K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 12 2017

Thơ ca - địa hạt của sự sáng tạo, của những cái tôi cá nhân về ý tưởng thể hiện - nhưng thơ ca cũng là nơi gặp gỡ của những tư tưởng, quan điểm về nhân sinh quan, thế giới quan của các nhà thơ. Bởi vậy nên tuy cách nhau đến hai thế kỉ nhưng hai bài thơ Sông núi nước Nam (“Nam quốc sơn hà” của Lí Thường Kiệt) và Phò giá về kinh (“Tụng giá hoàn kinh sư” của Trần Quang Khải) vẫn có nhiều điểm tương đồng.

Trước hết, hai bài thơ đều được làm ở thể tứ tuyệt và có cấu trúc khá giống nhau, cùng thiên về biểu ý. Phần thứ nhất của bãi thơ nêu vắn tắt tình hình thời cuộc. Phần thứ hai thể hiện tinh thần ý chí của quân và dân trong cả nước. Trong bài thơ “Sông núi nước Nam”, tình hình thời cuộc đó là:

"Sông núi nước Nam vua Nam ở
Rành rành định phận ở sách trời
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm?"

Bài thơ ra đời trong cuộc chiến tranh chống xâm lược nhà Tống. Phần dầu của bài thơ khẳng định chủ quyền của đất nước thông qua một lí do vô cùng giản dị: “Sông núi nước Nam vua Nam ở”. Trong nguyên văn chữ Hán, tác giả đã mạnh dạn dùng chữ “đế” để chỉ nhà vua nước Nam ta “Nam đế” Điều đó khẳng định sự bình quyền giữa hai dân tộc, hai vị hoàng đó. Chủ quyền đất nước đã được lịch sử và trời thần khẳng định từ lâu: “Rành rành đinh phận ở sách trời”. Vua Tống vẫn tự xưng là “thiên tử” nên trong câu thơ của Lí Thường Kiệt, ông đã mượn đến cái uy nghiêm của "thiên thư" - “sách trời” để bảo vệ vững chắc cơ sở pháp lí cho sự tồn tại của biên giới lãnh thổ. Khẳng định chủ quyền của dân tộc, bài thơ còn phản ánh một thực tế khác: quân Tống đang âm mưu xâm lược nước ta, đang lăm le giẫm đạp lên uy nghiêm của trời đất: “lũ giặc sang xâm phạm”. Trong bai thơ “Phò giá về kinh”, tính chất biểu ý lại nằm ở hai câu thơ đầu:

"Cướp giáo giặc ở bến Chương Dương
Bắt quân Hồ ở cửa Hàm Tử".

Bài thơ ra đời sau chiến thắng cuộc xâm lược lần thứ hai của quân Mông - Nguyên. Hai câu thơ đầu phản ánh chiến thắng lẫy lừng của dân tộc trong cuộc đại chiến khốc liệt này. Trong nguyên văn chữ Hán, tác giả dùng hai từ vô cùng mạnh mẽ, đầy tự hào là “đoạt”, “cầm”. Hai động từ ấy được đặt lên đầu câu khẳng định sức mạnh của quân dân ta đồng thời tô đậm sư thảm bại của quân thù.

Phần thứ hai của mỗi bài tiếp theo mạch cảm hứng của phần trước, thể hiện ý chí, tinh thần của quân dân trong tình hình mới. Trong “Sông núi nước Nam” đó là tinh thần, ý chí đánh giặc quật cường:

“Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm?
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời”.

Câu hỏi “Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm?” thể hiện sự coi thường, coi khinh hành động trái lòng người, nghịch ý trời của kẻ xâm lược. Đặc biệt, câu thơ cuối cùng đã khẳng định quyết tâm và sức mạnh quật cường của dân tộc ta trước cường bạo: “Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời”. Có điều đó bởi chúng sẽ bị chặn đánh bằng sức mạnh của cả người và trời cộng gộp.

Ra đời sau những thắng lợi huy hoàng của đất nước, phần thứ hai của bài thơ “Phò giá về kinh” là lời động viên xây dựng, phát triển đất nước trong cảnh thái bình, đồng thời khẳng định sự bền vững muôn đời của đất nước:

“Thái bình nên gắng sức
Non nước ấy ngàn thu”.

Sau chiến tranh, nhiệm vụ hàng đầu của một quốc gia là khỏi phục lại kinh tế, ổn định lại chính trị, chấn hưng lại văn hóa. Lời thơ chính là lời tự nhủ, tự động viên “Thái bình nên gắng sức”. Làm được như vậy thì đất nước sẽ được trường tồn phát triển: “Non nước ấy ngàn thu”.

