K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc kĩ những vd sau và thực hiện nv nêu ở bên dưới:                      Đào tiên đã bén tay phàm,               Thì vin cành quýt cho cam sự đời                                                                    (Nguyễn Du)                     Chàng Cóc ơi! Chàng Cóc ơi!                Thiếp bén duyên chàng có thế thôi                    Nòng nọc đứt đuôi từ đây nhé                Ngàn vàng khôn chuộc dấu bôi vôi.                                     ...
Đọc tiếp

Đọc kĩ những vd sau và thực hiện nv nêu ở bên dưới: 

                     Đào tiên đã bén tay phàm,

               Thì vin cành quýt cho cam sự đời 

                                                                   (Nguyễn Du)

                     Chàng Cóc ơi! Chàng Cóc ơi!

                Thiếp bén duyên chàng có thế thôi

                    Nòng nọc đứt đuôi từ đây nhé

                Ngàn vàng khôn chuộc dấu bôi vôi.

                                                                          (Hồ Xuân Hương)

-Thiếp kể từ lá thắm xe duyên, khi vận tía, lúc cơn đen, điều dại điều khôn nhờ bố đỏ.

 Chàng ở dưới suối vàng nghĩ lại, vợ má hồng, con răng trắng, tím gan tím ruột với ông xanh.

                                                           (Nguyễn Khuyến-Vợ thợ nhuộm khóc chồng)

a) Xác định các trường từ vựng đáng chú ý nhất trong các vd trên.

b)Phân tích hiệu quả nghệ thuật của việc dùng những trường từ vựng ấy.

0
Đọc văn bản sau đây và thực hiện các yêu cầu bên dưới: "Cụ Chu Văn An là một nhà giáo nổi tiếng đời Trần. Cụ đã có công đào tạo ra nhiều nhân tài cho đất nước. Trò chơi của nhiều người đã trở thành những nhân vật nói tiếng, tiêu biểu như Phạm Sư Mạnh. Vào ngày sinh của cụ Chu Văn An, các trò chơi đến mừng thọ. Phạm Sư Mạnh lúc đó chính là hành động, một chức quan trong...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau đây và thực hiện các yêu cầu bên dưới: "Cụ Chu Văn An là một nhà giáo nổi tiếng đời Trần. Cụ đã có công đào tạo ra nhiều nhân tài cho đất nước. Trò chơi của nhiều người đã trở thành những nhân vật nói tiếng, tiêu biểu như Phạm Sư Mạnh. Vào ngày sinh của cụ Chu Văn An, các trò chơi đến mừng thọ. Phạm Sư Mạnh lúc đó chính là hành động, một chức quan trong triều đình. Ông ấy đi cùng một người đến nhà thầy Chu. Họ đứng từ giữa sân vái vào nhà, chào hỏi kính cẩn: Thưa thầy, có anh em chúng tôi đến nhà hầu! Cụ giáo Chu vui vẻ ra đón học trò. Cụ cho phép hai người cùng tham gia chuyến đi với mình (là hàng giáo cụ thường ngồi để dạy học), nhưng họ không học. Họ xin được ngồi ở ghế kế bên. Ông Phạ m Sư Mạnh kính trọng trả lại câu trả lời của thầy.Cụ hỏi thăm sức khỏe của các trò chơi đang làm quan trong triều đại, nhưng Phạm Sư Mạnh hiểu rằng thầy quan tâm đến nhiều mắt khác, nên ông cố gắng trả lời căn cứ về việc từng người, về cách nuôi dạy con cái, về cách cư xử với mọi người. "(Theo Chuyện người ta, NXB Kim Đồng, Hà Nội, 1992) a. Tìm 2 chi tiết thể hiện thái độ tôn kính của học cụ Chu Văn An đối với thầy giáo cũ. b. Tìm một lời dẫn trong văn bản trên, cho biết đó là lời nói hay ý nghĩ được hướng dẫn, là lời dẫn trực tiếp hay gián tiếp

0
8 tháng 9 2020

Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ tự do. Nội dung chính của đoạn thơ nói lên vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên làng quê qua cái nhìn của trẻ thơ: rất sống động, ngộ nghĩnh, đáng yêu. Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nhân hoá(tác dụng: Làm cho hình ảnh thiên nhiên, sự vật trở nên sống động, có hồn, gần gũi, thân thiết, đáng yêu một cách kì lạ). Bức tranh làng quê trong cảm nhận của nhà thơ hiện lên thật trong sáng, bình yên, tràn đầy sức sống. Tất cả đều rất hồn nhiên, đấng yêu và rất ấn tượng…                      k cho mình nha

