K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 6 2016

Xã hội Việt Nam dưới triều Nguyễn là một xã hội đang lên cơn sốt trầm trọng vì:

a. Xã hội Việt Nam dưới triều Nguyễn là “một xã hội đang lên cơn sốt trầm trọng”:

– Đầu thế kỉ XIX chế độ phong kiến nhà Nguyễn được xác lập ở Việt Nam.

– Chính sách thống trị hà khắc của triều Nguyễn kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế đất nước, mâu thuẫn xã hội ngày càng sâu sắc, chủ yếu là nông dân với chính quyền phong kiến.

– Những biểu hiện cụ thể:

+ Kinh tế

o nông nghiệp: SX trì trệ, do ruộng đất bị cường hào địa chủ chiếm đoạt nên nông dân phiêu tán. thiên tai mất mùa nạn đói liên tiếp xảy5 ra.

o Thủ công nghiệp: Có phát triển nhưng bị kìm hãm của nhà nước phong kiến ( chính sách thuế khoá, tập trung thợ khéo)

+ Chính trị xã hội

o Chính trị: Nhà Nguyễn thực hiện chính sách cai trị chuyên chế : đàn áp nhân dân, cấm đạo thiên chúa. Quan lại tham nhũng, cường hào ức hiếp nhân dân.

o Xã hội: Mâu thuẫn giữa nông dân với triều đình nhà Nguyễn ngày càng sâu sắc. chỉ trong nửa đầu thế kỉ XIX, đã có 500 cuộc khởi nghĩa của nông dân diễn ra.

– Tóm lại: khẳng định xã hội triều nguyễn là “ một xã hội đang lên cơn sốt trầm trọng”

b. Đánh giá trách nhiệm của nhà Nguyễn trong việc mất nước:

– Giữa thế kỉ XIX các nước tư bản đua nhau gây chiến tranh xâm lược thuộc địa để thoả mãn nhu cầu về nhiên liệu, thị trường. Việt Nam là đối tượng nằm trong tầm ngắm của tư bản Pháp.

– Tình hình đó đặt ra cho nhà Nguyễn 2 con đường lựa chọn:

+ CảI cách Duy Tân làm cho đất nước hùng mạnh, từ đó bảo vệ độc lập chủ quyền của đất nước( theo con đường của Xiêm và Nhật)

+ Duy trì đường lối bảo thủ. Hởu quả là thế nước suy yếu, nội bộ mất đoàn kết dẫn đến mất nước.

– Trên thực tế nhà Nguyễn chọn con đường thủ cựu. điều đó làm tăng nguy cơ bị xâm lược và mất nước. Bởi lẽ, khi đất nước đang suy kiệt thì dù có kiên quyết kháng chiến cũng khó giữ được đất nước. 

– khi đất nước bị xâm lược thì nhà Nguyễn không giám quyết tâm đánh, không dựa vào sức mạnh của nhân dân. 

Tóm lại: nhà Nguyễn vừa không giảI quyết khó khăn trong nước vừa không quyết tâm đánh Pháp dẫn đến mất nước.

20 tháng 3 2022

tham khảo

- Chính trị:  tình trạng bất ổn định, chiến tranh liên miên. Đất nước bị chia cắt kéo dài.

- Xã hội:  đời sống nhân dân đói khổ, lầm than, mâu thuẫn xã hội trở nên gay gắt => bùng nổ nhiều cuộc khởi nghĩa của nhân dân.

20 tháng 3 2022

tham khảo

 

Tình hình chính trị, xã hội nước ta ở các thế kỉ XVI - XVII vô cùng hỗn loạn:

- Chính trị:  tình trạng bất ổn định, chiến tranh liên miên. Đất nước bị chia cắt kéo dài.

- Xã hội:  đời sống nhân dân đói khổ, lầm than, mâu thuẫn xã hội trở nên gay gắt => bùng nổ nhiều cuộc khởi nghĩa của nhân dân.



