thuyết minh về ngôi chùa ở quê em.
mình đang cần gấp lắm.thanks.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Chùa Keo, một khu chùa cổ tuyệt vời, một tác phẩm tiêu biểu, đặc sắc của nghệ thuật kiến trúc Việt Nam.
Chùa Keo tên chữ là chùa Thần Quang, nằm ở Vũ Thư, Thái Bình. Theo sử cũ, chùa Keo được xây dựng từ thời nhà Lý Thánh Tông, đến nay đã nhiều lần trùng tu.
Trong những di tích còn lại thì chùa Keo là một di tích có quy mô to lớn. Có lẽ ở nước ta chưa có một ngôi chùa nào lại được tới 57.000m2 với 107 gian chùa lớn (trước là 154 gian) làm toàn bằng gỗ lim. Những con đường dài hàng trăm mét, lát toàn đá xanh rộng gần 2m và 350 vây cột lim lớn nhỏ, đều được kê trên những hòn đá tảng lớn, cổ bồng, chạm cánh sen.
Toàn bộ khu chùa là một quần thể kiến trúc lớn, gồm cột cờ, sân lát đá, tam quan ngoài, ao trước chùa, tam quan trong, sân đất, chùa Hộ, chùa Phật, sân gạch, tòa Giá Roi, tòa Thiên Hương, tòa Phục quốc, tòa Thượng Điện, gác chuông, nhà Tổ… Ngoài ra, là hai dãy hành lang dài hai bên, từ chùa Hộ trở vào.
Tổ chức không gian kiến trúc ở đây thật tài tình, phức tạp một cách trật tự, theo kiểu "tiền Phật hậu Thần”. Khu chùa phía trước và khu đền thờ Không Lộ thiền sư phía sau. Bố cục kiến trúc dường như là phá quy luật, như việc đặt gác chuông ba tầng vào cuối dây chuyền của quần thể. Kiến trúc của gác chuông là sự đồ sộ của hình khối, sự phong phú hài hòa của nhịp điệu và chi tiết, chỉ ba tầng cao 11,06m nhưng lại gây được ấn tượng đồ sộ. Bốn cây cột lim chính cao suốt hai tầng, cùng với hệ thống cột niên và những hàng lan can con tiện, đã được kết nối khéo léo. Các tảng cột gác chuông thuần bằng đá, tạc kiểu hình đôn lớn, chạm hình hoa sen kép rất đẹp. Độc đáo nhất là hệ thống dui bay, tầng tầng lớp lớp vươn lên đỡ mái. Các đầu dui bay phía ngoài vươn ra, choãi xuống theo chiều mái, làm tăng thêm chiều cao của công trình. Đứng xa trông như 200 cánh tay Phật Bà Quan Âm từ mái tầng hai, tầng ba vươn ra vẫy chào khách thập phượng! Tôi đã thấy những người khách nước ngoài dừng lại hàng giờ trước tòa gác chuông ba tầng này, sửng sốt và ngắm nghía mãi tầng tầng lớp lớp mái cong cổ kính và hàng ngàn bộ phận chạm trổ tinh vi, mà ngay đến những người thợ lành nghề nhất được mời đến trùng tu cũng không biết hết tên gọi!
1. Mở bài
- Mỗi vùng quê trên đất nước ta đều có đặc sản của quê mình. Ví dụ: Huế có mè xửng, cơm hến. Quảng Nam có mì Quảng, Hà Nội có phở.
- Hiện nay, phở được bán ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam.
- Em sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, em xin được giới thiệu về món Phở ngon nổi tiếng trong và ngoài nước của đất Hà Thành.
2. Thân bài
a) Nguồn gốc
- Không ai biết chính xác phở có từ bao giờ? Ai là người đầu tiên làm ra phở?
- Có giả thiết cho rằng, phở có nguồn gốc từ một món ăn của tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc).
- Có giả thiết cho rằng, phở có nguồn gốc từ Nam Định.
- Có một số ý kiến lại cho rằng, phở có nguồn gốc từ miền Bắc nước ta khoảng những năm 1950. Năm 1954, phở theo dòng người di cư từ Bắc vào Nam. Đây là ý kiến được nhiều người đồng ý.
b) Cách chế biến phở
- Cách chế biến nước dùng
- Đây là công đoạn quan trọng nhất.
