Biểu cảm về bàn tay mẹ
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
“Bàn tay mẹ, bế chúng con…
Bàn tay mẹ, chăm chúng con…”
Lời bài hát như in sâu vào tâm trí của em, gợi nhớ cho em những công lao nâng niu, chăm sóc của mẹ dành cho em trong suốt 13 năm qua. Ôi! Mẹ sao mà tuyệt vời!
Chắc hẳn, người mẹ của mỗi chúng ta đều có đôi bàn tay gầy gầy xương xương. Đó là do mẹ đã làm việc, kiếm tiền nuôi chúng ta khôn lớn và chịu đựng nhiều vất vả. Đọc đoạn đầu của câu chuyện, em chợt ngẫm lại những điều mẹ đã làm cho em mà trước đây, em chưa từng một lần nghĩ tới. Em cũng được lớn lên trong vòng tay của mẹ và cũng đã cảm nhận được hơi ấm của đôi bàn tay ấy. Nhưng chúng ta đã có khi nào quan tâm và thật sự hiểu được ý nghĩa của những việc mà mẹ đã làm cho chúng ta chưa? Ngay giây phút này đây, em mới thấm thía được những điều ấy và cảm thấy thương mẹ biết dưỡng nào.
Đôi bàn tay mẹ đã chịu nhiều vất vả để nuôi em khôn lớn đến nay. Những chiếc áo ấm em mặc vào mùa đông, những bữa cơm ngon hàng ngày. Tất cả đều ướt đẫm mồ hôi của bàn tay mẹ. Khi em nghịch ngợm và để bị trầy xước, mẹ đã nâng đỡ em, xoa dịu những vết thương đó. Nếu em là một cây con thì đôi bàn tay mẹ là ánh nắng giúp cho cây thêm sức sống. Câu chuyện này lại khiến cho em hồi tưởng về thời thơ ấu của em. Từ ngày đầu tiên cắp sách đến trường, đương nhiên, em đã phải đối diện với biết bao là khó khăn. Bạn mới, thầy cô mới, trường lớp mới, cả một thế giới mới. Nhưng chính đôi bàn tay gầy xương của mẹ đã nâng đỡ, dìu bước cho em thêm nghị lực để đứng vững và bước tiếp trên con đường bao gian nan ấy. Cũng như tác giả và bao người khác, mẹ lúc nào cũng ở bên cạnh giúp đỡ em. Đôi bàn tay mẹ kiên nhẫn dạy em viết những nét chữ đầu tiên. Mẹ tần tảo sớm hôm, làm những việc cực nhọc để lo cho gia đình, lo cho em ăn học. Và những đêm khuya, em bỗng thức giấc, thấy mẹ đang ngồi đánh bóng đôi giày em mang, may vá thật kĩ chiếc áo mà hàng ngày em mặc đến trường làm em cảm thấy day dứt, cảm động trước những việc ấy. Em muốn nói với mẹ rằng: “mẹ ơi, trời khuya lắm rồi! Mẹ vào ngủ đi! Đừng làm nữa!”. Nhưng em lại không thể nói được, chẳng hiểu vì sao? Có thể em chưa đủ dũng cảm để bày tỏ tình cảm sâu kín của mình với mẹ nhưng em cũng có thể lặng lẽ làm điều gì đó để mẹ vui lòng. Đọc đến đoạn 2, em tự trách mình, tại sao bấy lâu nay, em chưa hề quan tâm ai thật sự hiểu rõ những cực nhọc, vất vả của mẹ. “Trên thế gian này, còn điều gì kì diệu và quý giá hơn đôi bàn tay của mẹ”. Đôi bàn tay ấy đã cho em có được cuộc sống ấm no như ngày hôm nay. Dù cho đôi bàn tay ấy chai sần, vất vả nhưng êm ái, dịu dàng và luôn đầy ắp tình yêu thương ấm áp. Những cảm nhận trên đã cho chúng ta thấy được công lao trời biển của những người mẹ dành cho chúng ta. Sau này, nếu có trưởng thành thì em vẫn khao khát được quay trở lại vòng tay yêu thương của mẹ. Em đã từng nghe qua những dòng thơ, trong lòng dâng lên biết bao nỗi niềm:
“Khi mẹ không còn dỗ dành con
Là lúc mẹ không lau nước mắt cho con
Là lúc mẹ không còn
Hoa hồng đỏ từ nay hóa trắng”
Ôi! Thời gian ơi! Hãy trôi thật chậm để em có thêm giây phút ở bên mẹ và có thể đền đáp công lao to lớn ấy! Mẹ ơi! Chờ con lớn lên, con sẽ giúp mẹ! Một lần nữa, em thật sự biết ơn tạo hóa đã cho em một người mẹ thân yêu luôn quan tâm, chăm sóc cho em. Em biết ơn nhiều lắm.
“Bàn tay mẹ, bế chúng con…
Bàn tay mẹ, chăm chúng con…”
Lời bài hát như in sâu vào tâm trí của em, gợi nhớ cho em những công lao nâng niu, chăm sóc của mẹ dành cho em trong suốt 13 năm qua. Ôi! Mẹ sao mà tuyệt vời!
Chắc hẳn, người mẹ của mỗi chúng ta đều có đôi bàn tay gầy gầy xương xương. Đó là do mẹ đã làm việc, kiếm tiền nuôi chúng ta khôn lớn và chịu đựng nhiều vất vả. Đọc đoạn đầu của câu chuyện, em chợt ngẫm lại những điều mẹ đã làm cho em mà trước đây, em chưa từng một lần nghĩ tới. Em cũng được lớn lên trong vòng tay của mẹ và cũng đã cảm nhận được hơi ấm của đôi bàn tay ấy. Nhưng chúng ta đã có khi nào quan tâm và thật sự hiểu được ý nghĩa của những việc mà mẹ đã làm cho chúng ta chưa? Ngay giây phút này đây, em mới thấm thía được những điều ấy và cảm thấy thương mẹ biết dưỡng nào.
