Mọi người ơi giúp mk với ạ. T5 tuần này mk phải nộp bài rồi.
Đề bài: Sáng tác 1 truyện ngắn có ý nghĩa giáo dục với thế hệ trẻ hiện nay
Mong các bạn giúp mk ạ. Mk cảm ơn rất nhiều
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Vẫn cái dáng còm cõi, bước từng bước nặng nề như gánh cả nổi buồn nhân thế trên lưng, lão bước đi ê a lẫn thẩn. Trời khuya rồi và cái lạnh càng xé da cắt thịt lão. Lão đi về phía công viên- ngôi nhà của lão. Cái đêm này người ta bảo là giáng sinh, là ngày mà chúa sinh ra và ban phước lành gì đấy, lão không biết chỉ thấy cái ngày này lạnh quá, cái đất Sài Gòn vốn ấm áp nhưng hình như ngày này nó lạnh nhất. Tụi trẻ con, tụi thanh niên bọn nó mừng, nó được diện áo ấm mới đi chơi giáng sinh, thậm chí lão còn nghe đâu đấy ước muốn có tuyết của những cô bé mộng mơ để đêm noel giống nước ngoài mới đúng cách. Lão chả muốn như thế chút nào, chỉ thế này thôi lão đã lạnh lắm rồi, nói gì đến tuyết. Đêm nôel cũng như bao đêm khác, tẻ nhạt với lão, lành lùng và cô đơn thảm hại.À mà không, noel người ta đi chơi nhiều, trẻ con cũng có, tụi thanh niên cũng có, người lớn cũng có, và cả những người già trạc tuổi lão cũng ra đường nếm cái mùi giáng sinh “thiêng liêng” mà chỉ những người an nhàn mới nghĩ tới. Đông người lão gắng gượng đi thêm vài đoạn công viên nữa, cố kiếm thêm vài đồng.
Cái áo rách vai, ở chổ tà áo từng đường vân bẩn, lão vẫn lê từng bước chân khó nhọc, người lão bốc lên một mùi khó chịu, vẻ mặt già nua hốc hác, hằn lên nỗi khổ cực của đời người càng làm cho lão thêm vẻ tội lỗi và đáng thương hơn, có lẽ vì thế mà người ta cho lão nhiều tiền. Nhất là trong cái đêm này, một đêm rộn rã những nhạc, những đèn, người ta hình như muốn làm thêm việc gì thiện, có thể là để tích đức, hay vì muốn lão biến đi cho nhanh để không làm phiền, người ta cũng ném cho gã mấy đồng.
Cái ghề ăn mày… chúng nó đàm đúm nhau, ăn chơi hò hét, lão đến bọn nó xị mặt quát lớn vào lão, có vài cô gái bịt mũi xua tay, rồi họ cũng vứt cho lão mấy đồng: biến đi lão già. Người có học, họ dừng lại bộc lộ chút thương cảm mà mở ví cho vào cái nón rách của lão mấy đồng. Đều là bố thí cả, lão vui, cái nghề ăn mày còn gì vui hơn khi người ta cho lão tiền. Dù chỉ với năm trăm bạc rách chúng nó cả thể chửi lão, sỉ nhục lão có thể đó là cách làm cho chúng bớt tiếc đồng tiền mình vừa bỏ ra, dù chỉ với 1 đồng xu rỉ rét một thằng nhóc cũng có thể tự hào rằng mình đã làm một việc tốt, cứu rỗi một tên xin mày, và dù biết đâu nhờ đồng tiền của mình mà ông ta có thể sống tiếp thêm vài ngày nữa. Lão cười nhạt, hề gì! Gần sáu mươi năm, lão đã đi gần hết cái dốc của cuộc đời, quanh lưng lại, bạt bẽo, có gì để lão nhớ!?
Cái ngày xám xịt nào đó, lão được sinh ra, bơ vơ, lạc lõng, trong tiềm thức của lão không có mẹ, có bố, chỉ có cái chăn cũ trùm kín một em bé sơ sinh đang cố khóc thật to để níu kéo mẹ nó, có những bữa ăn nay đây mai đó của những cô hàng rong truyền tay nhau nuôi lão. Rồi theo thời gian, lão xoáy vào cuộc đời thành một hạt bụi đời bơ vơ trơ trẽn. Lúc còn sức khoẻ thì lão cướp dựt của thiên hạ, bây giờ lúc về nhà lão lại chào nón xin ăn, mang trên mình bộ mặt kham khổ, tội nghiệp, tựa như chưa từng có cái quá khứ nhơ nhuốc đó. Lão sống qua ngày, từng ngày từng ngày vô định, lão chờ một cái chết, chờ lưỡi dao của tử thần kéo lão đi- một mảnh đời bơ vơ không đáng có.
