K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 6 2016

Thoạt đọc qua, ta sẽ cảm thấy câu nói trên hơi khó hiểu. “Lí tưởng” là gì? Đó chính là cái đích của cuộc sống mà mỗi con người khát khao đạt được. Còn “ngọn đèn”, đó là một vật dùng để thắp sáng vào ban đêm, nhờ có nó mà ta thấy được rõ đường đi và những vật xung quanh. “Phương hướng kiên định” chính là mục tiêu, là đường lối xác định sẽ thực hiện một cách quyết tâm và không thay đổi. "Cuộc sống" là cuộc đời thực tiễn của mỗi người, nhưng đó sẽ là cuộc đời có ý nghĩa, cuộc đời tươi đẹp khi mà con người sống chứ không phải tồn tại. Cuộc sống đó là thành quả rực rỡ của một cuộc sống có lí tưởng. Qua đó, ta thấy câu nói của Lép Tôn-xtôi mang một ‎nghĩa rất rõ ràng: sống trên đời, mỗi con người cần phải có riêng cho mình một lý tưởng sống, đó chính là ngọn đèn chỉ phương rõ ràng nhất. “Lý tưởng” rất quan trọng với chúng ta. Vì nếu sống mà không có lí tưởng thì chúng ta sẽ khó mà xác định những việc nên làm, còn nếu có xác định được thì cũng không có quyết tâm để thực hiện cho tới nơi chốn. Như trong học tập, nếu không chắc chắn mục tiêu học để làm gì thì khi gặp khó khăn, ta dễ buông xuôi và không chịu cố gắng. Bên cạnh đó, khả năng thực hiện sai hướng hay cảm thấy khó khăn hơn khi không xác định được lý tưởng là rất lớn. Chẳng hạn ta muốn trở thành bác sĩ nhưng không xác định được là sẽ trở thành bác sĩ gì, thì khi dấn thân vào con đường học vấn ta sẽ cảm thấy lạc lõng với chính mục tiêu mình đề ra. Và cuộc sống sẽ tẻ nhạt biết bao khi con người ta sống thiếu “lí tưởng”. Thiếu lí tưởng, ta dễ nản chí, ta dễ cảm thấy buồn chán với chính cuộc đời của mình. Vậy một người có lý tưởng là người như thế nào? Đó chính là người luôn xác định rõ mục tiêu sống và tận tuỵ với những việc mà mình cần hoàn thành, thể hiện rõ thái độ quyết tâm vươn tới sự hoàn thiên bản thân, mong muốn cống hiến cho sự nghiệp chung. Hơn thế nữa đó là một người sẵn sàng hi sinh cho lí tưởng của mình, chấp nhận sự thất bại và khó khăn để đạt đến cái đích cuối cùng của cuộc đời. Đôi khi lí tưởng của một người chỉ là kiếm được việc làm ổn định và có một gia đình đầm ấm nhưng để thực hiện được thì người đó cũng phải trải qua nhiều khó khăn. Và dù cho đó chỉ là một lí tưởng tưởng chừng như rất đơn giản nhưng vẫn xứng đáng nhận được sự tôn trọng từ những người xung quanh. Vì người đó đã có được lí tưởng riêng để thực hiên chứ không như nhiều người sống hơn nửa cuộc đời vẫn chưa biết đâu là lí tưởng của đời mình và vẫn còn đang quẩn quanh…Ngày 5-6-1911, người thanh niên Nguyễn Tất Thành đã ra đi với một lí tưởng suốt đời “tìm ra con đường giải phóng đất nước, quyết tâm vì Tổ quốc độc lập, vì dân tộc Việt Nam tự do và bền vững”. Đó cũng chính là lí tưởng của tất cả thanh niên trong thời chiến. Nhưng ngày nay khi đất nước ta đã hoàn toàn độc lập và đang trên đà phát triển nhanh thì lí tưởng của thanh niên đã khác đi rất nhiều. Tất nhiên mỗi thanh niên sẽ có cho mình một lí tưởng riêng, tuỳ thuộc vào hoàn cảnh sống, địa vị và cách sống của mỗi người nhưng nếu lí tưởng đó chỉ phục vụ cho lợi ích của bản thân thì đó không hoàn toàn là lý tưởng mà đó chính là lối suy nghĩ ích kỉ và cá nhân. Vì thế thanh niên ngày nay cần có mộtlý tưởng chung là: không ngừng phấn đấu vì một đất nước Việt Nam “dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh”. Mà muốn có được những lí tưởng có ‎ nghĩa cho bản thân và cho xã hội như vậy thì mỗi người nhất là thanh niên học sinh ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường đã xác định được cho mình mục đích của việc học tập, phân biệt được mục đích đó là đúng hay sai và xác định xem khả năng của mình có thực hiện được hay không. Bên cạnh đó cần biết lắng nghe lời khuyên của những người xung quanh như cha mẹ, thầy cô để có một “phương hướng kiên định” cho chính mình. Một xã hội sẽ phát triển vững bền khi có những con người có chung một lí tưởng cao đẹp là sống vì Tổ quốc, vì mọi người.