Đôi bàn tay mẹ đã chịu nhiều vất vả để nuôi em khôn lớn đến nay. Những chiếc áo ấm em mặc vào mùa đông, những bữa cơm ngon hàng ngày,…Tất cả đều ướt đẫm mồ hôi của bàn tay mẹ. Khi em nghịch ngợm và để bị trầy xước, mẹ đã nâng đỡ em, xoa dịu những vết thương đó. Nếu em là một cây con thì đôi bàn tay mẹ là ánh nắng giúp cho cây thêm sức sống. Câu chuyện này lại khiến cho em hồi tưởng về thời thơ ấu của em. Từ ngày đầu tiên cắp sách đến trường, đương nhiên, em đã phải đối diện với biết bao là khó khăn. Bạn mới, thầy cô mới, trường lớp mới, cả một thế giới mới. Nhưng chính đôi bàn tay gầy xương của mẹ đã nâng đỡ, dìu bước cho em thêm nghị lực để đứng vững và bước tiếp trên con đường bao gian nan ấy. Cũng như tác giả và bao người khác, mẹ lúc nào cũng ở bên cạnh giúp đỡ em. Đôi bàn tay mẹ kiên nhẫn dạy em viết những nét chữ đầu tiên. Mẹ tần tảo sớm hôm, làm những việc cực nhọc để lo cho gia đình, lo cho em ăn học. Và những đêm khuya, em bỗng thức giấc, thấy mẹ đang ngồi đánh bóng đôi giày em mang, may vá thật kĩ chiếc áo mà hàng ngày em mặc đến trường làm em cảm thấy day dứt, cảm động trước những việc ấy. Em muốn nói với mẹ rằng: “mẹ ơi, trời khuya lắm rồi! Mẹ vào ngủ đi! Đừng làm nữa!”. Nhưng em lại không thể nói được, chẳng hiểu vì sao? Có thể em chưa đủ dũng cảm để bày tỏ tình cảm sâu kín của mình với mẹ nhưng em cũng có thể lặng lẽ làm điều gì đó để mẹ vui lòng. Đọc đến đoạn 2, em tự trách mình, tại sao bấy lâu nay, em chưa hề quan tâm ai thật sự hiểu rõ những cực nhọc, vất vả của mẹ. “Trên thế gian này, còn điều gì kì diệu và quý giá hơn đôi bàn tay của mẹ”. Đôi bàn tay ấy đã cho em có được cuộc sống ấm no như ngày hôm nay. Dù cho đôi bàn tay ấy chai sần, vất vả nhưng êm ái, dịu dàng và luôn đầy ắp tình yêu thương ấm áp. Những cảm nhận trên đã cho chúng ta thấy được công lao trời biển của những người mẹ dành cho chúng ta. Sau này, nếu có trưởng thành thì em vẫn khao khát được quay trở lại vòng tay yêu thương của mẹ. Em đã từng nghe qua những dòng thơ, trong lòng dâng lên biết bao nỗi niềm:
“Khi mẹ không còn dỗ dành con
Là lúc mẹ không lau nước mắt cho con
Là lúc mẹ không còn
Hoa hồng đỏ từ nay hóa trắng”
Ôi! Thời gian ơi! Hãy trôi thật chậm để em có thêm giây phút ở bên mẹ và có thể đền đáp công lao to lớn ấy! Mẹ ơi! Chờ con lớn lên, con sẽ giúp mẹ! Một lần nữa, em thật sự biết ơn tạo hóa đã cho em một người mẹ thân yêu luôn quan tâm, chăm sóc cho em. Em biết ơn nhiều lắm.
Mẹ là người đã sinh ra ta, dành trọn tình yêu, tình thương, niềm hi vọng vào chúng ta.
Mẹ tôi cũng là một người mẹ như thế. mỗi buổi sáng mẹ thường phải dạy sớm chuẩn bị đồ ăn sáng và tranh thủ quét lại nhà cửa,.. Vào những ngày đông lạnh giá mẹ phải đi dạy học rất sớm ở dưới xã. Đôi khi đôi bàn tay sạm nắng của mẹ đỏ dần lên trong tiết trời lạnh giá, đến buổi chiều, khi mẹ đi làm về cũng là lúc mẹ tất tưởi nấu cơm tối để cả nhà được sum họp và cũng là lúc mẹ được nói chuyện với tôi và anh tôi, mẹ thường dạy anh em tôi cách sống và cách làm người,vv...
Tôi nhớ trước đây khi tôi ốm mẹ thường phải thức suốt đêm để trông tôi và tranh thủ soạn giáo án để ngày mai còn lên lớp. Nhìn vẻ mặt mẹ lo lắng tôi thấy thương mẹ nhiều hơn. Hay có những lúc mẹ ốm, trong lòng lo lắng nhưng không thể thức suốt đêm như mẹ được. Nhưng lúc đó tôi nghĩ: mình chỉ muốn mẹ được khỏi ốm và có thể làm bất cứ thứ gì như một "Siêu nhân" để mẹ được khỏi ốm.
Đến bây giờ tôi nghĩ lại những suy nghĩ đó thật là hồn nhiên và ngây thơ.Đối với mọi người tuổi tác không thể cưỡng lại được. Mẹ cũng thế có đôi khi tôi đã nhìn thấy lớt phớt có sợi tóc bạc trên đầu mẹ. Mẹ cũng nói rằng: Chắc mẹ đã già rồi, mẹ chỉ muốn con phải chăm ngoan, học giỏi thì mẹ mới yên lòng "con vịt" con của mẹ à.
