Hạ Long theo nghĩa đen có nghĩa là Rồng bay xuống. Cái tên này gắn liền với một truyền thuyết đã được lưu truyền từ đời này qua đời khác. Truyền thuyết kể lại rằng ngay từ những ngày đầu lập nước, người Việt đã bị giặc ngoại xâm tấn công theo đường biển. Biết trước được điều này Ngọc Hoàng đã sai Rồng Mẹ mang theo một đàn Rồng Con xuống hạ giới giúp người Việt đánh giặc. Khi thuyền giặc chuẩn bị ồ ạt tiến vào bờ cũng là lúc đàn Rồng từ trời cao bay xuống. Đàn Rồng lập tức phun ra vô số châu ngọc và thoắt biến thành muôn ngàn đảo đá ngọc bích trên biển. Những hòn đảo liên kết với nhau tạo nên bức tường thành vững chắc làm đoàn thuyền giặc đang lao nhanh, bị chặn đột ngột, đâm vào các đảo đá và đâm vào nhau vỡ tan tành. Sau khi giặc ngoại xâm bị đánh đuổi ra khỏi bờ cõi, Rồng Mẹ và Rồng Con không trở về trời nữa vì họ đã say mê vẻ đẹp của nước và biển nơi hạ giới. Họ quyết định ở lại chính nơi mà trận chiến đã diễn ra. Vị trí mà Rồng Mẹ đáp xuống là Hạ Long và nơi mà Rồng con đáp xuống, cúi đầu chào mẹ của mình chính là Bái Tử Long, nơi những chiếc đuôi quẫy mạnh được gọi là Bạch Long Vĩ.
Vịnh Hạ Long là một vịnh nhỏ thuộc phần bờ Tây vịnh Bắc Bộ tại khu vực biển Đông Bắc Việt Nam, thuộc địa phận tỉnh Quảng Ninh. Vịnh Hạ long được hình thành do sự vận động của đá và nước, là một tác phẩm nghệ thuật địa lí được hoàn thành sau hàng triệu năm biến đổi của địa chất. Là trung tâm của một khu vực rộng lớn có những yếu tố ít nhiều tương đồng về địa chất, địa mạo, cảnh quan, khí hậu và văn hóa, với vịnh Bái Tử Long phía Đông Bắc và quần đảo Cát Bà phía Tây Nam, vịnh Hạ Long giới hạn trong diện tích khoảng 1.553km² bao gồm 1.960 hòn đảo lớn nhỏ, phần lớn là đảo đá vôi.
Từ trên cao nhìn xuống, vịnh Hạ Long như một bức tranh thuỷ mặc khổng lồ vô cùng sống động. Đó là những tác phẩm tạo hình tuyệt mỹ, tài hoa của tạo hoá, của thiên nhiên biến hàng ngàn đảo đá vô tri tĩnh lặng kia trở nên những tác phẩm điêu khắc, hội họa hoàn mỹ với muôn hình dáng vẻ yêu kiều, vừa rất quen thuộc vừa như xa lạ với con người. Hàng ngàn đảo đá nhấp nhô trên sóng nước lung linh huyền ảo, vừa khoẻ khoắn hoành tráng nhưng cũng rất mềm mại duyên dáng, sống động. Đi giữa Hạ Long với muôn ngàn đảo đá, ta ngỡ như lạc vào một thế giới cổ tích bị hoá đá nơi đây. Đảo thì giống hình ai đó đang hướng về đất liền – hòn Đầu Người; đảo thì giống như một con rồng đang bay lượn trên mặt nước – Hòn Rồng; đảo thì lại giống như một ông lão đang ngồi câu cá – hòn Lã Vọng; và kia hai cánh buồm nâu lực lưỡng đang rẽ sóng nước ra khơi – hòn Cánh Buồm; rồi hai con gà đang âu yếm vờn nhau trên sóng nước – hòn Trống Mái; đứng giữa biển nước bao la một lư hương khổng lồ như một vật cúng tế trời đất – hòn Lư Hương… Tất cả đều rất thực, thực đến kinh ngạc. Những đảo đá diệu kỳ ấy biến hoá khôn lường theo thời gian và góc nhìn. Tới đây ta mới nhận ra tất cả chúng không phải là những hòn đảo vô tri tĩnh lặng mà như có hồn và đều sống động.
