K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 1 2018

Trang:thuộc về 5 Tự động thu/phóng Kích thước thực Độ vừa của trang Chiều rộng trang 99.41% 50% 75% 100% 125% 150% 200% 300% 400% Soạn bài Buổi học cuối cùng I. VỀ TÁC GIẢ An-phông-xơ Đô-đê (1840- 1897) là nhà văn hiện thực và nhân đạo chủ nghĩa lớn của nước Pháp ở nửa cuối thế kỉ XIX. Ông sinh tại Nim, tỉnh Lăng-gơ-đốc thuộc miền nam nước Pháp, trong một gia đình kinh doanh tơ lụa. Khi người cha bị phá sản, gia đình ông phải dời đến thành phố Li-ông. Cậu bé Đô-đê là một học sinh thông minh, rất ham mê đọc sách. Mười lăm tuổi, Đô-đê bắt đầu làm thơ và viết tiểu thuyết. Tác phẩm đã xuất bản: Chú nhóc (1886); Những lá thư viết từ cối xay gió (1869); Tác-ta-ranh xứ Ta-rax-công (1872), Tác- ta-ranh trên núi An-pơ (1885), Cảng Ta-rax-công (1890). Tác phẩm của An-phông-xơ Đô-đê thấm đẫm tinh thần nhân đạo và tinh tế, giàu chất thơ, nhiệt thành gửi gắm niềm tin vào phẩm chất tốt đẹp của con người. II. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Câu chuyện được kể diễn ra tại lớp học ở một xã thuộc vùng An-dát của nước Pháp. Thời gian sau cuộc chiến tranh Pháp - Phổ nước Pháp thua trận phải cắt vùng An-dát cho nước Phổ. Theo lệnh của chính quyền Phổ, trường học ở đây không được dạy tiếng Pháp nữa. "Buổi học cuối cùng" là buổi học bằng tiếng Pháp cuối cùng, chứ không phải là buổi học kết thúc niên học. 2. Truyện được kể theo lời nhân vật chú bé Phrăng, thuộc ngôi thứ nhất. Truyện còn có các nhân vật khác như bác Phó rèn Oát-stơ cùng cậu học việc, cụ già Hô-de, bác phát thư, những người dân làng, thầy giáo Ha-men, người em gái của thầy giáo, các em học sinh. Người gây ấn tượng nổi bật nhất là thầy giáo Ha-men, người đã phụng sự đất nước bốn mươi năm bằng nghề dạy học, người đã thể hiện sâu sắc tình yêu nước Pháp bằng cả tấm lòng. 3. Vào sáng hôm diễn ra buổi học cuối cùng, chú bé Phrăng đã nhìn thấy những điều khác lạ. Trên đường đến trường: có nhiều người đứng trước bảng dán cáo thị. Trường học không ồn ào với những âm thanh quen thuộc mà "Bình lặng như một buổi sáng chủ nhật". Trong lớp không khí trang trọng, thầy Hamen mặc lễ phục, thầy dịu dàng chứ không giận dữ. Có thêm cụ Hôde, bác phát thư và nhiều người dân làng ngồi ở cuối lớp. Những điều đó báo hiệu đây là buổi học bằng tiếng Pháp cuối cùng như là điều được niêm yết ở trụ sở xã. 4. Đối với việc học tiếng Pháp, Phrăng rất ngại. Cậu thích rong chơi hơn là học những quy tắc phân từ. Khi không thuộc bài, Phrăng rất ân hận. Cậu bé mong ước có thể đọc được tiếng Pháp "thật to, thật dõng dạc, không phạm một lỗi nào". Từ không thích, cậu bỗng cảm thấy thân thiết với các cuốn sách tiếng Pháp như "người bạn cố tri". Và Phrăng thấy bài giảng của thầy rất dễ hiểu. Cậu thấy yêu mến người thầy giáo nghiêm khắc Hamen. Từ việc ngại, sợ tiếng Pháp và thầy giáo, Phrăng chăm chú, thích thú, cố gắng học tiếng Pháp một cách tự giác. 5. Nhân vật thầy giáo Hamen trong buổi học cuối cùng - Thầy ăn mặc bộ lễ phục chỉ dùng vào những ngày đặc biệt khi có thanh tra hoặc phát thưởng: áo rơ-đanh-gốt màu xanh lục diềm lá sen gấp nếp mịn và đội mũ tròn bằng lụa đen thêu. - Thầy nói năng với học sinh dịu dàng, không giận dữ quát mắng. Thầy