- Nước dùng của món phở truyền thông được ninh từ xương ống của bò cùng với một số gia vị.
- Lúc đầu cho lửa thật to. Khi nước sôi bùng lên thì giảm nhỏ lửa, vớt hết bọt ra. Cứ làm như vậy cho đến khi nước trong. Cho vào nồi nước dùng một ít gừng và hành tím nướng để vừa khử hết mùi của xương bò vừa làm nước có mùi thơm dễ chịu.
- Bánh phở: Được làm từ bột gạo tẻ, cán mỏng và cắt thành sợi. ơ miền Bắc sợi bánh phở to hơn hơn ở miền Nam.
Thịt để làm phở
- Chủ yếu là thịt bò và thịt gà.
+ Nếu là phở bò thì thịt bò xắt lát thật mỏng. Khi ăn, người ta nhúng nước sôi cho chín hoặc cho tái (tùy theo ý thích của người ăn), xếp thịt vào tô phở xong, rắc một số rau thơm đã cắt nhỏ sẵn và rắc các gia vị cần thiết. Xong múc nước dùng đổ vào tô, ta được tô phở thơm ngon.
+ Nêu làm phở gà, người ta luộc sẵn gà, treo trong tủ kính dùng để bán phở. Khi ăn, người ta xé thịt gà ra xếp lên bánh phở đã bỏ sẵn trong tô, bỏ các loại rau thơm và gia vị cần thiết, múc nước dùng đồ vào tô là xong.
Các loại rau thơm và gia vị
- Chủ yếu là rau mùi (ngò gai), rau mùi tàu, hành.
- Tiêu bắc, bột ngọt.
3. Kết bài
- Phở được xem là món ăn truyền thống của Việt Nam, cũng có thể xem là một trong những món ăn đặc trưng nhất cho ẩm thực Việt Nam.
- Phở là món ăn ngon, dễ làm, giá thành rẻ, có thể ăn vào các thời điểm sáng, trưa, chiều, tối trong ngày.
- Ngày nay, theo bước chân của người Việt Nam, phở có mặt ở nhiều nước trên thế giới.
- Ngày nay, phở Việt Nam càng được bạn bè trên thế giới công nhận là món ăn ngon.
1. Mở bài
- Giới thiệu về món ăn em định thuyết minh: Bánh chưng
- Đây là món ăn đặc trưng, không thể thiếu trong mâm cỗ Tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam.
2. Thân bài
a) Nguồn gốc lịch sử
- Không rõ thời gian cụ thể, theo truyền thuyết kể lại vào đời vua Hùng thứ sáu, khi đất nước thanh bình, sạch bóng quân thù, vua muốn truyền ngôi nên ban lệnh cho các hoàng tử đi tìm món ăn vừa ý vua cha nhất để cúng Tiên vương, sẽ được nối ngôi. Trong khi các hoàng tử khác sai kẻ hầu người hạ đi tìm sản vật trên rừng xuống biển, hoàng tử thứ 18 tên là Lang Liêu vì nghèo không có tiền, trong nhà chỉ có ngô, khoai, lúa... đã được thần báo mộng làm ra hai loại bánh chưng, bánh giày ngon và ý nghĩa tượng trưng cho trời, cho đất. Bánh chưng ra đời từ đó và tục gói bánh chưng trở thành tục lệ không thể thiếu mỗi dịp Tết đến xuân về.
b) Chuẩn bị nguyên liệu gói bánh chưng:
- Gạo nếp hạt tròn, trắng, sạch sẽ được ngâm qua đêm từ 3 - 4 tiếng, sau đó để cho ráo nước, trộn đều với 1 ít muối trắng.
- Đậu xanh đã bóc vỏ, cũng ngâm trong nước khoảng 4 tiếng, có thể để đỗ sống hoặc đồ chín (tùy thích), trộn tiếp với 1 ít muối.