 

Lựa chọn đáp án đúng:1. Những biểu hiện của sự suy thoái, khủng hoảng kinh tế ở Việt Nam từ 1930 là lúa gạo sụt giá / đồng tiền mất giá / sản lượng công nghiệp suy giảm / nạn đói trầm trọng / xuất nhập khẩu đình đốn.2. Mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Việt Nam từ 1930 là mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam và thực dân Pháp / nông dân và địa chủ phong kiến / tư sản và giai cấp công nhân.3. Từ tháng 2...
Đọc tiếp

Lựa chọn đáp án đúng:

1. Những biểu hiện của sự suy thoái, khủng hoảng kinh tế ở Việt Nam từ 1930 là lúa gạo sụt giá / đồng tiền mất giá / sản lượng công nghiệp suy giảm / nạn đói trầm trọng / xuất nhập khẩu đình đốn.

2. Mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Việt Nam từ 1930 là mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam và thực dân Pháp / nông dân và địa chủ phong kiến / tư sản và giai cấp công nhân.

3. Từ tháng 2 đến 4/1930, nổ ra nhiều cuộc đấu tranh của công nhân và nông dân với mục tiêu đòi độc lập dân tộc / đòi dân sinh, dân chủ / đòi cải thiện đời sống.

4. Từ tháng 2 đến 4/1930, trong phong trào đấu tranh của công nhân và nông dân đã xuất hiện những khẩu hiệu về kinh tế / văn hoá / chính trị.

5. Phong trào đấu tranh nhân ngày Quốc tế Lao động (5/1930) nhằm mục tiêu đòi quyền lợi cho nhân dân lao động / đòi cải thiện đời sống / giành độc lập dân tộc / thể hiện tình đoàn kết quốc tế.

6. Sự kiện đỉnh cao của cao trào cách mạng 1930-1931 là khởi nghĩa Yên Bái / cuộc biểu tình của nông dân Hưng Nguyên / Xô Viết được thành lập ở Thanh Chương.

7. Phong trào cách mạng 1930-1931 có ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành liên minh công-nông / Đảng Cộng sản Đông Dương / Quốc tế vô sản.

8. Phong trào cách mạng 1930-1931 để lại cho Đảng nhiều bài học quý báu về công tác tư tưởng / lãnh đạo đấu tranh / xây dựng liên minh công-nông / tổ chức.

9. 7/1935, Quốc tế Cộng sản tiến hành đại hội lần thứ VII tạ Matlxcova (Liên Xô) đã xác định kẻ thù là chủ nghĩa đế quốc / chủ nghĩa phát xít / chủ nghĩa tư bản.

10. 7/1935, Quốc tế Cộng sản tiến hành đại hội lần thứ VII tạ Matlxcova (Liên Xô) đã kêu gọi các nước thành lập Mặt trận dân tộc / Mặt trận nhân dân / Mặt trận yêu nước rộng rãi.

11. Hội nghị Trung ương Đảng lần VII (5/1941) đã quyết định thành lập Mặt trận Thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương / Mặt trận Việt Nam độc lập Đồng minh / Mặt trận nhân dân phản đế Đông Dương.

12. Lực lượng vũ trang của cách mạng từ 1941 là đội du kích Bắc Sơn / Trng Đội Cứu quốc dân / Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân / vệ quốc đoàn / Quân đội nhân dân Việt Nam / Việt Nam giải phóng quân.

0
11 tháng 3 2016

Sự chuyển biến về kinh tế và xã hội ở Việt Nam đầu thế kỉ XX.

Đầu thế kỉ XX, Pháp căn bản hoàn thành công cuộc bình định Việt Nam, tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất làm cho xã hội Việt nam có những chuyển biến về kinh tế và xã hội:

- Kinh tế:

+ Khai thác tài nguyên, lập đồn điền, khai thác mỏ...

+ Xây dựng hệ thống giao thông: đường sắt, đường bộ, đường thủy, hải cảng...

+ Xây dựng nhà máy, cơ sở công nghiệp,...

Chính sách cai trị, khai thác, bóc lột của thực dân Pháp đã làm cho cơ cấu kinh tế Việt Nam bước đầu thay đổi, kéo theo sự phân hóa xã hội ngày càng sâu sắc.

- Xã hội:

+ Cơ cấu xã hội biến đổi: xuất hiện các giai cấp và tầng lớp mới: công nhân, tư sản, tiểu tư sản...

+ Sĩ phu Nho học có chuyển biến về tư tưởng chính trị.