Tiềm ẩn trong lòng các đảo đá ấy là những hang động tuyệt đẹp như động Thiên Cung, hang Đầu Gỗ, động Sửng Sốt, hang Trinh Nữ, động Tam Cung… Đó thực sự là những lâu đài của tạo hoá giữa chốn trần gian. Từ xưa, Hạ Long đã được đại thi hào dân tộc Nguyễn Trãi mệnh danh là “kỳ quan đất dựng giữa trời cao”. Bao tao nhân mặc khách từ khắp năm châu khi đặt chân đến đây đều cảm thấy bàng hoàng trước vẻ đẹp kỳ vĩ của Hạ Long, dường như họ đều cảm thấy lúng túng và bất lực bởi vốn từ hiện có vẫn chưa đủ để mô tả vẻ đẹp của Hạ Long.
Vịnh Hạ Long cũng là nơi gắn liền với những trang sử vẻ vang, hào hùng của dân tộc Việt Nam với những địa danh nổi tiếng như Vân Đồn – nơi có thương cảng cổ sầm uất vào thế kỷ thứ 12; có núi Bài Thơ lịch sử; cách đó không xa dòng sông Bạch Đằng – là chứng tích của hai trận thuỷ chiến lẫy lừng của các thế hệ ông cha chống giặc ngoại xâm. Không chỉ có vậy, Hạ Long còn là một trong những cái nôi của con người với nền Văn hoá Hạ Long huy hoàng thời Hậu kỳ đồ đá mới tại những địa danh khảo cổ học nổi tiếng như Đồng Mang, Xích Thổ, Soi Nhụ, Thoi Giếng…
Hạ Long cũng là nơi tập trung đa dạng sinh học cao với những hệ sinh thái điển hình như hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái rạn san hô, hệ sinh thái tùng áng, hệ sinh thái rừng cây nhiệt đới… Với hàng ngàn loài động thực vật vô cùng phong phú, đa dạng như tôm, cá, mực… Có những loài đặc biệt quý hiếm chỉ có ở nơi đây.
Với các giá trị ngoại hạng về cảnh quan và địa chất, địa mạo vịnh Hạ Long hội tụ những điều kiện thuận lợi để phát triển ngành kinh tế du lịch với loại hình đa dạng. Đến vịnh Hạ Long, chúng ta có thể tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học, tham quan ngắm cảnh, tắm biển, bơi thuyền, thả dù, lặn khám phá rặng san hô, câu cá giải trí… Vùng vịnh thích hợp cho việc nuôi trồng và đánh bắt hải sản do có các điều kiện thuận lợi: khí hậu tốt, diện tích bãi triều lớn, nước trong, ngư trường ven bờ và ngoài khơi có trữ lượng hải sản cao và đa dạng với cá song, cá giò, sò, tôm, bào ngư, trai ngọc các loại.
Hiện nay, vịnh Hạ Long đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới . Hạ Long là một điểm du lịch hấp dẫn vì cảnh quan nơi đây thật đẹp và hữu tình. Phong cảnh Hạ Long không bao giờ bị tẻ nhạt, mỗi một mùa lại mang đến cho Hạ Long một sắc thái riêng đầy ấn tượng. Vịnh Hạ Long là nơi có nguồn tài nguyên dồi dào, hằng năm cung cấp hải sản cho các nhà máy chế biến.
Vịnh Hạ Long là một di sản văn hóa đáng tự hào của dân tộc. Ngày nay, vnh Hạ Long vẫn đang thu hút rất nhiều khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan, mang lại nhiều lợi ích cho nước nhà, chúng ta cần ra sức bảo vệ và giữ gìn vịnh Hạ Long để vịnh ngày càng xanh tươi hơn, mãi mãi là niềm tự hào của đất nước
Thừa Thiên Huế là một tỉnh thuộc miền Trung, phía Bắc giáp tỉnh Quảng Trị, phía Nam giáp thành phố Đà Nẵng, Tây Nam giáp tỉnh Quảng Nam, phía Tây dựa vào dãy Trường Sơn hùng vĩ, phía Đông trông ra biển. Thành phố Huế cách Hà Nội 660 km, cách thành phố Hồ,Chí Minh 1.080 km, nổi tiếng bỏi phong cảnh tuyệt đẹp và truyền thống văn hóa, lịch sử đặc biệt, có tiềm năng du lịch rất lớn.
Diện tích tự nhiên của tỉnh là 5.054 km2, dân số 1.091.600 người. Địa hình rừng núi chiếm khoảng 1/4 diện tích, nằm ở giáp biên giới Việt – Lào và kéo dài đến Đà Nẵng. Địa hình trung du chiếm khoảng 1/2 diện tích; phần lớn là những dãy đồi lô xô như bát úp, với chiều rộng vài trăm mét và chiều cao không quá 500 mét. Vùng đồng bằng duyên hải bề ngang hẹp, chạy song song với bờ biển, đồng ruộng xen lẫn với cồn cát, đầm phá…
Hầu hết các sông lớn của Thừa Thiên – Huế như ô Lâu, sông Bồ, sông Hương, sông Truồi… đều bắt nguồn từ dãy Trường Sơn, chảy ngang qua đồng bằng rồi đổ ra biển. Sông Hương là con sông lớn nhất, có diện tích lưu vực rộng 300 km2.