Những lúc đó lời nói của mẹ như thôi thúc, là động lực để tôi để tôi cố gắng hơn. Có đôi lúc mẹ la mắng tôi vì tôi có lỗi gì đó. Trong cơn tức tôi tức mẹ lắm, nhưng lúc nghĩ lại tôi thấy mẹ làm thế là đúng, mẹ cũng chỉ muốn mình ngoan hơn thôi mà.
Tôi thỉnh thoảng vẫn nghĩ: Ước gì có ông tiên hiện lên và cho tôi một điều ước tôi sẽ không ước tôi được giàu có, không ước học giỏi mà chỉ ước mẹ được khỏe mạnh và và sống với tôi mãi thôi.Chỉ cần như thế tôi sẽ có một niềm động lực để học giỏi hơn và cố gắng hơn đi trên con đường dài phía trước.
Đối với con mẹ là tình yêu thương bao la từ giọng nói cho đến ánh mắt, từ hơi ấm cho đến những cử chỉ nhẹ nhàng nhưng con yêu nhất là đôi bàn tay mẹ vì đôi tay ấy đã dìu dắt con khôn lớn,đôi tay mẹ không mềm mại mà nó khô ráp và chai sần vì con.
Mẹ còn nhớ không mẹ? mỗi lần ba đi công tác xa, con đã khóc, lúc ấy đôi tay mẹ đã đã ôm lấy con mẹ dỗ dành và bảo con đừng khóc rồi ba sẽ về và mua quà cho con. Trong vòng tay mẹ con hiểu con đang được chở che. Thế rồi ba đi mãi, ba ra đi để tìm hạnh phúc cho riêng mình. Lúc ba đưa tờ giấy gì đó con thấy được trong đôi mắt mẹ là một nỗi buồn và trong đó còn cả niềm vui nữa, bàn tay mẹ nắm chặt run run khi kí vào tờ giấy đó.
Khi ấy con còn quá nhỏ để hiểu hết chuyện gì đang xảy ra, sau này khi đã trưởng thành con mới hiểu. Mẹ vẫn thường bảo con rằng con không được trách ba vì ba luôn rất yêu thương con. Sau khi ba đi một mình mẹ nuôi con thật vất vả, mẹ phải đi làm kiếm tiền để con ăn học nên người, mẹ không muốn con phải sống cực khổ như mẹ, những đêm khuya mẹ cặm cụi bên ánh đèn tính toán chi phí cho những bữa cơm hằng ngày, tay mẹ vì thế mà cũng xấu hơn, chai sần hơn nhưng mẹ ơi, trong lòng con đôi bàn tay mẹ vẫn là đẹp nhất những vết chai sần càng làm con thêm yêu mẹ nhiều hơn.
Có thể nếu một ngày các bạn nhìn thấy đôi bàn tay của mẹ tôi, các bạn sẽ thấy nó vô cùng xấu xí nhưng với tôi đôi bàn tay ấy đã đem đến cho tôi một niềm hạnh phúc vô bờ bến và tình thương yêu bao la của người mẹ đối với con.
Tham khảo!
Mẹ là người yêu quý nhất của con, là Người con luôn mong được bình an. Con đã lớn, đã cao hơn mẹ nhưng tự thấy bóng gầy của mẹ vẫn sát bên con, lo lắng chăm sóc … Con vẫn chỉ là cậu bé nhỏ nhoi, là đứa con thơ dại mà mẹ thường âu yếm.
Con yêu nhất khoảnh khắc mẹ dùng bàn tay đã rám nắng đặt lên má con. Bàn tay mẹ không thon thon, không mịn màng như bàn tay các cô Tiên mà mẹ vẫn thường kể con nghe mỗi tối. Nhưng mẹ ơi! Con yêu bàn tay ấy, bàn tay đem đến cơn gió thoảng mát lành cho con khi mùa hè nóng nực đến, bàn tay ấy mang hơi ấm cho con mỗi đêm Gió mùa thôi dài. ÔI bàn tay ~ Bàn tay Người Mẹ.
Cũng với bàn tay ấy, mẹ vất vả sớm hôm cho con ấm no, bàn tay ấy vun vén cho hạnh phúc gia đình. Người Mẹ âm thầm nhưng Cao Thượng, Con yêu Bàn tay khắc khổ của mẹ như yêu con Người mẹ, bóng hình nhỏ bé của mẹ.
Em tham khảo:
Bàn tay mẹ là nơi ôm ấp, vỗ về ta lúc còn nhỏ, mỗi khi ta khóc hay quấy quá. bàn tay mẹ là những đêm thức thật khuya đưa nôi cho ta ngủ, kéo lại cho ta tấm chăn khi ta vô tình làm rơi nó. bàn tay mẹ nấu cho ta những món ăn thật ngon, mang hương vị của chỉ riêng mẹ thôi nên đi đâu thật xa ta cũng chỉ muốn quay về ăn cơm nhà, và thấy không ai nấu ngon bằng mẹ. bàn tay mẹ khẽ lên tay ta, nhẹ thôi, khi ta phạm lỗi lúc còn nhỏ. bàn tay mẹ, những ngón gầy xương xương dẫn ta đi những bước chập chững đầu tiên. Bàn tay mẹ nắm thật chặt tay và nói rằng, con trai, ước mong lớn nhất trong đời mẹ là muốn thấy con học thật tốt và trở thành một người có ích cho xã hội sau này... bàn tay mẹ, là cả một thế giới nuôi dưỡng tình yêu thương. áp mặt vào bàn tay mẹ, cả một thời ấu thơ như trở về. thấy mình nhỏ lại...
Khi còn là một đứa trẻ, tôi thường thấy mẹ cầm roi. Tôi sợ nhất hình ảnh cái roi lăm le trên đôi tay của mẹ. Mỗi khi mắc sai lầm, đôi tay mẹ đã làm tôi đau.
