K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 3 2018
Từ xưa, ông cha ta dã có nhiều tiến bộ trong tư tưởng giáo dục. Điều đó đã được thể hiện qua bài “Bàn luận về phép học” của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp. Trong bài tấu này, ông đã nêu lên một phương pháp học : “Học rộng rồi tóm lược lại cho gọn, theo điều học mà làm”. Đó là một phương pháp học tốt và rất hữu ích mà La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã đề ra. Tuy nhiên ngày nay, đa số các bạn học sinh vẫn chưa thể thực hiện đúng như lời dạy đó.
Như La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã dạy “Học rộng rồi tóm lược lại cho gọn”, có nghĩa là khi học thì chúng ta cần chủ động nắm bắt và biết tóm lược kiến thức lại cho mình. Những điều được ghi trong sách vở đều là những kiến thức cần thiết cho chúng ta nhưng không vì vậy mà ta lại cứ sử dụng và sao chép lại những kiến thức ấy một cách y nguyên mà không biết chọn ra những kiến thức trọng tâm nhất cho chính mình. Chỉ có nắm được kiến thức chính thì khi cần phải áp dụng vào thực tế ta chỉ cần liên hệ thêm với kiến thức mở rộng rồi áp dụng. Nhưng nếu chỉ học rộng mà không tóm lược lại cho gọn thì đến khi cần, ta lại không thể tìm ra được những nội dung cần thiết để đưa vào sử dụng trong từng trường hợp. Thật không may vì ngày nay, nhiều bạn học sinh vẫn có thói quen học tập như vậy, chỉ học một lúc hai ba kiến thức mà không biết cách tóm lược lại, để đến khi làm bài lại không chọn ra được kiến thức nào cần thiết để sử dụng rồi dẫn đến lạc đề hoặc không đi đúng vào trọng tâm bài tập. Thật là một lối học hết sức nguy hiểm!
Còn về phương pháp học “Theo điều học mà làm” của LaSơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, hay nói cách khác chính là “học đi đôi với hành” như ông bà ta khi xưa đã dạy. Tại sao vậy? Vì chỉ khi học rồi biết cách áp dụng vào thức tế thì ta mới có thể nhớ rõ, nhớ sâu những kiến thức mình đã được học. Các bạn thử nghĩ mà xem, nếu ta chỉ học suông qua sách vở mà không chịu chăm chỉ làm thêm bài tập thì liệu trong những kì thi, ta có biết cách giải quyết những thắc mắc trong đề bài, làm đúng bài tập một cashc suông sẻ? Thực tế đã chứng minh rằng, đa phần các bạn học sinh biết rõ được phương pháp học và vận dụng kiến thức thì sẽ tiếp thu được kiến thức lâu hơn là những bạn chỉ học qua sách vở mà không biết ứng dụng.
Mặc dù ngày nay đất nước ta đã tiến bộ, nền giáo dục đang ngày càng được nâng cao nhưng việc thực hiện đúng như lời dạy của LaSơn Phu Tử Nguyễn Thiếp thì có lẽ đó vẫn còn là một việc làm khó. Việc học chỉ để chạy theo bằng cấp đã khiến một số bạn học sinh không còn quan tâm đến việc học và tiếp thu kiến thức như thế nào là đúng đắn nhất. Việc thiếu điều kiện về kinh tế đã dẫn đến việc một số trường học vẫn chưa có đủ những thiết bị và dụng cụ dạy học cần thiết để các bạn học sinh có thể củng cố lại kiến thức cho chính mình, Hi vọng rằng trong một tương lai không xa, những hạn chế trong giáo dục bây giờ sẽ được giải quyết, để nước ta có thể hướng tới một nền giáo dục tân tiến nhất.
Tuy đã cách chúng ta một thời gian khá lâu nhưng những lời dạy của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đến nay vẫn còn rất cần thiết và tất cả chúng ta đều đang cố gắng để thực hiện đúng theo lời dạy đó. Có lẽ, phương pháp học tập đúng đắn và hết sức hữu ích của ông sẽ không chỉ tồn tại ở ngày nay mà là ngày mai và một tương lai xa nữa, để mang đến cho các bạn học sinh phương pháp học tập tốt nhất, giúp ích cho việc học của chính bản thân mình.
15 tháng 3 2018

tự làm hay mạng ạ

29 tháng 7 2021

Cái này làm thành đoạn văn hay gì đây em? Học lâu rồi nên chị quên mất văn bản rồi :)))