Như vậy, xét về khía cạnh nội dung, cả hai bài thơ đều thể hiện khí phách kiên cường, tinh thần độc lập tự chủ, ý chí quyết tâm chống giặc ngoại xâm của dân tộc. về hình thức, cá hai bài đều ngắn gọn, súc tích mà mạnh mẽ, cô đúc mà thâm trầm; cảm xúc hoà trong ý tưởng, được thể hiện qua ý tưởng.

Không hẹn mà gặp, hai bài thơ hai thời đại, hai tác giả, hai hoàn cảnh nhưng chung nhau một đất nước, một tấm lòng đối với giang sơn nên cùng giống nhau một ý chí, một khát vọng hòa bình xây dựng đất nước thanh bình no ấm. Sông núi nước Nam (“Nam quốc sơn hà” của Lí Thường Kiệt) và Phò giá về kinh (“Tụng giá hoàn kinh sư” của Trần Quang Khải) và nhiều bài thơ cùng thi đề đất nước sau này đã tạo nên một mạch tư tưởng chủ đạo xuyên suốt thơ ca Việt Nam mấy mươi thế kỉ sau này: mạch cảm hứng yêu nước.

26 tháng 12 2017

THANK YOU !hihihihi

3 tháng 2 2020

Sông núi nước nam có nd là bài thơ đe dọa giặc xâm lược và cổ vũ nâng cao tinh thần chiến đấu chống quân xl của nước ta ngoài ra bài thơ còn là bảng tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta
Phò giá về kinh thì mik ko nhớ
Tinh thần yêu nc của dân ta bộc lộ qua từng dòng văn dòng thơ nói nên tinh thần yêu nc thương dân 1lòng 1 dạ bảo vệ chủ quyền đất nc
(chắc ko đúng đâu):))

