K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 11 2017

ại ùa về. Nhớ những lời căn dặn, những cái vỗ vai, hay cả những lời răn đe nghiêm khắc của thầy cô khi học trò mắc phải lỗi.

Thầy cô là người luôn dành tất cả mọi yêu thương cho đứa học trò của mình, kể cả những đứa học trò mà luôn làm mình phát bực la lớn lên và mời đi ra khỏi lớp. Thậm chí có thể là đình chỉ học môn đó một tuần cũng có.

Thầy cô là người luôn phải chịu đựng bởi bao trò tai quá mà những đứa học trò gây ra, hay thường là những vị cứu tinh của những học sinh bị bắt nạt. Có thể nói thầy cô như là những thần tượng của học trò, hay là người cha, người mẹ thứ hai vậy.

Thầy cô là người đã dạy con nét chữ đầu tiên để rồi sau này, khi con lớn hơn một chút, con mới hiểu sự ân cần của cô, khi cầm tay con uốn từng nét chữ không chỉ đơn thuần là dạy con biết viết, mà nết người của con cũng bắt đầu từ những nét chữ A,B,C. Là người mà phải thức cả đêm để viết lại và cảm nhận bài văn thầy phê “cảm nhận còn hời hợt” bằng tất cả tình cảm, vốn sống của mình. Tất cả những gì thầy cô làm là chỉ mong học sinh của mình sẽ tốt hơn, trưởng thành hơn.

Nhớ ngày 20/11 năm xưa chắc ai cũng trải qua cái thời mà đòi mẹ phải mua quà để đi tặng thầy cô cho bằng được nhưng nỗi khổ là không dám đi một mình, lần nào cũng phải mẹ kè kè đi ,lúc đó nhỏ có biết nói gì đâu thấy bạn đi mình cũng đi cho bằng được. Quà 20/11 lúc xưa cũng chỉ là dầu gội, bột ngọt, sữa hay cuốn sổ và cái bút, nhà có điều kiện hơn thì xấp vải cho thầy cô may đồ để đi dạy. Lớn lên chút thì đã biết đường đi mua quà cho thầy cô, nhưng đến lúc tặng thì run cầm cập, gặp thầy cô ở trường suốt không sao cả nhưng mà gặp riêng thầy cô thì không dám đến. Nhớ lúc đi tặng quà thì vừa vào phòng, thấy thầy cô là tặng cho thầy cô rồi nói một câu ngắn gọn: "Mừng Cô (Thầy) 20 tháng 11" rồi chạy cái vèo ra ngoài, để thầy cô phải chạy ra gọi học trò quay trở lại ngồi chơi, nhưng cũng chỉ ngồi được 5 phút rồi "Cô (Thầy) cho em xin phép". Đến hôm sau vẫn còn không dám gặp thầy cô.

Lớn lên rồi học cấp 3, ngày 20/11 được xem như là một ngày học nhẹ nhõm của học sinh thì phải - theo tôi nghĩ như thế. Vì ngày 20/11 thường thì thầy cô khuyến mãi không dò bài, học sinh cũng không phải thấp thỏm vì cái giờ dò bài như thường ngày. Đôi khi thì còn được nói chuyện phiếm và nghỉ học luôn môn đó, thường thì lớp trường đại diện lớp tặng hoa cho thầy cô rồi thôi, xong cái ngày 20/11.

Nhưng cái ngày 20/11 không phải thầy cô vui vì được nhận hoa và quà của học trò thôi, thầy cô vui vì thấy rằng những đứa học trò của mình đã lớn khôn hơn, thầy cô khi thấy những thành quả của mình tốn bao công sức tâm huyết đạt được thành quả, đó là điều mà làm cho thầy cô tự hào nhất trong đời làm nhà giáo của mình.

Không biết ngày 20/11 của bạn như thế nào nhưng của tôi là một ngày đầy cảm xúc, tuy đi làm xa không thể tới thăm thầy cô được, nhưng không khi nào thầy cô không nhớ tới tôi. Lúc tôi gọi điện thoại chưa kịp nói tên mình thì thầy cô đã nhận ra tôi trước ,tôi vui mừng và đôi khi là bật khóc, cho dù lúc đi học tôi có phá, có quậy nhất lớp thì thầy cô vẫn nhớ và cười phì nói: "Thằng học trò phá nhất lớp của cô nay làm ở đâu rồi, có khỏe không? Năm nay cho gọi điện thoại nhưng năm sau phải về nhà thăm cô đấy nhé!!!". Trải qua biết bao lứa học trò, bao nhiêu năm nhà giáo mà thầy cô vẫn nhớ học trò của mình chứng minh một điều là thầy cô luôn dành mọi tâm huyết cho những đứa học trò nhỏ bé, dù có hay nghiêm khắc với mình đi chăng nữa thì cũng dễ hiểu là thầy cô chỉ muốn điều tốt nhất cho mình mà thôi. Chắc điều đó ai cũng cảm nhận được như tôi, vì nếu không có những điều như thế thì bạn có thể thành công hay sống tốt hơn như hiện nay để còn ngồi đọc những dòng tốt viết đây.

Lúc ngồi viết những dòng này thì nhớ lại những trò tai quái của mình đã mang đến cho thầy cô... Sao có thể làm những trò ấy nhỉ, nhưng mà thôi "Nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò" mà, nhưng dù gì thì cũng mong ngày 20/11 sắp đến, hãy bỏ một chút thời gian nếu như được hãy đến thăm thầy cô, thầy cô sẽ không quên bạn đâu, nhưng nếu không được thì hãy dành cho một cuộc điện thoại chỉ năm, mười phút thôi. Đừng chỉ gửi một cái hình lên mạng Xã hội cho thầy cô và kèm theo dòng ngắn ngủn: "Mừng 20/11, chúc Thầy (Cô) có ngày lễ vui vẻ" là thôi.

Xin cảm ơn những thầy cô đã dìu dắt con từ những ngày đầu tiên học lễ, hậu học văn. Những yêu thương, trân trọng và thành kính nhất là tất cả những gì con muốn những người cô thầy đã dạy dỗ con nên người. Chúc các thầy cô luôn mạnh khỏe, hạnh phúc để mãi mãi vun đắp cho sự nghiệp trồng người.

7 tháng 11 2017

bạn tự viết hay chép mạng vậy

17 tháng 10 2018

Dân tộc ta có truyền thống: “Tôn sư trọng đạo”, nét đẹp ấy đã được bao thế hệ người Việt Nam kế thừa và phát triển.


Từ xưa, ca dao đã có câu:

Muốn sang thì bắc cầu kiều
 

Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy.
 

