Thay đổi ngôi kể để bộc lộ tâm tình của Sơn Tinh trong truyện "Sơn Tinh Thủy Tinh"
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
-Giới thiệu tên, nơi ở…
– Lý do kể lại truyền thuyết
2. Thân bài: Nêu diễn biến của truyền thuyết Sơn Tinh – Thủy Tinh– Vua Hùng kén rể cho Mị Nương
– Có hai chàng trai tên là Sơn Tinh và Thủy Tinh đến cầu hôn Mị Nương
– Trước hai chàng trai thông minh, tài giỏi, vua Hùng bèn giao điều kiện về sính lễ
– Sơn Tinh mang sĩnh lễ trước để cưới Mị Nương, Thủy Tinh đến sau
– Cuộc chiến giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh
– Từ đó, Thủy Tinh dâng nước đánh Sơn Tinh
3. Kết luận: Nêu cảm nghĩ của em về truyền thuyết Sơn Tinh – Thủy TinhXin lỗi bạn/anh/chị nhưng mà bạn/anh/chị có thể viết luôn bài ra cho mình/em được ko
Truyện được đặt tên là Sơn Tinh, Thủy Tinh vì đó là tên hai nhân vật chính của truyện. Đây là truyền thống, thói quen của nhân dân khi đặt tên truyện vì nhân vật chính thể hiện tư tưởng tác phẩm và bao quát toàn truyện.
Gọi tên truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh là Vua Hùng kén rể không thích hợp vì :chi tiết này chỉ là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng lũ lụt ở nước ta
Gọi tên truyện là Vua Hùng, Mị Nương, Sơn Tinh, Thủy Tinh ko thích hợp vì tên quá dài dòng
Gọi tên truyện là Bài ca chiến công Sơn Tinh thích hợp vì đây cũng nói lên chiến công vang dội của sơn tinh
Cách đây đã lâu, vào thời vua Hùng Vương thứ XVII, vua có một người con gái tên là Mị Nương nổi tiếng là xinh đẹp nết na.
Khi nàng đến tuổi lấy chồng Hùng Vương đã truyền tin kén rể. Tin loan truyền đi khắp nơi một cách nhanh chóng.
Tất cả các chàng trai tới đều đến để xin cầu hôn với Mị Nương. Nhưng vua chẳng vừa ý ai cả. Ta liền chọn một ngày đẹp trời xin cầu hôn. Hôm đó, ta tưởng như chỉ có mình ta nhưng lại có một người nữa đã đến trước ta, người này tên là Thuỷ Tinh. Tài của hắn là: gọi gió, gió đến, hô mưa, mưa về. Nhưng tài của ta cũng không kém. Ta vẫy tay về phía đông thì mọc lên cồn cát, vẫy tay về phía tây thì mọc lên những dãy núi đồi. Vua Hùng băn khoăn không biết chọn ai bèn mời các Lạc hầu vào bàn bạc và phán:
- Cả hai người đều ngang sức, ngang tài và đều vừa ý ta, nhưng ta chi có một đứa con gái mà thôi. Cho nên ngày mai, hễ ai đem sính lễ đến trước thì ta gả con gái cho.
Sính lễ gồm: Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng và voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi.
Sáng hôm sau, khi trời vừa tờ mờ sáng ta đã đến trước và đem đầy đủ lễ vật. Sau đó ta được rước Mị Nương về núi. Thuỷ Tinh đến sau không lấy được vợ hắn tức giận sai quân đuổi theo đánh ta hòng cướp lấy Mị Nương. Trận đấu giữa ta và hắn rất quyết liệt. Hắn hô mưa, gọi gió, làm thành giông bão rung chuyển đất trời, nước dâng cao mãi tràn ngập cả nhà cửa, ruộng nương. Nước lên đến lưng đồi, sườn núi, thành Phong Châu lúc bấy giờ nổi lềnh trên một biển nước.
Sau đó ta mới dùng phép bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi để ngăn chặn dòng nước. Thuỷ Tinh dâng nước cao bao nhiêu thì ta lại biến phép cho đồi núi cao bấy nhiêu. Cuộc đọ sức giữa ta và hắn kéo dài mấy tháng liền. Sau đó Thuỷ Tinh thua cuộc đành rút quân về. Từ đó trở đi cứ hằng năm hắn lại làm mưa gió, bão lụt để đánh ta. Lần nào cũng thua cuộc nhưng có lẽ mối thù xưa mà hắn không thể nào quên được nên hàng năm hắn vẫn thường làm giông bão, dâng nước làm các dòng sông lũ lớn để báo thù ta.
1.ĐỌC NỘI DUNG GHI NHỚ Ở SGK[TRANG34]
2.ĐỌC PHẦN CHÚ THÍCH Ở SGK[TRANG33]
3.PHẦN TÓM TẮT Ở BÀI ;SỰ VIỆC VÀ NHÂN VẬT TRONG VĂN TỰ SỰ [TRANG 37]
Sơn Tinh là chúa của vùng rừng núi cao, thần có thể dời non lấp bể, dựng núi xây đồi.
