K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 12 2017

. Biện pháp tu từ: điệp ngữ ( điệp từ " Nghe ")

Tác dụng : nhấn mạnh cảm xúc của tác giả

2 tháng 12 2017

Tấc giả sử dụng biện pháp tu từ : điệp từ ''nghe''

Tác dụng : nhấn mạnh ý , gây ấn tượng sâu sắc làm câu thơ thêm mạnh mẽ , nhịp nhàng.

Chúc các bạn học tập tốt !ok

2 tháng 12 2017

*Biện pháp NT trong khổ thơ đầu:
- Lối dùng ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, lấy thính giác (nghe) thay cho cảm giác (thấy)

-điệp ngữ “nghe” lặp lại ba lần ở đầu dòng thơ
- Trật tự đảo của kết cấu so sánh

*Cả khổ thơ là những rung cảm ban đầu của người lính trên đường hành quân khi nghe tiếng gà trưa.Tác giả đã khéo léo sử dụng các biện pháp nghệ thuật khiến lời thơ thêm sinh động,chân thực,giàu cảm xúc.Lối dùng ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, lấy thính giác (nghe) thay cho cảm giác (thấy).Xuân Quỳnh đã sử dụng điệp ngữ “nghe” ba lần ở đầu dòng thơ có tác dụng đem lại ấn tượng như tiếng gà ngưng lại, làm xao động không gian và xao động lòng người.Ngoài ra biện pháp trật tự đảo của kết cấu so sánh: Nghe xao động nắng trưa (nổi bật nghĩa bóng) với Nghe nắng trưa xao động (nổi bật nghĩa đen) xen vào những trật tự đảo của câu trước và câu sau, làm cho âm điệu câu thơ thay đổi, tránh được sự nhàm chán và diễn tả được sự bồi hồi, xao xuyến của tâm hồn.Nhờ các biện pháp nghệ thuật ấy,những rung động của tác giả khi nghe âm thanh quen thuộc "tiếng gà trưa"được tái hiện rõ nét,sinh động ,bình dị và cân thực

2 tháng 12 2017

CHO THEM BAI NUA DI HAY QUÁ

a/ Nhân hóa: chàng dế

b/ So sánh: Ngọn ... như có nhát dao ... lia qua

c/ Nhân hóa: chàng dế

So sánh: Người gầy gò ... như một gã nghiện thuốc phiện

d/ So sánh: Rừng đước ... như hai dãy ... vô tận

e/ So sánh: Dượng Hương ... như một ... đúc; Giống như ... oai linh hùng vĩ

Tác dụng: So sánh: tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt

Nhân hóa: tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt, làm cho động, thực vật gần gũi với con người

5 tháng 8 2021

Em tham khảo:

Trong cuộc đời mỗi người, chắc sẽ chẳng ai quên kỉ niệm ngày đầu tiên đi học. Em vẫn nhớ như in đó là một ngày thu tháng Chín, em bẽn lẽn ngồi nép sau lưng mẹ, lòng đầy háo hức. Bước tới trường, cánh cổng sừng sững, mở rộng đón chào học sinh chúng em, bác phượng già dang rộng cánh tay để chào đón chúng em. Giữa sân trường, trong bộ đồng phục trắng tinh cùng chiếc khăn quàng đỏ thắm, các anh chị luôn tươi cười, vui vẻ. Mẹ dắt tay em đi lên dãy lớp Một. Cô Lan bước ra, nở nụ cười hiền dịu đón em vào lớp. Trong lớp, bạn nhỏ nào cũng hồi hộp, lo lắng. Cả sân trường bỗng trở nên im ắng như để lắng nghe cô giáo giảng bài, nghe chúng em đọc bài. Cho tới bây giờ, những thanh âm đều đặn, trong trẻo đó vẫn còn vang vọng trong trái tim em.

Câu có phép so sánh+ Nhân hóa: In đậm nghiêng

5 tháng 8 2021

Giúp e với ạ 😿

25 tháng 8 2023

BPTT điệp ngữ "biết"

Tác dụng:

- Tăng giá trị diễn đạt nhấn mạnh những khó khăn, vất vả, cơ cực mà người Mẹ cố gắng tự vượt qua tất thảy dù có ngã thì vẫn đứng dậy không bao giờ mềm yếu. 