Bờ biển dài 120 km, có cảng Thuận An và vịnh Chân Mây với độ sâu 18 – 20 m, có khả năng xây dựng cảng nước sấu. Sân bay Phú Bài nằm cạnh quốc lộ 1A. Đường sắt xuyên Việt chạy dọc qua tỉnh. Hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường thủy của Thừa Thiên – Huế đều rất thuận lợi.
Thừa Thiên – Huế nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cho nên thời tiết diễn ra theo chu kì 4 mùa xuân, hạ, thu, đông. Mùa xuân ấm áp; mùa hè nóng bức; mùa thu mát mẻ và mùa đông giá rét. Nhiệt độ trung bình cả năm khoảng 25°c. Mùa du lịch ở đây đẹp nhất là từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau.
Thừa Thiên – Huế có tỉnh lị là thành phố Huế và 8 huyện : Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà, Phú Vang, Hương Thuỷ, Phú Lộc, A Lưới, Nam Đông. Các dân tộc: Kinh, Tà-ôi, Bờ-ru, Vân Kiều, Cơ-tu… cùng chung sống đoàn kết trên mảnh đất này.
Thừa Thiên – Huế là một vùng đất cổ. Vào thế kỉ XIII, vùng đất này đã được nhập vào quốc gia Đại Việt bởi nó là món sính lễ của vua Chiêm Thành dâng lên vua Trần khi cưới công chúa Huyền Trân. Phong cảnh tươi đẹp, địa hình hiểm trở đã tạo cho Huế một vị trí đặc biệt trong lịch sử nước ta. Nơi đây đã được vua Quang Trung chọn làm kinh đô của triều đại Tây Sơn (1788 – 1802), vua Gia Long chọn làm kinh đô của triều Nguyễn (1802 – 1945). Suốt mấy trăm năm, Huế đã là trung tâm chính trị, văn hoá của cả nước.
Cảnh quan của Thừa Thiên – Huế đa dạng, vẻ đẹp thiên nhiên kết hợp với vẻ đẹp của các công trình kiến trúc do con người tạo nên đã khiến cho Thừa Thiên 1 Huế trở thành một thắng cảnh nổi tiếng của Việt Nam. Sông Hương êm đềm chảy giữa lòng thành phố, in bóng cầu Tràng Tiền sáu vài mười hai nhịp. Những bãi tắm Thuận An, Cảnh Dương, Lăng Cô nước trong, cát mịn, thơ mộng vô cùng! Khu nghỉ mát lí tưởng Bạch Mã đã từng được so sánh với các khu nghỉ mát nổi tiếng khác của Đông Dương.
Tiềm năng du lịch nổi bật của Thừa Thiên – Huế là quần thể các di tích văn hoá với trên 300 công trình kiến trúc cổ bao gồm hệ thống thành quách, cung điện, lăng tẩm, các kiến trúc cung đình, kiến trúc dân gian, chùa chiền, miếu mạo, phủ đệ, hệ thống nhà vườn… Vì vậy, ngày 11 tháng 12 năm 1993, Huế đã được công nhận là Di sản văn hóa thế giới.
Thừa Thiên – Huế còn là một địa phương có truyền thống cách mạng oanh liệt, đến nay còn lưu giữ nhiều di tích liên quan đến cuộc đời hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh và các nhà cách mạng tiền bối khác, liên quan đến hai cuộc chiến tranh giữ nước, giành độc lập dân tộc.
Tất cả các yếu tố trên là điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức nhiều loại hình du lịch, phục vụ cho những đối tượng du khách khác nhau. Vì vậy, du lịch Thừa Thiên – Huế có một vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh và chiến lược phát triển du lịch của cả nước.
Nét đặc trưng của văn hóa ở Thừa Thiên – Huế là sự kết hợp hài hòa giữa văn hóa dân gian Và văn hóa cung đình. Những điệu hò, điệu lí dân gian đã được tiếp thu và cải biên để phục vụ vua chúa, quan lại và rồi lại được đưa ra ngoài để trở thành các điệu hát, điệu múa phổ biến như ca Huế, múa cung đình Huế… Nền văn hóa này ngày nay đang được gìn giữ và phát triển.