19 tháng 2 2020

Văn học trung đại Việt Nam trải qua mười hai thế kỉ từ thế kỉ Xuân Hương đến hết thế kỉ XIX. Đây làthời kì dân tộc ta đã thoát khỏi ách thống trị nặng nề của phong kiến phương Bắc hơn một ngàn năm.Nền văn học trung đại Việt Nam gắn liền với quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước của dântộc. Về nội dung văn học thời kỳ này mang hai đặc điểm lớn đó là: Cảm hứng yêu nước và cảm hứng nhân đạo.
Cảm hứng yêu nước và cảm hứng nhân đạo thực ra không hoàn toàn tách biệt nhau. Bởi yêu nước cũng là phương diện cơ bản của nhân đạo.Tuy vậy cảm hứng nhân đạo cũng có những đặc điểm riêng. Nó bao gồm những nguyên tắc đạo lílàm người, những thái độ đối xử tốt lành trong các mối quan hệ giữa con người với nhau, những khát vọng sống, khát vọng về hạnh phúc. Đó còn là tấm lòng cảm thương cho mọi kiếp người đau khổ,đặc biệt là với trẻ em, với phụ nữ và những người lương thiện bị hãm hại, những người hồng nhanmà bạc mệnh, những người tài hoa mà lận đận…Những nội dung nhân đạo đó đã được thể hiện ởtrong toàn bộ văn học trung đại, những biểu hiện tập trung nhất là ở trong các tác phẩm văn học nửasau thế kỉ XVIII và nửa đầu thế kỉ XIX, đặc biệt là trong những tác phẩm thơ.
Nội dung cảm hứng nhân đạo của văn học trung đại có ảnh hưởng sâu sắc từ tư tưởng từ bi bác áicủa đạo phật và học thuyết nhân nghĩa của đạo Nho.
Trong thơ trung đại Việt Nam có thể kể ra rất nhiều những tác phẩm mang nội dung nhân đạo như:Bình ngô đại cáo của Nguyễn Trãi, Truyện Kiều của Nguyễn Du, Cung oán ngâm khúc của NguyễnGia Thiều, Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn ĐìnhChiểu,...
Trong Bình ngô đại cáo của Nguyễn Trãi đó là tư tưởng nhân nghĩa gắn liền với tư tưởngyêu nước và độc lập tự do của Tổ quốc:
Từng nghe:
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.
Nhà nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu.
Trước hết đó là tấm lòng cảm thông của tác giả dành cho những con người nhỏ bé bất hạnh trong xã hội đã bị bọn giặc ngoại xâm đàn áp dã man:
Nướng dân đen lên ngọn lửa hung tàn
Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ.
Ở Truyện Kiều của Nguyễn Du, Cung oán ngâm khúc của Nguyền Gia Thiều đó là việc lên án chế độphong kiến chà đạp lên quyền sống cảu người phụ nữ, lên những số phận tài hoa. Xã hội đó đã tướcđoạt đi những quyền sống thiêng liêng mà lẽ ra con người phải có. Đặc biệt các tác giả nói lên tiếngnói bênh vực người phụ nữ những người chịu nhiều thiệt thòi trong xã hội.
Không chỉ lên tiếng đòi quyền sống, quyền hạnh phúc cho con người mà các tác giả còn cất lên tiếngnói nhân đạo phản đối những cuộc chiến tranh phi nghĩa đã cướp đoạt đi những quyền sống thiêngliêng mà lẽ ra con người phải có. Đặc biệt các tác giả nói lên tiếng nói bênh vực người phụ nữ nhữngngười chịu nhiều thiệt thòi trong xã hội.
Không chỉ lên tiếng đòi quyền sống, quyền hạnh phúc cho con người mà các tác giả còn cất lên tiếngnói nhân đạo phản đối những cuộc chiến tranh phi nghĩa đã cướp đi biết bao nhiêu cảnh sống yênvui, chia lìa bao nhiêu đôi lứa. Qua lời của người chinh phụ trong tác phẩm Chinh phụ ngâm - ĐặngTrần Côn muốn lên án cuộc chiến tranh phong kiến phi nghĩa đó là nỗi nhớ người chồng nơi chiến trường gian khổ.
Buồn rầu nói chẳng nên lời
Hoa đèn kia với bóng người khá thương.
Gà eo éc gáy sương năm trống
Hòe phất phơ rủ bóng bốn bên
Khắc giờ đằng đẵng như niên
Nỗi sầu dằng dặc tựa miền biển xa.
Những cuộc chiến tranh này thực chất chỉ là việc tranh quyền đoạt lợi của các tập đoàn phong kiếnvà phủ lên nó là một bầu trời đầy tang thương. Thế lực đồng tiền cũng đã phủ mờ đi những néttruyền thống tốt đẹp của xã hội đó là với trường hợp nàng Kiều. Trong xã hội trung đại, thế lực đồngtiền cũng rất đáng lên án vì nó đã vùi lấp và nhấn chìm đi biết bao những con người tài hoa, những con người có khát vọng hoài bão lớn muốn đem sức lực nhỏ bé của mình cống hiến cho sự nghiệpcủa dân tộc.
Văn học trung đại đã chứng minh cho tinh thần nhân đạo cao cả của dân tộc Việt Nam. Đó là mộtdân tộc có những truyền thống tốt đẹp. Quay trở lại với bài Đại cáo bình Ngô sau khi đánh thắngquân xâm lược nhà Minh, quân và dân ta đã mở đường hiếu sinh cho kẻ thù chứ không phải đuổicùng giết tận, việc làm nhân đạo đó chẳng những đã thể hiện tinh thần nhân đạo cao cả của dân tộcmà còn thể hiện niềm khát vọng được sống trong hòa bình của nhân dân.
Nhìn chung cảm hứng nhân đạo trong thơ trung đại chủ yếu được thể hiện qua những nét chủ yếu sau:
Trước hết đó là tiếng nói của tác giả, đó là tình cảm của tác giả dành cho những con người nhỏ bé chịu nhiều thiệt thòi trong xã hội qua đó mà đòi quyền sống, quyền hạnh phúc cho họ, có được tìnhcảm như vậy, các tác giả thơ thời kì này mới viết được những dòng thơ, trang thơ xúc động đến nhưthế.
Thơ trung đại còn thể hiện ở tiếng nói bênh vực giữa con người với con người, đề cao tình bạn, tìnhanh em, tình cha con, thể hiện mong muốn được sống trong hòa bình.
Thơ trung đại đã thể hiện bước đi vững chắc của mình trong hơn mười thế kỉ, đó là sự tiếp nối bướcđi của nền văn học dân gian. Tuy văn học dân gian thời kì này vẫn phát triển nhưng dấu ấn khôngcòn như trước. Thơ trung đại đã thể hiện những truyền thống tốt đẹp của dân tộc đó là chủ nghĩa yêu nước và tinh thần nhân đạo qua đó mà làm tiền đề cho sự phát triển văn học các thời kì tiếp theo.