Lão mệt, không muốn lê thêm bước nào nữa, công viên đông nghịt người, khó khăn lắm lão mới kiếm được một góc khuất rống rãi, gã kéo tấm chăn cũ rích đã rách loan lỗ ra che tấm thân già còm cõi của lão, có mỗi mẫu bánh mì lão vẫn chưa ăn, răng lão không nhai nổi nó nữa, lão nằm dài, phó mặc, lão nghe cái chết đang cận kề.
Đêm giáng sinh, tiếng nhạc rộn rã, nghe nó lại gợi lại cho lão quá khứ của mình, hồi đó lão thèm được đến nhà thờ với gia đình trong đêm này, thèm được mẹ mua cho cái áo ấm mới như những đứa trẻ mà lão đã trông thấy giữa đường, thèm được một bữa cơm ấm cúng… nhiều lúc lão muốn tin vào cái điều ước, những phước lành thiên liêng mà chúa ban cho, nhưng thực tại làm mờ đi những hi vọng và cả đức tin trong lão, lão biết cái tội lớn nhất của lão là biết….thèm. Sự thèm khát yêu thương làm cho lão không có lấy một đêm ngon giấc, ngay cả nhưng giấc mơ của lão cũng thật u ám man rợn. Lão cố mườn tượng trong xa xăm, nhưng khuôn mặt là “người thân” của lão, không biết từ bao giờ, lão thôi trách móc, thôi hận thù họ, lão nằm đấy chờ đợi cái chết của mình trong tiếng nhạc noel réo rắc.
Lẫn trong những tiếng nhạc, tiếng cười nói, có tiếng khóc yếu ớt của trẻ con, lão cố ngồi dậy, tìm đến một góc sâu trong bụi cây- nơi phát ra tiếng khóc cạnh chổ lão ngủ, lão thảng thốt, một đứa bé cuộn tròn trong tấm chăn cũ, đang cất từng tiếng khóc yếu ớt, có lẽ vì đói, vì lạnh, lão cúi xuống, cố gắng thật khéo léo bế đứa trẻ trên tay, lão tìm thấy lá thư cạnh bé- một người nữa đã phũ phàn bỏ rơi một sinh linh bé nhỏ. Lão khóc. Lão móc hết mấy đồng tiền lẻ trong túi gắng mua một hộp sữa, lão mon mem, lão vụn về khi cho bé uống, nhưng rồi đứa bé cũng nín hẳn khi có sữa. Nó đói lòng, đói cả tình người. Nước mắt lão chừng chực trào ra.
Đêm dần trôi, mọi người vẫn ồn ào vui vẻ, chả ai để ý đến một lão già đang nằm thoi thóp từng hơi thở yếu ớt, lão run lên vì lạnh, vì đói…
Lão chết khi đôi tay vẫn còn ôm chặt đứa bé đang cuộn tròn trong tấm chăn của lão, lão ra đi thanh thản như chính những gì lão chờ đợi, nụ cười vẫn còn trên môi lão vì lão biết cái chết của lão cứu sống một sinh linh mới chào đời. Em bé ngon lành ngủ, em như ấm áp hơn trong vòng tay ôm chặt của lão, em thôi không khóc, em sẵn sàng đón chào cuộc đời dù còn quá nhiều chông gai phía trước.
Trong làn sương mờ lúc nửa đêm, trên cao, một ngôi sao loé sáng rực rỡ rồi vụt tắt, đổi ngôi cho một ngôi sao bé bỏng lấp lánh.
Tiếng chuông giáo đường rung lên, cuốn theo muôn vàng suy nghĩ, những dòng suy nghĩ bay cao, bay xa, dệt thành những điều ước thiêng liêng trong đêm giáng sinh.
….Để gió cuốn đi một tấm lòng!