- Thịt lợn vừa nạc vừa mỡ ướp với gia vị cho thịt ngấm đều
- Lá dong (có thể thay bằng lá chuối), lạt mềm
- Gia vị: Hạt tiêu, muối, thảo quả,...
c) Công đoạn gói bánh chưng
- Có thể gói bánh chưng bằng khuôn hoặc gói vo (không cần khuôn)
- Cắt lá dong cho vừa với khuôn, xếp 4 góc và lót ở phía dưới sao cho vuông vức, lá thẳng.
- Đổ 1 lớp gạo nếp xuống phía dưới, sau đó đến 1 lớp đỗ xanh, 2 - 3 miếng thịt, đổ tiếp 1 lớp đỗ và cuối cùng là một lớp gạo phía trên cùng.
- Đặt một lớp lá cho phẳng phiu, sau đó gói chặt tay, cột chặt lại bằng lạt mềm cho chiếc bánh vuông vức.
- Xếp những chiếc bánh đã được gói gọn gàng vào xoong đã lót 1 lớp lá dưới đáy nồi, đổ nước lạnh hoặc nước nóng ngập mặt bánh, đun củi hoặc than lửa cháy vừa đủ.
- Nấu bánh chưng trong vòng 9 - 10 tiếng hoặc ít hơn, tùy vào kích thước bánh.
- Liên tục thêm nước để nồi bánh không bị cạn/ cháy.
- Sau khi luộc chín bánh, vớt ra ngoài, cho vào nước lạnh ngâm khoảng 15 - 20 phút, để ráo nước sau đó ép bánh cho nước ra hết
d) Yêu cầu thành phẩm
- Chiếc bánh vừa chín tới, vuông vức, gói không bị chặt quá, không bị lỏng quá.
- Bánh giữ được màu xanh của lá, gạo chín mềm dẻo, thơm.
- Có thể ăn kèm bánh chưng với dưa hành, củ kiệu, giò,..., ngoài ra có thể rán bánh chưng ăn cũng rất ngon.
e) Ý nghĩa của chiếc bánh chưng
- Món ăn không thể thiếu trong mâm cúng Tết, mang hương vị Tết cổ truyền của Việt Nam.
- Giá trị văn hóa tinh thần: Đề cao nền văn minh lúa nước của dân tộc, tưởng nhớ tổ tiên, ông bà, những người thân đã khuất; là nét văn hóa độc đáo chỉ ở mảnh đất hình chữ S mới có.
3. Kết bài
- Khẳng định là giá trị của món ăn độc đáo: Bánh chưng
- Nêu cảm nghĩ của bản thân về món ăn đó.
Chùa Thiên Mụ là một trong những địa danh nổi tiếng và đẹp nhất của Huế. Truyền thuyết kể rằng, vào thế kỷ 17, một bà cụ già đến từ phương Bắc đã đến chùa này và nói rằng đây là nơi mà một vị Phật đã xuất hiện và tiên đoán rằng một vị vua sẽ xây dựng một lâu đài ở đó. Sau đó, vị vua Gia Long đã nghe được câu chuyện này và xây dựng lâu đài Hoàng Thành trên đồi bên cạnh.
Cảm nhận của tôi về quê hương là rất đặc biệt và đẹp. Tôi luôn cảm thấy yêu quý và tự hào về các di sản văn hóa và thiên nhiên tuyệt vời của quê hương mình. Chùa Thiên Mụ là một ví dụ điển hình cho vẻ đẹp của quê hương, với kiến trúc độc đáo và tinh tế, cùng với vị trí đắc địa trên đồi cao, tạo nên một khung cảnh tuyệt đẹp.
Để phát huy những vẻ đẹp của quê hương và đất nước, chúng ta cần bảo vệ và giữ gìn các di sản văn hóa và thiên nhiên. Chúng ta cũng cần tôn trọng và bảo vệ môi trường, đồng thời thực hiện các hoạt động bảo vệ và phát triển bền vững để giữ gìn và phát huy những giá trị đó cho thế hệ sau. Chỉ khi chúng ta yêu quý và tự hào về quê hương, mới có thể phát huy được những vẻ đẹp của nó và giữ gìn cho tương lai.
bài thuyết trình tiếng anh về ngôi nhà mơ ước của em trong tương lai
giúp mình với mình đang gấp lắm?