nhớ k cho mk nhé mk làm đầu

19 tháng 1 2019

Văn học trung đại Việt Nam trải qua mười hai thế kỉ từ thế kỉ Xuân Hương đến hết thế kỉ XIX. Đây làthời kì dân tộc ta đã thoát khỏi ách thống trị nặng nề của phong kiến phương Bắc hơn một ngàn năm.Nền văn học trung đại Việt Nam gắn liền với quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước của dântộc. Về nội dung văn học thời kỳ này mang hai đặc điểm lớn đó là: Cảm hứng yêu nước và cảm hứng nhân đạo.
Cảm hứng yêu nước và cảm hứng nhân đạo thực ra không hoàn toàn tách biệt nhau. Bởi yêu nước cũng là phương diện cơ bản của nhân đạo.Tuy vậy cảm hứng nhân đạo cũng có những đặc điểm riêng. Nó bao gồm những nguyên tắc đạo lílàm người, những thái độ đối xử tốt lành trong các mối quan hệ giữa con người với nhau, những khát vọng sống, khát vọng về hạnh phúc. Đó còn là tấm lòng cảm thương cho mọi kiếp người đau khổ,đặc biệt là với trẻ em, với phụ nữ và những người lương thiện bị hãm hại, những người hồng nhanmà bạc mệnh, những người tài hoa mà lận đận…Những nội dung nhân đạo đó đã được thể hiện ởtrong toàn bộ văn học trung đại, những biểu hiện tập trung nhất là ở trong các tác phẩm văn học nửasau thế kỉ XVIII và nửa đầu thế kỉ XIX, đặc biệt là trong những tác phẩm thơ.
Nội dung cảm hứng nhân đạo của văn học trung đại có ảnh hưởng sâu sắc từ tư tưởng từ bi bác áicủa đạo phật và học thuyết nhân nghĩa của đạo Nho.
Trong thơ trung đại Việt Nam có thể kể ra rất nhiều những tác phẩm mang nội dung nhân đạo như:Bình ngô đại cáo của Nguyễn Trãi, Truyện Kiều của Nguyễn Du, Cung oán ngâm khúc của NguyễnGia Thiều, Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn ĐìnhChiểu,...
Trong Bình ngô đại cáo của Nguyễn Trãi đó là tư tưởng nhân nghĩa gắn liền với tư tưởngyêu nước và độc lập tự do của Tổ quốc:
Từng nghe:
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.
Nhà nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu.
Trước hết đó là tấm lòng cảm thông của tác giả dành cho những con người nhỏ bé bất hạnh trong xã hội đã bị bọn giặc ngoại xâm đàn áp dã man:
Nướng dân đen lên ngọn lửa hung tàn
Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ.
Ở Truyện Kiều của Nguyễn Du, Cung oán ngâm khúc của Nguyền Gia Thiều đó là việc lên án chế độphong kiến chà đạp lên quyền sống cảu người phụ nữ, lên những số phận tài hoa. Xã hội đó đã tướcđoạt đi những quyền sống thiêng liêng mà lẽ ra con người phải có. Đặc biệt các tác giả nói lên tiếngnói bênh vực người phụ nữ những người chịu nhiều thiệt thòi trong xã hội.
Không chỉ lên tiếng đòi quyền sống, quyền hạnh phúc cho con người mà các tác giả còn cất lên tiếngnói nhân đạo phản đối những cuộc chiến tranh phi nghĩa đã cướp đoạt đi những quyền sống thiêngliêng mà lẽ ra con người phải có. Đặc biệt các tác giả nói lên tiếng nói bênh vực người phụ nữ nhữngngười chịu nhiều thiệt thòi trong xã hội.
Không chỉ lên tiếng đòi quyền sống, quyền hạnh phúc cho con người mà các tác giả còn cất lên tiếngnói nhân đạo phản đối những cuộc chiến tranh phi nghĩa đã cướp đi biết bao nhiêu cảnh sống yênvui, chia lìa bao nhiêu đôi lứa. Qua lời của người chinh phụ trong tác phẩm Chinh phụ ngâm - ĐặngTrần Côn muốn lên án cuộc chiến tranh phong kiến phi nghĩa đó là nỗi nhớ người chồng nơi chiến trường gian khổ.
Buồn rầu nói chẳng nên lời
Hoa đèn kia với bóng người khá thương.
Gà eo éc gáy sương năm trống
Hòe phất phơ rủ bóng bốn bên
Khắc giờ đằng đẵng như niên
Nỗi sầu dằng dặc tựa miền biển xa.
Những cuộc chiến tranh này thực chất chỉ là việc tranh quyền đoạt lợi của các tập đoàn phong kiếnvà phủ lên nó là một bầu trời đầy tang thương. Thế lực đồng tiền cũng đã phủ mờ đi những néttruyền thống tốt đẹp của xã hội đó là với trường hợp nàng Kiều. Trong xã hội trung đại, thế lực đồngtiền cũng rất đáng lên án vì nó đã vùi lấp và nhấn chìm đi biết bao những con người tài hoa, những con người có khát vọng hoài bão lớn muốn đem sức lực nhỏ bé của mình cống hiến cho sự nghiệpcủa dân tộc.
Văn học trung đại đã chứng minh cho tinh thần nhân đạo cao cả của dân tộc Việt Nam. Đó là mộtdân tộc có những truyền thống tốt đẹp. Quay trở lại với bài Đại cáo bình Ngô sau khi đánh thắngquân xâm lược nhà Minh, quân và dân ta đã mở đường hiếu sinh cho kẻ thù chứ không phải đuổicùng giết tận, việc làm nhân đạo đó chẳng những đã thể hiện tinh thần nhân đạo cao cả của dân tộcmà còn thể hiện niềm khát vọng được sống trong hòa bình của nhân dân.
Nhìn chung cảm hứng nhân đạo trong thơ trung đại chủ yếu được thể hiện qua những nét chủ yếu sau:
Trước hết đó là tiếng nói của tác giả, đó là tình cảm của tác giả dành cho những con người nhỏ béchịu nhiều thệit thòi trong xã hội qua đó mà đòi quyền sống, quyền hạnh phúc cho họ, có được tìnhcảm như vậy, các tác giả thơ thời kì này mới viết được những dòng thơ, trang thơ xúc động đến nhưthế.
Thơ trung đại còn thể hiện ở tiếng nói bênh vực giữa con người với con người, đề cao tình bạn, tìnhanh em, tình cha con, thể hiện mong muốn được sống trong hòa bình.
Thơ trung đại đã thể hiện bước đi vững chắc của mình trong hơn mười thế kỉ, đó là sự tiếp nối bướcđi của nền văn học dân gian. Tuy văn học dân gian thời kì này vẫn phát triển nhưng dấu ấn khôngcòn như trước. Thơ trung đại đã thể hiện những truyền thống tốt đẹp của dân tộc đó là chủ nghĩa yêunước và tinh thần nhân đạo qua đó mà làm tiền đề cho sự phát triển văn học các thời kì tiếp theo.