Nét văn hóa Huế còn biểu hiện ở việc duy trì các làng nghề truyền thống như nghề kim hoàn, nghề đúc đồng, nghề thêu, nghề làm nón… mà mỗi tác phẩm như gửi gắm cả tài năng và tâm hồn của người dân xứ Huế.
Văn hóa ẩm thực ở Huế cũng rất phong phú. Những món ăn cung đình cầu kì, tinh tế cùng hàng trăm loại bánh chỉ ở Huế mới có, sẵn sàng phục vụ du khách muôn phương.
Là vùng đất có bề dày truyền thống văn hóa nên Thừa Thiên – Huế có rất nhiều lễ hội dân gian. Đặc điểm chung của các lễ hội là đều được tổ chức công phu khiến du khách say mê, thích thú. Tiêu biểu như lễ hội Điện Hòn Chén thờ Thánh Mẫu Thiên Y A Na theo phong tục của người Chăm. Lễ hội cầu ngư ở làng Thái Dương Hạ. Hội chợ xuân ở Gia Lạc. Hội vật võ ở làng Sình. Hội đua thuyền trên sông Hương. Hội thả diều trong các ngày lễ lớn…
Huế là kinh đô cổ còn tồn tại khá nhiều công trình gần như nguyên dạng. Giá trị to lớn của Huế được thế giới biết đến chính là quần thể kiến trúc cung đình, thành quách, đền miếu, lăng tẩm… của các vua chúa triều Nguyễn, được xây dựng công phu trong khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ dọc hai bên bờ sông Hương. Có thể kể đến Ngọ Môn, điện Thái Hoà, Thế Miếu, Hiển Lâm các, cung Diên Thọ, cung Trường Sinh, lăng Gia Long, lăng Minh Mạng, lăng Tự Đức, lăng Khải Định, chùa Thiên Mụ, chùa Từ Đàm, chùa Diệu Đế… Nếu vịnh Hạ Long là sự sắp đặt kì diệu của Tạo hóa thì cố đô Huế là sản phẩm được làm nên bởi khối óc và bàn tay tài hoa của con người.
Du khách đến Huế không mấy người bỏ qua chương trình dạo chơi bằng thuyền trên sông Hương. Nói đến Huế là nói đến sông Hương bởi không có sông Hương thì đấu còn là Huế mộng, Huế mơ…
Đi đâu cũng nhớ quê mình,
Nhớ sông Hương gió mát, nhớ Ngự Bình trăng treo.
(Ca dao)
Gọi là sông Hương vì theo truyền thuyết, từ xa xưa, dòng sông này chảy qua những rừng cây có hương thơm nên nước sông cũng đượm mùi thơm. Với độ dài 80 km, đoạn sông chảy qua Huế uốn lượn nhu có sự sắp đặt tài tình làm tôn thêm vẻ kiều diễm cho đất cố đô. Thuyền sẽ đưa du khách dạo bên khu kinh thành, dưới cầu Dã Viên, Phú Xuân, Trường Tiền; đưa du khách lên thăm lăng Minh Mạng, điện Hòn Chén, chùa Thiên Mụ… rồi xuôi về Thuận An tắm biển. Du khách nào thích suy tư, xin mời ngược dòng sông Hương lên với rừng thông lăng Thiên Thọ để lắng nghe vi vút tiếng thông reo…
Dưới ánh trăng khuya, mặt sông lấp lánh như dát bạc. Giọng hò Huế ngọt ngào, tha thiết cất lên, man mác, chơi vơi trên, sóng nước. Du khách đón chén rượu mời từ tay cô gái Huế và thả hồn thưởng thức tiếng đàn, giọng hát như ru người vào cõi mộng.
Nói đến sông Hương là phải nhắc đến Ngự Bình, bởi sông Hương núi Ngự là biểu tượng của kinh đô Huế. Núi còn có tên là Băng Sơn, cách kinh thành Huế khoảng 3 km. Nhìn từ xa, Ngự Bình có dạng hình thang, đỉnh tương đối bằng phẳng, độ cao của núi khoảng 100 m. Xét theo thuật phong thuỷ thì Ngự Bình được coi như tấm bình phong che chở cho kinh thành. Cùng với sông Hương, núi Ngự Bình là quà tặng vô giá của Tạo hóa, làm nên vẻ sơn thuỷ hữu tình rất đặc trưng của xứ Huế.