kiên nhẫn giảng bài, chuẩn bị bài học rất chu đáo. - Thầy ca ngợi tiếng Pháp, tự phê bình mình và mọi người có lúc đã sao nhãng việc học tập và dạy tiếng Pháp. Thầy coi tiếng Pháp là vũ khí, là chìa khóa của chốn lao tù. - Buổi học kết thúc, thầy xúc động mạnh, người tái nhợt, nghẹn ngào, không nói được hết câu. Thầy đã viết thật to lên bảng: "Nước Pháp muôn năm". Thầy Hamen là người yêu nghề dạy học, yêu tiếng mẹ đẻ, và người yêu nước sâu sắc. 6. Một số câu văn có sử dụng phép so sánh - Thông thường, bắt đầu buổi học, tiếng ồn ào như vỡ chợ vang ra tận ngoài phố... - ... dân làng ngồi lặng lẽ giống như chúng tôi, cụ già Hê-de, trước đây là xã trưởng với cái mũ ba sừng, bác phát thư trước đây, và những người khác nữa. - Chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa của chốn lao tù. - Những tờ mẫu treo trước bàn học trông như những lá cờ nhỏ bay phấp phới khắp xung quanh lớp. - Chúng đang cặm cụi vạch những nét sổ với một tấm lòng, một ý thức như thể cái đó cũng là tiếng Pháp... Những so sánh này làm cho lời văn thêm tính hình tượng cụ thể, tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt, biểu hiện tư tưởng, tình cảm sâu sắc. 7*. Câu nói của thầy Ha-men "... khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa của chốn lao tù...". Câu nói này khẳng định giá trị to lớn của tiếng nói dân tộc. Còn giữ vững được tiếng nói là còn phương tiện để đấu tranh giành lại độc lập tự do, thoát khỏi vòng nô lệ. Yêu quý, học tập, giữ gìn tiếng nói của dân tộc là biểu hiện sâu sắc của lòng yêu nước. III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG 1. Tóm tắt Câu chuyện kể về một buổi sáng - như thường lệ, cậu bé Phrăng đến lớp. Dọc đường cậu thấy có những điều khác hẳn mọi hôm. Phrăng vào lớp càng thấy ngạc nhiên hơn. Thầy Ha- men ăn mặc tề chỉnh như trong ngày lễ. Thầy không quở mắng mà còn nói với Phrăng bằng giọng dịu dàng. Không khí trong lớp trang trọng. Cuối lớp có cụ già Hô-de, bác phát thư và nhiều người khác. Hoá ra đó là buổi học tiếng Pháp cuối cùng. Phrăng ân hận vì mình đã không thuộc bài - nhất là khi thầy Ha-men giảng bài học cuối cùng thật xúc động. Kết thúc buổi học thầy Ha-men viết lên bảng dòng chữ thể hiện lòng yêu nước của mọi người: "Nước Pháp muôn năm". 2. Đọc (hoặc kể lại) Cần lưu ý giọng kể diễn cảm  đặc biệt là khi thể hiện lời nói, cử chỉ của thầy giáo Ha-men; đồng thời bộc lộ diễn biến tâm trạng của cậu bé Phrăng trong buổi học tiếng Pháp cuối cùng. 3. Viết một đoạn văn miêu tả thầy Ha-men hoặc chú bé Phrăng trong buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp. Gợi ý: Cần tập trung miêu tả các đặc điểm như: trang phục, giọng nói, thái độ,... của thầy Ha-men trong buổi lên lớp cuối cùng (nếu bài viết miêu tả thầy Ha-men). Hoặc miêu tả hành động, thái độ, những suy nghĩ,...của cậu bé Phrăng khi chứng kiến cảnh thầy Ha-men phải từ bỏ những giờ lên lớp (nếu là bài viết miêu tả cậu bé Phrăng). Đoạn văn cần miêu tả ngắn ngọn, chỉ nên chú ý và những nét tiêu biểu có khả năng làm nổi bật được tính cách của đối tượng. Trên đây chỉ là phần trích dẫn 10 trang đầu của tài liệu và có thế hiển thị lỗi font, bạn muốn xem đầy đủ tài liệu gốc thì ấn vào nút Tải về phía dưới.
22 tháng 1 2018