Many people see their homes merely relative or shelter is a shelter after a long hard day on the outside. But most people have a deep attachment to the place they call home - a sense of security, comfort, warmth and love. However, we can feel that the picture house is defined by the experience and memories molded, shaped your dreams of a perfect place to stay. All of us have time to "see" their house for the first time and thinking. The house has the heart, both physically, and it partly reflects the personality of those who live in it.
Đối với những người lao động trí óc, đặc biệt đối với những thế hệ học sinh thì chiếc bút bi là người bạn thân thiết không thể tách rời. Chiếc bút bi có vai trò quan trọng giúp cho các bạn viết lên những nét chữ, viết nên tương lai tốt đẹp hơn.
Đối với những cô cậu học trò còn ngồi trên ghế nhà trường thì việc sở hữu rất nhiều chiếc bút bi là điều bình thường. Vì nếu không có bút bi thì học sinh sẽ không học được, không viết được những bài văn, giải được những bài toán và vẽ được những hình họa tinh nghịch. Không chỉ đối với học sinh mà nhiều người khác cũng cần đến chiếc bút bi khi cần thiết. Dù là ai, làm việc gì thì việc sở hữu một chiếc bút bi là điều không thể thiếu.
Đối với những em nhỏ học mẫu giáo, lớp 1 thì vẫn đang làm quen với chiếc bút chì; nhưng khi các em lớn lên sẽ dần làm quen với cách viết và sử dụng bút bi cho phù hợp nhất.
Bút bi được phát minh bởi nhà báo Hungari Lazo Biro vào những năm 1930. Sau thời gian nghiên cứu, tìm hiểu, ông Biro phát hiện ra được một loại mực in giấy rất nhanh khô. Từ đó, ông đầu tư thời gian nghiên cứu và chế tạo ra một loại bút sử dụng loại mực như thế.
Bút bi có nhiều loại như bút bi Thiên Long, bút bi Bến Nghé,…Mỗi loại bút đều có đặc điểm riêng nhưng chung một công dụng.
Bút bi được cấu thành từ hai bộ phận chính là vỏ bút và ruột bút. Bộ phận nào cũng đóng vai trò quan trọng để tạo nên sự trọn vẹn của chiếc bút chúng ta cầm ở trên tay. Bộ phận vỏ bút có thể được làm bằng chất liệu nhựa là phổ biến, hoặc một số loại bút được nhà sản xuất làm bằng kim loại nhẹ. Bộ phận vỏ bút được thiết kế chắc chắn và đẹp, có thể bảo vệ được ruột bút ở bên trong. Vỏ bút được thiết kế theo hình trụ, dài và tròn, có độ dài từ 10-15 cm.
ở trên vỏ bút có thể được sáng tạo bởi nhiều họa tiết đẹp hoặc chỉ đơn giản là có dán tên nhà sản xuất, số lô sản xuất và màu sắc của chiếc bút.
Có một số loại bút bi dành cho trẻ em, để thu hút được sức dùng thì nhà sản xuất đã tạo những họa tiết như hình các con vật, hình siêu nhân…Chính điều này sẽ khiến cho các em thích thú khi sử dụng chiếc bút bi xinh đẹp.
Màu sắc của vỏ bút cũng đa dạng và phong phú như xanh, đỏ, tím, vàng…Các bạn học sinh hoặc người dùng có thể dựa vào sở thích của mình để chọn mua loại bút thích hợp nhất.
Bộ phận thứ hai chính là ruột bút,giữ vai trò quan trọng để tạo nên một chiếc bút hoàn hỏa. Đây là bộ phận chứa mực, giúp mực ra đều để có thể viết được chữa trên mặt giấy. Ruột bút chủ yếu làm bằng nhựa, bên trong rỗng để đựng mực. Ở một đầu có ngòi bút có viên bi nhỏ để tạo nên sự thông thoáng cho mực ra đều hơn.
Ở ruột bút có gắn một chiếc lò xo nhỏ có đàn hồi để người viết điều chỉnh được bút trong quá trình đóng bút và mở bút.