Đọc kĩ văn bản và thực hiện các yêu cầu bên dưới:Công nghệ càng trở nên ưu việt sau khi đón tiếp sự ra đời của những chiếc điện thoại thông minh, hay còn gọi là smartphone. Vậy nên điện thoại thì thông minh nhưng người dùng nó, đặc biệt là người trẻ đã thực sự thông minh?Theo một bài báo đưa tin về báo cáo mới nhất từ công ty chuyên nghiên cứu thị trường SuperAwesome (Anh), trẻ em từ 6-14 tuổi ở khu...
Đọc tiếp

Đọc kĩ văn bản và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Công nghệ càng trở nên ưu việt sau khi đón tiếp sự ra đời của những chiếc điện thoại thông minh, hay còn gọi là smartphone. Vậy nên điện thoại thì thông minh nhưng người dùng nó, đặc biệt là người trẻ đã thực sự thông minh?

Theo một bài báo đưa tin về báo cáo mới nhất từ công ty chuyên nghiên cứu thị trường SuperAwesome (Anh), trẻ em từ 6-14 tuổi ở khu vực Đông Nam Á đang dẫn đầu thế giới về tỉ lệ sử dụng smartphone, cao hơn 20% so với một cường quốc công nghệ như Mỹ.

Trong thời đại công nghệ lên ngôi như hiện nay, smartphone mang tính cá nhân hóa rất lớn, kết nối internet dễ dàng, linh động và có thể sử dụng liên tục mọi lúc mọi nơi. Chúng ta dễ bắt gặp những hình ảnh giới trẻ cặm cụi vào chiếc smartphone, từ đi học đến đi chơi, vào quán cà phê, siêu thị và thậm chí là chờ đèn đỏ hay đi bộ qua đường.

Cũng vì smartphone quá vượt trội nên chính nó cũng gây ra không ít tác dụng phụ. Nghiện selfie, nghiện đăng status, nghiện trở thành anh hùng bàn phím khiến giới trẻ mất dần sự tương tác giữa người với người. Thật đáng buồn khi nhìn thấy trẻ em không còn thích thú với những món đồ chơi siêu nhân, búp bê, những trò chơi ngoài trời như đá bóng, nhảy dây, - những thứ từng là cả bầu trời tuổi thơ. Những buổi sum họp gia đình, ông bà, bố mẹ quây quần bên nhau còn con cháu lại chỉ biết lướt Facebook, đăng story. Hơn cả là tình trạng giới trẻ ôm điện thoại từ sáng đến khuya làm tổn hại đến sự phát triển thể chất và tâm hồn.

Không ai phủ nhận được những tính năng xuất sắc mà chiếc điện thoại thông minh mang lại, song giới trẻ cần có ý thức sử dụng: dùng điện thoại thông minh1 một cách thông minh2.

Xác định 1 biện pháp tu từ và nêu tác dụng?

0
Đề bài: Đọc kĩ đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:“Gió bấc thổi ào ào qua khu rừng vắng. Những cành cây khẳng khiu chốc chốc run lên bần bật. Mưa phùn lất phất… Bên gốc đa, một chú Thỏ bước ra, tay cầm một tấm vải dệt bằng rong. Thỏ tìm cách quấn tấm vải lên người cho đỡ rét, nhưng tấm vải bị gió lật tung, bay đi vun vút. Thỏ đuổi theo. Tấm vải rơi tròng trành trên ao nước. Thỏ vừa...
Đọc tiếp

Đề bài: Đọc kĩ đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

“Gió bấc thổi ào ào qua khu rừng vắng. Những cành cây khẳng khiu chốc chốc run lên bần bật. Mưa phùn lất phất… Bên gốc đa, một chú Thỏ bước ra, tay cầm một tấm vải dệt bằng rong. Thỏ tìm cách quấn tấm vải lên người cho đỡ rét, nhưng tấm vải bị gió lật tung, bay đi vun vút. Thỏ đuổi theo. Tấm vải rơi tròng trành trên ao nước. Thỏ vừa đặt chân xuống nước đã vội co lên. Thỏ cố khều nhưng đưa chân không tới. Một chú Nhím vừa đi đến. Thỏ thấy Nhím liền nói:

          - Tôi đánh rơi tấm vải khoác!