- Đồng thời làm câu thơ thêm tính liên kết, chặt chẽ, mạch lạc và ý thơ hay hơn bảy tỏ rõ, sâu sắc tình cảm thấu hiểu yêu thương của nhà thơ đến mẹ.

- Qua đó câu thơ hay hơn, ấn tượng và hấp dẫn người đọc hơn.

25 tháng 8 2023

BPTT ẩn dụ: "khô cằn sỏi đá" và "bão bùng sóng cả"

Tác dụng: tăng ý tứ diễn đạt những chiều cao chiều sâu nhiều của nỗi vất vả, khó khăn, gian nan đến với cuộc đời người Mẹ trong hành trình nuôi dạy đứa con mình. Đồng thời câu thơ thêm giàu giá trị gợi hình gợi cảm, nhà thơ bộc lộ rõ tình cảm của bản thân mình hấp dẫn người đọc hơn.

10 tháng 1 2022

 Biện pháp tu từ và nghệ thuật khổ 1 bài thơ Bếp lửa

Một bếp lửa chờn vờn sương sớm

Một bếp lửa ấp iu nồng đượm

Cháu thương bà biết mấy nắng mưa!

- Hình ảnh bếp lửa hiện lên giản dị mà nồng ấm biết bao!

- Điệp ngữ “Một bếp lửa” trở thành điệp khúc mở đầu bài thơ với giọng điệu sâu lắng, khẳng định “bếp lửa” như một dấu ấn không bao giờ phai mờ trong tâm tưởng của nhà thơ.

- “Bếp lửa chờn vờn sương sớm” là hình ảnh quen thuộc đối với mỗi gia đình Việt Nam trước đây mỗi buổi sớm mai. Hình ảnh bếp lửa thật ấm áp giữa cái lạnh chờn vờn “sương sớm”, thật thân thương với bao tình cảm “ấp iu nồng đượm”.

- Từ láy “chờn vờn” rất thực như gợi nhớ, gợi thương đến hình ảnh bập bùng ẩn hiện trong buổi sớm mai hoà cùng làn sương sớm.

- “Ấp iu” gợi bàn tay khéo léo, tấm lòng chi chút của người nhóm lửa lại rất chính xác với công việc nhóm bếp cụ thể.

- Từ “nắng mưa” gợi tả sự đằng đẵng của thời gian, vừa thể hiện sự tảo tần, vất vả triền miên của cuộc đời bà.

=> Ba câu thơ mở đầu đã diễn tả cảm xúc đang dâng lên cùng với những kí ức, hồi tưởng của tác giả về bếp lửa, về bà, là sự khái quát tình cảm của người cháu với cuộc đời lam lũ của người bà.

10 tháng 1 2022

Tham Khảo
 

- Hình ảnh bếp lửa hiện lên giản dị mà nồng ấm biết bao!

- Điệp ngữ “Một bếp lửa” trở thành điệp khúc mở đầu bài thơ với giọng điệu sâu lắng, khẳng định “bếp lửa” như một dấu ấn không bao giờ phai mờ trong tâm tưởng của nhà thơ.

- “Bếp lửa chờn vờn sương sớm” là hình ảnh quen thuộc đối với mỗi gia đình Việt Nam trước đây mỗi buổi sớm mai. Hình ảnh bếp lửa thật ấm áp giữa cái lạnh chờn vờn “sương sớm”, thật thân thương với bao tình cảm “ấp iu nồng đượm”.

- Từ láy “chờn vờn” rất thực như gợi nhớ, gợi thương đến hình ảnh bập bùng ẩn hiện trong buổi sớm mai hoà cùng làn sương sớm.

- “Ấp iu” gợi bàn tay khéo léo, tấm lòng chi chút của người nhóm lửa lại rất chính xác với công việc nhóm bếp cụ thể.

- Từ “nắng mưa” gợi tả sự đằng đẵng của thời gian, vừa thể hiện sự tảo tần, vất vả triền miên của cuộc đời bà.

=> Ba câu thơ mở đầu đã diễn tả cảm xúc đang dâng lên cùng với những kí ức, hồi tưởng của tác giả về bếp lửa, về bà, là sự khái quát tình cảm của người cháu với cuộc đời lam lũ của người bà.