Rồi cũng chính đôi tay ấy, mẹ đã tắm cho tôi hàng ngày. Tôi cảm nhận sự thô ráp trên đôi tay ấy và những đường gân xanh xao uốn lượn như những dòng sông, mà sau này tôi mới biết, đó là dòng đời đưa tôi ra biển lớn.
Cứ như thế, tôi quen dần với đôi bàn tay mẹ. Tôi vẫn thường lọt thỏm trong vòng tay ấy và thách thức tất cả bên ngoài. Một cảm giác an toàn tuyệt đối luôn thường trực mỗi khi được nằm gọn trong vòng tay của mẹ. Đôi bàn tay bé nhỏ của tôi chỉ nắm vừa ngón tay cái của mẹ, tôi thường chơi trò dúc giắc qua lại đủ bề để cho tay mẹ phát ra tiếng kêu. Những lần như thế, tôi tự hỏi: “Sao tay mẹ to và cứng thế?”.
Mẹ tôi là một người phụ nữ bình thường. Mẹ không thành công, cũng không nổi tiếng. Nhưng mẹ có nét đặc trưng riêng của một người phụ nữ truyền thống như sự chăm chỉ, sự thủy chung và đức hy sinh. Cuộc đời mẹ từ nhỏ đã phải bôn ba thăng trầm, theo ngoại đi đốn củi, lấy măng, làm tất cả mọi công việc đồng áng. Bởi thế, bao nhiêu khó khăn nhọc nhằn in hằn trên đôi bàn tay của mẹ. Ngắm bàn tay mẹ, tôi hỏi: “Sao tay con mềm mà tay mẹ nhiều chai sần cứng thế?”. Mẹ chỉ trả lời: “Người có chai tay là người lương thiện”. Tôi mãi nhớ câu nói đó. Phải mất mấy năm sau tôi mới hiểu ra ý nghĩa của lời mẹ nói năm xưa.
Năm tháng qua đi, ở bên mẹ, tôi được chứng kiến những sự đổi thay diệu kỳ của cuộc sống chỉ bằng đôi bàn tay ấy. Đằng sau những bữa cơm thịnh soạn của gia đình, là dáng mẹ với đôi bàn tay thon gầy nhặt từng cọng rau, vo từng nồi gạo, nấu từng ấm nước chè, kho từng nồi cá khế… Đằng sau những trang giấy trắng tinh trong đời học sinh của chị em tôi, là bàn tay mẹ lặn lội lo toan kiếm đủ đồng tiền cho chúng tôi đến trường. Đằng sau giấc ngủ ngon của tôi là đôi bàn tay mẹ đã chăm ẵm, bế bồng, quạt mát. Đằng sau tổ ấm của gia đình tôi, đó là bàn tay mẹ chăm lo, vun vén, tưới nước yêu thương, đoàn kết mỗi ngày.
Và tôi hiểu, bằng bàn tay ấy, mẹ đã viết lên sự sống, ước mơ, tương lai và cả cuộc đời tôi… Từ “chữ o tròn như quả trứng gà” cho tới những thìa nước mắm mặn chát trong những bài học nấu ăn mẹ dạy… Từ những trận đòn roi năm xưa cho tới những sợi chỉ dài xuyên qua tà áo của cha khi bị rách… nhờ đôi tay mẹ, tôi thêu thùa, may vá. Trong từng giờ phút mẹ hiện diện trên cõi đời, tôi cảm nhận đôi bàn tay mẹ thắp sáng những vì sao tinh tú trong cuộc sống của mỗi chúng tôi.
Thời gian vụt trôi, bỏ lại tuổi thơ hồn nhiên chân đất, bỏ lại những tháng ngày rong ruổi chốn quê và những câu hỏi vu vơ của trẻ nhỏ, bây giờ tôi đã thành thiếu nữ tuổi đôi mươi. Tôi càng lớn lên, càng xinh đẹp thì mẹ tôi càng già thêm và gầy đi - như một quy luật tự nhiên mà nghiệt ngã của tạo hóa. Tóc mẹ nhuộm màu sương khói khi mới ở tuổi bốn mươi, da mẹ một màu rám nắng và đặc biệt, đôi bàn tay mẹ gân guốc, xanh xao.
Mẹ vẫn làm việc, vẫn cần mẫn, vẫn chu đáo mọi việc lớn nhỏ trong gia đình, ngoài xã hội, cũng như trong đời sống riêng tư. Đôi tay mẹ chỉ ngưng làm khi mắt mẹ đã khép lại, chào đón giấc ngủ sau một ngày dài vất vả... Đôi tay của mẹ, đôi tay không bao giờ biết gõ bàn phím hay bấm điện thoại như tôi vẫn thường làm mỗi ngày, nhưng sao vĩ đại quá trong cuộc sống này?
Tôi thèm được một lần thấy mẹ cầm roi, tôi thèm được một lần thấy mẹ bắt tôi phải tắm và kỳ cọ và thèm được ăn bữa cơm gia đình mẹ nấu khi tôi phải đi học xa. Và hơn hết, tôi thèm được nắm lấy đôi bàn tay của mẹ. Nhờ nó mà có tôi trên cõi đời này và đã trưởng thành như ngày hôm nay. Tôi yêu bàn tay của mẹ.
Khi còn là một đứa trẻ, tôi thường thấy mẹ cầm roi. Tôi sợ nhất hình ảnh cái roi lăm le trên đôi tay của mẹ. Mỗi khi mắc sai lầm, đôi tay mẹ đã làm tôi đau.
Rồi cũng chính đôi tay ấy, mẹ đã tắm cho tôi hàng ngày. Tôi cảm nhận sự thô ráp trên đôi tay ấy và những đường gân xanh xao uốn lượn như những dòng sông, mà sau này tôi mới biết, đó là dòng đời đưa tôi ra biển lớn.
