Vẻ đẹp và thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.Liên hệ phụ nữ ngày nay!!! giúp vs
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
1.
Vũ Nương là cô gái xinh đẹp, thùy mị, nết na khiến chàng Trương đem lòng yêu mến và cưới về làm vợ. Ngày chồng tòng quân, nàng đau lòng, dặn dò và mong chồng bình an trở về. Ở nhà, nàng một lòng một dạ chăm sóc con trai và chăm sóc mẹ chồng những ngày cuối đời. Khi chồng trở về, bế con ra thăm mộ mẹ, đứa nhỏ đã tiết lộ bố nó đêm nào cũng đến thăm nó khiến Trương Sinh đem lòng nghi ngờ, ghen tuông. Trương Sinh về nhà đã chửi mắng nàng và đuổi nàng đi mặc cho nàng van xin và thanh minh. Để chứng minh tấm lòng chung thủy của mình Vũ Nương đã nhảy sông tự tử. Sau này, khi Trương Sinh hiểu ra oan khuất của nàng đã vô cùng đau xót nhưng nàng không thể trở về nhân gian được nữa mà mãi ở lại nơi thủy cung.
2.
Tham khảo:
Với quan niệm “ phu xướng phụ tùy, xuất giá tòng phu”, thì cuộc đời người phụ nữ tuy sướng hay khổ đều phải gắn bó với một người đàn ông duy nhất. Trong khi đó, người đàn ông thì được phép năm thê bảy thiếp, họ có thể tự do trăng hoa, la lối đánh đập vợ mình mà chẳng phải nhận một lời dè bỉu, đay nghiến.
Người phụ nữ xưa bị tước đi những quyền sống, quyền tự do của bản thân. Quan niệm “ tam tòng tứ đức” đã ăn sâu vào trong truyền thống, suy nghĩ mỗi con người, bởi vậy họ luôn tin rằng sinh ra là kiếp phụ nữ thì phải biết nhẫn nhịn, chịu thương chịu khó, luôn biết hi sinh vì chồng vì con. Hồ Xuân Hương là một ví dụ điển hình trong các nhà thơ, khi bà sẵn sàng lên tiếng bảo vệ và thẳng thắn nói về cuộc đời người phụ nữ:
“ Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son”
Họ là những người đẹp cả ngoại hình lẫn tâm hồn. Tiếc thay, cuộc đời ba chìm bảy nổi xô đẩy họ không biết đâu là bến đỗ. Họ không được làm chủ trước những sự lựa chọn mà phải phụ thuộc vào không biết bao nhiêu người. Thế nhưng, dù trong bối cảnh xã hội như thế nào thì họ vẫn quyết tâm giữ cho tâm mình sạch trong, thề son sắt thủy chung với gia đình của mình.
Rồi hướng tầm nhìn về những người phụ nữ qua nhân vật Vũ Nương và Thúy Kiều. Họ đều là nạn nhân của những cuồng hôn nhân đầy nước mắt. Nhắc tới Vũ Nương, ta không khỏi tiếc thương bởi cái chết đầy oan ức của nàng chỉ vì một câu nói ngây thơ của con trẻ, mà người chồng hằng đêm đầu ấp tay kề đã mắng nhiếc, đánh đuổi vợ đi không một lời thanh minh. Vì lẽ đó, đã đẩy Vũ Nương đến cái chết để tự minh oan cho mình. Sống trong chế độ ấy, tiếng nói của người phụ nữ chẳng đáng được đếm xỉa, lắng nghe. Cũng như nhân vật Thúy Kiều, một người con gái tài sắc vẹn toàn hơn người, đáng được hưởng cuộc sống sung túc, vinh hoa phú quý hạnh phúc. Than thay, Kiều cũng bị trở thành nạn nhân của một xã hội trọng tiền bạc. Vì tiền mà gây nên cảnh chia ly, tan tác của gia đình Kiều khi không có tiền cứu cha và em, nàng phải tự hi sinh bán mình cho Mã giám sinh- một tên buôn thịt bán người, chẳng hề có chút tình người. Từ một người con gái trinh trắng, tài năng cô bị đẩy vào chốn lầu xanh, nơi chỉ toàn những bọn cặn bã, bẩn thiu, xem thân người phụ nữ như những món hàng. Không dừng lại ở đó, đến khi gặp được một người có thể tin yêu là Từ Hải, thì vì đại nghĩa sự nghiệp, Từ hải đã để Kiều ở lại một mình vì mưu cầu sự nghiệp. Đến cuối cùng, họ đều phải tìm đến cái chết để giải tỏa nỗi oan ức, giải thoát cho những khổ đau, oan nghiệt của cuộc đời
Thế nhưng, gạt bỏ những oan khuất, đắng cay của cuộc đời họ, qua biết bao biến cố họ vẫn luỗn nhẫn nhịn, hi sinh vì gia đình mà chẳng một lời oán than. Trong bài thơ “ Thương vợ” của Tú xương, ông đã dành biết bao lời lẽ để nói về công ơn của ông đối với người vợ thân yêu của mình. Khi người đàn ông chẳng thể lo cho gia đình của mình thì người phụ nữ đẫ chẳng kể sớm hôm, lặn lội nuôi chồng thương con.