Thủy tinh là chúa vùng biển cả, thần có khả năng hô mưa gọi gió, dâng nước…
b, Thay đổi ngôi kể để bộc lộ tâm tình của một nhân vật truyện cổ tích mà em thích
Mở bài: Hóa thân vào nhân vật Mã Lương trong truyện (Cây bút thần) để kể chuyện.
Thân bài: Lần lượt kể về các sự kiện bằng ngôi kể thứ nhất (xưng tôi)
- Khi Mã Lương chăm chỉ luyện vẽ và được tặng cây bút thần.
- Mã Lương bị tên địa chủ tham lam bắt nhốt vào chuồng ngựa, đòi cướp bút thần
- Mã Lương thoát chết nhưng không lâu sau lại bị nhà vua bắt vẽ rồng phượng, vàng
- Cuối cùng Mã Lương vẽ sóng biển nhấn chìm tên vua tham lam.
Kết bài: Nêu cảm xúc, nói lên tâm tư, nguyện vọng của Mã Lương khi mơ về cuộc sống thiện lương, no đủ cho mọi người.
1)
Gia đình tôi có truyền thống kinh doanh thực phẩm tươi sống thuỷ hải sản.Từ đời ông tôi, rồi đến bố tôi sau cùng là tôi.Khi tôi tiếp quản việc kinh doanh gặp rất nhiều khó khăn,vui buồn lẩn lộn.Nhưng có một kỷ niệm đáng nhớ nhất mà mỗi lần tôi ngẫm nghĩ lại thật buồn cười : “việc treo biển hiệu cho cửa hàng.”
Vì công việc kinh doanh đối với tôi lúc đầu còn mới mẻ nên việc mua bán ế ẩm.Tôi nảy ý định treo biển “Ở đây có bán cá tươi” nhằm quảng cáo để mọi người biết.Nghĩ sao làm vậy…Biển vừa được treo lên,có người đi ngang qua, xem rồi cười bảo: Cửa hàng của anh lâu nay bán cá ươn hay sao mà bây giờ phải đề biển “cá tươi”.Tôi nghe thế ! Thấy chột dạ liền bỏ chữ “tươi” đi.Hôm sau có người khách đến mua cá, nhìn lên biển rồi cũng cười và bảo: Chẵng nhẽ người ta ra hàng hoa mua cá hay sao mà anh phải đề “ở đây”.Nghe người khách nói có lý, tôi liền bỏ ngay hai chữ “ở đây”đi.Cách vài hôm sau có người khách nọ đến mua cá, nhìn lên biển rồi cũng cười và bảo: Ở đây bày cá ra khoe hay sao mà đề “có bán”,cần gì phải đề thế.Tôi nghe cũng có lý,liền bỏ luôn hai chữ”có bán”.Thành ra trên biển chỉ còn có một chữ “cá”.Tôi nghĩ thầm trong bụng chắc từ bây giờ không còn ai bắt bẻ gì nữa.Nhưng không ngờ vài hôm sau , người hàng xóm sang chơi, nhìn cái biển rồi nói: Mới tới đầu ngõ đã ngửi mùi tanh, đến gần nhà thấy đầy rẩy cá, ai chẳng biết là bán cá mà đề biển làm gì nữa.Thế là tôi đem cất nốt cái biển luôn.
Qua sự việc trên nghĩ lại thật buồn cười.Sao mình ba phải thế “ con tám cũng ừ,con tư cũng gật”.Treo biển lên để quảng cáo là một việc rất có ý nghĩa nhưng tôi lại không nhận thức được ý nghĩa đó, không có chủ kiến của mình.Rốt cuộc treo biển lên rồi lại cất đi chỉ vì những ý kiến vô thưởng vô phạt.Việc làm ấy vừa tốn công, tốn sức vừa đáng chê cười.Sau khi ngẫm nghĩ từ việc làm kì quặc của mình,tôi khuyên mọi người khi làm việc gì cũng cần phải suy xét trước sau một cách cẩn thận.
1) Nhà tôi mới khai trương cửa hàng bán cá, mong cho khách đến mua nhiều, tôi đã thuê người làm cái biển thật to với câu " Ở đây có bán cá tươi". Vừa treo cái biển lên, có người qua đường cười bảo:" Nhà này xưa quen bán cá ươn hay sao mà phải đề là " tươi"?". Nghe có lí, tôi liền bỏ chữ tươi đi. Hôm sau, có một vị khách nhìn cái biển nói:" Người ta chẳng nhẽ đến hàng hoa mua cá hay sao mà phải đề là: "Ở đây", không chần chừ, tôi liền bỏ ngay hai từ này. Cách vài hôm, một người khách đến mua cá nhìn lên biển, cười bảo:" Ở đây chẳng bán cá thì bày cá ra để khoe hay sao mà phải đề là "có bán". Vừa nghe nói, tôi liền bỏ ngay từ" Có bán", thành ra trên biển con mỗi chữ cá, tôi cứ tưởng đến giờ ko còn ai có thể bắt bẻ mình nữa. Nào ngờ, có người hàng xóm đến nói:" Chưa đi đến đầu phố đã ngửi mùi tanh, đến gần nhà thấy đầy cá thì ai chả biết là bán cá, thế còn đề cái biển làm gì nữa"Tôi hơi ngạc nhiên nhưng nghĩ lại thật có lí liền hạ nốt cái biển xuống.