Bố cục

Chia làm ba phần:

- Phần 1 (từ đầu đến "mà vắng mặt con"): Quang cảnh trên đường đến trường và cảnh ở trường qua sự quan sát của Phrăng.

- Phần 2 (tiếp tới "buổi học cuối cùng này"): Diễn biến của buổi học cuối cùng.

- Phần 3 (còn lại): Cảnh kết thúc buổi học cuối cùng

Câu 1 (trang 54 sgk ngữ văn 6 tập 2):

Câu chuyện được kể diễn ra tại lớp học thuộc vùng An-dát ở nước Pháp, sau cuộc chiến tranh Pháp- Phổ, nước Pháp thua phải cắt vùng An-dat cho Phổ.

- Tên tác phẩm: có nghĩa là buổi học cuối cùng học bằng tiếng Pháp.

Câu 2 (trang 54 sgk ngữ văn 6 tập 2)

Truyện được kể theo lời nhân vật Phrang, ngôi thứ nhất

- Các nhân vật khác trong truyện: bác phó rèn Oát-sto, các cậu học việc, cụ già Hô-de, bác phát thư, người dân làng, thầy giáo Ha-men, người em gái thầy giáo, học sinh

- Nhân vật thầy giáo ấn tượng, nổi bật nhất, người đã dạy học suốt bốn mươi năm, người thể hiện tình yêu nước pháp bằng cả tấm lòng.

Câu 3 (trang 49 sgk ngữ văn 6 tập 2)

Vào sáng diễn ra buổi học cuối cùng, chú bé Phrang nhìn thấy điều khác lạ:

+ Có nhiều người đứng trước bảng dán cáo thị

+ Trường học không ồn ào như thường ngày mà “bình lặng”

+ Không khí trong lớp trang trọng, Ha-men mặc lễ phục, thầy dịu dàng không giận dữ

+ Có thêm cụ Hô-de, bác phát thư, và người dân làng ngồi trong lớp

=> Báo hiệu buổi học bằng tiếng Pháp cuối cùng, điều được niêm yết ở trụ sở xã

Câu 4 (trang 55 sgk ngữ văn 6 tập 2)

Đối với việc học tiếng Pháp, Phrang rất ngại, chú bé thích rong chơi hơn là học những quy tắc phân từ

- Khi không thuộc bài, Phrang rất ân hận

+ Cậu bé ước có thể đọc tiếng Pháp “thật to, dõng dạc, không vi phạm một lỗi nào”

+ Cậu cảm thấy cuốn sách tiếng Pháp như “người bạn cố tri”

+ Thấy bài giảng của thầy dễ hiểu, cậu yêu mến thầy nghiêm khắc Ha-men

=> Buổi học cuối cùng đã khiến cho Phrang thay đổi hoàn toàn thái độ, tình cảm và suy nghĩ: ham thích học tiếng Pháp hơn.

Câu 5 (trang 55 sgk ngữ văn 6 tập 2)

Nhân vật thầy giáo Ha-men được miêu tả:

+ Trang phục: mặc bộ lễ phục

+ Thái độ với học sinh: dịu dàng, ân cần

+ Những lời nói đối với việc học tiếng Pháp: ca ngợi tiếng Pháp (tiếng Pháp là vũ khí), tự phê bình mình và mọi người đã có lúc sao nhãng việc học tập và tiếng Pháp.

+ Hành động, cử chỉ lúc kết thúc buổi học: thầy xúc động mạnh, người tái nhợt, nghẹn ngào, không nói hết được câu. Thầy viết “ Nước Pháp muôn năm”

=> Thầy Ha-men là người yêu nghề dạy học, yêu tiếng mẹ đẻ, và là người yêu nước sâu sắc.

Câu 6 (trang 55 sgk ngữ văn 6 tập 2)

Một số câu văn trong truyện có sử dụng biện pháp so sánh:

+ Thông thường, bắt đầu buổi học, tiếng ồn ào... như vỡ chợ vang ra tận ngoài phố.

+ … dân làng ngồi lặng lẽ… và nhiều người khác nữa.

+…, chừng nào họ vẫn giữ tiếng nói… chìa khóa chốn lao tù.

+ Những tờ mẫu treo trước bàn học trông như những lá cờ nhỏ bay phấp phới khắp xung quanh lớp.

+…, chúng ta đang cặm cụi vạch… đó cũng là tiếng Pháp.