27 tháng 10 2021

Bài làm 1

     Trong các bài thơ trung đại đã học em thich nhất là bài thơ Sông núi nước Nam. Bài thơ có thể coi là bản tuyên ngôn đọc lập đầu tiên của dân tộc ta. Bằng lời lẽ hết sức đanh thép, hào hùng đã khẳng định chủ quyền: vua Nam ở, "vằng vặc sách trời chia xứ sở". Đây là những lí lẽ thuyết phục khiến chúng không thể chối cãi được. Hai câu cuối bài chính là lời cảnh tỉnh đến bọn xâm lược sẽ bị ta đánh cho tơi bời. Bằng lập luận và giọng thơi đanh thép tác giả đã khẳng định chủ quyền dân tộc và tình yêu quê hương, đất nước.

Bài làm 2

     Sông núi nước Nam là của người Nam. Đó là sự thật hiển nhiên. Không ai có quyền phủ định? Bởi sự phân định núi sông, bờ cõi đâu phải là ý muốn chủ quan của một người hay một số người, mà do “Trời” định đoạt. Bản đồ ranh giới lãnh thổ của các quốc gia đã in dấu ấn trong sách trời: Ai có thể thay đổi được? Tác giả bài thơ đã đưa ra những lí lẽ thật xác đáng. Qua cách lập luận, nổi lên một quan niệm, một chân lí thiêng liêng và cao cả: chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc Đại Việt. Thật là một khí phách kiên cường! Thay mặt cả dân tộc, nhà thơ đã lớn tiếng cảnh cáo bọn giặc xâm lược: Chúng bay phạm vào bờ cõi này, tức là chúng bay đã phạm vào sách trời; mà phạm vào sách trời, tức là làm trái với đạo lí trở thành kẻ đại nghịch vô đạo (nghịch lỗ), lẽ nào Trời đất dung tha. Mặt khác chúng bay phạm vào bờ cõi này tức là phạm vào chủ quyền thiêng liêng của một dân tộc, nhất là dân tộc đó lại là một dân tộc có bản lĩnh kiên cường, có ý chí độc lập mạnh mẽ, vậy thì, sự thất bại sẽ là điều không thể tránh khỏi, thậm chí còn bị đánh cho tơi bời thủ bại hư. Chưa bao giờ trong văn học Việt Nam lại có một khí phách hào hùng như thế! Cảm xúc thơ thật mãnh liệt, tạo nên chất trữ tình chính luận- một đặc điểm của thơ ca thời Lí - Trần, khiến người đọc rưng rưng!

