K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 11 2017

'Là' thứ nhất có nghĩa là ủ cho quần áo phẳng và ý của ông chủ là ở đó vừa giặt, hấp và là quần áo

'Là' thứ 2 là ý của người qua đường , người ấy có ý thắc mắc tại sao lại ghi là ' giặt là hấp' có thể n ấy nghĩ rằng từ hấp là 1 ý j đó khác vs người chủ quán

hihi

từ mặt thứ nhất trong ngẩng mặt được dùng theo nghĩa gốc (chỉ gương mặt người ); từ mặt thứ hai trong nhìn mặt được dùng theo nghĩa chuyển (chỉ vầng trăng).

7 tháng 6 2021

Từ mặt thứ nhất được dùng với nghĩa gốc, chỉ mặt nguời

Từ mặt thứ hai được dùng với nghĩa chuyển, chỉ mặt trăng

13 tháng 7 2021

từ ''xuân'' thứ nhất là nghĩa gốc

từ ''xuân'' thứ hai là nghĩa chuyển

Tham khảo nha em:

Giải thích nghĩa:

Từ xuân trong câu (1):

  ⇒ Từ xuân này nói về mùa xuân

Từ xuân trong câu (2)

⇒ Đây là từ nói khéo. Từ xuân này có nghĩa là trẻ. Có nghĩa là trẻ lại, tươi tắn...

13 tháng 7 2021

Tham Khảo !

- Từ Xuân trong câu 1 dùng theo nghĩa gốc. Dùng để chỉ một mùa trong năm, chuyển tiếp từ đông sang, thời tiết ấm dần lên, là mùa đầu tiên của một năm.

- Từ Xuân trong câu 2 là nghĩa chuyển. Chỉ sự tươi đẹp, giàu có, tươi mới của đất nước.

  
22 tháng 8 2023

hợp tác là cùng nhau làm 1 công việc, hiểu đơn giản thế là ok nhé

22 tháng 8 2023

cảm ơn:))

 

2.Hãy giải thích nghĩa của từ say (hoặc yếu tố say trong từ phức) trong các câu sau và cho biết trong mỗi trường hợp, từ được sử dụng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển.a) Người yêu cảnh, vào những lúc trời đất mang mang như vậy, khoác một cái áo lông, ngậm một ống điếu, mở cửa đi ra ngoài tự nhiên thấy một cái thủ giang hồ êm ái như nhung và không cần uống rượu mạnh cũng nghe như...
Đọc tiếp

2.Hãy giải thích nghĩa của từ say (hoặc yếu tố say trong từ phức) trong các câu sau và cho biết trong mỗi trường hợp, từ được sử dụng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển.

a) Người yêu cảnh, vào những lúc trời đất mang mang như vậy, khoác một cái áo lông, ngậm một ống điếu, mở cửa đi ra ngoài tự nhiên thấy một cái thủ giang hồ êm ái như nhung và không cần uống rượu mạnh cũng nghe như lòng mình say sưa một cái gì đó — có lẽ là sự sống! (Vũ Bằng)

b) Ngoài đường, người ta cũng không còn bị chói mắt hay say lòng vì những áo nhung trơn mướt, những giày kinh xoè cảnh phượng bay hay những dải khăn “san” khéo biết lựa màu bay đùa trước gió như thể tơ trời vậy. (Vũ Bằng)

c) Trước khi về đến vùng châu thổ êm đềm, nó đã là một bản trường ca của rừng già, rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộn xoáy như cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn, và cũng có lúc nó trở nên dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng. (Hoàng Phủ Ngọc Tường)

d) Đàn bà không có men như rượu nhưng cũng làm người say. Và hắn say thị lắm. (Nam Cao)

1

a. Từ say ở đây là từ chỉ trạng thái bị ngây ngất, choáng váng, nôn nao do tác động của rượu, thuốc hay các yếu tố có tác dụng kích thích. Đây là nghĩa gốc của từ say.

b. Từ say ở đây là từ chỉ trạng thái yêu thích một điều gì đó, có thể là con người, hoặc sự vật... Đây là nghĩa chuyển của từ say.

c. Từ say ở đây là từ chỉ sự yêu thích đến mức như chìm sâu vào, không còn biết gì đến cái khác, đến xung quanh nữa. Đây là nghĩa chuyển của từ say.

d. "người say": từ chỉ một sự vật nhận được sự yêu thích của người khác.