“ quanh năm buôn bán ở mom sông
Nuôi đủ năm con với một chồng”
Chế độ xã hội bất công khi thân làm quan cũng chẳng đủ để chăm sóc cho gia đình, buộc người phụ nữ phải tần tảo, một tay buôn bán để lo từng miếng cơm manh áo cho cả gia đình. Thế nhưng, họ xem đó là trách nhiệm, là công việc của họ khi sinh ra là một người phụ nữ, họ cam chịu với những công việc đó mà không một lời than thở.
Có lẽ, ta cũng chẳng thể nào quên được những nhân vật như Chị Dậu, Thị nở hay những người phụ nữ không được kể tên, nhưng họ là những con người sống trong xã hội phong kiến ấy. Tuy nghèo, tuy đói những vẫn luôn ưu tiên chăm sóc người chồng, người con, nhường cả miếng cơm ngụm nước khi đói mà không nhận được chút cảm thông, công nhận.
Đại thi hào Nguyễn Du đã viết rằng
“ Thương thay thân phận đàn bà
Dù rằng bạc mệnh vẫn là lời chung”
Dù có dành biết bao lời tán thưởng hay thể hiện sự đồng cảm, xót xa thì số kiếp những người phụ nữ ấy vẫn chẳng thể nào đổi thay. Họ vẫn luôn đẹp cả về ngoại hình lẫn phẩm chất, thế những họ không hề được hưởng xứng đáng với những hi sinh của mình. Sống trong xã hội phong kiến, cuộc sống của họ ví như “ chim trong lồng, cá trong chậu”, ước mơ được làm chủ cuộc sống, có được một cuộc đời bình yên cùng những hạnh phúc nhỏ nhoi luôn thật xa vời biết bao nhiêu.
Tham Khảo
Dựa vào dàn ý làm thành bài hoàn chỉnh nhé!!
1. Mở bài:
Từ xa xưa, người phụ nữ đã trở thành một đề tài quen thuộc trong các tác phẩm văn chương, trong ca dao, trong những truyện dân gian.
Đến văn học trung đại: hình ảnh người phụ nữ đã được thể hiện cụ thể, sâu sắc hơn.
Nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm "Chuyện người con gái Nam Xương" của Nguyễn Dữ là nhân vật tiêu biểu cho vẻ đẹp tâm hồn và số phận đầy đau khổ của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
2. Thân bài:
a. Vũ Nương là người phụ nữ có phẩm chất tốt đẹp nhưng cuộc đời lại đầy đau khổ, bất hạnh:
Là một người phụ nữ đẹp: vẻ đẹp hình thức (tư dung tốt đẹp); vẻ đẹp nhân cách (yêu thương và thủy chung với chồng, hiếu thảo với mẹ chồng, thương con, hết lòng chăm lo hạnh phúc gia đình).
Phải chịu những đau khổ, bất công, ngang trái: bị chồng nghi oan mà không nghe nàng thanh minh, giãi bày; bị mắng nhiếc thậm tệ rồi đuổi đi, đau khổ tột cùng, nàng phải tìm đến cái chết.Không tự bảo vệ được hạnh phúc của mình.
b. Suy nghĩ về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến:
Sống cam chịu, nhẫn nhục...(sự cam chịu, nhẫn nhục càng làm cho những bất công, ngang trái đè nặng lên cuộc đời, số phận của họ).
