K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 10 2018

1. Dân cư nước ta phân bố không đều giữa đồng bằng và trung du miền núi; giữa thành thị và nông thôn:

- Giữa đồng bằng và trung du miền núi: dân cư nước ta tập trung đông đúc ở vùng đồng bằng và thưa thớt ở trung du, miền núi.

+ Dân cư tập trung đông đúc nhất ở các tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng (Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình) và ở TP. Hồ Chí Minh thuộc Đông Nam Bộ (mật độ trên 1000 người/km2).

+ Các vùng có mật độ dân số trung bình (101 đến 500 người/km2) gồm: vùng rìa của đồng bằng sông Hồng, vùng đồng bằng duyên hải miền Trung, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long.

- Dân cư thưa thớt ở khu vực đồi núi, cao nguyên: vùng trung du và miền núi Bắc Bộ,

vùng núi phía Tây của Bắc Trung Bộ và Duyên Hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên. Mật độ dân số dưới 100 người/km2.

- Giữa thành thị và nông thôn: tập trung chủ yếu ở vùng nông thôn (74%), ở thành thị ít hơn (26%


22 tháng 10 2018

Dân cư nước ta phân bố không đều giữa đồng bằng và trung du miền núi; giữa thành thị và nông thôn:

- Giữa đồng bằng và trung du miền núi: dân cư nước ta tập trung đông đúc ở vùng đồng bằng và thưa thớt ở trung du, miền núi.

+ Dân cư tập trung đông đúc nhất ở các tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng (Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình) và ở TP. Hồ Chí Minh thuộc Đông Nam Bộ (mật độ trên 1000 người/km2).

+ Các vùng có mật độ dân số trung bình (101 đến 500 người/km2) gồm: vùng rìa của đồng bằng sông Hồng, vùng đồng bằng duyên hải miền Trung, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long.

- Dân cư thưa thớt ở khu vực đồi núi, cao nguyên: vùng trung du và miền núi Bắc Bộ,

vùng núi phía Tây của Bắc Trung Bộ và Duyên Hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên. Mật độ dân số dưới 100 người/km2.

- Giữa thành thị và nông thôn: tập trung chủ yếu ở vùng nông thôn (74%), ở thành thị ít hơn (26%)

21 tháng 5 2022

tham khảo(câu 1)

Đặc điểm tự nhiên của châu Nam Cực

- Gồm phần lục địa Nam Cực và các đảo ven lục địa, diện tích 14,1 triệu km2 .

- Phần lớn lãnh thổ nằm gọn trong vòng cực Nam tới cực Nam ở vị trí gần trung tâm lục địa Nam cực. Khí hậu quanh năm rất lạnh, nhiệt độ thường 20o C, là nơi có gió bão nhiều nhất thế giới.

-Gần như toàn bộ lục địa Nam Cực bị băng phủ quanh năm, tạo thành các cao nguyên băng khổng lồ. Thể tích khối băng lên đến 35 triệu km3

- Châu Nam Cưc chỉ có các loài động vật sống dựa vào nguồn thức ăn dồi dào trong các biển bao quanh như : chim cánh cụt, hải cẩu, hải báo…

- Châu Nam Cực có nhiều loại khoáng sản nhất là than và sắt .

Câu 2

-Phần lớn diện tích lục địa Ô-xtrây-li-a là hoang mạc do: + Có đường chí tuyến Nam đi ngang qua nên có khí hậu khô hạn. + Phía tây có dòng biển lạnh chảy ven bờ. + Phía đông có dãy Trường Sơn lan ra sát bờ biển, ngăn cản các khối khí từ đại dương thổi vào nên khó gây mưa.

21 tháng 5 2022

Tham khảo

câu 3

Đặc điểm dân cư châu Đại Dương:

- Mật độ dân số thấp nhất thế giới. Tập trung ở phí đông, đông nam lục địa Ô-xtrây -li-a, bắc Niu Di-len, Pa-pua Niu Ghi-nê.

- Tỉ lệ dân thành thị khá cao 69% (năm 2001).

- Dân cư gồm 2 thành phần chính: người bản địa (chiếm 20% dân số), người nhập cư (chiếm 80% dân số).

câu 4

 

Dân số 727 triệu người ( 2001)

- Dân cư châu Âu chủ yếu thuộc chủng tộc Ơ-rô-pê-ô-ít, gồm ba nhóm ngôn ngữ: Nhóm Giéc-man , nhóm La-tinh , nhóm Xla-vơ.