Được coi trọng như vậy bởi người thầy luôn tượng trưng cho những gì chuẩn mực, đạo lý và người thầy còn có sứ mệnh cao quý là truyền đạo lý cho mọi người, nhất là cho các thế hệ học trò của mình, giúp họ trở nên người có học vấn, có nhân cách tốt đẹp, có năng lực giúp ích cho đời, cho dân, cho nước.
 

Bác Hồ đã từng nói: “Người thầy giáo tốt – thầy giáo xứng đáng là thầy giáo – là người vẻ vang nhất. Dù là tên tuổi không đăng trên báo, không được thưởng huân chương, song những người thầy giáo tốt là những anh hùng vô danh. Đây là một điều rất vẻ vang”.
 

Nhà giáo được vinh danh là “Kỹ sư tâm hồn”, nghề dạy học được vinh danh là “Nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý”. Ngày nay, có biết bao nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú và hàng triệu giáo viên khác – những người đang mang tâm huyết, trí tuệ, không quản khó khăn, gian khổ, cống hiến cho sự nghiệp “trồng người”. Những người thầy ấy luôn được coi trọng. Tôn vinh người thầy đã trở thành đạo lý, thành tình cảm tự nhiên của mỗi người chúng ta.
 

Mỗi năm, khi sắp đến ngày 20-11 lòng chúng tôi lại dâng lên những cảm xúc khó tả, những mong nhớ, nuối tiếc về thời đi học đã qua, những kỷ niệm về thầy cô và những người bạn học đã mãi mãi đi xa để giữ lấy bình yên cho Tổ Quốc. Ngày 20-11 là ngày ân tình, thầy cô giáo chúng tôi đón nhận tình cảm của toàn xã hội, tình cảm chân thành của học trò làm chúng tôi thật sự xúc động, thấy ấm lòng hơn khi nhìn những ánh mắt trong sáng, những câu nói, nụ cười thân thương, sự quan tâm lo lắng của các em làm chúng tôi quên đi bao mệt mỏi của bộn bề công việc, những lo toan trong cuộc sống hàng ngày.
 

Ngày nay, chúng ta đang sống, làm việc trong những điều kiện thuận lợi hơn trước, song cũng rất nhiều thách thức đang đặt ra cho các nhà giáo như: vấn đề đổi mới căn bản nền giáo dục đại học Việt Nam, nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực trong hội nhập, đào tạo theo nhu cầu xã hội... Hơn ai hết, với vai trò là người thầy “Thay Đảng rèn người”, chúng tôi ý thức được trách nhiệm của mình phải bồi dưỡng tri thức, làm chủ công nghệ, khắc phục những khó khăn bằng sức lực, trí tuệ và lòng yêu nghề. Điều đó đòi hỏi mỗi nhà giáo phải có bản lĩnh, vừa giữ được phẩm chất tốt đẹp của nghề nghiệp cao quý vừa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao về tri thức, về kiến thức chuyên môn, về nghiệp vụ sư phạm sao cho phù hợp.
 

Những thành tựu mà trường Đại học Hà Tĩnh đã đạt được, cho đến nay đã ghi đậm dấu ấn, công lao của bao nhà giáo. Trường của chúng ta đã và đang phát triển mạnh mẽ, cơ sở vật chất ngày càng khang trang, đội ngũ gần 300 cán bộ, giảng viên, và hơn 9.000 HSSV của cả trường với tâm huyết, năng lực, ý thức trách nhiệm và tinh thần nỗ lực đang là chủ thể, là lực lượng to lớn tạo ra sự chuyển biến phát triển của nền giáo dục nước nhà.
 

Mỗi ngày đi qua, trên gương mặt của mỗi thầy cô, hằn sâu bao nhọc nhằn, bao vất vả của đời thường, nhưng chỉ có ánh mắt vẫn sáng lên một niềm tin, một tình yêu đối với nghề vô bờ bến. Chúng tôi là những cán bộ, giảng viên của trường Đại học Hà Tĩnh, xin hứa sẽ tiếp tục thắp sáng niềm tin ấy, thắp sáng lý tưởng cao quý mà các thế hệ thầy cô đã giữ gìn; sẽ tiếp tục kế thừa và phát huy những thành quả đã đạt được, nỗ lực vượt khó, sáng tạo để hoàn thành tốt nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó, góp sức đào tạo thế hệ trẻ có phẩm chất, có năng lực, có khát vọng để tiếp bước cha anh dựng xây đất nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh.
 

Nhân ngày 20/11, xin trân trọng gửi tới các thầy, cô giáo, những lời chúc tốt đẹp, những bó hoa tươi thắm nhất! Hướng về các thầy, các cô với tấm lòng thành kính, những học trò hôm qua và những học trò hôm nay đã, đang và sẽ luôn khắc ghi trong lòng đạo lý: Uống nước nhớ nguồn, tôn sư trọng đạo.
 

Chúng ta yêu nghề giáo và trọn đời thủy chung, son sắt với nghề:
 

"Viên phấn trắng hướng cuộc đời bay bổng
 

Mực đỏ chấm bài là máu chảy từ tim".

17 tháng 10 2018

ôn sư trọng đạo là truyền thống nhân văn tốt đẹp của dân tộc ta từ ngàn đời xưa đến nay. Truyền thống ấy thể hiện rõ nét nhất trong ngày 20/11 hằng năm - là ngày Hiến chương các nhà giáo Việt Nam. Tình cảm thầy trò thân thiết, gắn bó, mang nặng nghĩa tình được ghi lại qua những bài thơ, bài ca thật giàu hình ảnh và xúc động. Nhưng có lẽ chân thành mộc mạc, tự nhiên nhất vẫn là những bài văn của chính các em học sinh viết về thầy cô. 

Dưới đây là một số bài văn hay đã từng đạt giải trong những cuộc thi cảm nhận về thầy, cô giáo nhân dịp 20/11. 

Thầy cô dạy dỗ em nên người

Tác giả: Vũ Nguyễn

Bài văn là những kỉ niệm rất sống động của cậu học trò đã từng nghịch ngợm, quậy phá làm phiền lòng thầy cô. Nhưng bằng tất cả yêu thương, ân cần; thầy cô đã khiến cậu tâm phục, khẩu phục. Những tình cảm của cậu với thầy cô trong ngày 20-11 mỗi năm mỗi khác, nhưng càng trưởng thành, cậu càng hiểu rằng dù thế nào đi chăng nữa, tất cả thầy cô luôn mong muốn dành cho học trò của mình những điều tốt đẹp nhất. Không có thầy cô, cậu không thể thành công như ngày hôm nay. Vì vậy, thay vì gửi những tin nhắn chúc mừng ngắn ngủi, hãy thể hiện tình cảm với thầy cô thật chân thành và thiết thực nhất.