Bài làm 3

     "Sông núi nước Nam" - Lý Thường Kiệt được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc ta. Vào năm 1077 quân Tống xâm lược nước ta, Lý Thường Kiệt đem quân chặn đánh giặc trên sông Như Nguyệt, và cũng từ đó mà bài thơ được ra đời trong hoàn cảnh đó. Tác giả khẳng định hùng hồn " Nam quốc sơn hà nam đế cư" đó được coi như là điều đơn giản, điều hiển nhiên. Nhưng chân lý dó được đánh đổ bằng mồ hôi, xương máu của nhân dân nước ta. Tác giả còn khẳng định chủ quyền dân tộc, khẳng định đất nước ta là một đất nước độc lập có lãnh thổ, chủ quyền. Những câu thơ văn lên nhưng là niềm tự hào, kiêu hãnh của một dân tộc độc lập chủ quyền.  Và cuối cùng khi mà tất cả đã được định ở sách trời, thế nên tất cả những kẻ xâm lược đều là làm trái với trời đất. Cuộc kháng chiến của quân và dân ta là chính nghĩa khi mà đánh đuổi kẻ thù ra khỏi bờ cõi. Cảm hứng yêu nước với những tuyên ngôn về độc lập chủ quyền với sức mạnh cổ vũ quân dân và cảnh tỉnh kẻ thù. 

Nguồn: Sưu tầm

10 tháng 6 2021

Tham khảo nha em:

Trong tiến trình lịch sử oanh liệt đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc đã xuất hiện những bản tuyên ngôn độc lập bất hủ, mà Nam quốc sơn hà là bản mở đầu.

Đại Việt ta khởi đầu sự nghiệp của mình bằng sự tạo lập nhà nước Văn Lang của các vua Hùng bên bờ sông Hồng. Mười tám đời cha truyền con nối, tổ tiên ta vẫn khẳng định được vị thế của mình. Từ Văn Lang phát triển thành Âu Lạc, núi sông bờ cõi đã được mở mang. Nhưng rồi chỉ một phút mất cảnh giác của An Dương Vương mà sự nghiệp mấy trăm năm tổ tiên gây dựng tan thành mây khói. Mất nước là mất tất cả, vẫn sống ở đất mình mà thành kẻ nô lệ. Gông cùm xiềng xích đè nặng cả ngàn năm. Suốt đêm trường tối tăm ngột ngạt của kiếp nô lệ lầm than mà sức sống Đại Việt vẫn rất tiềm tàng. Bản lĩnh ngoan cường đã giúp cha ông ta bảo tồn được nòi giống, giữ gìn được bản sắc và giành lại được chủ quyền dân tộc vào đầu thế kỉ X.

 

Từ thế kỉ X, quốc gia phong kiến Đại Việt độc lập đã được xây dựng. Các nhà Ngô, Đinh, Tiền Lê rồi Lí kế tiếp nhau trị vì đất nước đến nay đã hơn trăm năm. Nhưng bọn phong kiến phương Bắc, với tư tưởng bá quyền nước lớn, muốn thống trị toàn thiên hạ vẫn ngông cuồng xâm lược Đại Việt, những tưởng có thế lại biến nước ta thành quận huyện của chúng như xưa. Đã đến lúc dân tộc ta phải đĩnh đạc lên tiếng khẳng định lại chủ quyền của mình! Và bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên đã ra đời:

Sông núi nước Nam vua Nam ở
Vằng vặc sách trời chia xứ sở
Giặc dữ cớ sao phạm đến đây
Chúng bay nhất định phải tan vỡ.

Sông núi nước Nam là của người Nam. Đó là chân lí độc lập bất hủ! Song, dễ hiểu rõ ý nghĩa sâu sắc và thiêng liêng trong lời tuyên ngôn này, cần nhìn từ góc độ nguyên tác chữ Hán của bài thơ:

Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

Câu mở đầu của bài thơ thật hùng hồn và đanh thép:

Nam quốc sơn hà Nam đế cư.

Ý thức tự tôn dân tộc được bộc lộ mạnh mẽ qua hai từ Nam quốc và Nam đế đầy ẩn ý.

Trong Hán tự, quốc là chữ dùng để chỉ nước lớn, nước thiên tứ thống trị toàn thiên hạ (còn “bang” là nước nhỏ, nước chư hầu); đế là chữ dùng để chỉ vua của nước lớn, nước thiên tử (còn "vương” là vua nước nhỏ, nước chư hầu; tước do “hoàng đế” phong cho). Trong tư tưởng bá quyền của bọn phong kiến Trung Hoa, chưa bao giờ chúng chịu thừa nhận nước khác là quốc và vua của nước khác là đế.

Từ thế kỉ VI, người anh hùng Lí Bí của Đại Việt sau khi khởi nghĩa chống ách nô dịch thắng lợi đã tự xưng là Lí Nam Đế. Một thái độ phủ nhận uy quyền nước lớn.

