K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 12 2017

Cũng như truyện Con hổ có nghĩa, truyện Mẹ hiền dạy con mang những đặc điểm tiêu biểu của truyện trung đại: cốt truyện đơn giản, nội dung mang tính giáo huấn, nhân vật được miêu tả chủ yếu qua ngôn ngữ trực tiếp của người kể chuyện và hành động, ngôn ngữ đối thoại của nhân vật. Điểm khác với truyện Con hổ có nghĩa là truyện Mẹ hiền dạy con không nghiêng về tính hư cấu (tưởng tượng) mà gần với kí (ghi chép sự việc) và gần với sử (ghi chép chuyện thật).

19 tháng 12 2017
Home » Soạn Văn » Soạn Văn 6 » Soạn bài Mẹ hiền dạy con

Soạn bài Mẹ hiền dạy con

30/10/2017 by admin Leave a Comment

1. Tóm tắt nội dung bài học a. Nghệ thuật
  • Xây dựng cốt truyện theo mạch thời gian với năm sự việc chính về mẹ con thầy Mạnh Tử.
  • Có nhiều chi tiết giàu ý nghĩa, gây xúc động đối với người đọc.
  • Mang tính giáo huấn, gần với thể loại ký, sử.
  • Ngôn ngữ kể chuyện xen lời bình.
b. Nội dung
  • Tạo môi trường tốt cho con.
  • Dạy con lời nói đi đôi với việc làm, sống trung thực, giữ chữ tín.
  • Dạy con đức tính kiên trì, siêng năng, kiên định.
  • Với con không nuông chiều mà phải nghiêm khắc, phải xuất từ tình yêu thương con tha thiết.
2. Hướng dẫn đọc – hiểu văn bản

Câu 1. Lập bảng tóm tắt năm sự việc diễn ra giữa mẹ con thầy Mạnh Tử (thuở nhỏ) theo mẫu.

Sự việc Con Mẹ
1 Ở gần nghĩa địa con bắt chước đào, chôn, lăn, khóc Dọn nhà ra gần chợ
2 Ở gần chợ, con bắt chước nô nghịch cách buôn bán điên đảo Dọn nhà đến cạnh trường học
3 gần trường học con bắt chước học tập lễ phép, cắp sách vở Chỗ này mẹ con ta ở được – mẹ vui lòng
4 Con hỏi: Người ta giết lợn làm gì thế? Mẹ nói đùa để cho con ăn đấy và mẹ đã mua thịt lợn cho con ăn thật để giữ lời hứa
5 Con bỏ học về chơi Mẹ cắt đứt tấm vải đang dệt bảo con:Nếu con đang đi học mà bỏ dở cũng giống như ta đang dệt tấm vải này mà cắt đứt vậy
12 tháng 12 2018

mẹ bảo:thg ngu

con bảo:thg ko ngu

ý nghĩa:ca ngợi tác giả làm văn hay nên mới dc cho vào sách hok

vì lp 9 nên Văn lp 6 chịu

\(\text{rất vui vì bạn chưa chết}\)

12 tháng 12 2018

Hai su viec sau : Y nghia ve cach day trong 2 su viec sau la : giao huan ve chu tin ,kien quyet ve huong tre vao su cham chi can cu  

Ck bn hk tot ,ki thi hoc ki I diem cao len nha 

1 tháng 4 2018

Qua ba sự việc dạy con đầu tiên cho thấy: dù chuyển nhà là công việc khó khăn vất vả nhưng bà mẹ Mạnh Tử vẫn quyết định làm vì bà muốn lựa chọn môi trường sống tốt cho con. Bà sợ tâm hồn trẻ thơ của con bị ảnh hưởng bởi những điều xấu xa, không lành mạnh từ xung quanh

11 tháng 2 2018

Hai sự việc sau, bà mẹ cũng thể hiện những quan điểm dứt khoát trong cách dạy con, luôn là tấm gương để con nhìn nhận đúng – sai.

- Thứ nhất, không được nói dối trẻ

- Thứ hai, kiên quyết hướng trẻ vào việc học tập – kể cả phải chấp nhận tốn kém về của cải vật chất.