Cứ mỗi lần tháng 11 ùa về, đến cái ngày mà cả một năm mới có một lần để nhắc học trò nhớ về thầy cô của mình, nhắc đến ngày Nhà Giáo Việt Nam thì mọi ký ức của thời học sinh lại ùa về. Nhớ những lời căn dặn, những cái vỗ vai, hay cả những lời răn đe nghiêm khắc của thầy cô khi học trò mắc phải lỗi.

Thầy cô là người luôn dành tất cả mọi yêu thương cho đứa học trò của mình, kể cả những đứa học trò mà luôn làm mình phát bực la lớn lên và mời đi ra khỏi lớp. Thậm chí có thể là đình chỉ học môn đó một tuần cũng có.

Thầy cô là người luôn phải chịu đựng bởi bao trò tai quá mà những đứa học trò gây ra, hay thường là những vị cứu tinh của những học sinh bị bắt nạt. Có thể nói thầy cô như là những thần tượng của học trò, hay là người cha, người mẹ thứ hai vậy.

Thầy cô là người đã dạy con nét chữ đầu tiên để rồi sau này, khi con lớn hơn một chút, con mới hiểu sự ân cần của cô, khi cầm tay con uốn từng nét chữ không chỉ đơn thuần là dạy con biết viết, mà nết người của con cũng bắt đầu từ những nét chữ A,B,C. Là người mà phải thức cả đêm để viết lại và cảm nhận bài văn thầy phê “cảm nhận còn hời hợt” bằng tất cả tình cảm, vốn sống của mình. Tất cả những gì thầy cô làm là chỉ mong học sinh của mình sẽ tốt hơn, trưởng thành hơn.

Nhớ ngày 20/11 năm xưa chắc ai cũng trải qua cái thời mà đòi mẹ phải mua quà để đi tặng thầy cô cho bằng được nhưng nỗi khổ là không dám đi một mình, lần nào cũng phải mẹ kè kè đi ,lúc đó nhỏ có biết nói gì đâu thấy bạn đi mình cũng đi cho bằng được. Quà 20/11 lúc xưa cũng chỉ là dầu gội, bột ngọt, sữa hay cuốn sổ và cái bút, nhà có điều kiện hơn thì xấp vải cho thầy cô may đồ để đi dạy. Lớn lên chút thì đã biết đường đi mua quà cho thầy cô, nhưng đến lúc tặng thì run cầm cập, gặp thầy cô ở trường suốt không sao cả nhưng mà gặp riêng thầy cô thì không dám đến. Nhớ lúc đi tặng quà thì vừa vào phòng, thấy thầy cô là tặng cho thầy cô rồi nói một câu ngắn gọn: "Mừng Cô (Thầy) 20 tháng 11" rồi chạy cái vèo ra ngoài, để thầy cô phải chạy ra gọi học trò quay trở lại ngồi chơi, nhưng cũng chỉ ngồi được 5 phút rồi "Cô (Thầy) cho em xin phép". Đến hôm sau vẫn còn không dám gặp thầy cô.

Lớn lên rồi học cấp 3, ngày 20/11 được xem như là một ngày học nhẹ nhõm của học sinh thì phải - theo tôi nghĩ như thế. Vì ngày 20/11 thường thì thầy cô khuyến mãi không dò bài, học sinh cũng không phải thấp thỏm vì cái giờ dò bài như thường ngày. Đôi khi thì còn được nói chuyện phiếm và nghỉ học luôn môn đó, thường thì lớp trường đại diện lớp tặng hoa cho thầy cô rồi thôi, xong cái ngày 20/11.

Nhưng cái ngày 20/11 không phải thầy cô vui vì được nhận hoa và quà của học trò thôi, thầy cô vui vì thấy rằng những đứa học trò của mình đã lớn khôn hơn, thầy cô khi thấy những thành quả của mình tốn bao công sức tâm huyết đạt được thành quả, đó là điều mà làm cho thầy cô tự hào nhất trong đời làm nhà giáo của mình.

Không biết ngày 20/11 của bạn như thế nào nhưng của tôi là một ngày đầy cảm xúc, tuy đi làm xa không thể tới thăm thầy cô được, nhưng không khi nào thầy cô không nhớ tới tôi. Lúc tôi gọi điện thoại chưa kịp nói tên mình thì thầy cô đã nhận ra tôi trước ,tôi vui mừng và đôi khi là bật khóc, cho dù lúc đi học tôi có phá, có quậy nhất lớp thì thầy cô vẫn nhớ và cười phì nói: "Thằng học trò phá nhất lớp của cô nay làm ở đâu rồi, có khỏe không? Năm nay cho gọi điện thoại nhưng năm sau phải về nhà thăm cô đấy nhé!!!". Trải qua biết bao lứa học trò, bao nhiêu năm nhà giáo mà thầy cô vẫn nhớ học trò của mình chứng minh một điều là thầy cô luôn dành mọi tâm huyết cho những đứa học trò nhỏ bé, dù có hay nghiêm khắc với mình đi chăng nữa thì cũng dễ hiểu là thầy cô chỉ muốn điều tốt nhất cho mình mà thôi. Chắc điều đó ai cũng cảm nhận được như tôi, vì nếu không có những điều như thế thì bạn có thể thành công hay sống tốt hơn như hiện nay để còn ngồi đọc những dòng tốt viết đây.

Lúc ngồi viết những dòng này thì nhớ lại những trò tai quái của mình đã mang đến cho thầy cô... Sao có thể làm những trò ấy nhỉ, nhưng mà thôi "Nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò" mà, nhưng dù gì thì cũng mong ngày 20/11 sắp đến, hãy bỏ một chút thời gian nếu như được hãy đến thăm thầy cô, thầy cô sẽ không quên bạn đâu, nhưng nếu không được thì hãy dành cho một cuộc điện thoại chỉ năm, mười phút thôi. Đừng chỉ gửi một cái hình lên mạng Xã hội cho thầy cô và kèm theo dòng ngắn ngủn: "Mừng 20/11, chúc Thầy (Cô) có ngày lễ vui vẻ" là thôi.

Xin cảm ơn những thầy cô đã dìu dắt con từ những ngày đầu tiên học lễ, hậu học văn. Những yêu thương, trân trọng và thành kính nhất là tất cả những gì con muốn những người cô thầy đã dạy dỗ con nên người. Chúc các thầy cô luôn mạnh khỏe, hạnh phúc để mãi mãi vun đắp cho sự nghiệp trồng người.

Hk tốt

8 tháng 11 2017

Cô Vân kính mến!

Đã lâu chưa có dịp gặp cô và sắp đến ngày 8 – 3, nhân dịp này con xin viết thư thăm hỏi tình hình đời sống hàng ngày của cô.