          - Thế thì gay go đấy! Trời rét, không có áo khoác thì chịu sao được.

Nhím nhặt chiếc que khều… Tấm vải dạt vào bờ, Nhím nhặt lên, giũ nước, quấn lên người Thỏ:

          - Phải may thành một chiếc áo, có thế mới kín được.

          - Tôi đã hỏi rồi. Ở đây chẳng có ai may vá gì được.

Nhím ra dáng nghĩ:

          - Ừ! Muốn may áo phải có kim. Tôi thiếu gì kim.

Nói xong, Nhím xù lông. Quả nhiên vô số những chiếc kim trên mình nhím dựng lên nhọn hoắt. Nhím rút một chiếc lông nhọn, cởi tấm vải trên mình Thỏ để may.

(Trích “Những chiếc áo ấm”, Võ Quảng)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn. Đoạn trích sử dụng ngôi kể thứ mấy?

Câu 2: Khi thấy Thỏ bị rơi chiếc áo khoác xuống nước, Nhím đã có hành động gì? Hành động của Nhím nói lên điều gì?

Câu 3: Nội dung chính của đoạn trích trên là gì?

Câu 4: Xác định ngữ pháp trong câu sau: Những cành cây khẳng khiu chốc chốc run lên bần bật. Chủ ngữ có phải là cụm danh từ không? Nếu có, hãy xác định danh từ trung tâm và các thành tố phụ của cụm danh từ đó.

Câu 5: Từ đoạn văn trên, em rút ra cho mình những thông điệp nào?

Câu 6: Viết đoạn văn (12-15 dòng) nêu vai trò của tình bạn trong cuộc sống.

Hơiii dàiii nhmaa mng giúpp mềnhh dớiii ạaa<3

Thén kìuu

0
Đọc kĩ văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:MANG “SỰ SỐNG MỚI" CHO SÁCHVới khẩu hiệu “Những trang sách cũ - Những cuộc đời mới kết thúc mỗi năm học, các bạn trẻ ở Câu lạc bộ (CLB) Hòa Vang Book Stories Club lại thu thập những cuốn sách đã học xong làm thành những món quà để tặng lại học sinh khỏa dưới. Đây là một hoạt động hữu ích của nhóm các bạn trẻ Trường THPT Hòa Vang (quận Cẩm...
Đọc tiếp

Đọc kĩ văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

MANG “SỰ SỐNG MỚI" CHO SÁCH

Với khẩu hiệu “Những trang sách cũ - Những cuộc đời mới kết thúc mỗi năm học, các bạn trẻ ở Câu lạc bộ (CLB) Hòa Vang Book Stories Club lại thu thập những cuốn sách đã học xong làm thành những món quà để tặng lại học sinh khỏa dưới. Đây là một hoạt động hữu ích của nhóm các bạn trẻ Trường THPT Hòa Vang (quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng).

(1) Giữa năm 2020, trong một tiết sinh hoạt lớp, cô Vũ Thị Thuyện đã khuyến khích các bạn nên có một CLB để cùng tổ chức các hoạt động tập thể có ý nghĩa. Nhận thấy sách giáo khoa (SGK), sách tham khảo sau mỗi kỳ hoặc mỗi năm học đều còn mới, tốt nhưng hầu hết đều được cất đi hoặc bản giấy vụn gây lãng phí, vì vậy ý tưởng về CLB chia sẻ sách của cô và trò đã ra đời.

Một tuần sau khi thành lập, CLB đã thực hiện hoạt động đầu tiên là dự án “Tạo cuộc sống mới cho những trang sách cử" cho học sinh toàn trường. Chỉ trong một tháng, hoạt động đã thu nhận hơn 1.400 cuốn SGK (130 bộ sách các lớp 10, 11, 12 và nhiều sách lẻ bộ), 700 cuốn sách bài tập và sách tham khảo các loại. Những bộ sách khi nhận về được thành viên CLB kiểm tra, bảo đảm không rách nát, không viết, vẽ bậy, sau đó được bọc mới. Từng cuốn sách sẽ được ghép lại thành bộ, sách tham khảo cũng được sắp xếp riêng theo từng môn, từng lớp...