Tất cảToánVật lýHóa họcSinh họcNgữ vănTiếng anhLịch sửĐịa lýTin họcCông nghệGiáo dục công dânÂm nhạcMỹ thuậtTiếng anh thí điểmLịch sử và Địa lýThể dụcKhoa họcTự nhiên và xã hộiĐạo đứcThủ côngQuốc phòng an ninhTiếng việtKhoa học tự nhiên
Hạ Long theo nghĩa đen có nghĩa là Rồng bay xuống. Cái tên này gắn liền với một truyền thuyết đã được lưu truyền từ đời này qua đời khác. Truyền thuyết kể lại rằng ngay từ những ngày đầu lập nước, người Việt đã bị giặc ngoại xâm tấn công theo đường biển. Biết trước được điều này Ngọc Hoàng đã sai Rồng Mẹ mang theo một đàn Rồng Con xuống hạ giới giúp người Việt đánh giặc. Khi thuyền giặc chuẩn bị ồ ạt tiến vào bờ cũng là lúc đàn Rồng từ trời cao bay xuống. Đàn Rồng lập tức phun ra vô số châu ngọc và thoắt biến thành muôn ngàn đảo đá ngọc bích trên biển. Những hòn đảo liên kết với nhau tạo nên bức tường thành vững chắc làm đoàn thuyền giặc đang lao nhanh, bị chặn đột ngột, đâm vào các đảo đá và đâm vào nhau vỡ tan tành. Sau khi giặc ngoại xâm bị đánh đuổi ra khỏi bờ cõi, Rồng Mẹ và Rồng Con không trở về trời nữa vì họ đã say mê vẻ đẹp của nước và biển nơi hạ giới. Họ quyết định ở lại chính nơi mà trận chiến đã diễn ra. Vị trí mà Rồng Mẹ đáp xuống là Hạ Long và nơi mà Rồng con đáp xuống, cúi đầu chào mẹ của mình chính là Bái Tử Long, nơi những chiếc đuôi quẫy mạnh được gọi là Bạch Long Vĩ.
Vịnh Hạ Long là một vịnh nhỏ thuộc phần bờ Tây vịnh Bắc Bộ tại khu vực biển Đông Bắc Việt Nam, thuộc địa phận tỉnh Quảng Ninh. Vịnh Hạ long được hình thành do sự vận động của đá và nước, là một tác phẩm nghệ thuật địa lí được hoàn thành sau hàng triệu năm biến đổi của địa chất. Là trung tâm của một khu vực rộng lớn có những yếu tố ít nhiều tương đồng về địa chất, địa mạo, cảnh quan, khí hậu và văn hóa, với vịnh Bái Tử Long phía Đông Bắc và quần đảo Cát Bà phía Tây Nam, vịnh Hạ Long giới hạn trong diện tích khoảng 1.553km² bao gồm 1.960 hòn đảo lớn nhỏ, phần lớn là đảo đá vôi.
Từ trên cao nhìn xuống, vịnh Hạ Long như một bức tranh thuỷ mặc khổng lồ vô cùng sống động. Đó là những tác phẩm tạo hình tuyệt mỹ, tài hoa của tạo hoá, của thiên nhiên biến hàng ngàn đảo đá vô tri tĩnh lặng kia trở nên những tác phẩm điêu khắc, hội họa hoàn mỹ với muôn hình dáng vẻ yêu kiều, vừa rất quen thuộc vừa như xa lạ với con người. Hàng ngàn đảo đá nhấp nhô trên sóng nước lung linh huyền ảo, vừa khoẻ khoắn hoành tráng nhưng cũng rất mềm mại duyên dáng, sống động. Đi giữa Hạ Long với muôn ngàn đảo đá, ta ngỡ như lạc vào một thế giới cổ tích bị hoá đá nơi đây. Đảo thì giống hình ai đó đang hướng về đất liền – hòn Đầu Người; đảo thì giống như một con rồng đang bay lượn trên mặt nước – Hòn Rồng; đảo thì lại giống như một ông lão đang ngồi câu cá – hòn Lã Vọng; và kia hai cánh buồm nâu lực lưỡng đang rẽ sóng nước ra khơi – hòn Cánh Buồm; rồi hai con gà đang âu yếm vờn nhau trên sóng nước – hòn Trống Mái; đứng giữa biển nước bao la một lư hương khổng lồ như một vật cúng tế trời đất – hòn Lư Hương… Tất cả đều rất thực, thực đến kinh ngạc. Những đảo đá diệu kỳ ấy biến hoá khôn lường theo thời gian và góc nhìn. Tới đây ta mới nhận ra tất cả chúng không phải là những hòn đảo vô tri tĩnh lặng mà như có hồn và đều sống động.