            Câu nói của Lép Tôn-xtôi đã để lại nhiều ‎nghĩa thật sâu sắc và đầy tính nhân văn khi ông đã nhấn mạnh sự quan trọng của lý tưởng đối với mỗi người qua việc ví lý tưởng với phương hướng kiên định và cuộc sống. Cuộc sống ngày càng khác đi, mỗi người chúng ta cần có một lý tưởng để thực hiện trong cuộc đời, em cũng vậy, em sẽ luôn phấn đấu để hoàn thành lý tưởng của mình: trở thành một công dân có ích cho xã hội, đóng góp sức mình vì sự nghiệp chung của dân tộc. Để mỗi ngày trôi qua, sẽ có thêm một ngày mới được chiếu sáng bởi lý tưởng cuộc đời..

12 tháng 6 2016

Thoạt đọc qua, ta sẽ cảm thấy câu nói trên hơi khó hiểu. “Lí tưởng” là gì? Đó chính là cái đích của cuộc sống mà mỗi con người khát khao đạt được. Còn “ngọn đèn”, đó là một vật dùng để thắp sáng vào ban đêm, nhờ có nó mà ta thấy được rõ đường đi và những vật xung quanh. “Phương hướng kiên định” chính là mục tiêu, là đường lối xác định sẽ thực hiện một cách quyết tâm và không thay đổi. "Cuộc sống" là cuộc đời thực tiễn của mỗi người, nhưng đó sẽ là cuộc đời có ý nghĩa, cuộc đời tươi đẹp khi mà con người sống chứ không phải tồn tại. Cuộc sống đó là thành quả rực rỡ của một cuộc sống có lí tưởng. Qua đó, ta thấy câu nói của Lép Tôn-xtôi mang một ‎nghĩa rất rõ ràng: sống trên đời, mỗi con người cần phải có riêng cho mình một lý tưởng sống, đó chính là ngọn đèn chỉ phương rõ ràng nhất. “Lý tưởng” rất quan trọng với chúng ta. Vì nếu sống mà không có lí tưởng thì chúng ta sẽ khó mà xác định những việc nên làm, còn nếu có xác định được thì cũng không có quyết tâm để thực hiện cho tới nơi chốn. Như trong học tập, nếu không chắc chắn mục tiêu học để làm gì thì khi gặp khó khăn, ta dễ buông xuôi và không chịu cố gắng. Bên cạnh đó, khả năng thực hiện sai hướng hay cảm thấy khó khăn hơn khi không xác định được lý tưởng là rất lớn. Chẳng hạn ta muốn trở thành bác sĩ nhưng không xác định được là sẽ trở thành bác sĩ gì, thì khi dấn thân vào con đường học vấn ta sẽ cảm thấy lạc lõng với chính mục tiêu mình đề ra. Và cuộc sống sẽ tẻ nhạt biết bao khi con người ta sống thiếu “lí tưởng”. Thiếu lí tưởng, ta dễ nản chí, ta dễ cảm thấy buồn chán với chính cuộc đời của mình. Vậy một người có lý tưởng là người như thế nào? Đó chính là người luôn xác định rõ mục tiêu sống và tận tuỵ với những việc mà mình cần hoàn thành, thể hiện rõ thái độ quyết tâm vươn tới sự hoàn thiên bản thân, mong muốn cống hiến cho sự nghiệp chung. Hơn thế nữa đó là một người sẵn sàng hi sinh cho lí tưởng của mình, chấp nhận sự thất bại và khó khăn để đạt đến cái đích cuối cùng của cuộc đời. Đôi khi lí tưởng của một người chỉ là kiếm được việc làm ổn định và có một gia đình đầm ấm nhưng để thực hiện được thì người đó cũng phải trải qua nhiều khó khăn. Và dù cho đó chỉ là một lí tưởng tưởng chừng như rất đơn giản nhưng vẫn xứng đáng nhận được sự tôn trọng từ những người xung quanh. Vì người đó đã có được lí tưởng riêng để thực hiên chứ không như nhiều người sống hơn nửa cuộc đời vẫn chưa biết đâu là lí tưởng của đời mình và vẫn còn đang quẩn quanh…Ngày 5-6-1911, người thanh niên Nguyễn Tất Thành đã ra đi với một lí tưởng suốt đời “tìm ra con đường giải phóng đất nước, quyết tâm vì Tổ quốc độc lập, vì dân tộc Việt Nam tự do và bền vững”. Đó cũng chính là lí tưởng của tất cả thanh niên trong thời chiến. Nhưng ngày nay khi đất nước ta đã hoàn toàn độc lập và đang trên đà phát triển nhanh thì lí tưởng của thanh niên đã khác đi rất nhiều. Tất nhiên mỗi thanh niên sẽ có cho mình một lí tưởng riêng, tuỳ thuộc vào hoàn cảnh sống, địa vị và cách sống của mỗi người nhưng nếu lí tưởng đó chỉ phục vụ cho lợi ích của bản thân thì đó không hoàn toàn là lý tưởng mà đó chính là lối suy nghĩ ích kỉ và cá nhân. Vì thế thanh niên ngày nay cần có mộtlý tưởng chung là: không ngừng phấn đấu vì một đất nước Việt Nam “dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh”. Mà muốn có được những lí tưởng có ‎ nghĩa cho bản thân và cho xã hội như vậy thì mỗi người nhất là thanh niên học sinh ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường đã xác định được cho mình mục đích của việc học tập, phân biệt được mục đích đó là đúng hay sai và xác định xem khả năng của mình có thực hiện được hay không. Bên cạnh đó cần biết lắng nghe lời khuyên của những người xung quanh như cha mẹ, thầy cô để có một “phương hướng kiên định” cho chính mình. Một xã hội sẽ phát triển vững bền khi có những con người có chung một lí tưởng cao đẹp là sống vì Tổ quốc, vì mọi người.

