Nước Mỹ giữa 2 cuộc chiếntranh thế giới (1918; 1939)
a, Tình hình kinh tế Mỹ trong thập niên 20 giữa thế kỉ 20
b, nhân dân chủ yếu của chính sách mới do ru-dơ-ven thực hiện? Tác dụng của chính sách mới đối với nước Mỹ.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Điểm chung:
+ Mĩ và Nhật Bản thu được nhiều nguồn lợi, hầu như không bị thiệt hại gì trong chiến tranh.
- Khác nhau:
+ Kinh tế Mĩ phát triển nhanh và ổn định, trở thành trung tâm công nghiệp tài chính thương mại quốc tế.
+ Kinh tế Nhật Bản chỉ phát triển trong một thời gian ngắn sau chiến tranh rồi lâm vào khủng hoảng.
1.
Nước Mĩ trong thập niên 20 của thế kỉ XX
Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, trong những năm 20, nước Mĩ bước vào thời kì phồn vinh, trở thành trung tâm kinh tế và tài chính số một của thế giới.
- Năm 1928, Mĩ chiếm 48% tổng sản lượng công nghiệp thế giới, đứng đầu thế giới về nhiều ngành công nghiệp như xe hơi, dầu mỏ, thép... và nắm 60% dự trữ vàng của thế giới.
- Nước Mĩ chú trọng cải tiến kĩ thuật, thực hiện phương pháp sản xuất dây chuyền nhằm nâng cao năng suất và tăng cường độ lao động của công nhân.
- Do bị áp bức bóc lột và nạn phân biệt chủng tộc, phong trào công nhân phát triển ở nhiều bang trong nước. Tháng 5 - 1921, Đảng Cộng sản Mĩ thành lập, đánh dấu sự phát triển của phong trào công nhân Mĩ.
Nước Mĩ trong những năm 1929 - 1939
- Cuối tháng 10 - 1929, nước Mĩ lâm vào khủng hoảng kinh tế chưa từng thấy. Cuộc khủng hoảng bắt đầu từ lĩnh vực tài chính, rồi nhanh chóng lan rộng ra các lĩnh vực công nghiệp và nông nghiệp. Nền kinh tế - tài chính Mĩ bị chấn động dữ dội.
+ Hàng nghìn ngân hàng, công ti công nghiệp và thương mại bị phá sản.
+ Giữa năm 1932, sản xuất công nghiệp ở Mĩ giảm hai lần so với năm 1929.
+ Khoảng 75% dân trại (nông dân Mĩ) bị phá sản.
+ Nạn thất nghiệp, nghèo đói lan tràn khắp các bang của nước Mĩ.
=> Các cuộc biểu tình, tuần hành, "đi bộ vì đói" lôi cuốn hàng triệu người tham gia.
b) Chính sách mới:
- Để đưa nước Mĩ thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng, Ph.Ru-dơ-ven - Tổng thống mới đắc cử cuối năm 1932, đã thực hiện Chính sách mới.
- Mục đích: nhằm giải quyết nạn thất nghiệp, phục hồi sự phát triển của các ngành kinh tế - tài chính.
- Nội dung:
+ Ban hành các đạo luật về phục hưng công nghiệp, nông nghiệp và ngân hàng.
+ Tăng cường vai trò kiểm soát, điều tiết của Nhà nước.
+ Cải tổ hệ thống ngân hàng, tổ chức lại sản xuất, cứu trợ người thất nghiệp, tạo thêm nhiều việc làm mới và ổn định tình hình xã hội.
=> Kết quả: Chính sách mới đã cứu nguy cho chủ nghĩa tư bản Mĩ, giải quyết phần nào những khó khăn của người lao động trong thời điểm đó và góp phần làm cho nước Mĩ duy trì được chế độ dân chủ tư sản.
Tham khảo
Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, trong những năm 20, nước Mĩ bước vào thời kì phồn vinh, trở thành trung tâm kinh tế và tài chính số một của thế giới.
- Năm 1928, Mĩ chiếm 48% tổng sản lượng công nghiệp thế giới, đứng đầu thế giới về nhiều ngành công nghiệp như xe hơi, dầu mỏ, thép... và nắm 60% dự trữ vàng của thế giới.
- Nước Mĩ chú trọng cải tiến kĩ thuật, thực hiện phương pháp sản xuất dây chuyền nhằm nâng cao năng suất và tăng cường độ lao động của công nhân.
- Do bị áp bức bóc lột và nạn phân biệt chủng tộc, phong trào công nhân phát triển ở nhiều bang trong nước. Tháng 5 - 1921, Đảng Cộng sản Mĩ thành lập, đánh dấu sự phát triển của phong trào công nhân Mĩ.