Ngoài hai bộ phận chính này thì chiếc bút bi còn có nắp bút, nấp bấm, nắp đậy. Tất cả những bộ phận đó đều tạo nên sự hoàn chỉnh của chiếc bút bi bạn đang cầm trên tay.
Sử dụng bút bi rất đơn giản, tùy theo cấu tạo của bút mà sử dụng. Đối với loại bút bi bấp thì bạn chỉ cầm bấm nhẹ ở đầu bút thì có thể viết được. Còn đối với dạng bút bi có nắp thì chỉ cần mở nắp ra là viết được.
Chiếc bút bi đối với học sinh, với những người lao động trí óc và với cả rất nhiều người khác đều đóng vai trò rất quan trọng. Bút bi viết lên những ước mơ của các cô cậu học trò. Bút bi kí nết nên những bản hợp đồng quan trọng, xây dựng mối quan hệ gắn kết với nhau.
Để chiếc bút bi bền và đẹp thì người sử dụng cần bảo quản cẩn thận và không vứt bút linh tinh, tránh tình trạng hỏng bút.
Thật vậy, chiếc bút bi có vai trò quan trọng đối với mỗi người. Chúng ta học tập và làm việc đều cần đến bút bi. Nó là người bạn đồng hành đáng tin cậy nhất.
Đồ dùng nào là vật không thể thiếu đối với người học sinh khi đến trường? Sách, vở, cặp hay thước...? Có thể sẽ có rất nhiều đáp án nhưng chắc chắn ràng nếu không có cây bút thì chúng ta không thể ghi lại bài học trên lớp. Và trong thời đại ngày nay, cây bút bi là một đồ dùng học tập vô cùng quan trọng.
Có rất nhiều loại bút như bút chì, bút mực. Nhưng khi bút bi ra đời, nó liền tạo nên một cuộc cách mạng rộng khắp và ngày nay bút bi đã khẳng định mình là công cụ dùng để viết phổ biến nhất.
Người đầu tiên trên thế giới xin cấp bằng sáng chế bút bi là một người Mĩ vào năm 1888. Nhưng lúc ấy, bút bi vẫn chưa được chú ý lắm. Năm 1938, László Biró - một biên tập viên người Hungary - để giảm thiểu những hạn chế của bút mực như tốn thời gian tiếp mực, mực lâu khô, đầu bút quá nhọn, hay làm lem bẩn giấy tờ,... đã tạo ra loại bút bi sử dụng mực in báo khô rất nhanh. Loại bút này có chứa một ống mực đặc, mực được viết lên giấy nhờ chuyển động lăn của viên bi nhỏ gắn nơi đầu ống chứa mực. Biró được nhận bằng sáng chế lần lượt tại Anh rồi Argentina. Năm 1945, nhờ sự hợp tác của nhiều nhà sản xuất mà cây bút bi được thay đổi, cải tiến về kiểu dáng và bán tại thị trường Hoa Kỳ. Theo thời gian, cây bút bi dần chiếm lĩnh thị trường bút châu Âu rồi toàn thế giới. Kể từ năm 1990, ngày tháng 9, ngày sinh nhật của Biró - cha đẻ cây bút bi - đã được chọn là ngày của những nhà phát minh tại Argentina.
Chiếc bút bi ngày nay dù khác nhau về hình dáng song về cấu tạo cơ bản vẫn giống nhau. Nó bao gồm một ống mực đặc, một đầu có gắn một viên bi nhỏ với đường kính khoảng từ 0,7 đến 1 mm. Loại mực dùng cho bút bi khô rất nhanh, thường là ngay sau khi được viết lên giấy. Theo thời gian, người ta cũng chế tạo ra nhiều loại màu mực khác nhau: màu đen, màu xanh, màu đỏ,... Bao ngoài ống mực - hay còn gọi là ruột bút - là một vỏ bút. Vỏ bút có rất nhiều hình dáng, màu sắc đa dạng khác nhau. Chúng thường được trang trí rất ấn tượng để tạo sự hấp dẫn đối với người sử dụng. Bút bi có thể sử dụng nắp để đậy đầu bi tránh làm khô mực, hỏng bút hoặc dùng đầu bấm để đầu bi rụt vào bên trong vỏ bút. Loại phổ biến nhất hiện nay là bút bi bấm. Để đưa đầu bi vào trong cần phải có lò xo để kéo vào. Việc điều khiển đầu bi có thể dùng nhiều cách khác nhau như dùng nút bấm ở đầu, xoay thân bút, hoặc trượt.