Thái độ ấy, một lần nữa được nhắc lại trong Sông núi nước Nam. Khẳng định nước Nam (Nam quốc) là của người Nam (Nam đế) là sự ý thức sâu xa về chủ quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm của dân tộc. Hơn nữa, thái độ ấy là tư thế của một dân tộc dám kiêu hãnh đứng thẳng làm người, giơ một quả đấm thép giáng thẳng vào bộ mặt kiêu căng ngạo mạn của bọn phong kiến Trung Quốc coi nước khác chỉ là chư hầu của chúng, coi dân tộc khác chỉ là nô lệ của chúng.

Sông núi nước Nam là của người Nam. Đó là “lẽ phải”, là “sự thật” hiển nhiên, bởi giang sơn bờ cõi này là do tự bàn tay dân tộc ta đã gây dựng. Nó đã tồn tại từ mấy ngàn năm nay.

Ngay đến cả đấng thần linh tối cao là “Trời” cũng phải thừa nhận và ghi rõ trong “sách trời”:

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư.

Thêm một lần nữa, bài thơ nhấn mạnh tính chất tất yếu của quyền độc lập tự chủ và khát vọng chính đáng của một dân tộc.

Càng khát khao độc lập tự chủ, dân tộc ta càng kiên quyết đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập. Ý chí ấy được khẳng định ở hai câu kết của bài thơ:

 

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm.
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

Lời tuyên bố thật đanh thép: kẻ thù chớ có xâm phạm. Nếu chúng bay dám coi thường cả đấng tối cao là “Trời”, phạm vào “sách trời”; coi thường cả một dân tộc, phạm vào lòng tự tôn dân tộc, xâm phạm đến sông núi nước Nam thì sẽ chuốc lấy thất bại thảm hại, nhơ nhuốc đến ngàn đời.

Có thể nói, Sông núi nước Nam là lời tuyên bố đanh thép và hùng hồn nhất từ trước đến nay về chủ quyền đất nước. Với ý nghĩa ấy, Sông núi nước Nam xứng đáng là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc.

Bản tuyên ngôn ấy kết tinh tất cả tư tưởng và tình cảm, khát vọng và ý chí của cả dân tộc Đại Việt suốt mấy ngàn năm dựng nước giữ nước và toả sáng đến muôn đời.

10 tháng 6 2021

Tham khảo
"Nam quốc sơn hà" của Lí Thường Kiệt chính là một trong những áng thơ đầu tiên thể hiện tấm lòng yêu nước mạnh mẽ, sục sôi trong hoàn cảnh đất nước có giặc ngoại xâm. Và bởi thế, bài thơ không chỉ là một áng thơ yêu nước vừa là một bài thơ đánh giặc.

Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư

Bài thơ được tạm dịch là:

Sông núi nước Nam vua Nam ở
Rành rành định phận tại sách trời
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời

Bài thơ ra đời trong một hoàn cảnh dặc biệt: Năm 1049, khi giặc Tống sang xâm lược nước ta. Khi ấy, quân giặc đang tiến về phía Thăng Long, Lí Thường Kiệt đã cho đắp phòng tuyến tại sông Như Nguyệt. Nửa đêm, ông cho tướng sĩ đọc vang bài thơ “Nam quốc sơn hà”, quân giặc nghe được mà bùn rủn chân tay mất hết nhuệ khí chiến đấu. Trận đó, quân ta đại thắng. Bởi thế, "Nam quốc sơn hà" được coi là "bài thơ thần", một bài thơ đánh giặc.

Ra đời trong hoàn cảnh đặc biệt như vậy, bài thơ vừa thể hiện lòng yêu nước vừa bộc lộ ý chí đánh giặc đến cùng để bảo vệ mảnh đất thân yêu của tổ tiên.

Lòng yêu nước của bài thơ được thể hiện sâu sắc qua nội dung khẳng định chủ quyền của đất nước, bộc lộ niềm tự hào dân tộc đồng thời khẳng định ý chí đánh giặc giữ nước.