Không thể quyết định được tương lai và hạnh phúc của mình (Vũ Nương, người phụ nữ trong "Bánh trôi nước" của Hồ Xuân Hương, Thúy Kiều trong "Truyện Kiều" của Nguyễn Du...)
Hiểu nguyên nhân gây ra nỗi bất hạnh cho họ (chế độ đa thê, tư tưởng trọng nam khinh nữ, chiến tranh...đã gây ra những bất hạnh, oan trái...cho người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương, trong "Chinh phụ ngâm" của Đoàn Thị Điểm...).
Cảm thương cho số phận đau khổ, bất hạnh của những người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
3. Kết bài
Qua cuộc đời, số phận đầy đau khổ của Vũ Nương, người đọc càng hiểu hơn những bất hạnh, oan trái mà người phụ nữ phải chịu đựng trong xã hội phong kiến.
Liên hệ với hiện tại: người phụ nữ ngày càng được bình đẳng, được tôn trọng...từ đó, thêm trân trọng những giá trị tốt đẹp của cuộc sống hiện tại.
Mơ ước về tương lai: Người phụ nữ không còn phải chịu những bất công, đau khổ...
1.Hình ảnh bánh trôi nước trong bài thơ được miêu tả ra sao? bài thơ còn goi lên hình ảnh người phụ nữ trong xã hội xưa như thế nào (vẻ đẹp phẩm chất Thân Phận)
Trong hai hình ảnh trên hình ảnh nào quyết định ý nghĩa và giá trị của bài thơ?
Tình cảm thái độ của Hồ Xuân Hương đối với thân phận người phụ nữ như thế nào ?chi tiết nào trong bài thơ thể hiện điều đó?
(Bài Bánh Trôi Nước Sách Ngữ Văn Vnen trang 65 Ngắn ngọn đúng dễ hiểu nha)
Trong bài "Bánh trôi nước" (SGK Ngữ Văn 7/T94)?
Nhận xét cách xưng hô của nhân vật trữ tình trong câu thơ mở đầu?
? Từ đó giúp em cảm nhận vẻ đẹp nào của họ?
?Với vẻ đẹp ấy, người phụ nữ có quyền được sống như thế nào trong một xã hội công bằng?
?Nhưng trong xã hội cũ, thân phận người phụ nữ có được như vậy không?
? Từ đó nêu suy nghĩ của em về vẻ đẹp và số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến bất công.
Mik sửa lại câu hỏi nha mn !
Nỗi đau của người phụ nữ ở đây là không có cách nào tự vệ chống trả. Tuy nhiên dẫu cho xã hội có xoay chuyển xô đẩy ra sao thì em vẫn giữ tấm lòng son. Bất chấp hoàn cảnh họ kiên trinh giữ lấy tấm lòng trinh trắng, thuỷ chung, vẻ đẹp của họ là vẻ đẹp khoe khoắn, bình dân, hồn nhiên...
Mặc dầu xã hội xô đẩy vùi dập nhưng người phụ nữ vẫn ngẩng cao đầu tuyên chiến với cuộc đời, vượt lên không chịu sa lầy trong vũng bùn nhơ của cuộc đời, giữ lấy giá trị chân chính của mình. Người phụ nữ rất có ý thức về mình, luôn sống với tình nghĩa, không chịu lép vế trước nam giới.
Em tham khảo:
Hình ảnh người phụ nữa trong xã hội xưa và nay vừa có những điểm giống lại có cả những điểm khác. Trước hết dù ở thời đại nào đi nũa thì họ vẫn mang trong mình những phẩm chất cao đẹp. Đó là vẻ đpẹ truyền thống: chăm chỉ, giàu đức hi sinh, yêu thương chồng con. Hình anh người phụ nữa để lại trong ta những ấn tượng vè sự cam chịu số phận, về việc bị xã hội phong kiến với những định kiens trói buộc: tam tòng tứ đức, trọng nam hinh nữ, ... Họ còn có số phận lênh đênh, bấp bênh, chìm nổi, không được nắm trong tay quyền sống của mình. Cuộc sống của chính mình những lại nằm trong tay kẻ khác. Đối lập với hình ảnh người phụ nữ trong xã hội cũ, người phụ nữ ngày nay đã có quyền tự quyết định lấy số phận, cuộc đời của mình. Họ không phải lênh đệnh, lận đận, số phận hẩm hiu. Tiếng nói của họ được đề cao, được lắng nghe. Người phụ nữ ngày nay có những quyền bình đẳng như nam giới, thậm chí họ còn giữ vai trò quan trọng trong câc cơ quan lớn. Ở họ có cả những nét đẹp hiện đại và truyền thống giao thoa. Như vậy, hình ảnh người phụ nữ VN xưa và nay đều đáng trân trọng, tôn vinh.