Nhắc đến bút bi là nhắc đến tác dụng viết, ghi chép các kí tự: ghi bài trên lớp, sáng tác thơ ca, ghi lại tiến trình buổi họp,... hay đơn giản là ghi lại một thông tin cần lưu ý. Ngày nay, trong thời đại truyền thông phát triển, bút bi còn trở thành một phương tiện... quảng cáo hữu hiệu. Bút bi thường được tặng miễn phí như một dạng quảng cáo - tên công ti, sản phẩm được in trên thân bút. Những năm gần đây, bút bi cũng trở thành phương tiện sáng tác nghệ thuật. Người ta có thể dùng bút bi để vẽ những bức tranh ấn tượng. Nhiều người còn dùng bút bi để vẽ hình lên người họ, còn được gọi là hình xăm bằng bút bi. Có nhiều tác dụng như vậy nhưng giá một chiếc bút bi lại rất rẻ, thường chỉ dao động từ một đến hai, ba nghìn đồng. Bởi sự gọn nhẹ, kinh tế và tiện ích nên bút bi hiện diện khắp nọi nơi: trong giỏ xách, trong cặp, trong túi, trong cốp xe,... Theo một thống kê đáng tin cậy, trên thế giới cứ mỗi giây lại có 57 chiếc bút bi được bán ra.
Chiếc bút bi từ lâu đã trở thành một người bạn thân thiết đối với mọi người đặc biệt là những người học sinh, sinh viên. Để bảo quản những người bạn thân thiết này chỉ cần lưu ý vài chi tiết nhỏ. Một là khi viết xong nhớ đậy nắp hoặc bấm nút để ngòi bi rụt vào bên trong vỏ. Hai là tránh để bút rơi bởi có thể gây gãy thân bút; đặc biệt là tránh làm rơi khiến đầu bi đập xuống đất: khi ấy bút sẽ hỏng hoàn toàn, bi bị vỡ, mực không ra được nữa. Người bạn ấy quan trọng nhưng không hề "làm cao” chút nào, ngược lại thật dễ tính!
Có thể khẳng định rằng bất cứ ai có thể viết đều đã ít nhất một lần sử dụng bút bi trong đời. Thuận tiện, kinh tế và không cần cầu kì trong việc bảo dưỡng, bút bi đã trở thành một cuộc cách mạng trong cách viết của con người.
Chùa Keo, một khu chùa cổ tuyệt vời, một tác phẩm tiêu biểu, đặc sắc của nghệ thuật kiến trúc Việt Nam.
Chùa Keo tên chữ là chùa Thần Quang, nằm ở Vũ Thư, Thái Bình. Theo sử cũ, chùa Keo được xây dựng từ thời nhà Lý Thánh Tông, đến nay đã nhiều lần trùng tu.
Trong những di tích còn lại thì chùa Keo là một di tích có quy mô to lớn. Có lẽ ở nước ta chưa có một ngôi chùanào lại được tới 57.000m2 với 107 gian chùa lớn (trước là 154 gian) làm toàn bằng gỗ lim. Những con đường dài hàng trăm mét, lát toàn đá xanh rộng gần 2m và 350 vây cột lim lớn nhỏ, đều được kê trên những hòn đá tảng lớn, cổ bồng, chạm cánh sen.
Toàn bộ khu chùa là một quần thể kiến trúc lớn, gồm cột cờ, sân lát đá, tam quan ngoài, ao trước chùa, tam quan trong, sân đất, chùa Hộ, chùa Phật, sân gạch, tòa Giá Roi, tòa Thiên Hương, tòa Phục quốc, tòa Thượng Điện, gác chuông, nhà Tổ… Ngoài ra, là hai dãy hành lang dài hai bên, từ chùa Hộ trở vào.