- Phần lớn theo đạo Cơ Đốc giáo ( Thiên chúa, Tin Lành và Chính Thống giáo), có một số vùng theo đạo Hồi.

- Gia tăng dân số tự nhiên rất thấp ( chưa tới 0,1%), dân số tăng , chủ yếu là do nhập cư.

- Dân cư tập trung đông ở vùng đồng bằng, các thung lũng và lớn nhất là các vùng ven biển.

- 3/4 dân số châu Âu sống ở đô thị .

- Phần lớn dân cư hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ ,công nghiệp. Mức sống cao.

 

 

11 tháng 3 2022

Tham khảo:

Câu 1: 

Đặc điểm

   - Phân bố dân cư không đồng đều trong không gian: năm 2005, mật độ dân số trung bình của thế giới là 48 người/km2, nhưng dân cư phân bố không đều.

+ Dân cư tập trung đông ở Tây Âu, Ca-ri-bê, Trung Á - Nam Á, Đông Á, Đông Nam Á.

+ Dân cư thưa thớt: Bắc Âu, Tây Á, châu Đại Dương,...

   - Biến động về phân bố dân cư theo thời gian

Câu 2:

Các nhân tố ảnh hưởng đến phân bố dân cư

   + Nhân tố quyết định: Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, tính chất của nền kinh tế.

   + Nhân tố ảnh hưởng: Điều kiện tự nhiên, lịch sử khai thác lãnh thổ chuyển cư...

Câu 3:

* Đới khí nóng: - Giới hạn từ khoảng chí tuyến Bắc đến chí tuyến Nam (23 độ 27 phút Bắc - 23 độ 27 phút Nam) - Đặc điểm khí hậu đới nóng: + Luọng nhiệt hấp thụ được tương đối nhiều nên nóng quanh năm + Gió thường xuyên thổi trong khu vực này là gió Tín Phong + Lượng mưa trung bình năm từ 1000mm đến trên 2000mm * Đới ôn hòa - Có hai đới ôn hòa, khoảng từ chí tuyến Bắc (23 độ 27 phút Bắc) đến vòng cực Bắc ( 66 độ 33 phút Bắc) và từ chí tuyến Nam (23 độ 27 phút Nam) đến vòng cực Nam (66 độ 33 phút Nam) - Đặc điểm khí hậu đới ôn hòa: Lượng nhiệt nhận trung bình, bốn mùa thể hiện rất rõ trong năm + Gió thường xuyên thổi trong khu vực này là gió Tây ôn đới + Lượng mưa trung bình từ 500mm đến trên 1000mm * Đới lạnh - Có 2 đới lạnh, từ vòng cực Bắc ( 66 dộ 33 phút Bắc) đến cực Bắc là từ vòng cực Nam (66 độ 33 phút Nam) đến cực Nam - Đặc điẻm khí hậu lạnh: + Lượng nhiệt nhận được rất thấp, lạnh giá quanh năm + Gió thường xuyên thổi trong khu vực này là gió Đông cực + Lượng mưa trung bình năm thường dưới 500mm

11 tháng 3 2022

Tham khảo

1. 

- Con người hiện nay có mặt ở khắp nơi trên thế giới nhưng phân bố không đều, có nơi tập trung dân đông có mật độ cao, có nơi thưa dân, mật độ thấp.

- Con người tập trung nhiều nhất tại các khu vực sau:Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á, Châu Âu, Đông bắc Hoa Kỳ…

2.

Các nhân tố ảnh hưởng đến phân bố dân cư

   + Nhân tố quyết định: Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, tính chất của nền kinh tế.

   + Nhân tố ảnh hưởng: Điều kiện tự nhiên, lịch sử khai thác lãnh thổ chuyển cư...

Ví dụ bạn tự lấy nhé

3. 

Có hai đới ôn hòa, khoảng từ chí tuyến Bắc (23 độ 27 phút Bắc) đến vòng cực Bắc ( 66 độ 33 phút Bắc) và từ chí tuyến Nam (23 độ 27 phút Nam) đến vòng cực Nam (66 độ 33 phút Nam)

- Đặc điểm khí hậu đới ôn hòa:

Lượng nhiệt nhận trung bình, bốn mùa thể hiện rất rõ trong năm

+ Gió thường xuyên thổi trong khu vực này là gió Tây ôn đới

+ Lượng mưa trung bình từ 500mm đến trên 1000mm

7 tháng 11 2021

Tham khảo!