Mở đầu bài thơ là một câu thơ giống như lời tuyên ngôn đanh thép: “Nam quốc sơn hà Nam đế cư”, "Sông núi nước Nam vua Nam ở". Câu thơ giống như một lời nhận định khẳng định một sự thật hiển nhiên: đất đai của quốc gia nào thì vua nước đó ở. Nhưng đằng sau sự thật giản dị ấy là một ý nghĩa lớn lao. Từ xưa đến nay trong lịch sử, các bậc vua chúa Trung Hoa luôn mang dã tâm xâm lược nước ta (cuộc xâm lược năm 1049 đó là một Ví dụ ), . Chúng coi nước ta là một nước “tiểu nhược” một quận huyện nằm trong lãnh thổ rộng lớn của chúng. Không chỉ thế, vua Trung Hoa còn tự xưng là “Thiên tử” - “con trời” hàm ý là trong trời đất, vua Trung Hoa chỉ dưới có Trời: mà trên tất cả là vua của các vị vua. Nhưng với lời tuyên bố: "Sông núi nước Nam vua Nam ở" tác giả đã khẳng định chủ quyền lãnh thổ dân tộc Việt Nam. Không chỉ thế, tác giả còn sử dụng từ “đế” một cách táo bạo: “Nam đế”. Như vậy, nhà vua của nước Nam cũng là một vị đế vương sánh ngang cùng hoàng đế Trung Hoa, hai bên ngang hàng bình đẳng không có sự phân cấp bất công.

Đặc biệt, trong câu thơ tiếp, tác giả còn dẫn chứng nguồn thông tin vô cùng đích đáng: “Tiệt nhiên định phận tại thiên thư” - “Rành rành định phận tại sách trời”. Những sự thật hiển nhiên về chủ quyền lãnh thổ của mỗi dân tộc đã được ghi lại “thiên thư”, “sách trời”. Trong quan niệm của người xưa., nếu như Trời là đấng tối cao thì sách trời hiển nhiên được coi là một thứ luật bất khả xâm phạm: luật trời. Vì thế, câu thơ mang một hàm ý thâm thúy: chủ quyền của nước Nam ta, vị trí của vua Nam ta đã được sách trời thừa nhận, hoàng đế các ngươi tự xưng là Thiên tử; nếu các ngươi xâm lược nước ta thì chính các ngươi đang dẫm đạp lên lời răn dạy của cha mẹ, tổ tiên mình đó!

Trong cách dùng từ ngữ, viện lí lẽ của tác giả sáng bừng lên niềm kiêu hãnh và tự hào dân tộc. Không chỉ thế, bài thơ còn bộc lộ một ý chí đánh giặc sục sôi, mạnh mẽ:

“Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư”

nghĩa là:

“Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời”.

Quân giặc sang xâm lược nước ta không chỉ bị người mà còn bị Trời trừng trị. Bởi thế, sức mạnh của sự phản công mới mạnh mẽ làm sao! Nó khiến quân giặc “bị đánh tơi bời”. Trong nguyên văn chữ Hán, câu thơ mang ý nghĩa là: nhất định chúng bay sẽ bị quét sạch, bị đánh tơi bời. Sức mạnh ấy chỉ có được từ những tấm lòng yêu nước chân chính, quyết tâm giữ vừng chủ quyền dân tộc, quyết tâm đánh đuổi kẻ xâm lăng. Đó là tấm lòng đầy cảm động vì quê hương xứ sở.

Đánh giặc đâu chỉ cần giáo mác, đánh giặc đâu chỉ cần sức mạnh. Từ xưa cha ông ta đã biết cách đánh giặc bằng tinh thần, sau này Nguyễn Trãi gọi đó là “mưu phạt tâm công”. Qua bốn dòng thơ ngắn ngủi, tác giả đã chỉ ra những cơ sở chính nghĩa của cuộc chiến tranh vệ quốc. Điều đó khiến quân giặc run sợ vì thấy được sự sai trái nằm trong hành động tham lam của mình. Không chỉ thế, bài thơ còn mang những hàm ý thiêng liêng liên quan đến mối quan hệ giữa Trời và người. Có kẻ nào không run sợ khi nghĩ đến những quả báo dành cho kẻ phạm vào luật trời? Đặc biệt, lời thơ cuối cùng đã khẳng định sự thất bại tơi bời trông thấy được của quân địch. Bới thế. nghe lơi thơ mà như hứng chịu ngàn mùi tèn xuyên thấu tim gan. Và cùng bởi thế, trong thực tế, bài thơ đã góp phần làm nên trận đại thắng của trận đánh Như Nguyệt 1049. “Nam quốc sơn hà” xứng đáng là một bài thơ đánh giặc.

Bài thơ có một bố cục chặt chẽ, tuy chủ yếu thiên về biểu ý song không phải vì thế mà trở thành một bài luận lí khô khan. Có thể nhận thấy rằng, sau tư tưởng độc lập chủ quyền đầy kiên quyết là một cảm xúc mãnh liệt ẩn kín bên trong. Nếu không có tình cảm mãnh liệt thì chắc chắn không thể viết được những câu thơ đầy chí khí như vậy.

Với những nội dung độc đáo như vậy, “Nam quốc sơn hà” quả thực là bản tuyên ngôn độc lập đầy hào khí của dàn tộc Việt Nam ta!