mieu ta chu be luom theo tri tuong tuongcua em trong do co su dung mot hinh anh o san va 3 tu lay.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
-Từ tượng hình là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật.
-Từ tượng thanh là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người.
-Tác dụng là gợi được hình ảnh âm thanh cụ thể, sinh động, có giá trị biểu cảm cao trong văn miêu tả và tự sự.
- Từ tượng hình là từ miêu tả trạng thái tính chất của sự vật, sự việc nó giúp cho người đọc hiểu được nội dung va tính chất của hoạt động đó..
- Từ tượng thanh là từ miêu tả về âm thanh cũng cho biết trạng thái của sự vật…
Trần Đức Phát
Ngày chiến tranh chống giặc Pháp bắt đầu, Lượm vào Huế và tình cờ gặp được người chú của mình. Tuy chỉ mới mười. mười một tuổi nhưng cậu đã xin được theo các chú bộ đội đi làm nhiệm vụ liên lạc và đã được các chú đồng ý. Lượm có vóc người nhỏ nhắn gầy gò nhưng lại dẻo dai, linh hoạt. Nhiệm vụ đi liên lạc là 1 nhiệm vụ nguy hiểm nhưng Lượm lúc nào cũng giữ được vẻ hồn nhiên yêu đời. Lượm mặc bộ đồ đội viên đã sờn cũ, bám bẩn bao nhiêu là khói bom, bụi đường.Thế giới thần tiên trong trí tưởng tượng của trẻ em Việt Nam là một thế giới đầy màu sắc. Ở nơi thiên đường đó có cô Tấm dịu hiền, có anh Khoai chăm chỉ, cần cù và chàng Thạch Sanh khoẻ mạnh, dũng cảm. Nhưng người mà những đứa trẻ chúng tôi thích nhất lại là ông Tiên – cụ già tốt bụng, luôn mang đến những điều ước màu nhiệm.
Trong trí tưởng tượng của tôi, ông tiên chắc cũng chẳng khác gì ông nội là mấy. Ông cũng có mái tóc trắng, búi củ tôi như các cụ ngày xưa. Ông có đôi mắt to, tròn nhìn hết cả thế gian xem ai khó khăn, đau khổ thì giúp đỡ. Đôi mắt ấy rất hiền hậu, nhân từ như chính con người ông. Ông tôi ngày xưa có chùm râu dài đến rốn, bạc trắng nên tôi nghĩ bụt cũng vậy thôi. Da dẻ bụt hồng hào, trắng trẻo vì ăn nhiều đào tiên trên thiên đình. Ông tiên hay đi giúp đỡ người khác. Mỗi lần ông xuất hiện là lại có những đám khói trắng xoá ở đâu hiện ra mà chúng tôi thường gọi là "cân đẩu vân" của ông. Xung quanh ông tiên, những luồng ánh sáng có thể soi sáng cả thế gian. Ông thường mặc bộ quần áo màu vàng, đôi guốc mộc trông giản dị và gần gũi như ông mình. Giọng nói của ông ấm áp và ôn tổn xoa dịu hết mọi nỗi đau. Nhưng điều làm tôi yêu ông nhất chính là tấm lòng của ông. "Ông tiên tốt bụng", "cụ già mang đến nhiều điều ước" là những cái tên mà tôi đặt cho ông. Ông tiên giúp đỡ chị Tấm gặp được nhà Vua. Khi chị Tấm không có quần áo đi dự hội, ông đã hoá phép biến đống xương cá ở bốn chân giường thành bộ quần áo đẹp, thành đôi hài đỏ dễ thương và thành con ngựa hồng để chị Tấm đi dự hội. Ông tiên đã dạy cho anh Khoai hai câu thần chú để trị tội tên địa chủ và cưới được con gái hắn. Trong câu chuyện cổ tích “Bông cúc trắng” ông tiên đã chỉ đường cho cô bé hái được hoa cúc mang về chữa bệnh cho mẹ. Ông còn đến tận nhà khám bệnh, chữa trị cho mẹ cô bé hiếu thảo kia… Vậy đấy! Với cây phất trần trong tay ông đã đi khắp mọi nơi, gặp đủ hạng người, tốt có, xấu có. Nhưng chỉ những người tốt, những đứa bé ngoan ngoãn, học giỏi và hiếu thảo mới gặp được ông tiên, được ông giúp đỡ và cho điều ước. Còn những đứa trẻ hư, những người xấu sẽ phải chịu hình phạt thích đáng.