Câu 1. Dân số, nguồn lao động

Kết quả điều tra dân số tại một thời điểm nhất định cho chúng ta biết tổng số người của một địa phương hoặc một nước, số người ở từng độ tuổi, tổng số nam và nữ, số người trong độ tuổi lao động, trình độ văn hoá, nghề nghiệp đang làm và nghề nghiệp được đào tạo... Dân số là nguồn lao động quý báu cho sự phát triển kinh tế - xã hội.
Dân số thường được biểu hiện cụ thể bằng một tháp tuổi (tháp dân số). Nhìn vào tháp tuổi, chúng ta biết được tổng số nam và nữ phân theo từng độ tuổi, số người trong độ tuổi lao động của một địa phương...

Câu 2:

2. Dân số thế giới tăng nhanh trong thế kỉ XIX và thế kỉ XX

Các số liệu thống kê và điều tra dân số liên tục trong nhiều năm sẽ giúp chúng ta biết được quá trình gia tăng dân số của một địa phương, một nước hay trên toàn thế giới.
Gia tăng dân số tự nhiên của một nơi phụ thuộc vào số trẻ sinh ra và số người chết đi trong một năm. Sự gia tăng dân số do số người chuyển đi và số người tò nơi khác chuyển đến gọi là gia tăng cơ giới.

Trong nhiều thế kỉ, dân số thế giới tăng hết sức chậm. Nguyên nhân chủ yếu là do dịch bệnh, đói kém và chiến tranh. Vào đầu Công nguyên, dân số thế giới chỉ có khoảng 300 triệu người, đến thế kỉ XVI mới tăng gấp đôi. Năm 1804, dân số thế giới là 1 tỉ người, thế mà năm 2001 đã lên đến 6,16 tỉ người ; đó là nhờ những tiến bộ trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội và y tế.

Câu 3:

- Năm 2018, dân số thế giới đạt 7,6 tỉ người.

- Dân số phân bố không đều trên bề mặt Trái Đất.

+ Những nơi điều kiện sinh sống và giao thông thuận tiện như đồng bằng, đô thị hoặc các vùng khí hậu ấm áp, mưa nắng thuận hoà... đều có mật độ dân số cao.

+ Những vùng núi hay vùng sâu, vùng xa, hải đảo... đi lại khó khăn hoặc vùng cực, vùng hoang mạc... khí hậu khắc nghiệt thường có mật độ dân số thấp.

- Với những tiến bộ về kĩ thuật, con người có thể khắc phục những trở ngại về điều kiện tự nhiên để sinh sống ờ bất kì nơi nào trên Trái Đất.

Câu 4:

– Giống nhau: Đều là các hình thức cư trú, tổ chức sinh sống của con người trên Trái Đất.  

+Khác:

- Quần cư thành thị: nhà cửa tập trung với mật độ cao, hoạt động kinh tế chủ yếu là công nghiệp và dịch vụ.

- Quần cư nông thôn: dân sống tập trung thành làng, bản. Các làng, bản thường phân tán, gắn với đất canh tác. Hoạt động kinh tế chủ yếu là sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp.

 

 

7 tháng 11 2021

Tham khảo

1.

Kết quả điều tra dân số tại một thời điểm nhất định cho chúng ta biết tổng số người của một địa phương hoặc một nước, số người ở từng độ tuổi, tổng số nam và nữ, số người trong độ tuổi lao động, trình độ văn hoá, nghề nghiệp đang làm và nghề nghiệp được đào tạo... Dân số là nguồn lao động quý báu cho sự phát triển kinh tế - xã hội.
Dân số thường được biểu hiện cụ thể bằng một tháp tuổi (tháp dân số). Nhìn vào tháp tuổi, chúng ta biết được tổng số nam và nữ phân theo từng độ tuổi, số người trong độ tuổi lao động của một địa phương...

2.

Các số liệu thống kê và điều tra dân số liên tục trong nhiều năm sẽ giúp chúng ta biết được quá trình gia tăng dân số của một địa phương, một nước hay trên toàn thế giới.
Gia tăng dân số tự nhiên của một nơi phụ thuộc vào số trẻ sinh ra và số người chết đi trong một năm. Sự gia tăng dân số do số người chuyển đi và số người tò nơi khác chuyển đến gọi là gia tăng cơ giới.