(2) Với các hoạt động trong hơn nửa năm qua, CLB Hòa Vang Book Stories đã gắn kết nhiều học sinh, giúp các em có thêm không gian để đọc sách, học tập, rèn luyện, trau dồi kỹ năng. Bạn Võ Thị Hồng An (17 tuổi), thành viên trong CLB tâm sự: “Em học hỏi được thêm về kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm và tự tin hơn khi nói chuyện với các bạn. CLB đã giúp em nhận ra giá trị của sách và lợi ích mà sách đã đem đến cho con người. Em đã không còn phụ thuộc quá nhiều vào điện thoại. Có thời gian rảnh em thường đọc sách để năng cao kiến thức cho mình, nhờ vậy nên em đã học tập tốt hơn, nhất là môn Văn".

(Theo Xuân Lộc, Báo Thời nay, ngày 09 – 4 – 2021)

a. Đoạn văn in nghiêng ở đầu văn bản có tác dụng gì? (0,5 điểm)

 b. Cụm từ “sự sống mới" trong nhan đề được hiểu như thế nào? (0,5 điểm)

c. Theo phần (2) của văn bản, câu lạc bộ đọc sách Hòa Vang Book Stories có ý nghĩa gì với các bạn học sinh, chỉ ra ít nhất 02 ý nghĩa? (0,5 điểm)

d. Ở đoạn (2), xác định lời dẫn trực tiếp. (0,5 điểm)

e. Nếu được tham gia quản lí câu lạc bộ đọc sách như trong văn bản, em sẽ tổ chức hoạt động nào để mang đến lợi ích cho các bạn học sinh? Hãy trình bảy bằng đoạn văn 3-5 câu. (1,0 điểm)

1
9 tháng 7 2021

a, Đoạn văn giới thiệu về CLB sách của trường THPT Hòa Vang

b, Nó được hiểu là quyển sách tuy cũ nhưng khi có người sử dụng lại thì nó lại như ban đầu, là sách mới

c, CLB có ý nghĩa:

''Gắn kết nhiều học sinh, giúp các em có thêm không gian để đọc sách, học tập, rèn luyện, trau dồi kỹ năng''

Giúp học sinh ít sử dụng điện thoại di động

d, Lời dẫn trực tiếp:

“Em học hỏi được thêm về kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm và tự tin hơn khi nói chuyện với các bạn. CLB đã giúp em nhận ra giá trị của sách và lợi ích mà sách đã đem đến cho con người. Em đã không còn phụ thuộc quá nhiều vào điện thoại. Có thời gian rảnh em thường đọc sách để năng cao kiến thức cho mình, nhờ vậy nên em đã học tập tốt hơn, nhất là môn Văn".

e,

Gợi ý cho em tự viết nhé:

Nêu ra các hoạt động của CLB

Nêu ý tưởng tạo ra các hoạt động có ý nghĩa

Tác dụng của các hoạt động đó

Hiệu quả của của nó mang lại

Ý kiến đánh giá của mọi người sau các hoạt động đó

Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu bên dưới:“Trong cuộc chiến đầy cam go, hiểm nguy chống “giặc vô  hình COVID-19”, thời gian qua đã có không ít những hy sinh thầm lặng, những câu chuyện cảm động như: Bộ đội dựng lán trại trong rừng để ở, nhường chỗ cho người cách ly; nữ y tá nợ vành khăn xô không thể về chịu tang mẹ. Có người lính trẻ tạm hoãn ngày cưới để tham gia trực chống dịch ở...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu bên dưới:
“Trong cuộc chiến đầy cam go, hiểm nguy chống “giặc vô  hình COVID-19”, thời gian qua đã có không ít những hy sinh thầm lặng, những câu chuyện cảm động như: Bộ đội dựng lán trại trong rừng để ở, nhường chỗ cho người cách ly; nữ y tá nợ vành khăn xô không thể về chịu tang mẹ. Có người lính trẻ tạm hoãn ngày cưới để tham gia trực chống dịch ở vùng biên giới; sinh viên trường y xung phong tham gia kiểm soát và thực hiện việc cách ly cho người dân về nước tại các sân bay, cửa khẩu…
Đi đầu trong “cuộc chiến không tiếng súng” này là những “người lính áo trắng” - các y, bác sỹ, cán bộ, nhân viên y tế sẵn sàng bất kể ngày đêm, túc trực 24/24 giờ để ứng phó những tình huống khẩn cấp. Không chỉ thực hiện công việc chuyên môn chăm sóc, điều trị bệnh nhân và phòng chống dịch bệnh, bản thân các y, bác sỹ luôn phải tập trung cao độ, không để xảy ra sai sót, tránh lây nhiễm chéo. Họ cũng phải cách ly tuyệt đối với gia đình, người thân. Những "người chiến sỹ" ấy đã giúp đất nước viết nên một trang sử hào hùng trong “cuộc chiến thầm lặng”, cuộc chiến chống COVID -19”.
(Trích Đại dịch Covid 19 từ góc nhìn nhân đạo – Nguyễn Thị Xuân Thu)
Câu a : Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.
Câu b: Hai câu văn in đậm đã liên kết với nhau bằng phép liên kết nào?
Câu c : Đại dịch Cô vid 19 đã lấy đi nhiều cơ hội phát triển của mỗi người. Tuy nhiên, chính trong những tháng ngày chống dịch căng thẳng thì tinh thần tự học của nhiều em học sinh trên cả nước lại được phát huy. Em hãy viết một đoạn văn nghị luận khoảng 2/3 trang giấy thi nêu suy nghĩ của em về tinh thần tự học của các bạn học sinh trong mùa dịch Côvid-19.