Dạo này cô có khoẻ không? Cô có còn bị khản giọng khi nhắc học sinh không? Bé Nghĩa đi học mẫu giáo rồi chứ ạ? Anh Thắng chắc là được học lớp chọn cô nhỉ? Bây giờ con vẫn học tốt. Nhớ lời cô dặn, gặp những bài tập khó con luôn kiên trì suy nghĩ để tìm ra cách giải. các bạn trong lớp lúc này vẫn rất nhớ cô, một số bạn đã chuyển sang lớp khác nhưng những hình ảnh thân thương về cô chắc chắn vẫn luôn in đậm trong tâm trí các bạn. Con vẫn còn nhớ hình ảnh quen thuộc của tập thể lớp 1a năm ấy. Nét mặt bỡ ngỡ của các bạn khi mới bước vào lớp, sự ân cần dạy dỗ chúng con của cô, tất cả như cùng hiện lên khi con viết bức thư này. buổi đi tham quan trong năm học đó con vẫn nhớ như in. Hôm đó có một bạn bị lạc, cô rất lo lắng. Một lúc sau cũng đã tìm thấy bạn đó, cô khiển trách bạn rất nhiều nhưng con hiểu điều đó chỉ để tốt cho bạn. Còn rất nhiều những kỉ niệm quen thuộc khác mà không sao kể hết được.

Thư đã dài, con xin ngừng bút. Chúc cô luôn mạnh khoẻ để dạy dỗ được các bạn học sinh. Con xin hứa sẽ học tập thật giỏi để không phụ công cô dạy dỗ.

8 tháng 11 2017

ô Bích kính mến!

Đã lâu chưa có dịp gặp cô và sắp đến ngày 20-11, nhân dịp này con xin viết thư thăm hỏi tình hình đời sống hàng ngày của cô.

Dạo này cô có khoẻ không? Cô có còn bị khản giọng khi nhắc học sinh không? Bé Nghĩa đi học mẫu giáo rồi chứ ạ? Anh Thắng chắc là được học lớp chọn cô nhỉ? Bây giờ con vẫn học tốt. Nhớ lời cô dặn, gặp những bài tập khó con luôn kiên trì suy nghĩ để tìm ra cách giải. các bạn trong lớp lúc này vẫn rất nhớ cô, một số bạn đã chuyển sang lớp khác nhưng những hình ảnh thân thương về cô chắc chắn vẫn luôn in đậm trong tâm trí các bạn. Con vẫn còn nhớ hình ảnh quen thuộc của tập thể lớp 1C năm ấy. Nét mặt bỡ ngỡ của các bạn khi mới bước vào lớp, sự ân cần dạy dỗ chúng con của cô, tất cả như cùng hiện lên khi con viết bức thư này. buổi đi tham quan trong năm học đó con vẫn nhớ như in. Hôm đó có một bạn bị lạc, cô rất lo lắng. Một lúc sau cũng đã tìm thấy bạn đó, cô khiển trách bạn rất nhiều nhưng con hiểu điều đó chỉ để tốt cho bạn. Còn rất nhiều những kỉ niệm quen thuộc khác mà không sao kể hết được.

5 tháng 11 2018

Tôn sư trọng đạo là truyền thống nhân văn cao cả, ý nghĩa của dân tộc ta, truyền thống đó càng được thắp sáng và khơi dậy trong ngày 20/11, ngày lễ kỷ niệm nhà giáo Việt Nam 20/11, ngày mà thầy trò sẽ cùng nhau tri ân, cùng nhau trò chuyện, dù đó là những lời văn, lời thơ vô cùng mộc mạc nhưng xuất phát từ chính tấm lòng của các em. Hãy cùng gửi những lời chúc 20-11 tới người thầy, người cô của mình, những người đã góp phần xây đắp con đường ước mơ của mình từ còn khi ngồi ghế nhà trường, một lời chúc 20-11 giản dị những cũng đủ nói lên tấm lòng của bạn rồi.

Trong dịp 20/11 cũng có nhiều câu chuyện về thầy cô được nhắc lại cũng như được chia sẻ cho những bạn chưa biết, với những câu chuyện về thầy cô có đủ những cung bậc cảm xúc khác nhau, các bạn có thể lựa chọn cho mình câu chuyện về thầy cô ý nghĩa nhất.

5 tháng 11 2018

Ai đã ví thầy cô như những người lái đò ngày đêm cần mẫn trên chuyến đò tri thức, còn lũ học trò chúng em là những người lữ khách sang sông, hết lớp khách này lại đến lượt khách khác rời bến sông nhưng người lái đò vẫn sớm chiều đứng đợi

Dưới mái trường thân yêu, với những kỉ niệm vui buồn, những hờn giận ngây thơ của tuổi học trò, nhưng thầy cô như những người mẹ hiền luôn dạy bảo, khuyên răng chúng em phải biết yêu thương nhau, những lời dạy ấy giúp chúng em khôn lớn từng ngày và biết yêu thương, đùm bọc nhau hơn. Có câu rằng:

Ai nâng cánh ước mơ cho em

Là thầy cô không quản ngày đêm
Ai dạy dỗ chúng em nên người
Là thầy cô em ghi nhớ suốt đời.

Vâng, thầy cô là những người chiến sĩ thầm lặng, ngày đêm miệt mài góp nhặt những kiến thức đẻ vun tưới cho thế hệ mai sau được nở hoa, kết trái, thầy cô đã nâng cánh cho chúng em bay cao, bay xa đến những chân trời mơ ước và đầy hoài bão của mình. Những công lao trời biển của thầy cô làm sao chúng ta đền đáp được. Kể sao cho hết những công ơn của người thầy, từng ngày trôi qua, chúng em càng thấm nhuần những điều mà thầy cô đã dạy. Với lòng yêu nghề và tình yêu trẻ, thầy cô đã không quản ngày đêm ươm những mầm non cho đất nước.

Thầy cô chính là những người đã dẫn đường, chỉ lối cho chúng em bước vào đời, người vun đắp cho chúng em vào một tương lai tươi sáng hơn. Mỗi thầy cô giáo là một người lái đò cần mẫn ngày đêm chèo lái những chuyến đò tri thức. Mỗi chuyến đò chứa đựng biết bao công sức và tâm huyết và tình cảm mà thầy cô gởi gắm vào đó. Chúng em biết rằng đó là tất cả những công sức, giọt mồ hôi, nước mắt của thầy cô phải thức khuya, dậy sớm, miệt mài bên trang giáo án. Tình yêu thương vô bờ bến đó chúng em sẽ mãi trân trọng. Thầy cô không những cho chúng em tri thức, thầy cô còn dạy cho chúng em những đạo lí làm người. Đó là những bài học đầu đời chúng em không thể quên. Người đã dạy cho chúng em biết thế nào là tình yêu thương, đoàn kết, biết làm thế nào để vượt qua mọi thất bại để đứng lên, những bài học tưởng chừng đơn giản ấy sẽ là hành trang vô cùng quý giá để chúng em bước vào đời.