Tôi yêu ông tiên lắm. Tôi coi ông như ông ruột của mình ấy. Đã mấy nghìn năm nay, ông đi đủ mọi miền, giúp đỡ bao người. Từ hồi còn nằm nôi, tôi đã được các bà các mẹ kể về ông tiên. Đến trong mơ, tôi cũng nhìn thấy những việc mà ông đã làm để giúp đỡ bà con nghèo, người gặp hoạn nạn. Tôi không phải là một đứa trẻ ngoan. Đôi lúc tôi còn lười biếng và cãi lại mẹ nhưng tôi sẽ sửa chữa, tôi sẽ cố gắng chăm học hơn, ngoan ngoãn hơn để một lần được nhìn thấy ông tiên – cụ già tốt bụng và nhân hậu của tôi.
Tuổi thơ con người khi xưa ai cũng được bao bọc giữa những ước mơ viễn vong. Em cũng vậy ! Một thời thơ ấu xưa kia đã từng ước mình là cô Tấm hiền dịu được kết hôn với nhà vua, hay một cô tiên hay cả chàng Khoai thật thà đọc " Khắc nhập " " khắc xuất " cũng có thể trừng trị kẻ xấu.Những người đó lúc nào cũng nổi tiếng, ai cũng mến mộ.Không hiểu sao bây giờ em lại quý ông Bụt hơn, không hiểu sao nữa. Có lẽ truyện nào cũng có Bụt nên em cũng quen và thân với Bụt hơn
" Bụt thật tuyệt ! " Em bất ngờ thốt lên khi vừa kiếm được câu truyện Cây tre trăm đốt hồi nhỏ để đâu mất. Mê đọc quá tới nỗi đến giờ ngủ rồi mà vẫn bắc đèn vào giường, vừa nằm vừa đọc. Đang đọc mê man rồi không hiểu sao mắt em mờ dần, rồi đến thế giới thần tiên lúc nào không hay. Thế giới thần tiên rất huyền ảo, không bờ, thế giới vô tận.Xung quanh sương mù bao phủ, mờ ảo đơn điệu nhưng giữa cái đơn điệu ấy hiện ra là chiếc cầu vồng lấp lánh bảy sắc, và các thần tiên mỗi sắc lấp lánh xinh đẹp khác nhau đang bàn tán gì đó. Hình như sắp có cuộc họp lớn của vua mặt trời, cai quản cả dãy ngân hà nên ai cũng mặc đẹp và không dám lơ là. Lúc này, trang phục của em cũng thật là đẹp : Chiếc đầm hồng lấp lánh ánh của những ngôi sao dính trên cùng đôi giày dính sao. Sau lưng em cũng có cánh bằng lông vũ tuyệt đẹp, phất cánh nhè nhẹ lấp lánh. Trông em cũng xinh xắn như tiên thật sự vậy.
Cuộc họp bắt đầu. Mặt trời dần dần ló ra, ánh sáng ngài gọi dậy cả thế giới, cả dãy ngân hà sau màn đêm yên tĩnh. Các nàng tiên xì xào, rằng mình đẹp nhất, chắc mình sẽ được phong chức cao hay có phép thuật mạnh hơn gì đó.
Mặt trời cất giọng nói :
- Hôm nay ta tuyên dương Bụt đầu tiên.Bụt là tiên có số tuổi lớn nhất trong các tiên. Bụt giúp đỡ rất nhiều người nhưng Bụt vẫn không cao chức hơn các tiên khác vì từ đó ta muốn cho Bụt lên chức cao hơn nhưng Bụt cũng từ chối, hôm nay ta vẫn muốn phân Bụt lên chức Cận thần của ta...
Nghe tới đây, em nhìn sang Bụt. Bụt có dáng cao, lịch lãm, trông hiền từ như ông nội em đã mất vậy. Bụt hợp với bộ quần áo trắng đơn điệu cùng đôi ruốc gỗ cổ xưa nhưng cũng thấy được rõ ràng cái chất lịch lãm của Bụt. Chòm râu dài bạc phơ, da dẻ hồng hào, đôi mắt hiền từ nhưng sâu thẳm những vết chân chim. Bây giờ, Bụt đang ngồi một cách chăm chú nghiêm túc nghe họp, không xì xào nói xấu khi vua họp.