    "say": từ chỉ trạng thái yêu thích một điều gì đó.

Và cả hai nghĩa trên đều là nghĩa chuyển của từ "say"

11 tháng 6 2018

Truyền thuyết là một thể loại văn học dân gian,ra đời sau truyện thần thoại,thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo,các nhân vật,sự kiện đều liên quan đến lịch sử,là những truyện truyền miệng kể lại truyện tích các nhân vật lịch sử hoặc giải thích nguồn gốc các phong cảnh địa phương theo quan niệm của nhân dân,biện pháp nghệ thuật phổ biến của nó là khoa trương,phóng đại đồng thời nó cũng sử dụng yếu tố hư ảo,thần kì như cổ tích và thần thoại.

Chúc bạn hok tốt !

11 tháng 6 2018

Truyền thuyết là tên gọi dùng để chỉ một nhóm những sáng tác dân gian truyền miệng nhằm lý giải một số hiện tượng tự nhiên, sự kiện lịch sử.

29 tháng 10 2018

B :2.1/  Định nghĩa: là từ có một nghĩa gốc và một hay một số nghĩa chuyển. Các nghĩa của từ nhiều nghĩa bao giờ cũng có mối liên hệ với nhau. (SGK Tiếng Việt 5 Tập 1 - trang 67)

Ví dụ :

- Đôi mắt của bé mở to (từ mắt chỉ bộ phận quan sát của con người mọc ở trên mặt- được dùng với nghĩa gốc

- Từ “mắt” trong câu “Quả na mở mắt.” là nghĩa chuyển.

Đối với giáo viên có thể hiểu: Một từ có thể gọi tên nhiều sự vật hiện tượng, biểu thị nhiều khái niệm (khái niệm về sự vật, hiện tượng) trong thực tế khách quan thì từ ấy được gọi là từ nhiều nghĩa. Các nghĩa trong từ nhiều nghĩa có mối liên hệ mật thiết với nhau.

Muốn hiểu rõ hơn khái niệm về từ nhiều nghĩa ta có thể so sánh từ nhiều nghĩa với từ một nghĩa. Từ nào là tên gọi của một sự vật, hiện tượng biểu đạt một khái niệm thì từ ấy chỉ có một nghĩa. Từ nào là tên gọi của nhiều sự vật, hiện tượng, biểu thị nhiều khái niệm thì từ ấy là từ nhiều nghĩa.

Nhờ vào quan hệ liên tưởng tương đồng (ẩn dụ) và tương cận (hoán dụ) người ta liên tưởng từ sự vật này đến sự vật kia trên những đặc điểm, hình dáng, tính chất giống nhau hay gần nhau giữa các sự vật ấy. Từ chỗ gọi tên sự vật, tính chất, hành động này (nghĩa 1) chuyển sang gọi tên sự vật, tính chất, hành động khác nghĩa (nghĩa 2), quan hệ nhiều nghĩa của từ nảy sinh từ đó.

Ví dụ:  Chín(1): chỉ quả đã qua một quá trình phát triển, đạt đến độ phát triển cao nhất, hoàn thiện nhất, độ mềm nhất định, màu sắc đặc trưng.

            Chín (2) :Chỉ quá trình vận động, quá trình rèn luyện từ đó, khi đạt đến sự phát triển cao nhất. (Suy nghĩ chín, tình thế cách mạng đã chín, tài năng đã chín)

            Chín (3) : Sự thay đổi màu sắc nước da. (ngượng chín cả mặt )

            Chín (4) : Trải qua một quá trình đã đạt đến độ mềm .(cam chín).

Như vậy muốn phân tích được nghĩa của từ nhiều nghĩa, trước hết phải miêu tả thật đầy đủ các nét nghĩa của nghĩa gốc để làm cơ sở cho sự phân tích nghĩa. Nghĩa của từ phát triển thường dựa trên hai cơ sở:

* Theo cơ chế ẩn dụ nghĩa của từ thường có ba dạng sau :

+ Dạng 1: Nghĩa của từ phát triển dựa vào sự giống nhau về hình thức giữa các sự vật, hiện tượng hay nói cách khác là dựa vào các kiểu tương quan về hình dáng.