Thầy cô kính mến! Dù sau này trên đường đời dẫu có những phong ba, bão táp, chúng em sẽ luôn vững tin bước qua vì chúng em tin rằng thầy cô vẫn dõi theo chúng em. Ngày 20/11 lại đến, chúng em xin được gởi những lời tri ân sâu sắc đến thầy cô. Chúc thầy cô nhiều sức khỏe, mãi là niềm tin yêu của chúng em.

Chúc bạn học tốt !

9 tháng 11 2016

Mình chỉ liệt kê được vậy thôi. Bạn cho một tick nếu thấy thích nhé♥ Theo dõi để mk giúp đỡ thêm nha ( nếu mk biết thôi ^.^)

Nowadays, more and more people choose to live in the city. In this essay, I will discuss about the advantages and disadvantages of living in the city.

It can't be denied that living in the city has many benefits. First of all, if we live in the city, we will have many chances get the developing science and technology. It means that we will have more job opportunities and broaden our knowledge more easily. Secondly, we will have many different ways to spend our free time. There are a lot of theatres, concerts and other kinds of entertainment. There is always a lot to do and visit There are a lot of possibilities of shopping. In various shopping centres and galleries you can buy whatever you want. What is more, a big city is a potential market for trading activities, so we can earn more money to provide our family a comfortable life

Besides advantages, living in the city brings to us a lot of disadvantages. Firstly, a problem about which everyone is worrying is environment. The increase of factories based on industrialization and modernization has severely polluted environment. Smoke from factories' chimneys not only pollutes the air but also makes people get many serious cancers. Sewage is bumped into rivers without being purged, which threatens underwater ecosystems. The second drawback of living in the city is society's vices such as drug addiction. Young people. especially the students, are easily spoiled by bad habits. If people use up all the money, they can't control themselves and even become robbers or murders. Moreover, a problem that many people living in the city have is heartlessness. With some people, it's not worth being worried and it has no effect on our life, people are too busy to care for any others. But if more and more people become heartless, the society will be worse, no one cares another one, they live boring lives, every purposes became meaningless, without love, sympathy and many other good things.

There are good things as well as bad thing of living in the city. However, I strongly believed that advantages outweigh disadvantages. If people know how to live and enjoy their life, living in the city is one of the most interesting things that people want to experience.

8 tháng 3 2017

Copy Google

8 tháng 11 2016

900.000 đồng, nó cứ mân mê những đồng 10.000 đã cũ mà thèm một góc không có ai để khóc.Cuối cùng nó cũng đậu đại học. Người đầu tiên nó muốn thông báo tin quan trọng ấy không phải là ba hay mẹ nó mà là người thầy kính yêu của nó…

Nhà nó nghèo, lại đông anh em, quê nó cũng nghèo nên từ lâu chẳng có mấy ai dám nghĩ đến chuyện cho con vào đại học. Ba mẹ nó cũng vậy, phần vì quá nghèo, phần là vì nghĩ đến điều kiện của con mình “làm sao mà chọi với người ta”!… Thầy là người duy nhất ủng hộ nó, cho nó niềm tin rằng “mình có thể”.

Vui mừng chẳng được bao lâu, bao nhiêu lo lắng tràn về vây lấy nó… Năm năm trời, hàng trăm thứ tiền như bầy ong vo ve trong đầu nó.

Rồi thầy đến mang cho nó một lô sách, vở mà nó đoán là những bài học “nhân-lễ-nghĩa” của thầy, dúi vào tay nó một gói nhỏ mà thầy bảo là “bí kíp” rồi dặn chỉ lúc nào khó khăn nhất mới được mở ra. Nó đã không “cảnh giác” thừa. Gói “bí kíp” mà lúc nhận từ tay thầy nó đã ngờ ngợ là một xấp những tờ tiền 10.000đ bọc trong hai lớp nilon cũ kỹ, những tờ tiền được vuốt phẳng phiu phần nhiều đã nhàu nát mà nó tin rằng thầy đã để dành từ lâu lắm! 900.000đồng, nó cứ mân mê những đồng 10.000 đã cũ mà thèm một góc không có ai để khóc.

Đã hai năm kể từ cái ngày thầy lặn lội lên Sài Gòn thăm nó, dúi vào tay nó những đồng 10.000 nhọc nhằn rồi lại vội vã trở về. Sau đó thầy chuyển công tác. Hai năm, thỉnh thoảng nó vẫn nhận được những đồng 10.000 của thầy (lạ thay, lại vào những lúc tưởng chừng như nó bế tắc nhất!)… Hai năm, nó vẫn chưa một lần về thăm thầy.

Trưa, mới đi học về, mẹ điện lên báo: “Thầy H. mất rồi!”. Nó chỉ lắp bắp hỏi được ba chữ: “Sao thầy mất?”, rồi sụp xuống khi mẹ cũng nghèn nghẹn ở đầu dây bên kia: “Thầy bệnh lâu rồi mà không ai biết. Ngày đưa thầy vào viện, bác sĩ chụp hình mới biết thầy đã hư hết lục phủ ngũ tạng rồi, chưa ai kịp đi thăm thì thầy đã…”.

Nó bỏ hết mọi sự leo lên xe đò. Trong cái nóng ban trưa hầm hập với cơn say xe mệt mỏi, nó thấy thầy hiền hậu đến bên nó, dúi vào đôi tay nóng hổi của nó những tờ 10.000 đồng lấp lánh… Đến bây giờ nó mới để ý thấy thầy đã xanh xao lắm, bàn tay tài hoa khéo léo ngày xưa đã gân guốc lên nhiều lắm… Nó chợt tỉnh, nước mắt lại lăn dài trên má, trái tim nó gào lên nức nở: “Thầy ơi… sao không đợi con về…!?”.

Vì nó cứ đinh ninh: nếu đổi những đồng 10.000 kia thành thuốc, thầy sẽ sống cho đến khi nó kịp trở về.

8 tháng 11 2016

Qua nhiều năm dạy piano, tôi nhận ra rằng trẻ em có nhiều cấp độ năng lực về âm nhạc. Tôi chưa bao giờ hân hanh có được một học trò thần đồng nào cả, dù cũng có một số học sinh thật sự tài năng.

Tôi có được cái mà tôi gọi là những học viên "được thử thách về âm nhạc". Robby là một ví dụ. Robby được 11 tuổi khi mẹ cậu bé, một người mẹ độc thân, đưa cậu đến học bài piano đầu tiên. Tôi thích học viên của mình (đặc biệt là những bé trai) bắt đầu học ở lứa tuổi sớm hơn, và điều đó tôi cũng có giải thích với Robby. Nhưng Robby nói rằng mẹ em hằng ao ước được nghe em chơi piano. Vì vậy, tôi nhận cậu bé vào lớp.