29 tháng 7 2021

không phải làm bằng đoạn văn đâu ạ

Viết đoạn văn cho thấy điểm tiến bộ và điểm cần bổ sung so với ngày nay trong quan điểm học tập của Nguyễn Thiếp ( Bàn luận về phép học sgk ngữ văn 8 tập 2 )HELP ME!Điểm tiến bộTư tưởng của Nguyễn Thiếp là nền tảng cho những quan điểm học đúng đắn ngày nay: học để làm người, học đi đôi với hành...Điểm cần bổ sungMục đích của việc không không chỉ là biết rõ đạo làm người, rèn...
Đọc tiếp

Viết đoạn văn cho thấy điểm tiến bộ và điểm cần bổ sung so với ngày nay trong quan điểm học tập của Nguyễn Thiếp ( Bàn luận về phép học sgk ngữ văn 8 tập 2 )

HELP ME!

Điểm tiến bộ
Tư tưởng của Nguyễn Thiếp là nền tảng cho những quan điểm học đúng đắn ngày nay: học để làm người, học đi đôi với hành...
Điểm cần bổ sung
Mục đích của việc không không chỉ là biết rõ đạo làm người, rèn luyện đạo đức mà còn phát triển năng lực trí tuệ, rèn kĩ năng sống, có thể chất khỏe mạnh...để con người phát triển toàn diện. Từ đó mới có thể sống có ích, đóng góp, xây dựng đất nước.

Gợi ý

* Giải thích thế nào là học đi đôi với hành
Thế nào là học? Thế nào là hành? => Học đi đôi với hành là gì?
* Tại sao học phải đi đôi với hành
- Nếu hành mà không học thì sao? -> Dẫn chứng
Nếu học mà không hành thì sao? -> Dẫn chứng
Học đi đôi với hành mang lại hiệu quả, tác dụng như thế nào? -> Lilě+ Dẫn chứng
* Làm thế nào để học đi đôi với hành có hiệu quả: đưa ra nhưng giải pháp, hành động cụ thể.
* Bàn luận mở rộng: phê phán lối học đối phó, học chay, học vẹt...
* Liên hệ bản thân.

0
3 tháng 3 2022

tham khảo :
 Trong cuộc sống tất cả mọi người đều mong muốn thành đạt, có vị trí trong xã hội, có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Để vươn tới được mục đích ấy, ai cũng phải học tập để có kiến thức sau đó vận dụng vào cuộc sống. Vì vậy mối quan hệ giữa học và hành vô cùng gắn bó. Tuy nhiên, để kết hợp một cáh hiệu quả, chúng ta cần bàn đôi điều.

Trong bài “Bàn luận về phép học”của La Sơn Phu Tử, tác giả đã chỉ rõhọc chân chính là học làm người, học từ dưới lên cao, từ ddể đến khó, hoạc để áp dụng vào cuộc sống, giúp cuộc sống nhân dân ấm no, hạnh phúc. Điều đó là rất đúng, vì vậy để học và hành có ý nghĩa, chúng ta thử bàn bạc nếu học mà không hành thì sao?
Nếu chỉ học vì mục đích lấy danh thơm để chứng tỏ với mọi người vậy ta có học chỉ uổng phí và mấy thời gian. Hoặc nhiều người đi học để lấy điểm, lấy bằng cấp, theo đuổi chức vụ là những người phục vụ cá nhân, ích kỉ mà không vận dụng kiến thức để làm sao cho có sản phẩm quả là đáng trách.
Hành mà không học đôi khi cũng có kết quả nhưng không chắc chắn, kết quả không cao bởi vì quá trình thực hiện công việc chưa có cơ hội kế thừa thế hệ trước bằng kinh nghiệm cũng như lý thuyết. Thậm chí hành mà kông học có thể dẫn đến thất bại, phá sản,….
Chính vì những vấn đề đã nêy ra ở phần trên, học không hành là vô ích, hành không học thì không có hiệu quả. Vì vậy, chúng ta phải kết hợp học đi đôi với hành. Sự kết hợp này chắc chắn đạt được kết quả cao. Sau khi nghiên cứu, tìm hiểu lý thuyết, chúng ta vận dụng ngày vào thực tế sẽ có kinh nghiệm để sáng tạo, sửa đổi cho phù hợp, từ đó chúng ta sẻ rút ra được không ít những kinh nghiệm đẻ sáng tạo, sửa đổi cho phù hợp thì tiến độ làm vào sản phẩm sẽ nhanh, hiệu quả, có giá trị kinh tế.
Vậy mỗi chúng ta hãy hiệu và thực hiện 2 yếu tố học và hành sẽ góp phần tạo ra của cải vật chất để xây dựng dất nước. Từ đó đưa dân tộc vượt đói, vượt nghèo, đứng ngang bằng với các nước trên thế giới vì trong quá trình học chúng ta đã tiếp thu được những kiến thức, văn minh của nhân loại. Từ đó ta hãy hiểu lối học chân chính của La Sơn Phu Tử, nếu học không chân chính sẽ dẫn đến mất nước quả là rất đúng.
Riêng em, em sẽ vận dụng vào việc học và hành để có kiến thức trở thành một người công dân có đạo đức, hoàn thành trọng trách mà nhà nước giao phó cho mình.