=> Những câu so sánh này khiến cho sự biểu đạt cụ thể, tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt tình cảm, tư tưởng sâu sắc của tác giả.

Câu 7 (trang 55 sgk ngữ văn 6 tập 2)

Trong truyện, thầy Ha-men có nói: “…khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ… chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù”

- Đây là câu nói của người yêu tiếng Pháp- tiếng mẹ đẻ như chính hơi thở, nguồn sống

- Khẳng định giá trị to lớn của tiếng nói dân tộc

- Còn giữ vững tiếng nói là còn hy vọng đấu tranh giành lại tự do

- Yêu quý, học tập, giữ gìn tiếng nói của dân tộc là biểu hiện rõ rệt, sâu sắc của lòng yêu nước.

Chúc bn học tốthihihihi

17 tháng 2 2016

Thầy Ha-men.                                                                                                                                                                                                                                  

Thầy mặc chiếc áo rơ-đanh-gốt màu xanh lục diềm lá sen gấp nếp mịn và đội mũ tròn bằng lụa đen thêu. Đó là bộ lễ phục chỉ dùng vào những ngày đặc biệt khi có thanh tra hoặc phát thưởng. Mái tóc đã lốm đốm hoa râm của thầy được chải gọn gàng. Thầy đi đôi giày đen rất hợp với sự trang trọng của bộ lễ phục.

Thầy chuẩn bị bài học rất chu đáo. Giáo án được viết bằng thứ mực đắt tiền; những dòng chữ nghiêng nghiêng, rõ ràng, nắn nót, kẻ tiêu đề cẩn thận nổi bật trên nền giấy trắng tinh. Thầy giảng bài bằng giọng nói dịu dàng; lời nhắc nhở của thầy cũng hết sức nhã nhặn, trong suốt buổi học người không giận dữ quát mắng học sinh một lời nào. Ngay cả với cậu bé đến muộn Phrăng, thầy cũng chỉ nhẹ nhàng mời vào lớp. Tất cả học sinh trong lớp đều thấy rằng: Chưa bao giờ thầy kiên nhẫn giảng bài như vậy.

Trong bài giảng của mình, thầy luôn ca ngợi tiếng Pháp – tiếng nói dân tộc - và tự phê bình mình cũng như mọi người có lúc đã sao nhãng viẹe học lập và dạy tiếng Pháp. Mỗi lúc ihầy nói đến những điều đó, giọng lliầy như nghẹn lại, lạc đi và gưưng mặt hằn lên những nếp nhăn đau đớn. Thầy còn nhấn mạnh rằng, chính tiếng Pháp là vũ khí, là chìa khóa trong chốn lao tù, giúp mỗi người tù vượt tù "vượt ngục tinh thần", nuôi dưỡng lòng yêu nước.

Buổi học kết thúc, những tiếng kèn hiệu khiến thầy Ha-men xúc động mạnh, người tái nhợt, nghẹn ngào, không nói được hết câu. Thầy đã viết thật to lên bảng: "Nước Pháp muôn năm".

Những thay đổi của thầy Ha-men trong buổi học cuối cùng đã khẳng định một điều chắc chắn: Thầy là người yêu nghề dạy học, yêu tiếng mẹ đẻ, và là người yêu nước sâu sắc

            

18 tháng 2 2016

Bạn phrang nha

Sáng hôm nay, lúc đi qua trụ sở xã, thấy có nhiều người đứng lố nhố trước bảng dán cáo thị của quân Đức, Phrăng đã nghĩ bụng: Lại có chuyện gì nữa đây? Khi tới trường, điều làm cho chú lạ lùng hơn nữa là không khí lớp học mọi ngày ồn ào như vỡ chợ thì lúc này mọi sự đều bình lặng y như một buổi sáng chủ nhật. Nhìn qua cửa sổ, Phrăng thấy các bạn đã ngồi vào chỗ và thầy Ha-men đang đi đi lại lại với cây thước sắt khủng khiếp kẹp dưới nách. Cậu bé rón rén mở cửa bước vào lớp trước sự chứng kiến của mọi người. Cậu đỏ mặt tía tai và sợ hãi vô cùng. Chỉ khi đã ngồi xuống chỗ của mình, cậu mới hoàn hồn và nhận ra những điều khác lạ trong giờ học hôm nay. Thầy Ha-men chẳng giận dữ trách phạt như mọi khi mà còn dịu dàng nói: Phrăng vào chỗ nhanh lên con, lớp sắp bắt đầu học mà vắng mặt con. Chú bé dần dần bình tĩnh lại và cảm thấy trong không khí yên lặng của lớp học có cái gì đó khác thường và trang trọng. Thầy Ha-men mặc bộ quần áo chỉ dành cho ngày lễ. Cậu thấy ở phía cuối lớp, trên những hàng ghế thường bỏ trống, dân làng ngồi lặng lẽ… Cụ già Hô-de, trước đây là xã trưởng, bác phát thư và nhiều người khác nữa. Trí óc non nớt của Phrăng không hiểu nổi tại sao buổi học hôm nay Lại có những chuyện lạ lùng như vậy.