Qua nhiều tháng, cậu bé thì cần mẫn học bài và cố gắng luyện tập, tôi thì cố gắng nghe và động viên cậu. Cứ cuối mỗi bài học hàng tuần, em lại nói: "Một ngày nào đó mẹ sẽ nghe em đàn". Nhưng dường như vô vọng. Đơn giản là cậu bé không có năng khiếu bẩm sinh. Tôi chỉ nhìn thấy mẹ cậu bé từ xa khi bà đưa con đến hoặc ngồi chờ con trong chiếc xe hơi cũ kỹ. Bà luôn vẫy tay và mỉm cười nhưng không bao giờ vào nói chuyện với tôi.

Rồi một ngày kia, Robby thôi không đến lớp. Tôi có nghĩ đến việc gọi em, nhưng lại thôi, vì nghĩ rằng em đã quyết định theo đuổi một cái gì khác. Thật sự, tôi cũng mừng vì em nghỉ. Robby là một màn quảng cáo tồi tệ cho khả năng dạy học của tôi!

Vài tuần sau, tôi gửi đến nhà các học trò của mình tờ bướm giới thiệu về buổi biểu diễn sắp tới. Thật ngạc nhiên, Robby hỏi em có thể tham gia biểu diễn không. Tôi trả lời rằng buổi diễn chỉ dành cho những bạn còn đang học, trong khi em đã nghỉ rồi.

Robby nói mẹ em bị bệnh nên không đưa em đến lớp được, nhưng em vẫn tiếp tục luyện tập. Em năn nỉ tôi cho em tham gia. Tôi không hiểu điều gì đã xui khiến tôi đồng ý. Có thể vì sự kiên trì của cậu bé, hoặc có thể vì một cái gì đó trong tôi lên tiếng rằng sẽ ổn cả thôi.

Rồi đêm diễn cũng đến. Khán phòng của trường chật ních những phụ huynh, bạn bè, thân nhân của các em học viên. Tôi xếp Robby ở gần cuối chương trình, trước tiết mục nói lời cám ơn học viên và biểu diễn một bản nhạc kết thúc chương trình của tôi. Tôi sắp xếp thế để nếu

Robby có làm hư bột hư đường thì tôi cũng có thể cứu vãn bằng tiết mục của mình.

Và buổi diễn đã diễn ra khá suôn sẽ. Rồi đến lượt Robby. Cậu bé bước lên sân khấu với bộ quần áo nhàu nhèo và mái tóc giống như cậu mới vừa dùng máy đánh trứng để đánh bưng nó lên. Tôi thầm nghĩ sao em không ăn mặc như các học viên khác, sao mẹ em không chịu ít ra là nhắc em chải đầu trước khi đến với buổi tối đặc biệt này.

Tôi ngạc nhiên khi Robby tuyên bố em chọn bản Concerto số 21 của Mozart. Tôi vô cùng bất ngờ với những gì được nghe tiếp theo. Các ngón tay cậu bé lướt nhẹ nhàng và linh hoạt trên phím đàn. Tiếng nhạc đi từ cực nhẹ đến cực mạnh, từ rộn rằng đến sâu lắng. Tôi chưa từng được nghe người nào ở tuổi Robby chơi nhạc Mozart tuyệt vời đến vậy. Sau sáu phút rưỡi, em kết thúc bằng một đoạn nhạc mạnh dần lên. Mọi người đứng dậy vỗ tay vang dội.

Ngây ngất và giàn giụa nước mắt, tôi chạy lên sân khấu, ôm chầm lấy Robby trong niềm hạnh phúc. "Tôi chưa bao giờ nghe em chơi tuyệt như vậy! Em làm cách nào thế?".

Qua micro, Robby nói trong xúc động, giọng ngắt quãng: "Cô có nhớ em đã nói mẹ em bị bệnh không? Mẹ em bị ung thư và đã mất sáng ngày hôm qua. Mẹ em bị điếc bẩm sinh, vì vậy tối nay em đã cố gắng đến đây vì nghĩ rằng đây là lần đầu tiên mẹ có thể

nghe em chơi đàn. Em đã cố hết sức mình vì điều ấy".

Cả khán phòng hôm ấy không ai cầm được nước mắt. Khi những người ở Ban Công tác xã hội dẫn Robby về để nhận người đỡ đầu, mắt họ cũng đỏ và đầy xúc động. Tôi thầm nghĩ cuộc đời mình đã giàu hơn biết mấy khi nhận Robby làm học trò.

Vâng, tôi không có học trò thần đồng nào cả, nhưng tối hôm ấy, tôi trở thành học trò của Robby. Em đã dạy tôi ý nghĩa của lòng kiên trì, tình yêu và niềm tin vào bản thân hoặc thậm chí dám đặt cược vào một người khác mà không hiểu tại sao.

Tôi tin rằng luôn có những thiên thần ở quanh chúng ta, bên cạnh chúng ta, và trong bản thân ta. Có lẽ bạn cũng có một thiên thần trong cuộc đời bạn, chỉ có điều đôi lúc chúng ta không nhận ra mà thôi?.

17 tháng 11 2018

Dưới mái trường thân thương - nơi lưu giữ bao kỉ niệm của tuổi học trò thì cô giáo dạy văn đã để lại ấn tượng sâu sắc nhất trong lòng tác giả. Trong kí ức của mình, những kỉ niệm về cô cứ thế hiện lên từ những ngày đầu tiên cô học trò nhỏ đặt chân vào ngôi trường trung học phổ thông cho đến những bài giảng đầy nhiệt huyết và yêu nghề của cô giáo. Cái cách cô truyền đạt thật đặc biệt, cô khiến cho học trò tiếp thu không chỉ những bài học trên sách vở mà cả trong cuộc sống. Đó là người thầy mẫu mực có nhân cách cao đẹp khiến cho mỗi học sinh đều cảm thấy hạnh phúc khi được học cô.

Mái trường - Ngôi nhà thứ hai luôn là nơi lưu lại những dấu ấn đáng nhớ nhất cuộc đời mỗi con người. Ở nơi đó, thầy cô là cha mẹ, bạn bè là anh em gắn bó với nhau như ruột thịt và cùng nhau tạo nên những kỉ niệm khó phai. Suốt những năm tháng cắp sách đến trường, chắc hẳn ai cũng có ấn tượng với một thầy cô giáo nào đó. Những người để lại cho ta kinh nghiệm suốt đời hay vực ta đứng dạy từng những nơi tối tăm, hay đơn giản là cách giảng bài sâu sắc mà không sao quên được. Tôi cũng vậy, suốt ba năm phổ thông cô Hưng dạy văn là người tôi nhớ nhất.Viết về hình tượng cô giáo ngay từ bé chúng tôi đã được nhào nặn trong trí tưởng tượng đó là cô giáo với mái tóc đen dài bóng mượt, cặp gọn gàng bằng một chiếc kẹp giản dị, da trắng môi đỏ, luôn mặc áo dài thướt tha và dáng đi khoan thai, nhẹ nhàng. Với tôi, chắc chắn đó là cô giáo bước ra từ giấc mơ.