Cứ như thế, tôi quen dần với đôi bàn tay mẹ. Tôi vẫn thường lọt thỏm trong vòng tay ấy và thách thức tất cả bên ngoài. Một cảm giác an toàn tuyệt đối luôn thường trực mỗi khi được nằm gọn trong vòng tay của mẹ. Đôi bàn tay bé nhỏ của tôi chỉ nắm vừa ngón tay cái của mẹ, tôi thường chơi trò dúc giắc qua lại đủ bề để cho tay mẹ phát ra tiếng kêu. Những lần như thế, tôi tự hỏi: “Sao tay mẹ to và cứng thế?”.
Mẹ tôi là một người phụ nữ bình thường. Mẹ không thành công, cũng không nổi tiếng. Nhưng mẹ có nét đặc trưng riêng của một người phụ nữ truyền thống như sự chăm chỉ, sự thủy chung và đức hy sinh. Cuộc đời mẹ từ nhỏ đã phải bôn ba thăng trầm, theo ngoại đi đốn củi, lấy măng, làm tất cả mọi công việc đồng áng. Bởi thế, bao nhiêu khó khăn nhọc nhằn in hằn trên đôi bàn tay của mẹ. Ngắm bàn tay mẹ, tôi hỏi: “Sao tay con mềm mà tay mẹ nhiều chai sần cứng thế?”. Mẹ chỉ trả lời: “Người có chai tay là người lương thiện”. Tôi mãi nhớ câu nói đó. Phải mất mấy năm sau tôi mới hiểu ra ý nghĩa của lời mẹ nói năm xưa.
Năm tháng qua đi, ở bên mẹ, tôi được chứng kiến những sự đổi thay diệu kỳ của cuộc sống chỉ bằng đôi bàn tay ấy. Đằng sau những bữa cơm thịnh soạn của gia đình, là dáng mẹ với đôi bàn tay thon gầy nhặt từng cọng rau, vo từng nồi gạo, nấu từng ấm nước chè, kho từng nồi cá khế… Đằng sau những trang giấy trắng tinh trong đời học sinh của chị em tôi, là bàn tay mẹ lặn lội lo toan kiếm đủ đồng tiền cho chúng tôi đến trường. Đằng sau giấc ngủ ngon của tôi là đôi bàn tay mẹ đã chăm ẵm, bế bồng, quạt mát. Đằng sau tổ ấm của gia đình tôi, đó là bàn tay mẹ chăm lo, vun vén, tưới nước yêu thương, đoàn kết mỗi ngày.
Và tôi hiểu, bằng bàn tay ấy, mẹ đã viết lên sự sống, ước mơ, tương lai và cả cuộc đời tôi… Từ “chữ o tròn như quả trứng gà” cho tới những thìa nước mắm mặn chát trong những bài học nấu ăn mẹ dạy… Từ những trận đòn roi năm xưa cho tới những sợi chỉ dài xuyên qua tà áo của cha khi bị rách… nhờ đôi tay mẹ, tôi thêu thùa, may vá. Trong từng giờ phút mẹ hiện diện trên cõi đời, tôi cảm nhận đôi bàn tay mẹ thắp sáng những vì sao tinh tú trong cuộc sống của mỗi chúng tôi.
Thời gian vụt trôi, bỏ lại tuổi thơ hồn nhiên chân đất, bỏ lại những tháng ngày rong ruổi chốn quê và những câu hỏi vu vơ của trẻ nhỏ, bây giờ tôi đã thành thiếu nữ tuổi đôi mươi. Tôi càng lớn lên, càng xinh đẹp thì mẹ tôi càng già thêm và gầy đi - như một quy luật tự nhiên mà nghiệt ngã của tạo hóa. Tóc mẹ nhuộm màu sương khói khi mới ở tuổi bốn mươi, da mẹ một màu rám nắng và đặc biệt, đôi bàn tay mẹ gân guốc, xanh xao.
Mẹ vẫn làm việc, vẫn cần mẫn, vẫn chu đáo mọi việc lớn nhỏ trong gia đình, ngoài xã hội, cũng như trong đời sống riêng tư. Đôi tay mẹ chỉ ngưng làm khi mắt mẹ đã khép lại, chào đón giấc ngủ sau một ngày dài vất vả... Đôi tay của mẹ, đôi tay không bao giờ biết gõ bàn phím hay bấm điện thoại như tôi vẫn thường làm mỗi ngày, nhưng sao vĩ đại quá trong cuộc sống này?
Tôi thèm được một lần thấy mẹ cầm roi, tôi thèm được một lần thấy mẹ bắt tôi phải tắm và kỳ cọ và thèm được ăn bữa cơm gia đình mẹ nấu khi tôi phải đi học xa. Và hơn hết, tôi thèm được nắm lấy đôi bàn tay của mẹ. Nhờ nó mà có tôi trên cõi đời này và đã trưởng thành như ngày hôm nay. Tôi yêu bàn tay của mẹ.
Con vẫn thường hay tự hào nhiều lắm vì đôi bàn tay trắng trẻo, mịn màng của mình. Thỉnh thoảng con còn khoe với bạn bè những ngón tay thon nhỏ với móng tay dài có phủ một lớp sơn bóng hồng thật đẹp. Nhìn đôi bàn tay ấy, khối đứa bạn cùng lớp phải ghen tị với con vì đôi bàn tay đã cho mọi người biết rằng con rất được cưng chiều và không phải làm nhiều việc.
Thế rồi tới ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11 vừa rồi, nhìn đôi bàn tay Mẹ uyển chuyển, nhanh nhẹn bọc quà hàng cho khách con mới biết rằng đôi bàn tay con làm sao sánh nổi đôi bàn tay mẹ.