Cuộc họp kết thúc.Em đến chỗ của Bụt bằng đôi cánh lông vũ của mình. Thấy em, Bụt cất lời từ tốn :
- Có chuyện gì vậy, nàng tiên mới đến ?
Em trả lời :
- Dạ, tại sao bụt giúp nhiều người như vậy mà Bụt lại không cần công lao khen thưởng xứng đáng với mình vậy ?
Bụt nói :
- Thật ra, ta giúp người không phải vì công lao mà được khen thưởng, mà ta giúp người dùng để tích công đức và ta cũng dành lòng tốt của mình cho họ. Lòng tốt của người cũng như tiên, không thể dùng tiền hay gì có thể mua được ! Đó là tự bản thân ta có một lòng nhân hậu, lòng yêu quý con người.
- Vậy là em hiểu rồi ! Em không cần phải dùng tiền thật lớn để cứu người vùng sâu vùng xa để mọi người ghi nhớ công của mình. Em chỉ cần dùng số tiền mà em có thật sự, dù là bao nhiêu, chỉ cần thật lòng cũng là một công đức, đúng không ?
- Đúng rồi, ngoan lắm !
Em đang tính hỏi Bụt câu nữa đột nhiên cái đèn pin để trong giường rơi xuống đầu em và làm em tỉnh giấc. À, thì ra đó là một giấc mơ. Giấc mơ đẹp ghê ! Sau giấc mơ đó, em ngày càng yêu quý Bụt hơn, vì tình người của Bụt.
Đặt câu với thán từ:
- Này! Nhìn đi.
- Ê! Ra đây tớ bảo.
- A! Cái váy đẹp quá!
+ Truyện cô bé bán diêm của nhà văn An-đéc-sen như dấy lên hồi chuông cảnh tỉnh cho loài người về thái độ sống thờ ơ, lạnh nhạt. Qua phần cuối chuyện, ta càng thấy rõ điều đó. Sáng mồng một đầu năm, tuyết trắng vẫn phủ dày lên thị trấn ấy, nhưng mặt trời đã lên, trong trẻo, chói lòa trên nền trời u ám, đượm buồn. Và đó cũng là lúc người người ta phát hiện thi thể một em bé đã chết trong đêm với đôi má hồng, nụ cười vẫn còn chưa tắt trên môi.
Em tham khảo (Lần sau em viết rõ đề ra nhé!)
Hôm đấy là một ngày lặng gió, dòng xe qua lại tấp nập trên đường,tôi vừa tạm biệt bạn để quay về ngôi nhà thân thuộc. khi rẽ qua đường lớn chuẩn bị sang đường ánh mắt tôi dừng lại trước dáng người gầy gò của bà cụ. Ôi!(Thán từ) Trông bà đã già , làn da nhăn nheo chai sần của bà trông quen thuộc làm sao, hai tay bà cầm hai giỏ đồ trông rất nặng. Ánh mắt lo sợ của bà nhìn dòng xe qua lại , khi tôi bước lại gần những sợi tóc bạc chủa bà lại dần hiện rõ hơn , khi đèn chuyển màu đỏ đôi mắt bà dáo dát tìm người giúp đỡ. Lúc ấy chân tôi như vô thức bước đến bên bà nở nụ cười thân thiện và nói " Cháu giúp bà sang đường nhé!(TT từ)". Bà gật đầu nhìn tôi với một ánh mắt hoài nghi . Khi tôi giúp bà sang đường gương mặt bà nhẹ nhõm hơn như trút được sự băn khoăn trong lòng . Bà cười và cảm ơn tôi tay bà đưa tôi một quả táo tôi nhận lấy và cuối đầu tạm biệt bà . Khi bóng bà dần khuất sau những hàng cây lòng tôi chợt vui sướng vô cùng. Tôi còn rút ra 1 cảm nhận xã hội thực tại bây giờ thật vô tâm và lạnh nhạt , nó đã phần nào thúc đẩy tôi giúp đỡ nhiều người hơn.