Ngày đầu ngỡ ngàng bước vào lớp mười, buổi đầu tiên gặp gỡ, cô bước vào lớp với cặp kính râm to đen, chúng tôi có chút nhốn nháo và bất ngờ, cô hóm hỉnh giải thích: “Buổi đầu chào cả lớp mà cô giống mafia quá, cô xin lỗi các em nhưng nếu bây giờ cô bỏ kính ra thì cả lớp chắc không ai học được vì sợ vừa vì cười đấy. Cô bị ngã xe, lớp thông cảm cho cô nhé!” và kèm theo đó là nụ cười rạng rỡ. Tôi cũng phát hiện ra rằng không phải cô giáo dạy văn nào cũng có giọng nói ngọt như mía lùi hay lanh lảnh như chim hót. Cô Hưng giọng khá trầm và khàn nhưng chưa bao giờ chúng tôi cảm thấy ngao ngán với tiết văn của cô. Ngày đầu tiên ấy, cô còn giới thiệu và kể thêm vài câu chuyện vui về “cái tên giông tên con trai” của cô. Vậy là giờ dạy mở màn, cô đã đốn tim trọn vẹn bốn mươi lăm thành viên 10A3, đặc biệt là tôi, cảm nhận được một tâm hồn đồng điệu.

Nhắc đến cô giáo, người ta luôn mường tượng ra sự ân cần, nhẹ nhàng, dạy dỗ chỉ bảo tận tình, sự nhiệt huyết và yêu trẻ. Cô Hưng cũng không phải ngoại lệ. Nhưng điều đặc biệt hơn cả, cô là người rất cá tính và hiện đại. Cô luôn có cách lôi kéo chúng tôi không thể dời khỏi lời giảng của cô một giây phút nào. Cô vẫn giữ những nét truyền thống của một nhà giáo, không sai lệch về tư tưởng, đạo đức nhưng cô cũng không quên bỏ vào đó một chút cái tôi cá nhân riêng để học sinh có thể nhớ về cô mãi. Ông nội tôi trước đây là một nhà Nho dạy chữ Hán vì vậy ông rất thích con cháu nối nghiệp ông. Mỗi lần về thăm quê, ông lại thủ thỉ với tôi: “Làm giáo viên con nhé! Tôi chỉ biết mỉm cười và lẳng lặng gật đầu”. Tôi yêu trẻ nhưng nóng tính mà ngành giáo luôn cần sự kiên nhẫn và tôi đã tự nhủ rằng “không bao giờ mình thi sư phạm”. Nhưng rỗi mỗi tiết văn của cô lại truyền thêm cho tôi cảm hứng. Tôi sẽ đứng trên bục giảng, thổi hồn vào từng câu chữ và học sinh sẽ quý mến tôi như chứng tôi kính trọng, yêu quý cô bây giờ. Tôi sẽ niềm nở, hài hước và thân thiện giống cô. Tôi sẽ dạy cho những đứa con thứ hai của tôi không chỉ tri thức mà còn cả cách làm người, cách yêu thương cuộc sống, cách gieo lòng nhân hậu với những con người ra chưa từng biết, chưa từng gặp qua mỗi trang sách giống như cô dạy chúng tôi trong mỗi tiết học.

Cô Hưng mang dáng dấp của người phụ nữ hiện đại nhưng cũng không quên đi nét truyền thống trong mình. Không phải phóng đại, nhưng cô là người phụ nữ giỏi việc nước, đảm việt nhà. Cô luôn nhiệt tình tham gia các hoạt động Đoàn trường, nhiều năm đạt danh hiệu Giáo viên xuất sắc. Năm học 2012-2013, lần đầu tiên cô bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 12 mang lại thành tích rực rỡ như thế: Ba giải nhì, một giải ba và một giải khuyến khích, đứng nhất tỉnh năm đó. Ở nhà, hai con của cô luôn là những con ngoan trò giỏi. Hai em luôn dạt danh hiệu học sinh giỏi qua từng năm học. Niềm vinh dự hơn cả là con trai cô từng đạt giải học sinh tỉnh lớp 5. Cô là người giữ lửa và ngọn lửa ấy luôn bùng cháy trong gia đình nhỏ hạnh phúc của cô.

Tôi đang cảm nhận từng ngày trọn vẹn khi còn là học sinh, khi còn được ngồi trên ghế nhà trường. Và tôi không thể nào quên những kỉ niệm thời áo trắng bên bạn bè, trang sức cùng hình ảnh người cô miệt mài bên giáo án. Người đã truyền dạy cho tôi bao tri thức, bao ước mơ và hi vọng - Cô Hưng.

17 tháng 11 2018

tham khảo nhé, ko phải bài mik nha

Tác giả: Nguyễn Ánh Tuyết. Lớp 9D. Trường: THCS Kim Tân. TP. Lào Cai.

Đây là một bài văn của em học sinh lớp 9 viết về thầy cô rất xúc động và chân thành nhân ngày 20-11. Đọc nó, ta có cảm giác như đọc một trang nhật kí của một cô học trò nhỏ. Sau 4 tháng vào học, cảm giác bước vào ngôi trường mới với thầy cô, bạn bè mới và những nỗi rụt rè, sợ hãi, mặc cảm thường trực của tác giả đã dần dần được thay thế bởi những tình cảm tốt đẹp: tự tin và bừng sức sống. Người đã giúp cô học trò nhỏ hòa nhập với môi trường mới và chiếm lĩnh tri thức không ai khác chính là cô giáo của cô- một người thầy có nhân cách cao đẹp và giàu lòng vị tha với học sinh.