0
I. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN (4 điểm) Hãy đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi nêu bên dưới. […] Anh hạ giọng nửa tâm sự, nửa đọc lại một điều rõ ràng đã ngẫm nghĩ nhiều: - Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa. Và, khi ta làm việc, ta với...
Đọc tiếp

I. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN (4 điểm) Hãy đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi nêu bên dưới. […] Anh hạ giọng nửa tâm sự, nửa đọc lại một điều rõ ràng đã ngẫm nghĩ nhiều: - Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa. Và, khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất. Còn người thì ai mà chả “thèm” hở bác ? Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc ? Đấy, cháu tự nói với cháu thế đấy. Bác lái xe đi, về Lai Châu cứ đến đây dừng lại một lát. Không vào giờ “ốp” là cháu chạy xuống chơi, lâu thành lệ. Cháu bỗng dưng tự hỏi: Cái nhớ xe, nhớ người ấy thật ra là cái gì vậy? Nếu là nỗi nhớ phồn hoa đô hội thì xoàng. Cháu ở liền trong trạm hằng tháng. Bác lái xe bao lần dừng, bóp còi toe toe, mặc, cháu gan lì nhất định không xuống. Ấy thế là một hôm, bác lái phải thân hành lên trạm cháu. Cháu nói: “Đấy, bác cũng chẳng “thèm” người là gì?” (Trích Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long, Ngữ văn 9 - Tập một, NXBGD) a. Xác định các phương thức biểu đạt trong đoạn trích trên. b. Tìm từ ngữ xưng hô có trong đoạn trích. c. Nhân vật anh thanh niên đang nói với ai? Hãy chuyển lời thoại sau thành lời dẫn gián tiếp: Cháu nói: “Đấy, bác cũng chẳng “thèm” người là gì ?” d. Qua tâm sự,“công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất”, em cảm nhận được vẻ đẹp gì ở nhân vật “cháu" ?

0
Đọc kĩ đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:(1) Thằng bé vẫn cắp cuốn sách bên nách đang sà vào một đám người chơi phá cờ thế trên hè phố. (2) Suốt đời Nhĩ cũng đã từng chơi phá cờ thế trên nhiều hè phố, thật là không dứt ra được.(3) Không khéo rồi thằng con trai anh lại trễ mất chuyến đò trong ngày, Nhĩ nghĩ một cách buồn bã, con người ta trên đường đời thật khó tránh được những cái...
Đọc tiếp

Đọc kĩ đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

(1) Thằng bé vẫn cắp cuốn sách bên nách đang sà vào một đám người chơi phá cờ thế trên hè phố. (2) Suốt đời Nhĩ cũng đã từng chơi phá cờ thế trên nhiều hè phố, thật là không dứt ra được.(3) Không khéo rồi thằng con trai anh lại trễ mất chuyến đò trong ngày, Nhĩ nghĩ một cách buồn bã, con người ta trên đường đời thật khó tránh được những cái điều vòng vèo hoặc chùng chình, vả lại nó đã thấy có gì đáng hấp dẫn ở bên kia sông đâu? (4) Họa chăng chỉ có anh đã từng trải, đã từng in gót chân khắp mọi chân trời xa lạ mới nhìn thấy hết sự giàu có lẫn mọi vẻ đẹp của một cái bãi bồi sông Hồng ngay bờ bên kia, cả trong những nét tiêu sơ, và cái điều riêng anh khám phá thấy giống như một niềm mê say pha lẫn với nỗi ân hận đau đớn, lời lẽ không bao giờ giải thích hết.