Trong nhiều thế kỉ, dân số thế giới tăng hết sức chậm. Nguyên nhân chủ yếu là do dịch bệnh, đói kém và chiến tranh. Vào đầu Công nguyên, dân số thế giới chỉ có khoảng 300 triệu người, đến thế kỉ XVI mới tăng gấp đôi. Năm 1804, dân số thế giới là 1 tỉ người, thế mà năm 2001 đã lên đến 6,16 tỉ người ; đó là nhờ những tiến bộ trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội và y tế.

3.

- Năm 2018, dân số thế giới đạt 7,6 tỉ người.

- Dân số phân bố không đều trên bề mặt Trái Đất.

+ Những nơi điều kiện sinh sống và giao thông thuận tiện như đồng bằng, đô thị hoặc các vùng khí hậu ấm áp, mưa nắng thuận hoà... đều có mật độ dân số cao.

+ Những vùng núi hay vùng sâu, vùng xa, hải đảo... đi lại khó khăn hoặc vùng cực, vùng hoang mạc... khí hậu khắc nghiệt thường có mật độ dân số thấp.

- Với những tiến bộ về kĩ thuật, con người có thể khắc phục những trở ngại về điều kiện tự nhiên để sinh sống ờ bất kì nơi nào trên Trái Đất.

4.

– Giống nhau: Đều là các hình thức cư trú, tổ chức sinh sống của con người trên Trái Đất.

– Khác nhau:

+ Chức năng của quần cư nông thôn là nông nghiệp trong khi của quần cư thành thị là công nghiệp và dịch vụ.

+ Quần cư nông thôn thường phân tán, có mật độ thấp hơn.quần cư thành thị có sự tập trung với mật độ cao.

+ Cảnh quan của quần cư nông thôn là các xóm làng, đồng ruộng, nương rẩy… còn cảnh quan của quần cư đô thị là phố phường, xe cộ, nhà máy…

+ Lối sống của hai cảnh quan cũng khác nhau.

5.Vị trí: năm khoảng giữa hai chí tuyến thành một vành đai Liên tải bao quanh trái đất.
Đặc điểm: Đới nóng có bốn kiểu môi trường
+ Môi trường xích đạo ẩm
+ Môi trường nhiệt đới 
+ Môi trường nhiệt đới gió mùa 
+ Môi trường hoang mạc

6.Đặc điểm moi trường : Nóng , ẩm, mưa nhiều quanh năm

+ Lượng mưa từ 1500mm-2500mm/năm , càng gần xích đạo mưa càng nhiều

+ Nhiệt độ cao quanh năm . Biên độ nhiệt thấp

+ Độ ẩm không khí : > 80%

7.MT nhiệt đới : nằm ở khoảng từ vĩ tuyến 5o đến chí tuyến ở cả hai bán cầu.

8.MT nhiệt đới gió mùa : chủ yếu nằm ở khu vực Nam Á và Đông Nam Á.

 

 

Câu 1: 

- Bùng nổ dân số xảy ra khi tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên hàng năm là 2.1%.

- Nguyên nhân: do các nước thuộc địa giành được độc lập, đời sống được cải thiện và những tiến bộ về y tế làm giảm nhanh tỉ lệ tử, trong khi tỉ lệ sinh vẫn còn cao.

- Hậu quả: tạo sức ép đối với các vấn đề ăn, mặc, ở, học hành, việc làm, phúc lợi xã hội, môi trường,... kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội…

- Biện pháp: thực hiện chính sách dân số và phát triển kinh tế xã hội để hạ thấp tỉ lệ gia tăng dân số.

Câu 2

Có 2 loại quần cư

Đặc điểm các loại hình quần cư:

- Quần cư nông thôn :

+ Sống tập trung thành các điểm dân cư với quy mô khác nhau được gọi là làng, ấp, bản,buôn,...

+ Hoạt động kinh tế chủ yếu là nông nghiệp

- Quần cư đô thị:

+ Mật độ dân số cao

+ Nhà san sát nhau, các nhà cao tằng, chung cư, biệt thự...

+ Hoạt động kinh tế chủ yếu là công nghiệp- xây dựng và dịch vụ.