 


 

8 tháng 11 2017

Ngôn ngữ là vốn quý của dân tộc mà mỗi người trong đất nước đó phải giữ gìn , cố gắng làm giàu ngôn ngữ dân tộc . 

P/s : Mình nghĩ vậy thôi

4 tháng 10 2016

I. Đọc – hiểu văn bản

Câu 1. 

- Thể loại bài thơ: thất ngôn tứ tuyệt.

- Số dòng: 4 dòng.

- Số tiếng: 7 tiếng ở mỗi dòng thơ.

- Hiệp vần: 1 – 2 – 4: yên – biên – điền.

= > Thể loại của bài thơ giống bài “Nam quốc sơn hà” của Lí Thường Kiệt.

Câu 2. Cụm từ “nửa như có nửa như không” (bán vô bán hữu) có nghĩa là gì? Hãy hình dung quang cảnh được gợi lên ở câu thơ thứ hai này/

… “Thôn xóm, nhà tranh, mái rạ nối nhau, sum vầy phía trước, phía sau, bốn bề san sát, khói phủ nhạt nhòa mở tỏ “bán vô bán hữu” nửa như có, nửa như không. Khói tỏa từ đâu thế? Phải chăng, đó là những làn sương chiều lãng đãng hòa quyện với những vầng khói thổi cơm từ những mái nhà lan tỏa thành một màn sương. Khói trắng mờ êm dịu bay nhẹ nhàng, khiến người ngắm cảnh cảm thấy chỗ tỏ, chỗ mờ, lúc có, lúc không. Hay chính lòng người đang lâng lâng, mơ mộng nên nhìn thấy làng xóm, khói sương êm ả, thanh bình như thế”.

(Theo Vũ Dương Quý – Bình giảng Ngữ văn 7)

Câu 3. Bài thơ miêu tả cảnh thôn quê như muốn văn cảnh thôn quê lúc chiều xuống. Đơn sơ đường nét: Mấy nhà dân quay quần, có trước, có sau, mấy trẻ mục đồng véo von tiếng sáo đưa trâu về chuồng, dăm ba đôi cò sà xuống ruộng. Thanh đậm sắc màu: Một làn khói mỏng phớt lên xóm thôn, ánh chiều tà còn lưu luyến, cò trắng, lúa xanh. Trừ tiếng sáo và tiếng chăn trâu không còn động tĩnh nào. Ánh chiều lan lặng lẽ, một bức tranh thủy mạc. Có mà không. Động mà tĩnh. Nhà thơ là thiền sư, con mắt thế tục như tâm thiền.

(Theo Lê Trí Viễn – Đến với thơ hay)

Câu 4.

- Cảm nhận về cảnh: Cảnh giản đơn đạm bạc, quê mùa mà sức chứa đựng lớn lao kì vĩ. Không núi cao sông rộng, không thời gian nghìn năm mây trắng còn bay. Không không gian vạn lí thiên, chỉ một khoảnh khắc chiều tà, một góc xóm nhà dân giữa dăm vạt ruộng nương vậy mà âm vang cả non sông đất nước.

- Tâm trạng của tác giả: Ta hình dung tác giả như đang đắm chìm mơ màng trong không gian buổi chiều tà dung dị quyến rũ ấy. Trong lòng trào dâng một tình yêu tha thiết đối với xóm làng quê hương đất nước thân thương.

Câu 5. 

- Suy nghĩ của em khi tác giả là một vị vua?

Đây là một vị vua rất gần dân, thương dân, gắn bó với cuộc sống bình dị, khác hẳn với các vị vua sống trong chốn lầu son gác tía, cách biệt nghìn trùng với đời sống của nhân dân nơi thôn dã.