Tay con nhỏ xinh và ngày càng đẹp trong khi con quá vô tâm để đến tận bây giờ mới nhận ra đôi bàn tay mẹ đang ngày càng thô ráp, chai sạn và to hơn.
Chính bàn tay ấy đã cho con được sống trong tình yêu thương và sự chăm sóc của mẹ.
Đôi bàn tay ấy làm đồ ăn, chải đầu, gấp chăn màn cho con mỗi sáng.
Cũng chính đôi bàn tay ấy, hằng ngày nấu cơm, dọn nhà, trồng rau, nuôi gà.
Đôi bàn tay ấy không ngần ngại nhúng xuống làn nước lạnh giá để quần áo con được thơm tho, sạch sẽ. Mặc dù nhà mình có máy giặt nhưng mẹ bảo giặt máy quần áo dễ hư và bạc màu lắm.
Đôi bàn tay ấy ngày ngày cân đo đong đếm từng chút mắm muối, bạc tiền.
Đôi bàn tay ấy đặt lên vai con mỗi khi con làm được một điều tốt và ôm con thật chặt khi con vấp ngã trên đường đời.
Đôi bàn tay em chỉ biết tới những đồ ăn ngon. Đôi bàn tay con chỉ biết cặm cụi trên sách vở và những bộ quần áo đẹp. Đôi bàn tay cha ngày đêm miệt mài bên bàn vi tính. Còn đôi bàn tay mẹ ngày ngày làm những việc nhỏ nhưng đã cho con biết bao điều lớn lao, cao cả.
Trong khi đôi bàn tay con chỉ biết bấm lia lịa trên bàn phím máy tính hay điều khiển ti vi, đôi bàn tay mẹ lại tính từng con số xem tiền điện tháng này đã vượt mức chưa.
Trong khi bố vừa đi uống bia với bạn bè về thì trên tay mẹ là một ly nước chanh mát lành.
Trong khi trời nóng nực lại mất điện, đôi bàn tay mẹ phe phẩy chiếc quạt nan cho con giấc ngủ ngon.
Đã bao lần mẹ ngồi nhìn con sơn móng tay và lần nào như thế con cũng muốn làm đẹp cho mẹ nhưng mẹ đều từ chối. Và đến bây giờ con đã hiểu, là phụ nữ mẹ cũng muốn làm đẹp lắm chứ nhưng vì con, vì bao việc vẫn đang chờ đôi bàn tay mẹ nên mẹ sẵn sàng hi sinh tất cả vì con, vì chồng. Trải qua bao tháng năm thăng trầm, đôi bàn tay ấy hẳn đã mệt mỏi nhiều thế nhưng vẫn chưa một ngày được ngơi nghỉ, chưa một ngày con nắm thật chặt đôi bàn tay ấy mặc dù có khi con dành cả buổi để chơi game, đọc truyện.
Mẹ à, con đã quá vô tâm, quá ích kỷ khi chỉ biết đón nhận những ân cần, chăm lo từ đôi bàn tay mẹ và cho rằng đó là điều dĩ nhiên bà mẹ nào cũng dành cho con cái của mình. Đôi khi con làm mẹ hạnh phúc vì những thành tích mà con đạt được nhưng cũng có quá nhiều lần con để sự vô tâm và những niềm vui của cá nhân khiến mẹ buồn, khiến đôi tay mẹ phải đặt lên lau nước mắt.
Ôi! Đôi tay mẹ tôi! Con yêu đôi bàn tay ấy biết bao nhiêu. Đôi bàn tay xương xương, chai sạn vì chồng con. Đôi bàn tay không ngừng vun vén cho gia đình một hạnh phúc vẹn tròn.Với con, mãi mãi đó vẫn là đôi bàn tay đẹp nhất, thân thương nhất trong cuộc đời mình!
hok tốt
Qua đoạn thơ, em thấy được tình mẹ bao la, ấm áp, và là thứ tình cảm thiêng liêng nhất. "Bàn tay mẹ chắn mưa sa
Bàn tay mẹ chặn bão qua mùa màng." dù có bao nhiêu gian khó, bàn tay mẹ vẫn là thứ quá đỗi dịu dàng, vỗ về an ủi và là vòng tay sẵn sàng rang rộng bất cứ lúc nào để chào đón ta, ru ta ngủ, ôm ta vào lòng. Dù "Mai sau bể cạn non mòn" dù qua bao nhiêu năm tháng, tình yêu của mẹ vẫn luôn ở đó, vẫn luôn bất diệt.
Đây là kết quả theo như mình nghĩ .
Khi còn là một đứa trẻ, tôi thường thấy mẹ cầm roi. Tôi sợ nhất hình ảnh cái roi lăm le trên đôi tay của mẹ. Mỗi khi mắc sai lầm, đôi tay mẹ đã làm tôi đau.
Rồi cũng chính đôi tay ấy, mẹ đã tắm cho tôi hàng ngày. Tôi cảm nhận sự thô ráp trên đôi tay ấy và những đường gân xanh xao uốn lượn như những dòng sông, mà sau này tôi mới biết, đó là dòng đời đưa tôi ra biển lớn.
Cứ như thế, tôi quen dần với đôi bàn tay mẹ. Tôi vẫn thường lọt thỏm trong vòng tay ấy và thách thức tất cả bên ngoài. Một cảm giác an toàn tuyệt đối luôn thường trực mỗi khi được nằm gọn trong vòng tay của mẹ. Đôi bàn tay bé nhỏ của tôi chỉ nắm vừa ngón tay cái của mẹ, tôi thường chơi trò dúc giắc qua lại đủ bề để cho tay mẹ phát ra tiếng kêu. Những lần như thế, tôi tự hỏi: “Sao tay mẹ to và cứng thế?”.