+ Những năm cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, thông tin về tình hình chính trị thế giới xâm nhập vào Việt Nam:

Phong trào cải cách ở Trung Quốc

Tư tưởng của Cách mạng Pháp.

Ảnh hưởng của cuộc Duy Tân Minh Trị.

* Nhận xét về sự chuyển biến:

- Cuộc khai thác thuộc địa của Pháp dẫn đến sự chuyển biến về kinh tế, xã hội ở Việt nam.

- Ảnh hưởng của sự chuyển biến kinh tế - xã hội ở Việt Nam của trào lưu tư tưởng, tư sản từ bên ngoài làm xuất hiện phong trào giải phóng dân tộc theo khuynh hướng dân chủ tư sản.

* Tính chất của xã hội Việt Nam thời kì này là thuộc địa nửa phong kiến.

* Những mâu thuẫn cơ bản của xã hội Việt Nam thời kì này:

- Mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ phong kiến.

- Mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt nam với thực dân Pháp và bọn tay sai.

22 tháng 3 2021
a. Ý nghĩa về tự  nhiên

- Vị trí địa lí đã qui định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.

- Vị trí địa lí và lãnh thổ tạo nên sự phân hóa thiên nhiên, sự phong phú về tài nguyên sinh vật và khoáng sản.

- Có sự phân hoá da dạng về tự nhiên, phân hoá Bắc – Nam, Đông – Tây, theo độ cao.

- Khó khăn: Nằm trong vùng có nhiều thiên tai như bão, lũ lụt, hạn hán.

b. Ý nghĩa về kinh tế, văn hóa - xã  hội và quốc phòng

- Về kinh tế

+ Có nhiều thuận lợi để phát triển cả về giao thông đường bộ, đường biển, đường hàng không với các nước trên thế giới tạo điều kiện thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập với các nước trong khu vưc và trên thế giới.

+ Vùng biển rộng lớn, giàu có, phát triển các ngành kinh tế (khai thác, nuôi trồng, đánh bắt hải sản, giao thông biển, du lịch).

+ Khó khăn: Đương đầu với sự cạnh tranh.

- Về văn hoá – xã hội

+Thuận lợi nước ta chung sống hoà bình, hợp tác hữu nghị  và cùng phát triển với các nước láng giềng và các nước trong khu vực Đông Nam Á.

+ Nằm ở nơi giao thoa của các luồng di dân → thành phần dân tộc đa dạng.

+ Khó khăn: Vấn đề đoàn kết dân tộc.

- Về chính trị và quốc phòng: Nước ta có vị trí đặc biệt quan trọng ở trong khu vực Đông Nam Á. Biển Đông có ý nghĩa quan trọng trong công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế và bảo vệ đất nước.

22 tháng 12 2022

Việt Nam trong Chiến tranh thế giới thứ nhất là một giai đoạn ngắn trong lịch sử Việt Nam bắt đầu từ khi chiến tranh tg thứ nhất bùng nổ năm 1914 đến khi cuộc chiến này kết thúc vào năm 1918. Đối với phong trào giải phóng dân tộc tại Việt Nam, cuộc chiến này đánh dấu sự xuất hiện của một thế hệ những nhà lãnh đạo cách mạng Việt Nam với những tên tuổi nổi bật như Phan Văn Trường, Nguyễn Ái Quốc... Thế hệ này là gạch nối giữa những nhà yêu nước Việt Nam tiền bối như Phan Châu Trinh, Phan Bội Châu và những nhà hoạt động chính trị hiện đại xuất hiện trong thập niên 1920s.

22 tháng 5 2017

Đáp án A

Hậu quả nghiêm trọng nhất mà khủng hoảng kinh tế gây ra đối với xã hội Việt Nam là làm trầm trọng thêm tình trạng đói khổ của các tầng lớp nhân dân lao động. Nhiều công nhân bị sa thải, số người có việc làm thì đồng lương ít ỏi. Nông dân phải chịu cảnh thuế cao, vay nợ nặng lãi, nông phẩm làm ra phải bán với giá thấp. Ruộng đất bị địa chủ Pháp và người Việt chiếm đoạt. Nông dân ngày càng bị bần cùng hóa