- Suy nghĩ của em về nhà Trần?

Chính vì gần với nhân dân, hiểu và cảm thông với cuộc sống của họ, được nhân dân trên dưới một lòng ủng hộ mà nhà Trần đã tạo ra sức mạnh quật cường chiến thắng quân Mông – Nguyên.

II. Luyện lập.

Từ việc đọc – hiểu hai câu thơ cuối, bằng trí tượng tượng, viết một đoạn văn năm sáu dòng để tả cảnh mục đồng thổi sáo dẫn trâu về nhà khi chiều xuống.

Tham khảo

Chiều chậm rãi buông những sợi tơ vàng cuối cùng lên sóng lúa dập dờn. Đàn cò trắng vẫn nhẹ nhàng đôi cánh chuẩn bị sà xuống rặng tre. Trên con đường làng đàn trâu no kềnh đủng định từng bước về các ngõ xóm. Những chú bé ngồi vắt vẻo trên lưng trâu, tay cầm sáo thổi vang. Cảnh làng quê lúc chiều về thật thanh bình yên ả.

9 tháng 10 2016

Mình nghĩ bạn nên vào chỗ lý thuyết để có 1 sự hướng dẫn tích cực và chính xác nhé bạn yêu !!!!!!hehe

banhqua

20 tháng 2 2021

Thời gian biểu của An và Bình có sự khác nhau :

- An: Ưu tiên việc học, học xong rồi chơi, kết hợp giữ học và chơi, thời gian biểu của bạn rất hợp lí.

- Bình: Thời gian biểu chưa hợp lí bởi bạn thích chơi trước học sau. Khi tối muộn bạn mới học và như vậy hiểu quả không cao.

20 tháng 2 2021

em thấy thời gian biểu của bạn An hợp lý hơn của bạn bình:))

22 tháng 10 2018

I. GIẢI ĐÁP LỆNH Dựa vào hình 60 - 1 và các chú thích trên hình để hoàn thiện thông tin dưới đây. Nơi sản xuất tinh trùng là ..................... Nằm phía trên mỗi tinh hoàn là đó là nơi ..................... tinh trùng tiếp tục hoàn thiện vể cấu tạo. Tinh hoàn nằm trong ..................... ở phía ngoài cơ thể tạo điều kiện nhiệt độ thích hợp cho sự sản sinh tinh trùng (khoảng 33°C - 34°C ). Tinh trùng từ mào tinh hoàn sẽ theo ..................... đến chứa tại ..................... Trả lời: Nơi sản xuất tinh trùng là tinh hoàn. Nằm phía trên mỗi tinh hoàn là mào tinh đó là nơi tinh trùng tiếp tục hoàn thiện vể cấu tạo. Tinh hoàn nằm trong bìu ở phía ngoài cơ thể tạo điều kiện nhiệt độ thích hợp cho sự sản sinh tinh trùng (khoảng 33°C - 34°c ). Tinh trùng từ mào tinh hoàn sẽ theo ống dẫn tinh đến chứa tại túi tinh. II. GIẢI ĐÁP CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CUỐI BÀI Chọn chức năng thích hợp ở cột bên phải (kí hiệu bằng a, b, c....) điền vào ô trống ứng với mỗi bộ phận của cơ quan sinh dục nam ở cột bên trái (kí hiệu bằng 1, 2, 3 ) ở bảng 60. Bảng 60. Chức năng của mỗi bộ phận trong cơ quan sinh dục nam Cơ quan Chức năng 1. Tinh hoàn 2. Mào tinh hoàn 3. Bìu 4. Ống dẫn tinh ũ 5. Túi tinh 6. Tuyến tiền liệt ũ 7. Ống đái 8. Tuyến thành (tuyến Côpơ) a) Tiết dịch hoà với tinh trùng từ túi tinh chuyển ra để tạo thành tinh dịch. b) Nơi nước tiểu và tinh dịch đi qua c) Nơi sản xuất tinh trùng d) Tiết dịch để trung hoà axit trong ống đái, chuẩn bị cho tinh phóng qua, đồng thời làm giảm ma sát trong quan hộ tình dục e) Nơi chứa và nuôi dưỡng tinh trùng g) Nơi tinh trùng tiếp tục phát triển và hoàn thiện về cấu tạo h) Dẫn tinh trùng từ tinh hoàn đến túi tinh i) Bảo đảm nhiệt độ thích hợp cho quá trình sinh tinh Trả lời: 1 c; 2 g; 3 i; 4 h; 5 e; 6 a; 7 b; 8 d.