Thời gian cứ trôi đi âm thầm và lặng lẽ, thấm thoát đã gần bốn tháng trôi qua. Thời gian tuy ngắn nhưng cũng đủ làm cho em cảm nhận được tất cả những điều tốt đẹp nhất từ mái trường THCS Kim Tân. Với ước mơ trở thành 1 cô học trò được khoác lên mình chiếc áo đồng phục của trường THPT Chuyên Lào Cai, em đã rời xa ngôi trường mà mình đang học để đến với 1 ngôi trường hoàn toàn mới, những lo lắng, suy nghĩ xuất hiện trong khối óc nhỏ bé: Lo sợ vì mất đi những người mà mình quan tâm, yêu thương nhất, sợ vì phải rời xa nơi mà mình cảm thấy an toàn nhất, sợ phải chia tay những đứa bạn mà ngày nào chúng mình đùa nghịch và chọc ghẹo lẫn nhau,...và sợ cả khi không có bạn bè, thầy cô ở bên, có những lúc em đã định lùi bước. Nhưng nghĩ về tương lai phía trước, nghĩ về những người đang trông mong và tin tưởng, em đã quyết định tiến bước, hi vọng về một ngày mai tươi sáng hơn.

Nhớ những ngày ấy, những ngày đầu của tháng 8, tiết trời ấm áp, khi trên con đường đến trường mới lạ còn cảm thấy có một chút mặc cảm, tự ti về bản thân, run sợ trước thách thức mới đang chờ đón thì khi đặt chân đến trường những cảm giác ấy hoàn toàn tan biến. Cảm giác đầu tiên khi đặt chân vào cánh cổng là một cái gì đó rất gần gũi, thân quen. Ngôi trường hiện lên đẹp và khang trang, những tán lá cây dang rộng, một làn gió mát rượi thoảng qua đưa tâm hồn vào những điều tuyệt diệu nhất. Có lẽ chính cảm giác ấy đã thúc giục bước chân em tiến nhanh vào lớp học. Em bước lên cầu thang dãy nhà B, lên đến tầng 3, tấm biển lớp 9D được đặt ngay ngắn. Bước vào lớp các bạn đều rất thân thiện và dễ gần, tất cả đều cởi mở và vui vẻ chào đón một thành viên mới. Và sau đó, chính ngày hôm ấy, em đã gặp được cô-cô Lê Thị Lương. Ấn tượng đầu tiên của em về cô là một con người rất thẳng thắn nhưng đồng thời cũng rất quan tâm đến học sinh. Cô có biết rằng, lời động viên của cô hôm ấy đã khiến em cảm thấy có ý chí để vươn lên hi vọng rằng mình có thể làm tốt.

Những ngày tiếp theo đó, em hiểu rõ về cô hơn cô rất nghiêm khắc, có những lúc em cảm thấy vô cùng sợ và tự hỏi rằng tại sao cô phải nghiêm khắc với chúng em như vậy? Nhưng rồi, thời gian đã giúp em nhận ra, cô nghiêm khắc là muốn tốt cho chúng em, muốn cho chúng em trưởng thành và trở thành 1 con người tốt. Cô luôn ở bên cạnh, sẵn sàng giúp đỡ chúng em trong mọi việc. Cô cầm chổi giúp chúng em dọn vệ sinh trường lớp, cô cầm cuốc giúp chúng em trồng hoa,...và cô cầm cả viên phấn để viết lên cả tấm lòng mình. Cô dạy cho chúng em biết nói lời cảm ơn, biết nói lời xin lỗi, cô giúp cho chúng em tạo ra một cuốn sổ với thật nhiều trang viết với hình ảnh thú vị. Em thương cô vì cô quá vất vả, dẫu cô ốm nhưng không bao giờ cô bỏ giờ tự quản trong 15p đầu giờ trên lớp, thương ánh mắt cô thật buồn, những giọt nước mắt lăn dài trên má vì chúng em không ngoan...Em càng thương cô hơn vì cô luôn là giáo viên công bằng và luôn đứng về phía học trò để nhìn nhận vấn đề, cô luôn tìm cách để thấu hiểu được bọn học trò chúng em và nâng đỡ cho những bước chân ngây dại của chúng em. Em càng khâm phục cô hơn ở cách mà cô dành cho em và những bạn bè khác, cô luôn biết những khuyết điểm của mình và cố gắng khắc phục, cũng như góp ý khuyên răn với những khuyết điểm của chúng em 1 cách tinh tế để hoàn hảo hơn trong mắt mọi người. Cô ơi! Em thương cô lắm tấm lòng rộng mở của cô, có nghiêm khắc nhưng rất mực thông cảm với học trò của mình, sự sâu sắc và gần gũi của cô nữa và còn vô vàn những điều khác nữa, đó phải là cả một tâm hồn, một trái tim dành cho chúng em,... và dẫu đó chỉ là tình cảm một chiều của cô, cô cho đi chẳng mong nhận lại điều chi cả. Đối với em, em đã lớn hơn chỉ sau 4 tháng ngắn ngủi học với cô, em có được một tâm hồn mới, một sự tự ti vốn ẩn nấp trong em. Một trái tim biết cảm thông và lắng nghe, một tinh thần vượt khó cho dù vấp ngã, em đã học ở cô là sự nỗ lực không ngừng, cô chính là điểm tựa cho em đứng lên sau vấp ngã, gạt đi nước mắt em lạc bước tiếp ở cuộc đời này, em đã biết nhìn nhận vấn đề và không còn nữa những đánh giá ngây ngô.

Cô ơi! Ngày 20/11 sắp đến, em mong cô hãy tha thứ cho em về tất cả những lỗi lầm của mình và cảm ơn cô về tất cả những gì cô dành cho em. Em yêu cô và yêu mái trường THCS Kim Tân này nhiều, em cũng như các bạn sẽ chẳng bao giờ quên được nơi này-nơi sẽ chắp cánh cho những ước mơ của chúng em bay xa.

28 tháng 10 2016
Dưới mái trường mến yêu này
Bạn bè chăng lứa cùng say học hành
Học giỏi học tốt học nhanh
Đều nhờ vào cả công ơn cô thầy
Dưới bục bảng, lớp học đây
Là nơi vang mãi một thời học sinh
In rõ nét bút chữ mình
Đậm lên bụi phấn trên tay cô thầy
Sau này đi đó đi đây
Chúng em vẫn mãi khắc ghi trong lòng
28 tháng 10 2016
Thầy cô là ánh mặt trời
Là từng tia nắng, là đàng sớm mai

 

Khi tôi viết chữ còn sai

 

Thầy cô đã dạy chúng tôi ân cần

 

Thầy cô dạy tôi học vần

 

Dạy từng nét bút, dạy từng bước đi)

 

Theo lời cô dạy thầm thì

 

Con ngoan của mẹ, trò hiền của cô

 

Mai sau con xa thầy cô

 

Nhưng con mãi mãi nhớ ơn cô thầy.)
13 tháng 12 2021

A, tháng hai

13 tháng 12 2021

A, Tháng hai

28 tháng 3 2022

MIK QUÊN 

MIK SẼ T.I.C.K 111 CHO NHỮNG BẠN NÀO NHANH NHẤT  NHA

28 tháng 3 2022

Rơi vào thứ chủ nhật

Chủ nhật