ bao đời nay, cây tre đã có mặt hầu khắp các nẻo đường đất nước và gắn bó thủy chung với cộng đồng dân tộc Việt Nam.Đặc biệt trong tâm thức người Việt, cây tre chiếm vị trí sâu sắc và lâu bền hơn cả_ được xem như là biểu tượng của người Việt đất Việt,…Từ hồi bé tẹo tôi vẫn nhớ bài “Cây tre VN: Nước việt nam xanh muôn vàn cây lá khác nhau,cây nào cũng đẹp,cây nào cũng quý,nhưng thân thuộc nhất vẫn là tre nứa trúc mai vầu mấy chục loại khác nhau,nhưng cùng một mần xanh mọc thẳng…”“Tre xanh, xanh tự bao giờChuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh…”Cây tre, cây nứa, cây vầu, trúc,… và nhiều loại tre bương khác là loại cây thuộc họ Lúa. Tre có thân rể ngâm, sống lâu mọc ra những chồi gọi là măng. Thân rạ hóa mộc có thể cao đến 10 -18m , ít phân nhánh. Mỗi cây có khoảng 30 đốt,… Cả đời cây tre chỉ ra hoa một lần và vòng đời của nó sẽ khép lại khi tre “bật ra hoa”.Cùng với cây đa, bến nước, sân đình_một hinh ảnh quen thuộc, thân thương của làng Việt cổ truyền, thì những bụi tre làng từ hàng ngàn năm đã có sự cộng sinh, cộng cảm đối với người Việt. Tre hiến dâng bóng mát cho đời và sẳn sàng hy sinh tất cả. Từ măng tre ngọt bùi đến bẹ tre làm nón, từ thân tre cành lá đến gốc tre đều góp phần xây dựng cuộc sống.Cây tre đã gắn bó với bao thăng trầm của lịch sử nước nhà. “…Đất nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre và đánh giặc…”. Không phài ngẫu nhiên sự tích loại tre thân vàng được người Việt gắn với truyền thuyết về Thánh Gióng_ hình ảnh Thánh Gióng nhổ bụi tre đằng ngà đánh đuổi giặc Àn xâm lược đã trở thành biểu tượng cho sức mạnh chiến thắng thần kỳ, đột biến của dân tộc ta đối với những kẻ thù xâm lược lớn mạnh. Mặt khác, hình tượng của cậu bé Thánh Gióng vươn vai hóa thân thành người khổng lồ rất có thể liên quan đến khả năng sinh trưởng rất nhanh của cây tre ( theo các nhà Thực vật học, thì cây tre phát triển điều kiện lý tưởng, có thể cao thêm từ 15 -20cm mỗi ngày). Trải qua nhiều thời kỳ lịch sử, các lũy tre xanh đã trở thành “pháo đài xanh” vững chắc chống quân xâm lược, chống thiên tai, đồng hóa. Tre thật sự trở thành chiến lũy và là nguồn vật liệu vô tận để chế tạo vũ khí tấn côngtrong các cuộc chiến. Chính những cọc tre trên sông Bạch Đằng, Ngô Quyền đã đánh tan quân Nam Hán. Chính ngọn tầm vông góp phần rất lớn trong việc đánh đuổi quân xâm lược để giàng Độc lập_ Tự do cho Tổ Quốc. “ Tre giữ làng, giữ nước, giừ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín,…”Vốn gần gũi và thân thiết với dân tộc, cây tre đã từng là ngưồn cảm hứng vô tận trong văn học, nghệ thuật. Từ những câu chuyện cổ tích ( Nàng Ưt ống tre, cây tre trăm đốt,…) đến các ca dao, tục ngữ đều có mặt của tre. Đã có không ít tác phẩm nổi tiếng viết về tre : “Cây tre Việt Nam” của Thép Mới và bài thơ cùng tên của thi sỹ Nguyễn Duy,… Tre còn góp mặt trong những làn điệu dân ca, điệu múa sạp phổ biến hầu khắp cả nước. Và nó là một trong những chất liệu khá quan trọng trong việc tạo ra các nhạc khí dân tộc như : đàn tơ tưng, sáo, kèn,… Tre đi vào cuộc sống của mỗi người, đi sâu thẳm vào tâm hồn người Việt. Mỗi khi xa quê hương, lữ khách khó lòng quên được hình ảnh lũy tre làng thân thương, những nhịp cầu tre êm đềm… Hình ảnh của tre luôn gợi nhớ về một làng quê Việt nam mộc mạc, con người Việt Nam thanh cao, giản dị mà chí khí.Trong quá trình hội nhập quốc tế và hiện đại hóa thì tre ngày nay lại trở thành những sản phẩm văn hóa có giá trị thẩm mỹ cao được nhiều khách mước ngoài ưa thích, như những mặt hàng dùng để trang trí ở những nơi sang trọng : đèn chụp bằng tre, đĩa đan bằng tre.Có thể thấy rằng bản lĩnh bản sắc của người Việt và văn hóa Việt có những nét tương đồng với sức sống và vẻ đẹp của cây tre đất Việt. Tre không mọc riêng lẽ mà sống thành từng lũy tre, rặng tre. Đặc điểm cố kết này tượng trưng cho tính cộng đồng của người Việt. Tre có rễ ngấm sâu xuống lòng đất, sống lâu và sống ở mọi vùng đất. Chính vì thế tre được ví như là con người Việt Nam cần cù, siêng năng, bám đất bám làng : “Rễ sinh không ngại đất nghèo, Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù”. Tre cùng người Việt Nam trải qua bao thăng trầm của lịch sử, qua bao cuộc chiến tranh giữ nước tre xứng đáng là hình ảnh biểu tượng cho tính kiên ường, bất khuất của người Việt Nam, là cái đẹp Việt Nam.
Chúc bn hc tốt!!!
giúp mk vs
cần gấp