22 tháng 10 2018

Thao khảo ở đây: http://www.loptruong.com/co-quan-sinh-duc-nam-sinh-hoc-8-40-2056.html

22 tháng 5 2018

Hôm nay là một buổi sáng đẹp trời, em đến trường sớm hơn mọi ngày để chào cờ. Hàng chữ “Trường tiểu học Cát Linh” đỏ thắm nổi bật trên nền màu trắng. Trong sân trường các bác lao công đang lúi húi quét sân. Lác đác vài bạn trực nhật đang mở cửa lớp. Làn gió nhẹ thổi qua làm em khoan khoái, dễ chịu khi bước vào hàng hiên lớp học thẳng tắp. Dãy bàn học ngăn nắp, trật tự. Các lớp kê bàn ghế cùng một kiểu, kể cả bảng đen nhưng em vẫn thấy lớp em thân thương hơn. Từng chỗ ngồi gợi lên từng bộ mặt thân quen. Đây là chỗ bạn Trinh, kia là chỗ bạn Thu.

Bàn cô giáo gợi trong em khuôn mặt dịu hiền của cô trong lúc giảng bài. Bác bảng đen quen thuộc, nghiêm trang, chững chạc trên tường. Một lát nữa đay, cô giáo của chúng em sẽ ghi lên đó bài giảng bổ ích. Dãy nhà trên kia là phòng Ban Giám Hiệu. Bóng thầy Hiệu trưởng thấp thoáng trong văn phòng. Nắng đã lên. Một vài tia nắng đầu tiên bắt đầu rọi xuống mặt sân gợi lên cảm giác ấm áp. Bác sân trường ngày nào cũng mặc một chiếc áo kẻ hình ô vuông bằng xi măng mặt sân gợi lên cảm giác ấm cúng. Sân tuy rộng nhưng rất ấm áp vì có bốn dãy lớp bao quanh. Đứng sừng sững ở khoảng sẫn giữa trường là cột cờ cao vút. Sân trường có nhiều cây to nhưng em thích nhất cây phượng. Mùa hè cây ra hoa đỏ rực. Kia là khu vườn trường xinh xắn. Nơi đây chúng em thường lao động và thỉnh thoảng có những tiết học ngoài trời. Bức tường màu vàng phai nhạt theo ngày tháng nhưng vẫn kiên trì bảo vệ trường em. Gần đến giờ chào cờ sân trường đông dần và náo nhiệt hơn.

Em rất yêu mến ngôi trường em đang học. Nơi đây đã chứng kiến bao kỉ niệm êm đềm trong sáng của chúng em.

k mk nha

22 tháng 5 2018

I. Mở bài: Giới thiệu cảnh trường trước buổi học

– Cổng trường rộng mơ.

– Tên trường màu trắng trong khung nền xanh.

II. Thân bài: Tả quang cảnh trường

– Cổng trường đông đúc phụ huynh đưa con em mình đến trường.

– Người đeo lại chiếc cặp cho em, người nhét vội gói xôi, ổ bánh mì vào cặp cho con, em của mình.

– Cảnh vật khoáng đãng, cây cối mát rượi.

– Từng nhóm học sinh tụm năm, tụm ba trò chuyện, truy bài.

– Một số bạn ra ghế đá ngồi ăn sáng, đọc truyện.

– Khu vực căng tin khá đông đúc.

– Vài thầy cô tụ tập ở phòng giáo viên trò chuyện, xem trước bài dạy, đọc báo.

– Từ phòng Đoàn Đội, những bản nhạc Thiếu nhi được phát ra thật vui tai.

– Không khí sân trường ngày càng nhộn nhịp, ồn ào hẳn lên.

– Chim chóc, ong bướm trong tán cây ríu rít, quây quần quanh những khóm hoa tươi thắm dưới ánh nắng mai.

III. Kết bài: Nêu cảm nghĩ

– Trường em thật đẹp và vui.

– Buổi sáng trong lành, thoải mái chuẩn bị buổi học mới.

20 tháng 7 2020

Bạn tham khảo ạ!

Nhớ về mùa hạ, chúng ta không chỉ nhớ đến những chùm hoa phượng, những tiếng ve sầu kêu râm ran khắp các con đường làng mà còn nhớ về những buổi lễ tổng kết năm học. Buổi lễ ấy luôn gợi cho em nhiều cảm xúc.