Văn bản "Sông nước Cà Mau" đã được tác giả miêu tả hết sức phong phú,độc đáo.Ngỗi trên thuyền,tác giả theo con sông xuôi về Cà Mau-nơi tận cùng của tổ quốc.Vì ngồi trên thuyền,tác giả có thể dễ dàng quan sát mọi cảnh vật xung quanh-Trên thì trời xanh,dưới thì nước xanh,xung quanh mình chỉ toàn một sắc xanh cây lá.Tác giả đã quan sát sông nước Cà Mau bằng rất nhiều giác quan,để cho thấy được tình yêu vùng bờ bãi Cà Mau của tác giả.Nhà văn không ngừng sử dụng những biện pháp nghệ thuật so sánh,điệp từ,...để cho chúng ta cảm nhận được những vẻ đẹp tuyệt diệu mà hoang sơ,kì bí của Cà Mau,khơi dậy lòng yêu mũi đất tận cùng cảu tổ quốc này.
Trước cửa nhà em có một cây bàng. Mẹ em nói từ khi em sinh ra thì cây bàng này đã có từ lâu lắm rồi. Bởi vậy, cây bàng đã gắn bó với tuổi thơ của em, với những kỉ niệm vui buồn thuở bé.Cây bàng này lớn lắm, tán lá của nó xòe rộng ra như một chiếc ô khổng lồ. Mỗi lần đi học về, chỉ cần nhìn từ xa, thấy mái nhà đỏ có tán lá xanh xanh cao lớn là em đã biết ngay đó là ngôi nhà thân thương của mình. Mỗi mùa hè đến, dưới tán lá xanh mướt ấy là một không gian rộng lớn râm mát. Em rất thích được ngồi dưới tán cây, lắng nghe tiếng chim hót hòa cùng tiếng ve kêu râm ran, hưởng thụ bóng mát từ những chiếc lá trên chiếc ghế mây của mình.Mùa hè qua đi, thu đến, qua những tháng ngày mùa thu với cơn gió heo may, lá bàng dần chuyển sang màu đỏ trong cái giá lạnh của mùa đông. Căn nhà nhỏ của em rực một màu đỏ bắt mắt giữa phố phường rộng lớn. Từng chiếc lá đỏ nhẹ nhàng đáp xuống mặt đất mỗi khi nàng gió lướt qua. Và rồi, khi xuân đến, những cành cây khẳng khiu được tiếp thêm nhựa sống mà chầm chậm nhú ra những mầm non, chồi lá nhỏ xinh.Thân cây xù xì nhờ có sức sống mãnh liệt tươi trẻ được những chiếc rễ cần mẫn mỗi ngày tìm kiếm mà luôn vững chắc, dẫu nắng, dẫu mưa gió bão bùng ra sao, cây vẫn lặng yên đứng đó, kiên trì và bền bỉ. Những vết hằn của thời gian hiện rõ trên thân cây, như một lời minh chứng cho sự tồn tại lâu năm của nó.Những ngày còn bé, em còn hay dùng gậy chọc lên tán lá, để cùng đám trẻ hàng xóm xung quanh hứng lấy những trái bàng vàng tươi, tranh nhau cắn thử một miếng rồi lại le lưỡi vì chát. Những đồng tiền trái bàng được dùng trong trò chơi đồ hàng, tiếng cười nói vui vẻ vang đi thật xa, thật xa.Phía dưới gốc cây, em đã trồng những cây cỏ cảnh rất đẹp, cả những bông hoa đủ màu sắc, chúng tô điểm cho nhau, tạo nên một bức tranh tự nhiên tươi đẹp thích mắt. Mỗi ngày, em đều chăm chỉ tưới nước cho cây. Em mong cây vẫn sẽ luôn tươi xanh và ngày càng cao lớn hơn nữa.Em rất yêu cây bàng này. Dẫu có đi xa, nó vẫn luôn hiện hữu trong trái tim em, như là một biểu tượng, một dấu hiệu để nhận ra mái ấm thân yêu.