            Câu nói của Lép Tôn-xtôi đã để lại nhiều ‎nghĩa thật sâu sắc và đầy tính nhân văn khi ông đã nhấn mạnh sự quan trọng của lý tưởng đối với mỗi người qua việc ví lý tưởng với phương hướng kiên định và cuộc sống. Cuộc sống ngày càng khác đi, mỗi người chúng ta cần có một lý tưởng để thực hiện trong cuộc đời, em cũng vậy, em sẽ luôn phấn đấu để hoàn thành lý tưởng của mình: trở thành một công dân có ích cho xã hội, đóng góp sức mình vì sự nghiệp chung của dân tộc. Để mỗi ngày trôi qua, sẽ có thêm một ngày mới được chiếu sáng bởi lý tưởng cuộc đời..

5 tháng 10 2018

Đáp án B

18 tháng 3 2017

Đáp án là B.

26 tháng 6 2018

Đáp án là D.

15 tháng 6 2019

Đáp án D

27 tháng 8 2016

Lý tưởng sống là gì?

- "Khi còn khoẻ mạnh, tôi cũng đã từng suy nghĩ điều gì là quan trọng nhất trong cuộc đời? Sau khi biết mình mắc bệnh, tôi đã đi đến kết luận điều quan trọng nhất chính là triết lý sống của một con người” - Eugene O’Kelly - Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Công ty Kiểm toán Quốc tế KPMG, Hoa Kỳ...

"Bạn sẽ không làm được gì nếu bạn không có mục đích, bạn cũng không làm được gì vĩ đại nếu mục đích của bạn tầm thường" (Điđơro)

Triết lý sống hay mục đích sống cũng chính là lý tưởng sống của mỗi con người. Để nói về lý tưởng của thanh niên thời nay, Thủ tướng Phan Văn Khải đã từng căn dặn các tài năng trẻ rằng: "Tài năng trẻ muốn thành công không chỉ cần học giỏi mà còn cần có lý tưởng, hoài bão, có lòng yêu nước, sống nhân ái, thương người như thể thương thân..."

Bạn có bao giờ tự hỏi bạn tồn tài trên cuộc đời vì lý do gì không? Một câu hỏi lẽ ra rất dễ nhưng nó làm cho bạn phải bắt đầu ngồi lại suy nghĩ về bản thân mình. Cũng giống như một doanh nghiệp ra đời họ phải phát biểu sứ mạng của họ. Ví dụ sứ mạng của thương hiệu điện thoại Nokia có thể được thể hiện qua slogan là "Connecting people", vậy sứ mạng của cuộc đời bạn là gì...?

Đây là băn khoăn của không ít những bạn trẻ thời nay. Nhiều người cho rằng đời sống quá bận rộn, làm gì có thì giờ để đặt vấn đề niềm tin hay lý tưởng sống. Cũng có bạn cho rằng cứ sống tự nhiên, đến đâu hay đó, làm gì phải bận tâm đến niềm tin hay lý tưởng sống. Những người nói như vậy thật ra là cũng đã có niềm tin hay lý tưởng sống cho chính mình. Niềm tin hay lý tưởng đó là sống đến đâu hay đó, không cần suy nghĩ hay đặt vấn đề.

Lý tưởng sống từ những điều bình dị

Nhiều người từng nghe câu nói trong bài hát khá nổi tiếng của Trịnh Công Sơn:

"Sống ở đời sống cần có một tấm lòng, để làm gì em biết không? Để gió cuốn đi, để gió cuốn đi...."