Mỗi người trong chúng ta ai cũng có ước mơ cho dù là nhỏ bé hay vĩ đại thì những ước mơ ấy đều đáng quý, đáng trân trọng bởi đó là trụ cột tinh thần, là sức mạnh vô hình tạo động lực cho chúng ta vươn lên để đạt đến điều ta mong muốn, hướng đến ngày mai đầy hy vọng. Song đã bao giờ chúng ta tự hỏi chúng ta đang mong chờ, khao khát những điều tuyệt vời, điều ta chưa có mà vô tình quên đi những điều giản đơn xung quanh? Tôi cũng như những người khác đã và đang ước mơ tha thiết những điều tôi chưa đạt được. Khi còn bé, tôi say sưa với cuốn truyện cổ tích và ước gì một ngày nào đó mình sẽ được biến thành một nàng công chúa xinh đẹp, một cô tiên với bao phép lạ kỳ hay có được lâu đài đầy ắp bánh kẹo. Lớp Năm, tôi bắt đầu tìm đọc về những học sinh đạt giải trong các kì thi quốc gia và ước mơ mình được như họ. Lớn hơn, nói chính xác là lúc tôi bắt đầu đọc sách “Hạt giống tâm hồn” về chuyên đề “Từ những điều bình dị”, tôi bỗng nhận ra rằng: tại sao tôi chưa bao giờ nghĩ sẽ làm gì đó để ba mẹ tôi vui sau cả ngày làm việc mệt mỏi, tại sao ý nghĩ làm cách nào để chị em tôi không còn cãi nhau vì những điều vụn vặt chưa từng xuất hiện trong suy nghĩ của tôi? Cuốn sách ấy như thước phim quay chậm khiến tôi để tâm hơn những điều đơn giản, được trải nghiệm cảm xúc với từng mẩu truyện nhỏ về những con người bình dị, tinh thần vượt lên, niềm tin chiến thắng…
Mỗi khi gấp cuốn sách “Hạt giống tâm hồn” lại, lòng tôi như vẫn còn bao dư ba về các số phận, những con người với hoàn cảnh khác nhau, những lời khuyên, câu ngạn ngữ vô giá… “Hạt giống tâm hồn” như thước phim quay chậm khiến tôi có cơ hội nhìn lại bản thân, hoàn thiện bản thân hơn. Nó khiến tôi nhìn lại cuộc sống trên nhiều phương diện. Tôi như trưởng thành hơn, ít cáu gắt với ba mẹ khi bị mắng hay giận dỗi lúc không vừa ý việc gì bởi tôi biết cuộc đời là hữu hạn mà tình yêu gia đình dành cho tôi là vô hạn, tôi biết đứng lên sau thất bại bởi tôi biết rằng tôi sẽ không thể thành công vào mai sau nếu chỉ nghĩ đến thất bại hôm nay… “Hạt giống tâm hồn” như chính cái tên của nó, gieo vào lòng người đọc những hạt giống và rồi để họ tự nhận thức, cảm nhận và tự gieo trồng theo cách của họ. Tôi mong sẽ ngày càng nhiều người tìm đọc đến “Hạt giống tâm hồn” như tôi và gieo trồng những hạnh phúc giản đơn trong tâm hồn mình!Kỉ niệm trường em
Trường em giờ đã xa
Được 10 năm rồi đó
Vậy mà em vẫn nhớ
Những kỉ niệm trường em
Trường em với niềm vui
Trường như bao nỗi nhớ
Kỉ niệm đáng nhớ nhất
Là cách đây 10 năm
Ngày đầu tiên đi học
Em khóc, túm áo mẹ
Giữ chặt không muốn rời
Lúc ấy cô nhẹ nhàng
Đến bên lau nước mắt
Bàn tay cô mềm mại
Nhẹ nhàng và thân thương
Nơi đầy có bạn bè
Là những người học chăm
Đi xa em mãi nhớ
Ngôi trường tuổi học trò
Nhớ mãi về bảng đen
Bạn thân cùng cửa sổ
Chiếc ghế ngồi thân quen...
Kỉ niệm ở trường là những khoảnh khắc đáng nhớ, là những hồi ức đẹp đẽ gắn bó với từng góc nhỏ của trường lớp. Nơi đây không chỉ là nơi học tập mà còn là mái nhà thứ hai, nơi tình bạn và kỷ niệm được gieo mầm và phát triển.