Câu 3

Môi trường xích đạo ẩm:

-Vị trí: Nằm khoảng từ 5 độ B đến 5 độ N

-Có khí hậu nóng quanh năm

-Nhiệt độ trên 25 độ C

-Lượng mưa từ 1500-2500mm trên năm

-Độ ẩm cao, trên 80%

-Ở các vùng cửa sông, ven biển lầy bùn có rừng ngập mặn

Nhiệt đới:

-Vị trí: Nằm khoảng 5 độ B và 5 độ N đến chí tuyến của cả hai bán cầu

-Nóng quanh năm

-Nhiệt độ trên 20 độ C

-Lượng mưa từ 500mm-1500mm trên năm

- Thích hợp cho việc trồng trọt cây lương thực và cây công nghiệp

- Sông ngòi có hai mùa nước: lũ và cạn

-Đất Feralit

 

Nhiệt đới gió mùa:

-Vị trí: Nam Á, Đông Nam Á

-Nhiệt độ lượng mưa thay đổi theo mùa. Nhiệt độ trung bình năm trên 20 độ C

-Lượng mưa trên 1500mm trên năm

-Thời tiết diễn biến bất thường

-Thời kì khô hạn: Từ tháng 11 đến tháng 4

-Khí hậu thích hợp cho việc trồng cây lương thực đặc biệt là cây lúa nước

-Tập trung đông dân

-Tùy thuộc vào lượng mưa mà có các thảm thực vật khác nhau

Câu 4

Nguyên nhân: Do các khói bụi từ các nhà máy, xí nghiệp và phương tiện giao thông thải ra bầu khí quyển

Hậu quả: Tạo nên mưa axit, tăng hiệu ứng nhà kính làm cho nhiệt độ trái đất nóng lên, băng ở hai cực tan ra làm cho mực nước biển và đại dương dâng cao

Là học sinh em có biện pháp bảo vệ không khí: cùng nhau vận động trồng thêm cây xanh, hạn chế dùng túi nylon ( vì chỉ dùng một lần rồi bỏ đi), đừng vứt chai nhựa ra môi trường, tiết kiệm nước, chuyển sang dùng thực phẩm dinh dưỡng không dùng động vật để giảm bớt khi thải, tuyên truyền cho mọi người thấy được tác hại của việc suy thoái môi trường.

Câu 5

 Thực vật và động vật thích nghi với môi trường khắc nghiệtkhô hạn của hoang mạc bằng cách tự hạn chế sự mất nước, đồng thời tăng cường dự trữ nước  chất dinh dưỡng trong cơ thể.

CK
Cô Khánh Linh
Giáo viên VIP
23 tháng 10 2023

Câu 1. Em tham khảo tài liệu sách giáo khoa Địa lí 9, bài 11, trang 40-41 hoặc khoá học Địa lí 9 trên web OLM nhé.

Câu 2. Đặc điểm nổi bật của cơ cấu dân số nước ta:

- Nước ta có cơ cấu dân số trẻ, có xu hướng biến đổi sang già hoá nhanh.

- Tỉ số giới tính có sự biến đổi nhanh chóng. Hiện nay, giới nam nhiều hơn giới nữ.

Câu 3. Dân cư nước ta phân bố không đồng đều:

- Dân cư tập trung đông ở đồng bằng và ven biển do điều kiện thuận lợi về tự nhiên, giàu tài nguyên, kinh tế phát triển.

- Dân cư thưa thớt ở trung du và miền núi.

Câu 4. Câu này phải có bảng số liệu mới vẽ, nhận xét và giải thích biểu đồ được nhé.

Câu 5. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta được thể hiện qua:

- Theo ngành kinh tế.

- Theo thành phần kinh tế.

- Theo lãnh thổ.

DT
6 tháng 3 2022

Câu 1. Địa hình cấu trúc Bắc Mĩ gồm 3 khu vực:

- Phía Tây: Dãy Coocdie

- Ở giữa: đồng bằng Trung tâm.

- Phía Đông: Sơn nguyên và núi thấp.

DT
6 tháng 3 2022

Câu 2: Do tác động của dòng biển lạnh Pê-ru chạy ven bờ phía Tây.

11 tháng 12 2021

THAM KHẢO 

 

câu 1: 

+khí hậu khô hạn khắc nhiệt động thực vật nghèo nàn

+biên độ nhiệt trong năm rất cao, mùa đông ấm, mùa hạ rất nóng

 

+động vật vùi mình trong cát, hốc đá, kiếm ăn vào ban đêm, có khả năng chịu đói khá tốt,...