Mẹ tôi là một người phụ nữ bình thường. Mẹ không thành công, cũng không nổi tiếng. Nhưng mẹ có nét đặc trưng riêng của một người phụ nữ truyền thống như sự chăm chỉ, sự thủy chung và đức hy sinh. Cuộc đời mẹ từ nhỏ đã phải bôn ba thăng trầm, theo ngoại đi đốn củi, lấy măng, làm tất cả mọi công việc đồng áng. Bởi thế, bao nhiêu khó khăn nhọc nhằn in hằn trên đôi bàn tay của mẹ. Ngắm bàn tay mẹ, tôi hỏi: “Sao tay con mềm mà tay mẹ nhiều chai sần cứng thế?”. Mẹ chỉ trả lời: “Người có chai tay là người lương thiện”. Tôi mãi nhớ câu nói đó. Phải mất mấy năm sau tôi mới hiểu ra ý nghĩa của lời mẹ nói năm xưa.
Năm tháng qua đi, ở bên mẹ, tôi được chứng kiến những sự đổi thay diệu kỳ của cuộc sống chỉ bằng đôi bàn tay ấy. Đằng sau những bữa cơm thịnh soạn của gia đình, là dáng mẹ với đôi bàn tay thon gầy nhặt từng cọng rau, vo từng nồi gạo, nấu từng ấm nước chè, kho từng nồi cá khế… Đằng sau những trang giấy trắng tinh trong đời học sinh của chị em tôi, là bàn tay mẹ lặn lội lo toan kiếm đủ đồng tiền cho chúng tôi đến trường. Đằng sau giấc ngủ ngon của tôi là đôi bàn tay mẹ đã chăm ẵm, bế bồng, quạt mát. Đằng sau tổ ấm của gia đình tôi, đó là bàn tay mẹ chăm lo, vun vén, tưới nước yêu thương, đoàn kết mỗi ngày.
Và tôi hiểu, bằng bàn tay ấy, mẹ đã viết lên sự sống, ước mơ, tương lai và cả cuộc đời tôi… Từ “chữ o tròn như quả trứng gà” cho tới những thìa nước mắm mặn chát trong những bài học nấu ăn mẹ dạy… Từ những trận đòn roi năm xưa cho tới những sợi chỉ dài xuyên qua tà áo của cha khi bị rách… nhờ đôi tay mẹ, tôi thêu thùa, may vá. Trong từng giờ phút mẹ hiện diện trên cõi đời, tôi cảm nhận đôi bàn tay mẹ thắp sáng những vì sao tinh tú trong cuộc sống của mỗi chúng tôi.
Thời gian vụt trôi, bỏ lại tuổi thơ hồn nhiên chân đất, bỏ lại những tháng ngày rong ruổi chốn quê và những câu hỏi vu vơ của trẻ nhỏ, bây giờ tôi đã thành thiếu nữ tuổi đôi mươi. Tôi càng lớn lên, càng xinh đẹp thì mẹ tôi càng già thêm và gầy đi - như một quy luật tự nhiên mà nghiệt ngã của tạo hóa. Tóc mẹ nhuộm màu sương khói khi mới ở tuổi bốn mươi, da mẹ một màu rám nắng và đặc biệt, đôi bàn tay mẹ gân guốc, xanh xao.
Mẹ vẫn làm việc, vẫn cần mẫn, vẫn chu đáo mọi việc lớn nhỏ trong gia đình, ngoài xã hội, cũng như trong đời sống riêng tư. Đôi tay mẹ chỉ ngưng làm khi mắt mẹ đã khép lại, chào đón giấc ngủ sau một ngày dài vất vả... Đôi tay của mẹ, đôi tay không bao giờ biết gõ bàn phím hay bấm điện thoại như tôi vẫn thường làm mỗi ngày, nhưng sao vĩ đại quá trong cuộc sống này?
Tôi thèm được một lần thấy mẹ cầm roi, tôi thèm được một lần thấy mẹ bắt tôi phải tắm và kỳ cọ và thèm được ăn bữa cơm gia đình mẹ nấu khi tôi phải đi học xa. Và hơn hết, tôi thèm được nắm lấy đôi bàn tay của mẹ. Nhờ nó mà có tôi trên cõi đời này và đã trưởng thành như ngày hôm nay. Tôi yêu bàn tay của mẹ.
Đôi bàn tay của mẹ không mềm mại như bao đôi bàm tay khác. Mà đó là một đôi bàn tay thô ráp với những ngón tay gầy gầy xương xương của mẹ. Nhưng chính đôi bàn tây ấy dã tảo tần nuôi em khôn lowsn, xoa dịu từng vết thương mỗi khi em vấp ngã. Đôi bàn tay của mẹ như có một phép màu vậy...
P/s: mình tự làm ấy nha^^
Đối với ***** là tình yêu thương bao la từ giọng nói cho đến ánh mắt, từ hơi ấm cho đến những cử chỉ nhẹ nhàng nhưng con yêu nhất là đôi bàn tay mẹ vì đôi tay ấy đã dìu dắt con khôn lớn,đôi tay mẹ không mềm mại mà nó khô ráp và chai sần vì con
Mẹ còn nhớ không mẹ? mỗi lần ba đi công tác xa, con đã khóc, lúc ấy đôi tay mẹ đã đã ôm lấy ***** dỗ dành và bảo con đừng khóc rồi ba sẽ về và mua quà cho con. Trong vòng tay mẹ con hiểu con đang được chở che. Thế rồi ba đi mãi, ba ra đi để tìm hạnh phúc cho riêng mình. Lúc ba đưa tờ giấy gì đó con thấy được trong đôi mắt mẹ là một nỗi buồn và trong đó còn cả niềm vui nữa, bàn tay mẹ nắm chặt run run khi kí vào tờ giấy đó.