Tiềm ẩn trong lòng các đảo đá ấy là những hang động tuyệt đẹp như động Thiên Cung, hang Đầu Gỗ, động Sửng Sốt, hang Trinh Nữ, động Tam Cung… Đó thực sự là những lâu đài của tạo hoá giữa chốn trần gian. Từ xưa, Hạ Long đã được đại thi hào dân tộc Nguyễn Trãi mệnh danh là “kỳ quan đất dựng giữa trời cao”. Bao tao nhân mặc khách từ khắp năm châu khi đặt chân đến đây đều cảm thấy bàng hoàng trước vẻ đẹp kỳ vĩ của Hạ Long, dường như họ đều cảm thấy lúng túng và bất lực bởi vốn từ hiện có vẫn chưa đủ để mô tả vẻ đẹp của Hạ Long.
Vịnh Hạ Long cũng là nơi gắn liền với những trang sử vẻ vang, hào hùng của dân tộc Việt Nam với những địa danh nổi tiếng như Vân Đồn – nơi có thương cảng cổ sầm uất vào thế kỷ thứ 12; có núi Bài Thơ lịch sử; cách đó không xa dòng sông Bạch Đằng – là chứng tích của hai trận thuỷ chiến lẫy lừng của các thế hệ ông cha chống giặc ngoại xâm. Không chỉ có vậy, Hạ Long còn là một trong những cái nôi của con người với nền Văn hoá Hạ Long huy hoàng thời Hậu kỳ đồ đá mới tại những địa danh khảo cổ học nổi tiếng như Đồng Mang, Xích Thổ, Soi Nhụ, Thoi Giếng…
Hạ Long cũng là nơi tập trung đa dạng sinh học cao với những hệ sinh thái điển hình như hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái rạn san hô, hệ sinh thái tùng áng, hệ sinh thái rừng cây nhiệt đới… Với hàng ngàn loài động thực vật vô cùng phong phú, đa dạng như tôm, cá, mực… Có những loài đặc biệt quý hiếm chỉ có ở nơi đây.
Với các giá trị ngoại hạng về cảnh quan và địa chất, địa mạo vịnh Hạ Long hội tụ những điều kiện thuận lợi để phát triển ngành kinh tế du lịch với loại hình đa dạng. Đến vịnh Hạ Long, chúng ta có thể tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học, tham quan ngắm cảnh, tắm biển, bơi thuyền, thả dù, lặn khám phá rặng san hô, câu cá giải trí… Vùng vịnh thích hợp cho việc nuôi trồng và đánh bắt hải sản do có các điều kiện thuận lợi: khí hậu tốt, diện tích bãi triều lớn, nước trong, ngư trường ven bờ và ngoài khơi có trữ lượng hải sản cao và đa dạng với cá song, cá giò, sò, tôm, bào ngư, trai ngọc các loại.
Hiện nay, vịnh Hạ Long đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới . Hạ Long là một điểm du lịch hấp dẫn vì cảnh quan nơi đây thật đẹp và hữu tình. Phong cảnh Hạ Long không bao giờ bị tẻ nhạt, mỗi một mùa lại mang đến cho Hạ Long một sắc thái riêng đầy ấn tượng. Vịnh Hạ Long là nơi có nguồn tài nguyên dồi dào, hằng năm cung cấp hải sản cho các nhà máy chế biến.
Vịnh Hạ Long là một di sản văn hóa đáng tự hào của dân tộc. Ngày nay, vnh Hạ Long vẫn đang thu hút rất nhiều khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan, mang lại nhiều lợi ích cho nước nhà, chúng ta cần ra sức bảo vệ và giữ gìn vịnh Hạ Long để vịnh ngày càng xanh tươi hơn, mãi mãi là niềm tự hào của đất nước
Read more: http://vanmau.edu.vn/thuyet-minh-ve-danh-lam-thang-canh/#ixzz55judqaeK
Thừa Thiên Huế là một tỉnh thuộc miền Trung, phía Bắc giáp tỉnh Quảng Trị, phía Nam giáp thành phố Đà Nẵng, Tây Nam giáp tỉnh Quảng Nam, phía Tây dựa vào dãy Trường Sơn hùng vĩ, phía Đông trông ra biển. Thành phố Huế cách Hà Nội 660 km, cách thành phố Hồ,Chí Minh 1.080 km, nổi tiếng bỏi phong cảnh tuyệt đẹp và truyền thống văn hóa, lịch sử đặc biệt, có tiềm năng du lịch rất lớn.