Tổ chức không gian kiến trúc ở đây thật tài tình, phức tạp một cách trật tự, theo kiểu "tiền Phật hậu Thần”. Khu chùa phía trước và khu đền thờ Không Lộ thiền sư phía sau. Bố cục kiến trúc dường như là phá quy luật, như việc đặt gác chuông ba tầng vào cuối dây chuyền của quần thể. Kiến trúc của gác chuông là sự đồ sộ của hình khối, sự phong phú hài hòa của nhịp điệu và chi tiết, chỉ ba tầng cao 11,06m nhưng lại gây được ấn tượng đồ sộ. Bốn cây cột lim chính cao suốt hai tầng, cùng với hệ thống cột niên và những hàng lan can con tiện, đã được kết nối khéo léo. Các tảng cột gác chuông thuần bằng đá, tạc kiểu hình đôn lớn, chạm hình hoa sen kép rất đẹp. Độc đáo nhất là hệ thống dui bay, tầng tầng lớp lớp vươn lên đỡ mái. Các đầu dui bay phía ngoài vươn ra, choãi xuống theo chiều mái, làm tăng thêm chiều cao của công trình. Đứng xa trông như 200 cánh tay Phật Bà Quan Âm từ mái tầng hai, tầng ba vươn ra vẫy chào khách thập phượng! Tôi đã thấy những người khách nước ngoài dừng lại hàng giờ trước tòa gác chuông ba tầng này, sửng sốt và ngắm nghía mãi tầng tầng lớp lớp mái cong cổ kính và hàng ngàn bộ phận chạm trổ tinh vi, mà ngay đến những người thợ lành nghề nhất được mời đến trùng tu cũng không biết hết tên gọi!
Trong gác chuông có treo hai quả chuông niên đại: Hoàng Triều Cảnh Thịnh Tứ Niên, một di tích quý về sự nghiệp “văn trị” của triều Tây Sơn trên đất Thái Bình. Quai đỉnh chuông đúc từ thời Tây Sơn rất đẹp, chạm hình hai con rồng hối đuôi nhau. Ớ gác một chùa Keo có một khánh đá rất to, không biết đục từ bao giờ, tiếng khánh âm vang.
Hầu như bất cứ bộ phận kiến trúc nào của chùa Keo cũng thấy dấu vết của những bàn tay chạm khắc khéo léo. Ngay ở tam quan nội, một công trình tưởng như nhỏ, nhưng hai cánh cửa trung quan cung được chạm khắc rất công phu. Cánh cửa cao 2,4m, mỗi cánh rộng 1,2m, được chạm một đôi rồng chầu bán nguyệt. Rồng ở đây to, khỏe. Con lớn vươn cổ lên, miệng ngậm hạt châu, râu bờm uốn sóng, rồi choái ra thành những hình lưỡi mác, ngực rồng ưỡn về phía trước, đuôi vắt lên đỉnh tấm cửa. Hàng trăm đám mây lửa ngùn ngụt bốc lên. Rồng như bay lượn trong biển lửa. Có lẽ những người thợ tài ba muốn kí thác những dấu vết của lịch sử trong bức chạm gỗ này. Khép hai cánh cửa lại, chúng ta nhìn thấy một bức tranh hoàn chỉnh: rồng chầu nguyệt. Cái khéo của bức chạm này là trên cùng một mặt phang, người thợ đã chạm những vết nổi, hét chìm, con rồng to, rồng nhỏ, gần xa, như cả một bầy rồng bay thong dong trong mây.
Hàng năm, “xuân thu nhị kì” vào ngày 4 tháng giêng và trung tuần tháng 9 âm lịch, khách thập phương cuồn cuộn đổ về dự hội chùa. Từ xa, trên đế sông Hồng, mọi người đã nhìn thấy lá cờ thần to bằng gian nhà, bay trên đỉnh cột cờ cao 21m. Cột cờ lớn chốt vào bệ đá sâu hàng mét, vậy mà cờ bay còn rúng cả cột!
Dù cho cha đánh, mẹ treo
Cũng không bỏ hội chùa Keo hôm rằm…
Chưa đến chùa Keo, xin mời bạn hãy đến một lần…