K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 11 2017

Tham khảo nhé bạn​haha

Thủ đoạn của các nước phương tây đối với các nước đông nam á là xâm lược bằng việc gây chiến tranh

Tick nếu bạn thấy đúng nhéleuleu

1 tháng 6 2017

Đáp án: A

Giải thích: Mục…1 (phần I)….Trang…83...SGK Lịch sử 11 cơ bản

20 tháng 1 2019

Từ giữa thế kỉ XIX, chủ nghĩa tư bản tiến dần lên chủ nghĩa đế quốc, nhu cầu về thị trường, nguyên liệu và nhân công ngày càng tăng trong khi những nguồn lực ở trong nước không thể đáp ứng đủ. Do đó các nước thực dân phương Tây buộc phải sử dụng vũ lực để nhanh chóng hoàn thành xâm lược Đông Nam Á để biến nơi đây thành thị trường tiêu thụ và nơi cung cấp nguyên liệu cho chính quốc

Đáp án cần chọn là: A

14 tháng 5 2017

- Đông Nam Á gồm 11 nước:

  + Trên bán đảo Trung Ấn là các nước: Việt Nam (Thủ đô Hà Nội), Lào (Thủ đô Viên Chăn), Cam-pu-chia (Thủ đô Phnom-pênh), Thái Lan (Thủ đô Băng Cốc), Mi-an-ma (Thủ đô Y-an-gun), Ma-lai-xi-a (Thủ đô Cua-ca Lăm-pơ).

  + Trên đảo gồm: I-đô-nê-xi-a (Thủ đô Gia-các-ta), Xin-ga-po (Thủ đô Xin-ga-po), Bru-nây (Thủ đô Ban-đa Xê-ri Bê-ga-oan), Phi-líp-pin (Thủ đô Ma-ni-la), Đông-ti-mo (Thủ đô Đi-li), Ma-lai-xi-a (ở cả bán đảo và đảo; Thủ đô Cua-la Lăm-pơ).

- Diện tích của Việt Nam tương đương với Phi-líp-pin và Mai-lai-xi-a song dân số Việt Nam hơn Ma-lai-xi-a khá nhiều, gấp trên 3 lần và tương đương với dân số của Phi-líp-pin, nhưng mức tăng dân số của Phi-líp-oin cao hơn Việt Nam.

- Ngôn ngữ được dùng phổ biến tại các quốc gia trong khu vực là: tiếng Anh, tiếng Hoa và tiếng Mã Lai. Các nước trong quần đảo có lợi thế hơn trong sử dụng ngôn ngữ chung với nhau do không có chung ngôn ngữ để sử dụng.

23 tháng 4 2019

   - Năm 1511 Bồ Đào Nha chiếm Ma-lắc-ca-cửa ngõ vùng biển Đông Nam Á mở đầu quá trình xâm lược của các nước thực dân vào khu vực này.

   - Tiếp đó Tây Ban Nha, Hà LAn cũng lập những thương điểm của mình ở Gia-các-ta và vùng phụ cận. Thực dân Anh đánh chiếm miến Điện rồi xâm lược vào xiêm.

   - Từ giữa thế kỷ XVIII, Pháp dòm ngó, sau đó đến cuối thế kỷ XIX xâm lược 3 nước Đông Dương, Philippin bị Tây Ban Nha, sau đó là Mỹ xâm chiếm.

5 tháng 8 2023

Tham khảo:

Nhận xét chung: Chính sách cai trị của thực dân phương Tây đã dẫn đến những chuyển biến sâu sắc ở các nước Đông Nam Á, trên tất cả các phương diện, từ: chính trị, kinh tế, đến văn hóa, xã hội.

♦ Chuyển biến về chính trị:

- Chuyển biến tích cực: một số yếu tố tích cực về hệ thống pháp luật, quản lí hành chính,… được du nhập vào Đông Nam Á.

- Chuyển biến tiêu cực:

+ Từ các quốc gia độc lập, có chủ quyền, các nước Đông Nam Á đã trở thành thuộc địa hoặc bị lệ thuộc về chính trị vào các nước thực dân phương Tây.

+ Quyền lực chính trị nằm trong tay chính quyền thực dân. Một bộ phận lực lượng phong kiến ở các nước Đông Nam Á bị biến thành tay sai, công cụ thống trị và bóc lột của thực dân phương Tây.

+ Khối đoàn kết dân tộc bị rạn nứt.