+thực vật tự hán chế sự thoát hơi nước, tăng cường dự trữ nước và chất dinh dưỡng, rút ngắn thời kì sinh trưởng, lá biến thành gai, có bộ rễ to và dài.

 

CÂU 2.Ở vùng núikhí hậu và thực vật thay đổi theo độ cao. Càng lên cao không khí càng loãng dần, cứ lên cao l00 m nhiệt độ không khí lại giảm 0,6°C

+- Các vùng núi thường ít dân và là nơi cư trú của các dân tộc ít ngườI

 

CÂU 3.

Thế giới chúng ta đang sống thật đa dạng vì các quốc gia  vùng lãnh thổ luôn có sự khác nhau về tự nhiên, chế độ chính trị, khác nhau về phong tục, tập quán, tín ngưỡng, văn hoá, về hình thức sản xuất, về trình độ văn minh, quan niệm sống và cả mức sống

 

 

11 tháng 12 2021

THAM KHẢO

CÂU 4

Vị trí địa lí

- Tiếp giáp:

+ Phía bắc giáp biển Địa Trung Hải.

+ Phía đông bắc giáp biển Đỏ và châu Á.

+ Phía đông nam giáp ấn Độ Dương.

+ Phía tây giáp Đại Tây Dương.

- Toạ độ địa lí: nằm trong khoảng từ 34oB đến 34oN.

=> Đại bộ phận lãnh thổ nằm giữa 2 chí tuyến Bắc và Nam nên châu Phi có khí hậu nóng quanh năm.

-  Diện tích: 30 triệu km2, lãnh thổ có dạng hình khối rộng lớn, diện tích lớn thứ 3 thế giới (sau châu Mĩ và châu Á).

-  Đường bờ biển ít chia cắt, rất ít các vịnh biển, bán đảo và đảo.

- Hai bán đảo lớn nhất là Ma-đa-ga-xca và Xô-ma-li.

-  Kênh đào Xuy-ê là con đường giao thông hàng hải quan trọng của thế giới.

2. Địa hình và khoáng sản

 

a) Địa hình

- Các dạng địa hình chính:

+ Phần lớn diện tích của châu Phi là núi và cao nguyên.

Ví dụ: Dãy núi trẻ At-lat nằm ở tây bắc, dãy Đrê- ken-bec và các sơn nguyên cao nằm ở đông nam.

+ Trên cao nguyên Đông Phi có nhiều hồ lớn.

+ Có nhiều bồn địa xen kẽ các cao nguyên.

+ Đồng bằng chiếm diện tích nhỏ tập trung ở ven biển.

- Hướng nghiêng: Địa hình châu Phi chủ yếu nghiêng theo chiều Đông Nam – Tây Bắc.

b) Khoáng sản

- Giàu tài nguyên khoáng sản: vàng, kim cương, uranium, sắt, đồng, phốt phát, dầu mỏ, khí đốt.

- Phân bố: tập trung trên các cao nguyên, bồn địa phía Nam; ven vịnh Ghi-nê và phía Bắc ven Địa Trung Hải.


CÂU 5.

 

 

Phân bố rất không đều. Tập trung đông ở nông thôn và các thành phố lớn, thưa thớt nơi hoang mạc và rừng rậm…Cụ thể như sau:

Mật độ dưới 2 người/km2: hoang mạc Xa-ha-ra, hoang mạc Na- mip và hoang mạc Ca-la-ha-ri.Từ 2 đến 20 người/km2: miền núi At-lat, đại bộ phận lãnh thổ châu Phi.Từ 21 đến 50 người/km2: ven vịnh Ghi-nê, lưu vực sông Ni-giê, quanh hồ Vich-to-ri-a.Trên 50 người/km2: vùng ven sông Nin.

 

CÂU 6.

Do công nghiệp châu Phi chậm phát triển, thiên về khai khoáng xuất khẩu, nông nghiệp phát triển theo hướng chuyên môn hóa cây công nghiệp nhiệt đới xuất khẩu, nên châu Phi chủ yếu xuất khẩu sản phẩm cây công nghiệp nhiệt đới, khoáng sản và nhập khẩu máy móc, hàng thiết bị, hàng tiêu dùng, lương thực.