Tham khảo :

 Trong cuộc sống tất cả mọi người đều mong muốn thành đạt, có vị trí trong xã hội, có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Để vươn tới được mục đích ấy, ai cũng phải học tập để có kiến thức sau đó vận dụng vào cuộc sống. Vì vậy mối quan hệ giữa học và hành vô cùng gắn bó. Tuy nhiên, để kết hợp một cáh hiệu quả, chúng ta cần bàn đôi điều.

Trong bài “Bàn luận về phép học”của La Sơn Phu Tử, tác giả đã chỉ rõhọc chân chính là học làm người, học từ dưới lên cao, từ ddể đến khó, hoạc để áp dụng vào cuộc sống, giúp cuộc sống nhân dân ấm no, hạnh phúc. Điều đó là rất đúng, vì vậy để học và hành có ý nghĩa, chúng ta thử bàn bạc nếu học mà không hành thì sao?
Nếu chỉ học vì mục đích lấy danh thơm để chứng tỏ với mọi người vậy ta có học chỉ uổng phí và mấy thời gian. Hoặc nhiều người đi học để lấy điểm, lấy bằng cấp, theo đuổi chức vụ là những người phục vụ cá nhân, ích kỉ mà không vận dụng kiến thức để làm sao cho có sản phẩm quả là đáng trách.
Hành mà không học đôi khi cũng có kết quả nhưng không chắc chắn, kết quả không cao bởi vì quá trình thực hiện công việc chưa có cơ hội kế thừa thế hệ trước bằng kinh nghiệm cũng như lý thuyết. Thậm chí hành mà kông học có thể dẫn đến thất bại, phá sản,….
Chính vì những vấn đề đã nêy ra ở phần trên, học không hành là vô ích, hành không học thì không có hiệu quả. Vì vậy, chúng ta phải kết hợp học đi đôi với hành. Sự kết hợp này chắc chắn đạt được kết quả cao. Sau khi nghiên cứu, tìm hiểu lý thuyết, chúng ta vận dụng ngày vào thực tế sẽ có kinh nghiệm để sáng tạo, sửa đổi cho phù hợp, từ đó chúng ta sẻ rút ra được không ít những kinh nghiệm đẻ sáng tạo, sửa đổi cho phù hợp thì tiến độ làm vào sản phẩm sẽ nhanh, hiệu quả, có giá trị kinh tế.
Vậy mỗi chúng ta hãy hiệu và thực hiện 2 yếu tố học và hành sẽ góp phần tạo ra của cải vật chất để xây dựng dất nước. Từ đó đưa dân tộc vượt đói, vượt nghèo, đứng ngang bằng với các nước trên thế giới vì trong quá trình học chúng ta đã tiếp thu được những kiến thức, văn minh của nhân loại. Từ đó ta hãy hiểu lối học chân chính của La Sơn Phu Tử, nếu học không chân chính sẽ dẫn đến mất nước quả là rất đúng.
Riêng em, em sẽ vận dụng vào việc học và hành để có kiến thức trở thành một người công dân có đạo đức, hoàn thành trọng trách mà nhà nước giao phó cho mình.