Đến với nền văn học Việt Nam, chúng ta không khỏi ngỡ ngàng trước một kho tàng đồ sộ, phong phú trong đó có nhiều thể loại, nhiều nội dung khác nhau. Những tác phẩm viết về người phụ nữ trong xã hội cũ đã để lại trong lòng người đọc nhiều cảm xúc sâu đậm. Với cách thể hiện giản dị mà tinh tế, những tác phẩm văn học dân gian và văn học trung đại đem lại cho chúng ta biết bao suy nghĩ cùng sự đồng cảm với số phận bất hạnh, đặc biệt là người phụ nữ. Cuộc sống của họ luôn chịu những thiệt thòi, nhiều mất mát và hi sinh. Bởi họ sống trong một chế độ phong kiến bất công với bao thành kiến lạc hậu.Chúng ta đã từng rất tự hào với kiệt tác của đại thi hào Nguyễn Du là “Truyện Kiều”. Trong đó, tác giả đã khắc họa tài sắc tuyệt đỉnh của Thúy Kiều, một người con gái với đầy đủ mọi tài năng: cầm, kì, thi, họa; một sắc đẹp sánh tựa vẻ đẹp bất tận của thiên nhiên (hoa ghen, liễu hờn). Với việc miêu tả như thế, nhà thơ đã cảnh báo trước số phận của Thúy Kiều. Một tương lai đầy bất trắc, một cuộc sống đầy sóng gió sẽ đến với Kiểu. Đúng vậy, cuộc đời Kiều luôn phải đối mặt với bao biến cố ghê gớm, chịu đựng bao sự vùi dập của các thế lực phong kiến tàn bạo, tiêu biểu là thế lực quan lại và đồng tiền. Kiều phải hi sinh tình yêu đẹp đẽ, sâu đậm của mình để bán mình chuộc cha, đặt chữ hiếu lên hàng đầu…Từ đó, cuộc đời nàng bước vào kiếp đoạn trường với 15 năm chìm nổi lênh đênh. Nhưng từ trong chính sự vùi dập tàn bạo của các thế lực phong kiến đó, Kiều không bao giờ buông xuôi phó mặc mà luôn ý thức sâu sắc giá trị nhân phẩm của mình, điều đó tạo nên vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật, sống mãi cùng thời gian.
Đất nước Việt Nam — đất nước của những câu hát ru ngọt ngào, đất nước của cánh cò trắng bay, đất nước của bàn tay mẹ tảo tần quà bao năm tháng… và từ trong cái nguồn mạch dạt dào ấy, người phụ là đề tài chưa bao giờ vơi cạn trong nguồn cầm hứng của người nghệ sĩ, qua nhiều thời đại khác nhau. Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam hiện diện ở nhiều vị trí trong cuộc đời và đã để lại nhiều hình ảnh bóng sắc trong văn thơ hiện đại. Nhưng thật đáng tiếc thay, trong xã hội phong kiến, người phụ nữ lại phải chịu một số phận đầy bị kịch và đáng thương."Phận đàn bà” trong xã hội phong kiến cũ đau đớn, bạc mệnh, tủi nhục không kể xiết. Lễ giáo phong kiến khắt khe như sợi giây oan nghiệt trói chặt người phụ nữ. người phụ nữ trong xã hội suy tàn ngày ấy luôn tìm đến cái chết để bảo vệ nhân phẩm của mình.Đó là những đau khổ mà người phụ nữ trong thời đại phong kiến. Họ đẹp, đẹp cả về ngoại hình và nhân cách. Thế nhưng cuộc sống của họ không do họ làm chủ, phải sống kiếp sống lênh đênh, trôi dạt, không định trước được tương lai của mình. Tuy nhiên, họ vẫn vượt lên nhưng đau đớn, tủi nhục ấy, để kiếm tìm hạnh phúc cho mình.