Bổ sung vế ''hình ảnh chú bé lượm''
Đối với lứa tuổi học sinh chúng ta thì chắc hẳn không ai không biết đến bà thơ Lượm do Tố Hữu – nhà thơ cách mạng biểu của Việt Nam sáng tác. Bài thơ đã để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc hình ảnh Lượm, một cậu bé thiếu nhi hy sinh vì nhiệm vụ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Cậu bé dường như rất vui thích và rất tự hào khi mình đã được phục vụ kháng chiến khi chỉ là một cậu bé rất nhỏ. Chẳng thế mà nhìn cậu lúc này xem cậu đi thoăn thoắt cái đầu cậu lại nghênh nghênh với chiếc mũ ca nô đặc trưng của các chiến sĩ liên lạc nhưng lại được chú đội lệch sang hắn một bên thể hiện Lượm là một cậu bé rất tinh nghịch và rất trẻ trung, yêu đời. Đến những câu thơ cuối, vẫn hình ảnh vô tư hồn nhiên ấy, nhưng Lượm lại hiện lên như những người chiến sĩ giải phóng quân thực thụ, dù mưa bom bão đạn xung quanh, cái chết rình rập nhưng cậu bé không hề sợ hãi. Trước nhu cầu truyền thông tin “thượng khẩn”, lòng yêu tổ quốc giúp cậu vượt lên mọi nỗi lo sợ, kể cả an toàn mạng sống “Sợ chi hiểm nghèo”. Lượm đã hi sinh anh dũng khi đang làm nhiệm vụ trong cảnh mưa bom bão đạn, cậu đã hi sinh trên đất mẹ quê hương – 1 sự hi sinh thiêng liêng cao cả, một tấm gương sáng mà thế hệ chúng ta phải noi theo.
Bỗng lòe chớp đỏ
Thôi rồi Lượm ơi!
Chú đồng chí nhỏ
Một dòng máu tươi!
Lượm đã hy sinh anh dũng như một chiến sĩ thực thụ ở trên, nhà thơ còn gọi em bằng cháu, và ở đây khi kể lại cảnh Lượm hy sinh. Tố Hữu đã gọi chú bàng những lời xưng hô trang trọng: Chú đồng chí nhỏ và có tới hai lần gọi như thế. Việc làm của em, sự hy sinh cao đẹp của em khiến em xứng đáng được nhà thơ gọi như thế. Phải chăng đó là lòng cảm phục của một cán bộ cách mạng đối với một em thiếu nhi anh hùng.
Nhưng rồi cuối cùng, tình cảm công dân ấy lại quay về tình chú - cháu. Nhà thơ lại gọi Lượm bằng tiếng cháu thân thương khi miêu tả cái chết đẹp đẽ cua em giữa đồng lúa quê hương:
Cháu nằm trên lúa
Tay nắm chặt bông
Lúa thơm mùi sữa
Hồn bay giữa đồng...
Cánh đồng quê hương như vòng nôi, như vòng tay của mẹ, ấm êm dịu dàng đón em vào lòng. Em chết mà tay vẫn nắm chặt bông lúa, quê hương và hương lúa vẫn bao bọc quanh em như ru em vào giấc ngủ đẹp của tuổi thơ anh hùng. Em chết mà hồn bay giữa đồng, vừa thiêng liêng vừa gần gũi biết bao! Không yêu mến, xót thương, cảm phục Lượm thì không thể miêu tả một cái chết hồn nhiên và lãng mạn đến như thế! Đó là cái chết của những thiên thần nhỏ bé. Thiên thần nhỏ bé ấy đã bay đi để lại bao tiếc thương cho chúng ta, như Tố Hữu đã nghẹn ngào, đau xót gọi em lần thứ ba bằng một câu thơ day dứt:
Lượm ơi còn không?
Câu thơ đứng riêng thành một khổ thơ, như một câu hỏi xoáy sâu vào lòng người đọc. Nếu không có cái tình với Lượm thì nhà thơ làm sao lại day dứt thế được!
Ngày chiến tranh chống giặc Pháp bắt đầu, Lượm vào Huế và tình cờ gặp được người chú của mình. Tuy chỉ mới mười. mười một tuổi nhưng cậu đã xin được theo các chú bộ đội đi làm nhiệm vụ liên lạc và đã được các chú đồng ý. Lượm có vóc người nhỏ nhắn gầy gò nhưng lại dẻo dai, linh hoạt. Nhiệm vụ đi liên lạc là 1 nhiệm vụ nguy hiểm nhưng Lượm lúc nào cũng giữ được vẻ hồn nhiên yêu đời. Lượm mặc bộ đồ đội viên đã sờn cũ, bám bẩn bao nhiêu là khói bom, bụi đường.