29 tháng 2 2020

Từ xưa, ông cha ta dã có nhiều tiến bộ trong tư tưởng giáo dục. Điều đó đã được thể hiện qua bài “Bàn luận về phép học” của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp. Trong bài tấu này, ông đã nêu lên một phương pháp học : “Học rộng rồi tóm lược lại cho gọn, theo điều học mà làm”. Đó là một phương pháp học tốt và rất hữu ích mà La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã đề ra. Tuy nhiên ngày nay, đa số các bạn học sinh vẫn chưa thể thực hiện đúng như lời dạy đó.
Như La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã dạy “Học rộng rồi tóm lược lại cho gọn”, có nghĩa là khi học thì chúng ta cần chủ động nắm bắt và biết tóm lược kiến thức lại cho mình. Những điều được ghi trong sách vở đều là những kiến thức cần thiết cho chúng ta nhưng không vì vậy mà ta lại cứ sử dụng và sao chép lại những kiến thức ấy một cách y nguyên mà không biết chọn ra những kiến thức trọng tâm nhất cho chính mình. Chỉ có nắm được kiến thức chính thì khi cần phải áp dụng vào thực tế ta chỉ cần liên hệ thêm với kiến thức mở rộng rồi áp dụng. Nhưng nếu chỉ học rộng mà không tóm lược lại cho gọn thì đến khi cần, ta lại không thể tìm ra được những nội dung cần thiết để đưa vào sử dụng trong từng trường hợp. Thật không may vì ngày nay, nhiều bạn học sinh vẫn có thói quen học tập như vậy, chỉ học một lúc hai ba kiến thức mà không biết cách tóm lược lại, để đến khi làm bài lại không chọn ra được kiến thức nào cần thiết để sử dụng rồi dẫn đến lạc đề hoặc không đi đúng vào trọng tâm bài tập. Thật là một lối học hết sức nguy hiểm!
Còn về phương pháp học “Theo điều học mà làm” của LaSơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, hay nói cách khác chính là “học đi đôi với hành” như ông bà ta khi xưa đã dạy. Tại sao vậy? Vì chỉ khi học rồi biết cách áp dụng vào thức tế thì ta mới có thể nhớ rõ, nhớ sâu những kiến thức mình đã được học. Các bạn thử nghĩ mà xem, nếu ta chỉ học suông qua sách vở mà không chịu chăm chỉ làm thêm bài tập thì liệu trong những kì thi, ta có biết cách giải quyết những thắc mắc trong đề bài, làm đúng bài tập một cashc suông sẻ? Thực tế đã chứng minh rằng, đa phần các bạn học sinh biết rõ được phương pháp học và vận dụng kiến thức thì sẽ tiếp thu được kiến thức lâu hơn là những bạn chỉ học qua sách vở mà không biết ứng dụng.
Mặc dù ngày nay đất nước ta đã tiến bộ, nền giáo dục đang ngày càng được nâng cao nhưng việc thực hiện đúng như lời dạy của LaSơn Phu Tử Nguyễn Thiếp thì có lẽ đó vẫn còn là một việc làm khó. Việc học chỉ để chạy theo bằng cấp đã khiến một số bạn học sinh không còn quan tâm đến việc học và tiếp thu kiến thức như thế nào là đúng đắn nhất. Việc thiếu điều kiện về kinh tế đã dẫn đến việc một số trường học vẫn chưa có đủ những thiết bị và dụng cụ dạy học cần thiết để các bạn học sinh có thể củng cố lại kiến thức cho chính mình, Hi vọng rằng trong một tương lai không xa, những hạn chế trong giáo dục bây giờ sẽ được giải quyết, để nước ta có thể hướng tới một nền giáo dục tân tiến nhất.
Tuy đã cách chúng ta một thời gian khá lâu nhưng những lời dạy của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đến nay vẫn còn rất cần thiết và tất cả chúng ta đều đang cố gắng để thực hiện đúng theo lời dạy đó. Có lẽ, phương pháp học tập đúng đắn và hết sức hữu ích của ông sẽ không chỉ tồn tại ở ngày nay mà là ngày mai và một tương lai xa nữa, để mang đến cho các bạn học sinh phương pháp học tập tốt nhất, giúp ích cho việc học của chính bản thân mình.