Ngày nắng trên đường vào trường, những bước chân đầu tiên từng bước đi, tôi đã bắt đầu xây dựng những ký ức đáng quý. Những người bạn mới, những cô giáo, những buổi học, và cả những lúc vui đùa, những lúc khó khăn, đều là những chặng đường dài mà tôi đã trải qua trong quãng thời gian ở trường.
Kỷ niệm đầu tiên là những ngày nhập học, khi ánh mắt tò mò của chúng tôi nhìn quanh lớp học mới, tim đập nhanh vì sự lo lắng và hồi hộp. Nhưng từng ngày trôi qua, chúng tôi trở nên thân quen và thân thiện hơn, tạo nên một gia đình lớp học đặc biệt. Bàn học nơi tôi ngồi trở thành điểm hẹn của những câu chuyện, những nụ cười và cả những giọt nước mắt.
Những buổi học không chỉ là nơi chúng tôi học kiến thức mà còn là cơ hội để chia sẻ, thảo luận và xây dựng kiến thức từ những câu hỏi tò mò. Cô giáo là người hướng dẫn, người truyền đạt tri thức, nhưng cũng là người bạn, người thấu hiểu và chia sẻ những niềm vui, nỗi buồn cùng chúng tôi.
Những kỷ niệm không thể nào quên là những sự kiện lớn nhỏ trong cuộc sống học sinh. Tất nhiên, có những kỷ niệm vui vẻ như các buổi liên hoan, hội trại, hay những kì thi đầy hồi hộp. Nhưng cũng có những kỷ niệm đậm chất nhân văn, là những lúc chúng tôi học được ý nghĩa của tình bạn, lòng nhân ái và sự chia sẻ.
Mỗi ngày, mỗi giờ trôi qua là một trang mới của cuốn sách kỷ niệm ở trường. Chúng tôi đã học, đã cười, đã khóc, và cùng nhau trưởng thành. Những chiếc áo đồng phục, những bảng điểm, và những tấm bằng là những kỷ vật đánh dấu hành trình học tập của chúng tôi.
Rồi một ngày, khi bước ra khỏi cổng trường, chúng tôi ôm trọn lấy kỷ niệm và tình bạn. Những người bạn, những người thầy cô, và cả những góc trường đã trở thành một phần không thể thiếu trong trái tim chúng tôi. Khi nhìn lại, trường học không chỉ là nơi chúng tôi nhận biết kiến thức mà còn là mái nhà của những kỷ niệm đẹp nhất.
Câu đầu:
A=1.1.2.2.3.3.4.4/1.2.2.3.3.4.4.5
A=(1.2.3.4).(1.2.3.4)/(1.2.3.4).(2.3.4.5)
A=1.1/1.5
A=1/5
Câu sau:
B=2.2.3.3.4.4.5.5/1.3.2.4.3.5.4.6
B=(2.3.4.5).(2.3.4.5)/(1.2.3.4).(3.4.5.6)
B=5.1/1.3
B=5/3
LƯU Ý: nếu không làm như mình thì bạn có thể làm giống hướng dẫn trong sách trừ khi cô của bạn bắt bạn cắt đáp án đi hay đại loại vậy
Mở bài:+ giới Thiệu trường và người bạn ; lớp học mới
Thân bài:+ vị trí của lớp trong trường
+ Màu sơn cua lớp ; gạch hoa
+ Có bao nhiêu của
+Trang trí xung quanh lớp
+Bàn trong lớp
+ Lớp mới có gì khác
Kết bài: cảm giác khi ơ lớp mới
Bài 3 (1,5 điểm) Để tham gia chương trình “ Tết no ấm cho học sinh vùng cao”, học sinh ba lớp 7A, 7B, 7C tổ chức gói bánh chưng. Số bánh chưng lớp 7A và 7B gói được tỉ lệ nghịch với 3 và 2 . Số bánh chưng lớp 7B và 7C gói được tỉ lệ nghịch với 7 và 5. Số bánh chưng lớp 7C gói được nhiều hơn lớp 7A là 22 chiếc . Hỏi cả 3 lớp gói được bao nhiêu chiếc bánh chưng để tham gia chương trình này? |
P/s: Đây à?