Mạnh Tử học tập chuyên cần, sau trở thành một bậc đại hiền, nổi tiếng về đạo đức và hiểu biết rộng chính là nhờ cách dạy con như thế của người mẹ.

3 tháng 11 2017

Tác dụng cách dạy con của bà mẹ Mạnh Tử: Mạnh Tử đã trở thành một bậc hiền tài trong thiên hạ. Con mình trở thành người giỏi giang là điều mà tất cả các bà mẹ đều ao ước. Để có được thành quả đó là sự hi sinh, lựa chọn cách dạy đúng đắn của người mẹ Mạnh Từ.

16 tháng 4 2018
1 Bắt chước đào, chôn, lăn, khóc Chỗ này không thể cho con ta ở được
2 Bắt chước cách nô nghịch, buôn bán điên đảo Chỗ này cũng không phải chỗ con ta ở được
3 Bắt chước tập cách lễ phép, cắp sách vở Chỗ này là chỗ con ta ở được đây
4 Hỏi người ta giết lợn làm gì Nói đùa “để cho con ăn đấy” → mua thịt cho con ăn
5 Bỏ học về nhà chơi Cầm dao cắt đứt tấm vải: “ Con đang đi học mà bỏ học thì cũng như ta đang dệt tấm vải này mà cắt đứt đi vậy”.
11 tháng 4 2017

Nhân vật chính trong câu chuyện là Mạnh Tử và mẹ của Mạnh Tử.

Nhân vật Mạnh Tử có nguyên mẫu từ lịch sử Trung Quốc, ông là một bậc hiền triết nổi tiếng thời Chiến quốc, được các nhà nho xưa suy tôn là Á thánh (vị thánh thứ hai) sau Khổng Tử.

8 tháng 10 2019

Đáp án: D

13 tháng 2 2019

Có thể nói, những câu tục ngữ luôn mang đến cho chúng ta những bài học đắt giá về con người, về những mối quan hệ, kinh nghiệm sản xuất và đôi khi là về tình cảm lứa đôi. Và để khuyên răn, nhắc nhở con cháu bài học về lựa chọn môi trường sống và các mối quan hệ, ông cha ta có câu: "Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng". Câu tục ngữ ngắn gọn, có cấu trúc đối mang lại cho chúng ta thông điệp: Môi trường sống có ảnh hưởng lớn đến nhân cách của chúng ta. Từ thời xa xưa, mẹ Mạnh Tử đã nhận thức rõ được tầm quan trọng của môi trường xung quanh ảnh hưởng rất lớn đến nhân cách mỗi người. Khi nhà Mạnh Tử ở gần nghĩa địa, ở gần khu chợ, khi nhìn thấy mọi người xung quanh làm gì về nhà Mạnh Tử cũng bắt chước làm y như vậy. Mẹ Mạnh Tử biết rằng những địa điểm đó không phù hợp để con lớn lên và học tập nên đã chuyển nhà ngay cạnh trường học. Và quả đúng như vậy, khi ở gần trường học thấy các bạn mình đi học, dùi mài kinh sử, về nhà Mạnh Tử cũng bắt chước và chuyên tâm học hành, rồi sau này trở thành một vĩ nhân mà chúng ta ngưỡng mộ. Từ ý nghĩa sâu sắc của câu tục ngữ, bản thân em đã học được rất nhiều điều từ việc lựa chọn môi trường sống, việc chọn bạn mà chơi, và hơn hết đó là phải có lập trường vững chắc, sống đúng với nguyên tắc và bản thân mình. Câu tục ngữ "Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng" là một bài học hay với ý nghĩa sâu sắc và thiết thực cho chính chúng ta. Qua đây, ta cũng nhận thức rõ hơn về những bài học kinh nghiệm mà cha ông ta đã đúc rút được trong quá trình sống, từ đó càng trân trọng hơn những người bạn tốt, những người thân trong gia đình và cả thầy cô giáo và xã hội, đã tạo nên một môi trường học tập tốt và bình yên.