29 tháng 2 2020

ko có gì nhoa

theo dõi mk nhé

25 tháng 3 2017

1.MB:-dẫn dắt vấn đề

-nêu vấn đề nghị luận: học và hành có mối quan hệ mật thiết gắn bó với nhau không thể tách rời

2.TB:

LUẬN ĐIỂM 1:tốm được nội dung của văn bản:trong văn bản Nguyễn thiếp đã chỉ ra mục đích chân chính của việc học.Học để làm người từ đó ông phê phán nghiêm khắc lối học hình thức hòng cầu danh lợi bởi nó gây ra tác hại vô cùng to lớn với gia đình và xã hội.Đồng thời ông đưa ra phương pháp học đúng đắn lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc sau đó tuần tự tiến lên học rộng rồi tóm gọn theo điều học mà làm.Có như vậy thì mới có người tài,đất nước thịnh trị.

LUẬN ĐIỂM 2:giải thích khái niệm học và hành

-học được hiểu là quá trình tiếp thu kiến thức và biến những kiến thức ấy thành của mình.Ngày nay việc học không chỉ đơn thuần thông qua sự chỉ dẫn của thầy cô,qua sách vở mà còn qua sự truyền dạy king nghiệm của người lớn ,qua trao đổi với bạn bè hoặc tự tìm hiểu.

-hành là thực hành ứng dụng vào thực tế

=>thục chất của việc học và hành là sự kết hợp giữa lí thuyết và thực tiễn chúng ta rút ra ưu khuyết điểm bổ sung cho lí thuyết.Đó là 2 mặt của 1 quá trình thồng nhất nó không hề tách rời mà gắn bó với nhau 1 cách chặt chẽ tác động qua lại với nhau.

LUẬN ĐIỂM 3:tại sao học lại đi đôi với hành

Luận cứ 1:có thể nói trong quá trình học tập kết hợp giữa học với hành là một phương pháp đúng đắnbởi việc thực hành có tác dụng củng cố kiến thức khắc sâu những điều đã học(dẫn chứng)

Luận cứ 2:tuy nhiên việc thực hành cũng rất cần tới lý thuyết.thực hành muốn thành công thì cần vai trò khơi gợi dẫn dắt bởi những kiến thức đã học luôn có vai trò định hướng dẫn dắt khơi gợi cho thực hành

LUẬN ĐIỂM 3:VẬY muốn kết hợp giữa học và hành chúng ta cần phải làm gì

-xác định dược mục đích học tập

LUẬN ĐIỂM 4 LÀ HỌC SINH CHÚNG TA CẦN LÀM GÌ

3.KB;-KHẲNG ĐỊNH LẠI VẤN ĐỀ

-BÀI HỌC CHO BẢN THÂN

18 tháng 5 2021

Tham khảo nha em:

Văn bản “Bàn luận về phép học” của Nguyễn Thiếp đã gợi cho em những suy nghĩ sâu sắc về mục đích của việc học chân chính. Học có thể được định nghĩa là việc tiếp thu kiến thức từ bạn bè, thầy cô, từ kinh nghiệm và từ cuộc sống. Kiến thức ấy không chỉ đơn giản là tri thức, là lý thuyết mà còn có cả kĩ năng sống, đạo đức, cách đối nhân xử thế. Như vậy, suy cho cùng mục đích chân chính của việc học là học để làm người, học đạo đức, các đối nhân xử thế giữa con người với con người trong cuộc sống hàng ngày. Bởi lẽ để sống, con người không chỉ hoàn toàn dựa vào lý thuyết mà când có cả kĩ năng sống, khả năng sinh tồn. Và để sống một cách có ý nghĩa thì con người phải có đạo đức, biết cách ứng xử. Và đó mới chính là việc học thực sự, học với một mục đích chân chính. Học để có những công cụ để áp dụng vào đời sống. Vậy nên hãy mở rộng tầm mắt của mình, học hỏi tất cả những điều xung quanh, không chỉ đơn giản là học lý thuyết.