Khi ấy con còn quá nhỏ để hiểu hết chuyện gì đang xảy ra, sau này khi đã trưởng thành con mới hiểu. Mẹ vẫn thường bảo con rằng con không được trách ba vì ba luôn rất yêu thương con. Sau khi ba đi một mình mẹ nuôi con thật vất vả, mẹ phải đi làm kiếm tiền để con ăn học nên người, mẹ không muốn con phải sống cực khổ như mẹ, những đêm khuya mẹ cặm cụi bên ánh đèn tính toán chi phí cho những bữa cơm hằng ngày, tay mẹ vì thế mà cũng xấu hơn, chai sần hơn nhưng mẹ ơi, trong lòng con đôi bàn tay mẹ vẫn là đẹp nhất những vết chai sần càng làm con thêm yêu mẹ nhiều hơn.
Có thể nếu một ngày các bạn nhìn thấy đôi bàn tay của mẹ tôi, các bạn sẽ thấy nó vô cùng xấu xí nhưng với tôi đôi bàn tay ấy đã đem đến cho tôi một niềm hạnh phúc vô bờ bến và tình thương yêu bao la của người mẹ đối với con.
con vẫn thường hay tự hào nhiều lắm vì đôi bàn tay trắng trẻo, mịn màng của mình. Thỉnh thoảng con còn khoe với bạn bè những ngón tay thon nhỏ với móng tay dài có phủ một lớp sơn bóng hồng thật đẹp. Nhìn đôi bàn tay ấy, khối đứa bạn cùng lớp phải ghen tị với con vì đôi bàn tay đã cho mọi người biết rằng con rất được cưng chiều và không phải làm nhiều việc.
Thế rồi tới ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11 vừa rồi, nhìn đôi bàn tay Mẹ uyển chuyển, nhanh nhẹn bọc quà hàng cho khách con mới biết rằng đôi bàn tay con làm sao sánh nổi đôi bàn tay mẹ.
Tay con nhỏ xinh và ngày càng đẹp trong khi con quá vô tâm để đến tận bây giờ mới nhận ra đôi bàn tay mẹ đang ngày càng thô ráp, chai sạn và to hơn.
Chính bàn tay ấy đã cho con được sống trong tình yêu thương và sự chăm sóc của mẹ.
Đôi bàn tay ấy làm đồ ăn, chải đầu, gấp chăn màn cho con mỗi sáng.
Cũng chính đôi bàn tay ấy, hằng ngày nấu cơm, dọn nhà, trồng rau, nuôi gà.
Đôi bàn tay ấy không ngần ngại nhúng xuống làn nước lạnh giá để quần áo con được thơm tho, sạch sẽ. Mặc dù nhà mình có máy giặt nhưng mẹ bảo giặt máy quần áo dễ hư và bạc màu lắm.
Đôi bàn tay ấy ngày ngày cân đo đong đếm từng chút mắm muối, bạc tiền.
Đôi bàn tay ấy đặt lên vai con mỗi khi con làm được một điều tốt và ôm con thật chặt khi con vấp ngã trên đường đời.
Đôi bàn tay em chỉ biết tới những đồ ăn ngon. Đôi bàn tay con chỉ biết cặm cụi trên sách vở và những bộ quần áo đẹp. Đôi bàn tay cha ngày đêm miệt mài bên bàn vi tính. Còn đôi bàn tay mẹ ngày ngày làm những việc nhỏ nhưng đã cho con biết bao điều lớn lao, cao cả.
Trong khi đôi bàn tay con chỉ biết bấm lia lịa trên bàn phím máy tính hay điều khiển ti vi, đôi bàn tay mẹ lại tính từng con số xem tiền điện tháng này đã vượt mức chưa.
Trong khi bố vừa đi uống bia với bạn bè về thì trên tay mẹ là một ly nước chanh mát lành.
Trong khi trời nóng nực lại mất điện, đôi bàn tay mẹ phe phẩy chiếc quạt nan cho con giấc ngủ ngon.
Đã bao lần mẹ ngồi nhìn con sơn móng tay và lần nào như thế con cũng muốn làm đẹp cho mẹ nhưng mẹ đều từ chối. Và đến bây giờ con đã hiểu, là phụ nữ mẹ cũng muốn làm đẹp lắm chứ nhưng vì con, vì bao việc vẫn đang chờ đôi bàn tay mẹ nên mẹ sẵn sàng hi sinh tất cả vì con, vì chồng. Trải qua bao tháng năm thăng trầm, đôi bàn tay ấy hẳn đã mệt mỏi nhiều thế nhưng vẫn chưa một ngày được ngơi nghỉ, chưa một ngày con nắm thật chặt đôi bàn tay ấy mặc dù có khi con dành cả buổi để chơi game, đọc truyện.
Mẹ à, con đã quá vô tâm, quá ích kỷ khi chỉ biết đón nhận những ân cần, chăm lo từ đôi bàn tay mẹ và cho rằng đó là điều dĩ nhiên bà mẹ nào cũng dành cho con cái của mình. Đôi khi con làm mẹ hạnh phúc vì những thành tích mà con đạt được nhưng cũng có quá nhiều lần con để sự vô tâm và những niềm vui của cá nhân khiến mẹ buồn, khiến đôi tay mẹ phải đặt lên lau nước mắt.
Ôi! Đôi tay mẹ tôi! Con yêu đôi bàn tay ấy biết bao nhiêu. Đôi bàn tay xương xương, chai sạn vì chồng con. Đôi bàn tay không ngừng vun vén cho gia đình một hạnh phúc vẹn tròn.Với con, mãi mãi đó vẫn là đôi bàn tay đẹp nhất, thân thương nhất trong cuộc đời mình!
có chép mạng ko đó ?