Buổi tổng kết được diễn ra vào một buổi sáng cuối tháng 5 trong lành, mát mẻ. Những chú chim cất tiếng hót véo von trên các cành cây dọc đường chúng em đến trường. Dường như những chú chim đó cũng muốn góp bản hòa ca để chia sẻ niềm vui với chúng em khi chúng em được lên một lớp học mới.

Hôm ấy, em dậy từ rất sớm để chuẩn bị đến trường. Mặt trời bắt đầu nhô lên để tỏa ánh nắng khắp mọi nơi. Ở trường, tất cả học sinh đều mặc đồng phục quần đen, áo trắng, đeo khăn quàng đỏ và đội mũ ca lô. Đúng 7 giờ, bác bảo vệ đánh những tiếng trống Tùng! Tùng! Tùng! để thúc giục học sinh các khối lớp xuống sân trường tập trung, xếp hàng cho ngay ngắn. Dường như ai cũng ý thức được ý nghĩa của buổi lễ trang trọng này nên việc ổn định tổ chức diễn ra khá nhanh chóng. Đúng 7 giờ 15, buổi lễ bắt đầu. Tấm bảng màu đỏ có in dòng chữ "LỄ TỔNG KẾT NĂM HỌC 2017 - 2018" màu trắng được treo ở chính giữa sân khấu, bên dưới là chiếc bàn để phần thưởng dành tặng cho các cá nhân có thành tích học tập tốt. Phía bên phải sân khấu là tượng Bác Hồ vĩ đại được đặt trang nghiêm, phía bên trái là bục phát biểu của thầy cô và các vị khách quý. Mở đầu chương trình là các tiết mục văn nghệ rất hay và đặc sắc được mọi người cổ vũ nhiệt tình. Sau đó, toàn trường tiến hành lễ chào cờ. Thầy cô, các vị đại biểu cùng toàn thể học sinh đứng nghiêm trang hướng về lá cờ Tổ quốc và hát vang bài Quốc ca. Giây phút ấy thật thiêng liêng làm sao!

Để tiếp tục chương trình, cô giáo Hiệu trưởng lên tổng kết kết quả học tập của cả trường trong năm học vừa qua. Cô đưa ra phương hướng nhằm phát huy ưu điểm và khắc phục nhược điểm. Các thầy cô và học sinh đều chú ý lắng nghe bài phát biểu của cô Hiệu trưởng. Tiếp đến là lời phát biểu của bác đại diện hội phụ huynh; sau cùng là bài phát biểu của học sinh cuối cấp. Chị Thanh Lan đã đại diện cho những anh chị lớp 5 lên trình bày cảm nhận, suy nghĩ khi phải rời xa mái trường tiểu học cùng với đó là lời hứa cố gắng học tập để không phụ lòng các thầy cô.

Phần cuối buổi lễ là phần trao thưởng cho các tập thể, cá nhân có thành tích học tập xuất sắc. Thầy Tổng phụ trách Đội đọc đến lớp nào thì đại diện của các lớp lên nhận thưởng. Có lẽ đây là phần được các bạn học sinh mong chờ nhất nên mỗi khi lớp hoặc cá nhân nào lên nhận thưởng là các bạn nổ những tràng pháo tay chúc mừng rất giòn giã. Thật vinh dự cho em khi em cũng là một trong những bạn lên nhận phần thưởng. Các bạn lên nhận phần thưởng ai cũng vui tươi, phấn khởi bởi đó là sự cố gắng của bản thân trong suốt năm học vừa qua. Sau phần trao thưởng là lời tuyên bố bế mạc của thầy Tổng phụ trách, các bạn học sinh cầm ghế của mình trở về lớp để nhận giấy khen và nghe giáo viên chủ nhiệm dặn dò khi về nghỉ hè.

Nắng cũng đã gắt hơn, tiếng ve vẫn kêu râm ran nhưng chúng em lại có những cảm xúc vui buồn xen lẫn. Chúng em vui vì nghỉ hè sẽ được bố mẹ cho đi chơi hoặc về thăm quê nội, quê ngoại nhưng chúng em cũng có chút buồn vì không được đến lớp vui đùa cùng các bạn. Chúng em chào tạm biệt nhau để ra về mà trong lòng đầy lưu luyến.

Bạn hc tốt!