Chiếc túi xắc Lượm đeo trên vai lúc nào cũng phồng lên vì đựng nhiều giấy tờ thư từ quan trọng. Chiếc mũ ca-lô được Lượm đội lệch sang một bên trông rất đáng yêu nhưng đồng thời cũng tôn thêm vẻ chững chạc cho cậu. Làn da của Lượm ngăm đen bởi những ngày chạy giữa trời nắng, vượt qua bao nhiêu mặt trận khói đạn mịt mù để giao những bức thư quan trọng cho đồng chí ta. Bởi thế, mái tóc đen của Lượm giờ đây cũng cháy vàng đi. Lượm có đôi mắt to, đen láy với ánh nhìn hồn nhiên, trong sáng nhưng cũng không kém phần thẳng thắn, chững chạc. Mỗi khi cười, đôi mắt ấy híp lại làm vẻ lạc quan, yêu đời của Lượm càng hiện thêm rõ. Lượm có đôi má gầy gò, lại đỏ lên như trái bồ quân mỗi khi cậu cười. Nụ cười của Lượm rất tươi khoe ra hàm răng đã bị súng, bị sâu vài chỗ. Và hình như lúc nào nụ cười đó cũng hiện diện trên môi Lượm.
Khi khoe với chú mình về cuộc sống, công việc của mình ở Đồn Mang Cá, niềm vui thể hiện rõ qua giọng nói khỏe khoắn, hăng hái và đầy sức sống của Lượm.Cậu bé liên lạc nhỏ tuổi hạnh phúc khi được góp phần vào cuộc kháng chiến giành lại Tổ quốc. Thỉnh thoảng, những lúc rảnh rỗi, Lượm thường nhảy chân sáo trên cánh đồng vàng quen thuộc gần Đồn và huýt vang bài hát mà mẹ cậu đã hát ru cậu ngày nào. Lượm muốn được sống ở Đồn Mang Cá hơn là sống ở nhà dù cuộc sống có khắc nghiệt đến đâu. Hằng ngày, Lượm làm nhiệm vụ đi liên lạc. Cậu nhanh tay xắp xếp thư từ, giấy tờ vào chiếc túi xắc của mình sao cho thật ngăn nắp, gọn gàng rồi lại tất bật lên đường đi giao liên. Không sợ bom, khói, Lượm chạy qua mặt trận dưới làn mưa đạn. Trông Lượm thật anh dũng. .
Khuôn mặt không một chút sợ sệt.Đôi chân hoạt động nhanh nhẹn không ngừng nghỉ, luồn lách qua những chỗ nguy hiểm. Lượm cẩn thận không để cho thư từ quan trọng không rơi ra khỏi cái túi xắc. Thỉnh thoảng, khi đến vùng an toàn, Lượm dừng lại nghỉ chân một lúc. Cậu cẩn thận kiểm tra lại giấy tờ rồi tiếp tục lên đường. Khi băng qua cánh đồng lúa,dù Lượm đang tập trung vào nhiệm vụ nguy hiểm nhưng trông cậu như trở lại vẻ hồn nhiên ngày nào. Cảnh thiên nhiên miền quê thanh bình càng làm người ta nhớ lại cậu bé Lượm lạc quan vui vẻ dạo chơi trên cánh đồng lúa chín ngày nào.
Thế rồi một tiếng súng nổ vang vọng cả trời đất. Lượm ngã xuống trên cánh đồng lúa. Dù đã ra đi nhưng hình ảnh cậu nằm trên thảm lúa,tay nắm chặt bông trông thanh thản như đang ngủ. Gió thổi nhè nhẹ làm đồng lúa gợn sóng, vang lên những âm thanh xào xạc như bài ca ru Lượm vào giấc ngủ. Thiên nhiên nhẹ nhàng mở rộng vòng tay ôm Lượm vào lòng. Lượm đã mãi mãi ra đi.
Dù dã hy sinh khi đang làm nhiệm vụ nhưng hình ảnh cậu bé Lượm hồn nhiên ngày nào sẽ luôn sống mãi trong tim mọi người. Lượm đã truyền tình yêu dân tộc, yêu hòa bình vào mọi người.Lượm quả thật là tấm gương sáng về tình yêu quê hương, đất nước cho chúng em noi theo.