Diện tích tự nhiên của tỉnh là 5.054 km2, dân số 1.091.600 người. Địa hình rừng núi chiếm khoảng 1/4 diện tích, nằm ở giáp biên giới Việt – Lào và kéo dài đến Đà Nẵng. Địa hình trung du chiếm khoảng 1/2 diện tích; phần lớn là những dãy đồi lô xô như bát úp, với chiều rộng vài trăm mét và chiều cao không quá 500 mét. Vùng đồng bằng duyên hải bề ngang hẹp, chạy song song với bờ biển, đồng ruộng xen lẫn với cồn cát, đầm phá…
Hầu hết các sông lớn của Thừa Thiên – Huế như ô Lâu, sông Bồ, sông Hương, sông Truồi… đều bắt nguồn từ dãy Trường Sơn, chảy ngang qua đồng bằng rồi đổ ra biển. Sông Hương là con sông lớn nhất, có diện tích lưu vực rộng 300 km2.
Bờ biển dài 120 km, có cảng Thuận An và vịnh Chân Mây với độ sâu 18 – 20 m, có khả năng xây dựng cảng nước sấu. Sân bay Phú Bài nằm cạnh quốc lộ 1A. Đường sắt xuyên Việt chạy dọc qua tỉnh. Hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường thủy của Thừa Thiên – Huế đều rất thuận lợi.
Thừa Thiên – Huế nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cho nên thời tiết diễn ra theo chu kì 4 mùa xuân, hạ, thu, đông. Mùa xuân ấm áp; mùa hè nóng bức; mùa thu mát mẻ và mùa đông giá rét. Nhiệt độ trung bình cả năm khoảng 25°c. Mùa du lịch ở đây đẹp nhất là từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau.
Thừa Thiên – Huế có tỉnh lị là thành phố Huế và 8 huyện : Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà, Phú Vang, Hương Thuỷ, Phú Lộc, A Lưới, Nam Đông. Các dân tộc: Kinh, Tà-ôi, Bờ-ru, Vân Kiều, Cơ-tu… cùng chung sống đoàn kết trên mảnh đất này.
Thừa Thiên – Huế là một vùng đất cổ. Vào thế kỉ XIII, vùng đất này đã được nhập vào quốc gia Đại Việt bởi nó là món sính lễ của vua Chiêm Thành dâng lên vua Trần khi cưới công chúa Huyền Trân. Phong cảnh tươi đẹp, địa hình hiểm trở đã tạo cho Huế một vị trí đặc biệt trong lịch sử nước ta. Nơi đây đã được vua Quang Trung chọn làm kinh đô của triều đại Tây Sơn (1788 – 1802), vua Gia Long chọn làm kinh đô của triều Nguyễn (1802 – 1945). Suốt mấy trăm năm, Huế đã là trung tâm chính trị, văn hoá của cả nước.
Cảnh quan của Thừa Thiên – Huế đa dạng, vẻ đẹp thiên nhiên kết hợp với vẻ đẹp của các công trình kiến trúc do con người tạo nên đã khiến cho Thừa Thiên 1 Huế trở thành một thắng cảnh nổi tiếng của Việt Nam. Sông Hương êm đềm chảy giữa lòng thành phố, in bóng cầu Tràng Tiền sáu vài mười hai nhịp. Những bãi tắm Thuận An, Cảnh Dương, Lăng Cô nước trong, cát mịn, thơ mộng vô cùng! Khu nghỉ mát lí tưởng Bạch Mã đã từng được so sánh với các khu nghỉ mát nổi tiếng khác của Đông Dương.
Tiềm năng du lịch nổi bật của Thừa Thiên – Huế là quần thể các di tích văn hoá với trên 300 công trình kiến trúc cổ bao gồm hệ thống thành quách, cung điện, lăng tẩm, các kiến trúc cung đình, kiến trúc dân gian, chùa chiền, miếu mạo, phủ đệ, hệ thống nhà vườn… Vì vậy, ngày 11 tháng 12 năm 1993, Huế đã được công nhận là Di sản văn hóa thế giới.
Thừa Thiên – Huế còn là một địa phương có truyền thống cách mạng oanh liệt, đến nay còn lưu giữ nhiều di tích liên quan đến cuộc đời hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh và các nhà cách mạng tiền bối khác, liên quan đến hai cuộc chiến tranh giữ nước, giành độc lập dân tộc.
Tất cả các yếu tố trên là điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức nhiều loại hình du lịch, phục vụ cho những đối tượng du khách khác nhau. Vì vậy, du lịch Thừa Thiên – Huế có một vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh và chiến lược phát triển du lịch của cả nước.
Nét đặc trưng của văn hóa ở Thừa Thiên – Huế là sự kết hợp hài hòa giữa văn hóa dân gian Và văn hóa cung đình. Những điệu hò, điệu lí dân gian đã được tiếp thu và cải biên để phục vụ vua chúa, quan lại và rồi lại được đưa ra ngoài để trở thành các điệu hát, điệu múa phổ biến như ca Huế, múa cung đình Huế… Nền văn hóa này ngày nay đang được gìn giữ và phát triển.