Một thời gian dài tôi mới nhận ra rằng ý nghĩa của câu này là "hãy mở rộng tấm lòng của bạn với cuộc sống này, với mọi người xung quanh bạn và đừng mong đợi bạn sẽ nhận lại được gì... Hãy san sẻ tấm lòng để cuộc sống này đẹp hơn và đừng nghĩ rằng những cái gì mình đã cho đi là lớn lao mà nó chỉ là những cái gì nhỏ nhoi nhất nhẹ nhàng... chỉ để gió cuốn đi...".

Phải sống có lý tưởng! Bạn có thể ra đi từ nhiều phía, theo những con đường khác nhau, nhưng cuối cùng mỗi người phải lựa chọn cho mình mục đích của cuộc sống. Ta sống cho ta, cho những người thân, bạn bè và cho mọi người. Vì vậy, chỉ có hạnh phúc khi "mình vì mọi người và mọi người phấn đấu vì hạnh phúc của từng người". Rõ ràng lý tưởng là mục đích sống, là ý nghĩa của mỗi cuộc đời. Lý tưởng quyết định sự thành công trong cuộc sống. Lý tưởng dẫn dắt sự nghiệp, tăng thêm sức mạnh cho mọi người để đạt đến thành công trong sự nghiệp. Lý tưởng cho ta sức mạnh vượt qua khó khăn và thử thách trong cuộc sống.

Lý tưởng của ta không cần lớn lao dù chỉ là một chiếc lá, một người quét đường cũng cần có cho mình một lý tưởng bình dị như những vĩ nhân: "Một người quét đường hãy quét những con đường như đại nhạc sư Beethoven đã soạn nhạc, hãy quét những con đường như đại văn hào Shakespeare đã làm thơ...".

Cuối cùng xin kết thúc bằng lời của chiến sĩ cách mạng, một người cộng sản trẻ tuổi, một nhà văn, một anh hùng thời vệ quốc Xô Viết vĩ đại, Paven Copsagine trong tác phẩm Thép đã tôi thế đấy (tác giả Nikolai Ostrovsky):"Cái quí nhất của con người là cuộc sống. Đời người chỉ sống có một lần, phải sống sao cho khỏi xót xa ân hận vì những năm tháng sống hoài sống phí, cho khỏi hổ thẹn vì dĩ vãng ti tiện và đớn hèn của mình, để đến khi nhắm mắt xuôi tay, mà có thể nói rằng: Tất cả đời mình ta đã cống hiến cho sự nghiệp cao đẹp nhất trên đời, sự nghiệp đấu tranh giải phóng loài người. Và ta phải sống gấp lên mới được. Vì bệnh tật vô lý hay một sự bi đát tình cờ nào đó có thể bỗng nhiên cắt đứt cuộc đời này".

Cho rằng mình vô dụng, không làm được việc lớn, 22 tuổi mà vẫn khiến bố mẹ lo lắng, phiền lòng, Minh có vẻ đang rất bế tắc và loay hoay tìm một lẽ sống.

Bạn đã từng có cảm giác như thế chưa, sống mà cảm giác mình chưa tìm được một con đường, một mục tiêu khiến lòng mình yên ổn?

Hãy chia sẻ với Minh và nói lên những suy nghĩ của bạn, chúng ta phải nghĩ gì và làm gì, để có thể nói rằng "tôi đã sống những ngày đầy ý nghĩa".

 

26 tháng 6 2018

Đáp án là C.

22 tháng 11 2018

Đáp án C

Tham khảo

 

– Có tinh thần học tập, không ngại khó ngại khổ.

– Luôn tìm tòi, sáng tạo, phát triển bản thân, đem tri thức vào thực tiễn;

– Phấn đấu làm giàu chính đáng cho mình, gia đình và xã hội;

 

– Đấu tranh chống các hiện tượng tiêu cực trong xã hội;

– Sẵn sàng lên đường tham gia nghĩa vụ quân sự bảo vệ Tổ quốc;

– Tham gia phong trào thanh niên tình nguyện, hết lòng giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn gian khổ.

8 tháng 12 2021

Tham khảo

 

 

 

– Có tinh thần học tập, không ngại khó ngại khổ.

 

– Luôn tìm tòi, sáng tạo, phát triển bản thân, đem tri thức vào thực tiễn;

 

– Phấn đấu làm giàu chính đáng cho mình, gia đình và xã hội;

 

 

– Đấu tranh chống các hiện tượng tiêu cực trong xã hội;

 

– Sẵn sàng lên đường tham gia nghĩa vụ quân sự bảo vệ Tổ quốc;

 

– Tham gia phong trào thanh niên tình nguyện, hết lòng giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn gian khổ.