Ví dụ: Mũi( mũi người) và Mũi2( mũi  thuyền):

Dạng 2: Nghĩa của từ phát triển trên cơ sở giống nhau về cách thức hay chức năng của các sự vật, hiện tượng .

Ví dụ: cắt1 ( cắt cỏ) với cắt(cắt quan hệ )

+ Dạng 3: Nghĩa của từ phát triển trên cơ sở giống nhau về kết quả do tác động của các sự vật đối với con người.

Ví dụ: đau(đau vết mổ) và đau(đau lòng)

* Theo cơ chế hoán dụ: Nghĩa của từ phát triển dựa trên quan hệ gắn bó có thực của các sự vật hiện tượng, thường có 2 dạng sau:

+ Dạng 1: Nghĩa của từ phát triển từ chỗ gọi tên bộ phận nghĩa gốc chuyển sang gọi tên cơ thể, toàn thể.

Ví dụ: chân1, tay1, mặt1 là những tên gọi chỉ bộ phận được chuyển sang chỉ cái toàn thể (anh ấy cóchân2 trong đội bóng)

+ Dạng 2: Nghĩa của từ phát triển trên quan hệ giữa vật chứa với cái được chứa.

  Ví dụ:   Nhà1: là công trình xây dựng (Anh trai tôi đang làm nhà)

              Nhà2là gia đình ( Cả nhà có mặt)

Ghép:TỪ GHÉP.
Từ ghép là từ có hơn hai tiếng (xét về cấu tạo) và các tiếng tạo nên từ ghép đều có nghĩa (xét về nghĩa). Từ ghép có hai loại: ghép chính phụ và ghép đẳng lập
1. Trong từ ghép chính phụ, tiếng đứng ở vị trí đầu tiên gọi là tiếng chính, tiếng đứng sau gọi là tiếng phụ. Từ một tiếng chính ta có thể tạo nên vô số từ ghép.
VD: vói tiếng chính là "Cá" ta có thể tạo ra vô số từ ghép: cá rô, cá lóc, cá lòng tong, cá mòi, cá sấu, ...
2. trong từ ghép đẳng lập các tiếng ngang nhau về nghĩa: áo quần, thầy cô, anh em, ...
=> Tóm lại, từ ghép là những từ mà mỗi tiếng tạo nên nó đều có nghĩa

b. Từ ghép: là từ mà các từ tố đều có nghĩa. Vd: học sinh

Kết luận ; ĂN TIỆC LÀ TỪ GHÉP VÌ TIẾNG ĂN CÓ NGHĨA VÀ TIẾNG TIỆC CŨNG CÓ NGHĨA

11 tháng 8 2021

Lấy 5 ví dụ về từ nhiêu nghĩa rồi phân tích nghĩa của từ

11 tháng 5 2018

Nghĩa của từ “lương tri” và “lương năng”.

Lương tri: Người có lương tấm, biết nhận thức đúng đắn, soi xét đúng sai.

Lương năng: người có tài năng, phẩm cách tốt.

Ý của vua Quang Trung: tất cả các tướng lĩnh, quân sĩ đều là những người biết phải trái, đúng sai, đều là những người có lương tâm, biết yêu nước thương dân.

Vua Quang Trung dùng cách nói này để khích lệ lòng tự tôn dân tộc của quân sĩ.

29 tháng 5 2019

1. Đọc lại chú thích phần I

2. Nghĩa của từ được giải thích bằng cách: đưa ra khái niệm và đưa ra từ đồng nghĩa, hoặc trái nghĩa.

27 tháng 10 2018

Thành kiến : cách nhìn nhận có phần thiên lệch từ trước , khó thay đổi .

Còn Lực điền : ng lm ruộng khỏe mạnh ( Lực , mạnh ; điền = ruộng )

nếu bạn đã học thì chắc bạn sẽ biết 

27 tháng 10 2018

Thành kiến : cách nhìn nhận có phần thiên lệch từ trước , khó thay đổi .

Lực điền : người làm ruộng khỏe mạnh 

Chúc bạn học tốt