♦ Chuyển biến về kinh tế:

- Chuyển biến tích cực: phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa từng bước được du nhập vào các nước Đông Nam Á, đem đến nhiều tiến bộ hơn so với quan hệ sản xuất phong kiến, ví dụ: xuất hiện nhiều ngành kinh tế mới, xuất hiện các đô thị hiện đại, các trung tâm công nghiệp lớn,…

- Chuyển biến tiêu cực:

+ Tài nguyên thiên nhiên vơi cạn; nhân công bị bóc lột kiệt quệ;

+ Các nước Đông Nam Á bị biến thành thị trường cung cấp nguyên - nhiên liệu, nhân công và tiêu thụ hàng hóa độc chiếm của thực dân phương Tây.

+ Kinh tế các nước thuộc địa bị kìm hãm, phụ thuộc vào kinh tế các nước thực dân xâm lược; sự phát triển chỉ mang tính chất cục bộ ở một số địa phương, về cơ bản, kinh tế Đông Nam Á vẫn lạc hậu, phát triển thiếu đồng bộ, mất cân đối.

♦ Chuyển biến về văn hóa:

- Chuyển biến tích cực: nhiều yếu tố tiến bộ của văn hóa phương Tây, như: lối sống, trình độ học thức, hệ tư tưởng, tư duy,… được du nhập vào Đông Nam Á.

- Chuyển biến tiêu cực:

+ Đại bộ phận dân cư vẫn trong tình trạng nghèo đói, lạc hậu, trình độ dân trí thấp.

+ Nhiều giá trị văn hóa truyền thống của các nước Đông Nam Á bị xói mòn; trong xã hội tồn tại phổ biến nhiều hủ tục, tệ nạn xã hội.

♦ Chuyển biến về xã hội:

- Làm phân hóa các giai cấp, tầng lớp cũ trong xã hội.

- Làm xuất hiện của các lực lượng xã hội mới, như: công nhân, tư sản, tiểu tư sản…

- Đẩy mâu thuẫn dân tộc giữa nhân dân Đông Nam Á với chính quyền thực dân xâm lược lên cao, làm bùng nổ nhiều cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc.

16 tháng 2 2022

Refer

 

- Đông Nam Á gồm 11 nước:

STT

Quốc gia

Thủ đô

1

Việt Nam

Hà Nội

2

Lào

Viêng Chăn

3

Cam-pu-chia

Phnôm-pênh

4

Thái Lan

Băng Cốc

5

Mi-an-ma

Nây-pi-tô

6

In-đô-nê-xi-a

Gia-các-ta

7

Xin-ga-po

Xin-ga-po

8

Bru-nây

Ban-đa Xê-ri Bê-ga-oan

9

Phi-líp-pin

Ma-ni-la

10

Đông Ti-mo

Đi-li

11

Ma-lai-xi-a

Cua-la Lăm-pơ

 

- Diện tích: Việt Nam có diện tích lớn thứ 4 trong khu vực (sau In-đô-nê-xi-a, Mi-an-ma và Thái Lan).

- Dân số: Số dân đông thứ 3 trong khu vực (sau In-đô-nê-xi-a, Phi-lip-pin).

- Ngôn ngữ được dùng phổ biến tại các quốc gia Đông Nam Á là: tiếng Anh, tiếng Hoa và tiếng Mã Lai.

=> Các nước trong quần đảo có lợi thế hơn trong sử dụng ngôn ngữ chung là tiếng Anh. Các nước còn lại của khu vực sẽ gặp khó khăn trong giao tiếp với nhau do không có chung ngôn ngữ để sử dụng.

16 tháng 2 2022

Tham khảo :

- Diện tích: Việt Nam có diện tích lớn thứ 4 trong khu vực (sau In-đô-nê-xi-a, Mi-an-ma và Thái Lan).

- Dân số: Số dân đông thứ 3 trong khu vực (sau In-đô-nê-xi-a, Phi-lip-pin).

- Ngôn ngữ được dùng phổ biến tại các quốc gia Đông Nam Á là: tiếng Anh, tiếng Hoa và tiếng Mã Lai.

=> Các nước trong quần đảo có lợi thế hơn trong sử dụng ngôn ngữ chung là tiếng Anh. Các nước còn lại của khu vực sẽ gặp khó khăn trong giao tiếp với nhau do không có chung ngôn ngữ để sử dụng.


 

20 tháng 9 2017

Chọn D