Mục a
a) Nước Mĩ trong những năm 1929 - 1939
- Cuối tháng 10 - 1929, nước Mĩ lâm vào khủng hoảng kinh tế chưa từng thấy. Cuộc khủng hoảng bắt đầu từ lĩnh vực tài chính, rồi nhanh chóng lan rộng ra các lĩnh vực công nghiệp và nông nghiệp. Nền kinh tế - tài chính Mĩ bị chấn động dữ dội.
+ Hàng nghìn ngân hàng, công ti công nghiệp và thương mại bị phá sản.
+ Giữa năm 1932, sản xuất công nghiệp ở Mĩ giảm hai lần so với năm 1929.
+ Khoảng 75% dân trại (nông dân Mĩ) bị phá sản.
+ Nạn thất nghiệp, nghèo đói lan tràn khắp các bang của nước Mĩ.
=> Các cuộc biểu tình, tuần hành, "đi bộ vì đói" lôi cuốn hàng triệu người tham gia.
Mục b
b) Chính sách mới:
- Để đưa nước Mĩ thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng, Ph.Ru-dơ-ven - Tổng thống mới đắc cử cuối năm 1932, đã thực hiện Chính sách mới.
- Mục đích: nhằm giải quyết nạn thất nghiệp, phục hồi sự phát triển của các ngành kinh tế - tài chính.
- Nội dung:
+ Ban hành các đạo luật về phục hưng công nghiệp, nông nghiệp và ngân hàng.
+ Tăng cường vai trò kiểm soát, điều tiết của Nhà nước.
+ Cải tổ hệ thống ngân hàng, tổ chức lại sản xuất, cứu trợ người thất nghiệp, tạo thêm nhiều việc làm mới và ổn định tình hình xã hội.
=> Kết quả: Chính sách mới đã cứu nguy cho chủ nghĩa tư bản Mĩ, giải quyết phần nào những khó khăn của người lao động trong thời điểm đó và góp phần làm cho nước Mĩ duy trì được chế độ dân chủ tư sản.
Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 là sự kiện có tác động mạnh mẽ nhất đến các nước tư bản chủ nghĩa trong thời gian giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939) vì nó không chỉ tàn phá nặng nề nền kinh tế của các nước tư bản mà còn kéo theo sự khủng hoảng về chính trị, hình thành hai nhóm quốc gia đi theo hai con đường khắc phục khủng hoảng khác nhau. Đặc biệt, là dấu hiệu cho một cuộc chiến tranh thế giới thứ hai sắp nổ ra.
Đáp án cần chọn là: C
a)
Nền kinh tế Mĩ trong thập kỉ 20 của thế kỉ XX : Phát triển phồn vinh nhưng vẫn tồn tại những hạn chế.
Sự phồn vinh của kinh tế Mĩ được thể hiện ở mức tăng trưởng cao của các ngành kinh tế. Chỉ trong vòng 6 năm (1923-1929), sản lượng công nghiệp tăng 69%. Năm 1929, Mĩ chiếm 48% sản lượng công nghiệp thế giới, vượt qua sản lượng công nghiệp của 5 cường quốc công nghiệp là Anh, Pháp, Đức, I-ta-li-a và Nhật Bản cộng lại. Mĩ đứng đầu thế giới về các ngành công nghiệp sản xuất ô tô, thép, dầu mỏ… Đặc biệt, sự bùng nổ của ngành sản xuất ô tô đã tác động mạnh đến các ngành công nghiệp khác. Năm 1919, nước Mĩ sản xuất được 7 triệu ô tô, đến năm 1924 đạt 24 triệu chiếc.
Về tài chính, từ chỗ phải vay nợ châu Âu 6 tỉ đô la trước chiến tranh, Mĩ đã trở thành chủ nợ của thế giới (riêng Anh và Pháp nợ Mĩ 10 tỉ đô la). Năm 1929, Mĩ nắm 60% số vàng dự trữ của thế giới.
Mặc dù đạt mức tăng trưởng cao, nhưng ngay cả trong thời kì phồn vinh này, nhiều ngành công nghiệp của Mĩ chỉ sử dụng 60-80% công suất. Sự phát triển kinh tế chạy theo lợi nhuận, theo chủ nghĩa tự do thái quá đã đưa đến sự phát triển không đồng bộ giữa các ngành công nghiệp, giữa công nghiệp với nông nghiệp, và không có kế hoạch dài hạn cho sự cân đối giữa sản xuất và tiêu dùng.
a) Tình hình kinh tế nước Mĩ trong thập niên 20 của thế kỉ 20 :
- Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, Mĩ có nhiều cơ hội để phát triển kinh tế => Trở thành trung tâm công nghiệp, thương mại và tài chính quố tế:
+ Công nghiệp của Mĩ chiếm 48% thế giới
+ Trũ lượng vàng chiếm 60% thế giới