Nét văn hóa Huế còn biểu hiện ở việc duy trì các làng nghề truyền thống như nghề kim hoàn, nghề đúc đồng, nghề thêu, nghề làm nón… mà mỗi tác phẩm như gửi gắm cả tài năng và tâm hồn của người dân xứ Huế.
Văn hóa ẩm thực ở Huế cũng rất phong phú. Những món ăn cung đình cầu kì, tinh tế cùng hàng trăm loại bánh chỉ ở Huế mới có, sẵn sàng phục vụ du khách muôn phương.
Là vùng đất có bề dày truyền thống văn hóa nên Thừa Thiên – Huế có rất nhiều lễ hội dân gian. Đặc điểm chung của các lễ hội là đều được tổ chức công phu khiến du khách say mê, thích thú. Tiêu biểu như lễ hội Điện Hòn Chén thờ Thánh Mẫu Thiên Y A Na theo phong tục của người Chăm. Lễ hội cầu ngư ở làng Thái Dương Hạ. Hội chợ xuân ở Gia Lạc. Hội vật võ ở làng Sình. Hội đua thuyền trên sông Hương. Hội thả diều trong các ngày lễ lớn…
Huế là kinh đô cổ còn tồn tại khá nhiều công trình gần như nguyên dạng. Giá trị to lớn của Huế được thế giới biết đến chính là quần thể kiến trúc cung đình, thành quách, đền miếu, lăng tẩm… của các vua chúa triều Nguyễn, được xây dựng công phu trong khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ dọc hai bên bờ sông Hương. Có thể kể đến Ngọ Môn, điện Thái Hoà, Thế Miếu, Hiển Lâm các, cung Diên Thọ, cung Trường Sinh, lăng Gia Long, lăng Minh Mạng, lăng Tự Đức, lăng Khải Định, chùa Thiên Mụ, chùa Từ Đàm, chùa Diệu Đế… Nếu vịnh Hạ Long là sự sắp đặt kì diệu của Tạo hóa thì cố đô Huế là sản phẩm được làm nên bởi khối óc và bàn tay tài hoa của con người.
Du khách đến Huế không mấy người bỏ qua chương trình dạo chơi bằng thuyền trên sông Hương. Nói đến Huế là nói đến sông Hương bởi không có sông Hương thì đấu còn là Huế mộng, Huế mơ…
Đi đâu cũng nhớ quê mình,
Nhớ sông Hương gió mát, nhớ Ngự Bình trăng treo.
(Ca dao)
Gọi là sông Hương vì theo truyền thuyết, từ xa xưa, dòng sông này chảy qua những rừng cây có hương thơm nên nước sông cũng đượm mùi thơm. Với độ dài 80 km, đoạn sông chảy qua Huế uốn lượn nhu có sự sắp đặt tài tình làm tôn thêm vẻ kiều diễm cho đất cố đô. Thuyền sẽ đưa du khách dạo bên khu kinh thành, dưới cầu Dã Viên, Phú Xuân, Trường Tiền; đưa du khách lên thăm lăng Minh Mạng, điện Hòn Chén, chùa Thiên Mụ… rồi xuôi về Thuận An tắm biển. Du khách nào thích suy tư, xin mời ngược dòng sông Hương lên với rừng thông lăng Thiên Thọ để lắng nghe vi vút tiếng thông reo…
Dưới ánh trăng khuya, mặt sông lấp lánh như dát bạc. Giọng hò Huế ngọt ngào, tha thiết cất lên, man mác, chơi vơi trên, sóng nước. Du khách đón chén rượu mời từ tay cô gái Huế và thả hồn thưởng thức tiếng đàn, giọng hát như ru người vào cõi mộng.
Nói đến sông Hương là phải nhắc đến Ngự Bình, bởi sông Hương núi Ngự là biểu tượng của kinh đô Huế. Núi còn có tên là Băng Sơn, cách kinh thành Huế khoảng 3 km. Nhìn từ xa, Ngự Bình có dạng hình thang, đỉnh tương đối bằng phẳng, độ cao của núi khoảng 100 m. Xét theo thuật phong thuỷ thì Ngự Bình được coi như tấm bình phong che chở cho kinh thành. Cùng với sông Hương, núi Ngự Bình là quà tặng vô giá của Tạo hóa, làm nên vẻ sơn thuỷ hữu tình rất đặc trưng của xứ Huế.