BÀI LÀM 1:
Ngồi thu mình trong căn buồng giam chật hẹp, Thạch Sanh rơi vào tâm trạng rối bời, suy nghĩ mông lung.
Trước nay, Thạch Sanh ta vốn sống lương thiện, chẳng hại ai bao giờ. Ấy vậy mà sao trời đất không thương lại để ta rơi vào tình trạng như hiện nay. Tưởng đâu có một người anh em cùng giúp đỡ nhau trong cuộc sống, ai ngờ ta lại bái một kẻ bất nhân làm anh. Lí Thông ơi Lí Thông! Sao ngươi nỡ tâm hại ta đấn bước đường cùng. Hoá ra tình anh em trước nay chỉ có mình ta coi trọng thôi ư? Thật đáng buồn. Thì ra từ trước đến nay ngươi chỉ lợi dụng ta để mưu lợi cho bản thân? Việc canh miếu thần chỉ là một âm mưu thế mạng, việc giúp ta trốn hình phạt của nhà vua chỉ là trò bịp bợm để tranh công? Tất cả đều là lừa lọc và giả dối. Ta đâu phải vì muốn lập công, lĩnh thưởng mà giết chằn tinh, chẳng qua là để tự vệ và nếu vì tự vệ mà giúp nhân dân diệt trừ một mối nguy lớn âu đó cũng là việc nên làm. Chỉ xót xa một niềm, Lí Thông sống quá bac. Không còn tình anh em, hắn cũng chẳng còn tình ngưòi. Hắn chỉ vì lợi ích cá nhân mà đang tâm lấy đá lấp hang, muốn đưa ta vào chỗ chết. Hành động bỉ ổi của hắn thật đáng cho ta căm hận. May thay, thế giới rộng lớn, đường đi muôn ngả, ta nhờ có con trai vua Thủy Tề mà thoát khỏi hang đá, được xuống thuỷ phủ chơi lại còn được tặng cây đàn mang về làm bạn. Không muốn tranh giành với đời, với người, ta đã lẳng lặng quay về gốc đa xưa sinh sống. Ấy vậy mà Lí Thông kia vẫn chẳng buông tha. Hắn lại còn đem bạc vàng bỏ vào gốc đa, vu vạ bắt ta vào chốn này. Chỉ có thể là hắn. Không thể còn ai khác.
Lí Thông bạc, ta đành cam tâm, nhưng cớ sao một người con gái trong trắng, hiền lành và yếu đuối mà sao cũng quay lưng với ta. Sao nàng không lên tiếng nói rõ mọi việc trong hang đại bàng? Nàng không muốn nói hay nàng không thể nói? Chẳng lẽ trên đời này không còn ai tốt không còn chỗ cho ta dung thân hay sao? Nỗi buồn này biết tỏ cùng ai? Đàn ơi! Giờ ta chi có ngươi bầu bạn, ta chỉ có thể tin tưởng vào ngươi mà thôi!
Cây đàn như có tâm hồn, nó như thay lời Thạch Sanh ngân lên những khúc ca ai oán.
"Đàn kêu: Ai chém chằn tinh Cho mày vinh hiển dự mình quyền sang?
Đàn kêu: Ai chém xà vương Đem nàng công chúa triều đường về đây
Đàn kêu: Hỡi Lí Thông mày Cớ sao phụ nghĩa lại rày vong ân?
Đàn kêu: Sao ở bất nhân Biết ăn quả lại quên ân người trồng?... ”
Gợi ý:
1. Mở bài: Giới thiệu về Sơn Tinh và lý do để kể lại truyền thuyết Sơn Tinh – Thủy Tinh-Giới thiệu tên, nơi ở…
– Lý do kể lại truyền thuyết
2. Thân bài: Nêu diễn biến của truyền thuyết Sơn Tinh – Thủy Tinh– Vua Hùng kén rể cho Mị Nương
– Có hai chàng trai tên là Sơn Tinh và Thủy Tinh đến cầu hôn Mị Nương
– Trước hai chàng trai thông minh, tài giỏi, vua Hùng bèn giao điều kiện về sính lễ
– Sơn Tinh mang sĩnh lễ trước để cưới Mị Nương, Thủy Tinh đến sau
– Cuộc chiến giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh
– Từ đó, Thủy Tinh dâng nước đánh Sơn Tinh