 (Trích Bến quê - Nguyễn Minh Châu, Ngữ Văn 9, tập 2)

Câu 1. Chỉ ra hai phép liên kết hình thức được sử dụng trong đoạn văn.

Câu 2. Xác định các thành phần biệt lập được sử dụng trong câu (4).

Câu 3. Trong đoạn văn có các chi tiết, hình ảnh mang tính biểu tượng, hãy chỉ ra và nêu ý nghĩa biểu tượng của chúng.

Câu 4. Từ hành động của thằng con trai, Nhĩ đã chiêm nghiệm ra điều gì?

Câu 5. Nêu nội dung chính của đoạn văn trên.

1
13 tháng 5 2022

1. phép thế: thằng bé - thằng con trai anh

phép lặp: chơi phá cờ thế

2. tp biệt lập: họa chăng => tp tình thái

3. trò chơi phá cờ thế => biểu tượng cho những điều cám dỗ trong cuộc sống.

bờ sông bên kia => biểu tượng cho vẻ đẹp gần gũi, thân thuộc mà con người thường hay bỏ qua

4. Nhĩ chiêm nghiệm rằng: con người ta trên đường đời thật khó tránh được những cái điều vòng vèo hoặc chùng chình

5. Nội dung chính: suy nghĩ của Nhĩ về hành động của anh con trai và những chiêm nghiệm về cuộc sống của anh

 

Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu bên dưới:“...Tôi giật sững người. Chẳng hiểu sao tôi phải bám chặt lấy tay mẹ. Thoạt tiên là sự ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ. Dưới mắt em tôi, tôi hoàn hảo đến thế kia ư? Tôi nhìn như thôi miên vào dòng chữ đề trên bức tranh: “Anh trai tôi”. Vậy mà dưới mắt tôi thì... - Con đã nhận ra con chưa? – Mẹ vẫn hồi hộp. Tôi không trả lời mẹ vì tôi...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu bên dưới:

“...Tôi giật sững người. Chẳng hiểu sao tôi phải bám chặt lấy tay mẹ. Thoạt tiên là sự ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ. Dưới mắt em tôi, tôi hoàn hảo đến thế kia ư? Tôi nhìn như thôi miên vào dòng chữ đề trên bức tranh: “Anh trai tôi”. Vậy mà dưới mắt tôi thì... - Con đã nhận ra con chưa? – Mẹ vẫn hồi hộp. Tôi không trả lời mẹ vì tôi muốn khóc quá. Bởi vì nếu nói được với mẹ, tôi sẽ nói rằng: “Không phải con đâu. Đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy.”

(Sách Ngữ văn 6, tập 2, trang 33, Nxb Giáo dục 2017)

a. Đoạn văn bản trên trích từ tác phẩm nào? Ai là tác giả?

Khi đứng trước bức tranh đạt giải của em gái, tại sao người anh lại cho rằng: “Không phải con đâu. Đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy.” ?

b.Từ câu chuyện về người anh và cô em gái trong văn bản, em hãy viết một đoạn văn khoảng 6-8 câu trả lời câu hỏi: Tại sao cần có lòng hiền hậu, nhân từ trong cuộc sống?   

trả lời hộ mik câu b thui nha 

1
25 tháng 7 2021

Em tham khảo nhé:

     Tình yêu thương giữa con người với con người là thứ tình cảm có thể xua tan đi mọi băng giá. Con người có lối sống vị tha càng là những người đáng trân trọng. Họ sống vì người khác, không ích kỉ hay mưu lợi cá nhân với xuât phát điểm không gì khác ngoài một trái tim biết yêu thương đồng loại. Chính những con gười sống vị tha như vậy đã giúp ta tìm được sự bình an, thanh thản trong tâm hồn. Đồng thời, lòng vị tha cũng kéo người gần lại với nhau hơn, xua tan đi mọi khoảng cách. Những điều xuất phát từ sâu thẳm tâm hồn có thể chạm tới trái tim người khác, làm cho nó trở nên tuyệt đẹp. Mỗi chúng ta hãy học cách lắng nghe, chia sẻ và tha thứ cho người khác, hãy cùng nhau lan tỏa yêu thương vì một cuộc sống tốt đẹp.

25 tháng 7 2021

thank chị nha