K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 11 2021

- Một nông dân chống chiếc cuốc (công cụ lao động chủ yếu) thể hiện tình trạng nông nghiệp lạc hậu. Trên lưng là người đại diện cho đẳng cấp tăng lữ và quý tộc.Trong túi quần, túi áo của nông dân là những văn tự, khế ước mà ông ta phải vay mượn, cầm cố cho địa chủ và quý tộc. Có những con thỏ, chuột đang gặm phá mùa màng.

- Tất cả đều hại nông dân. Bức tranh tạo biểu tượng về 3 đẳng cấp trong xã hội Pháp trước cách mạng và mối quan hệ giữa 3 đẳng cấp này.

17 tháng 11 2021

Hình thức khởi nghĩa vũ trang

22 tháng 4 2016

Phân tích ý nghĩa của các cuộc cách mạng tư sản Anh (1640-1642) và cách mạng tư sản Pháp (1789-1794).

* Cách mạng tư sản Anh

- Là một cuộc cách mạng có ý nghĩa trọng đại trong thời kì quá độ từ chế độ phong kiến sang chế độ tư bản chủ nghĩa.

- Cuộc cách mạng tư sản Anh thành công đã khai sinh ra thể chế dân chủ tạm quyền phân lập. Có thế nói, thể chế nhà nước theo chế độ tam quyền phân lập ở Anh là một sáng tạo vĩ đại trong sự phát triển của lịch sử xã hội loài người.

- Cuộc cách mạng tư sản Anh là một trong những tiền đề của cuộc Cách mạng công nghiệp Anh, mà cuộc cách mạng công nghiệp Anh đã ảnh hưởng ra toàn thế giới, thúc đẩy phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa ra đời ở các nước trên thế giới. Sự ra đời của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa này lại làm tiền đề cho các cuộc cách mạng tư sản bùng nổ tiếp theo.

* Cách mạng tư sản Pháp

- Đối với nước Pháp:

+ Lật đổ chế độ phong kiến cùng với những tàn dư của nó, tuyên bố xác lập chế độ tư bản.

+ giải quyết vấn đề dân chủ (xóa bỏ chế độ đẳng cấp, giải quyết ruộng đất cho nông dân, quyền lợi của công nhân).

+ Hình thành thị trường dân tộc thống nhất, mở đường cho lực lượng sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Pháp phát triển.

+ Giai cấp tư sản lãnh đạo nhưng quần chúng quyết định tiến trình phát triển của cách mạng.

- Đối với thế giới:

+ Mở ra một thời đại mới - thời đại thắng lợi và củng cố của chủ nghĩa tư bản ở các nước tiên tiến thời bấy giờ.

+ Tư tưởng dân tộc, dân chủ trong cách mạng Pháp được truyền bá rộng rãi ở Châu Âu, chế độ quân chủ phong kiến ở nhiều nươc lung lay.

+ Để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho phong trào cách mạng các nước.

17 tháng 11 2021

C

17 tháng 11 2021

c nhé

5 tháng 11 2017

Nguyên nhân : Sự khủng hoảng của chế độ phong kiến -> mâu thuẫn giữa vua, quý tộc phong kiến với đẳng cấp thứ ba rất sâu sắc ,không thể hoà giải được .

-> Cuộc cách mạng chống phong kiến do giai cấp tư sản đứng đầu nổ ra là điều tất yếu.

26 tháng 10 2021

d

26 tháng 10 2021

kẻm ơn

 

23 tháng 12 2017

Nêu nguyên nhân , diễn biến , kết quả , tính chất , ý nghĩa lịch sử của cách mạng tư sản anh ( 1642-1688) và cách mạng tư sản pháp (1789-1794) Vì sao cách mạng tư sản pháp là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất

TL: Nêu nguyên nhân , diễn biến , kết quả , tính chất , ý nghĩa lịch sử của cách mạng tư sản anh ( 1642-1688) :
* Nguyên nhân của Cách mạng tư sản Anh:
+ Nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh.
+ Nhiều quý tộc phong kiến đã chuyển sang kinh doanh theo con đường tư bản.
+ Chế độ phong kiến tiếp tục kìm hãm giai cấp tư sản và quý tộc mới.
*diễn biến
Giai đoạn 1 (1642 – 1648)
- Năm 1642, nộị chiến bùng nổ.
- Năm 1648, quân đội nhà vua bị đánh bại. Giai đoạn 2 (1649 – 1688)
- Ngày 30/1/1649, vua Sác-lơ I bị xử tử. Nước Anh chuyển sang nền cộng hòa và cách mạng đạt tới đỉnh cao.
- Năm 1688, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến

* kết quả:

- Đầu năm 1649, Sác-lơ I bị xử tử.

-Anh trở thành nước cộng hoà do Ô-li-vơ Crôm-oen (1599 - 1658) đứng đầu. Cách mạng đạt tới đỉnh cao.
-Crôm-oen đem quân chinh phục Ai-len và Xcốt-len. Để bảo vệ quyền lợi của mình, tư sản và quý tộc mới đã trao trọng trách cho Crôm-oen với tước Bảo hộ công. Nền độc tài quân sự được thiết lập (năm 1653).

* Ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII
- Đưa nước Anh phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa.
- Đáp ứng được quyền lợi cho giai cấp tư sản và quý tộc mới.
- Tuy nhiên là cuộc cách mạng không triệt để. * Ý nghĩa : Cách mạng tư sản Anh đã lật đổ quan hệ sản xuất phong kiến, kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất tư bản chủ nghĩa, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển, tiến lên cách mạng mới, cuộc Cách mạng công nghiệp, từ đó đưa nước Anh trở thành một cường quốc về công nghiệp đầu tiên trên thế giới.

- Cách mạng tư sản Anh mang tính chất bảo thủ không triệt để (chưa giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân, giai cấp tư sản không dám duy trì nền cộng hoà mà phải liên minh với thế lực phong kiến, thiết lập nên nhà nước quân chủ lập hiến).

- CMTS Anh còn để lại nhiều bài học cho các cuộc CMTS sau này nó có ý nghĩa thiết thực hơn rất nhiều bởi nó thiết lập lên CNTB
23 tháng 12 2017

Nêu nguyên nhân , diễn biến , kết quả , tính chất , ý nghĩa lịch sử của cách mạng tư sản anh ( 1642-1688) và cách mạng tư sản pháp (1789-1794) Vì sao cách mạng tư sản pháp là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất

TL: Nêu nguyên nhân , diễn biến , kết quả , tính chất , ý nghĩa lịch sử của cách mạng tư sản pháp (1789-1794) Vì sao cách mạng tư sản pháp là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất

* Nguyên nhân :

- Cuối thế kí thứ XVIII Pháp vẫn là một nước nông nghiệp lạc hậu.

- Các tầng lớp Tăng Lữ va Quý Tộc ra sức bóc lột nhân dân.

- Công thương nghiệp phát triển với nhiều công trường. Xã hội được chia làm 3 giai cấp lần lượt gồm:Tăng Lữ,Quý Tộc,nông dân, bìmh dân và tư sản. Quý tộc và Tăng lữ có địa vị trong xã hội và không phải đóng thuế,còn giai cấp thứ 3 phải đóng thuế và làm ra mọi của cải trong xã hội không có địa vị trong xã hôi.

- Mâu thuẫn xã hội ngày càng trở nên gay gắt báo hiệu một cuộc cánh mạng sắp sửa sảy ra

* Diễn biến:

Mở đầu bằng sự kiện nhà vua Louis XVI tập trung lực lượng ở Pari để đối phó với lực lượng cm, cách chức Tổng trưởng tài chính Nếch Ke liên quan việc giải quyết khủng khoảng tài chính. Cm Ts Pháp đã trải qua 3 giai đoạn chính sau:

1/ Giai đoạn I:

Ngày 14/07/1789- 10/08/1792 là giai đoạn thống trị của phái lập hiến với các sự kiện chủ yếu sau:

a/ Sự kiện pháo đài Basille, hiện thân của chế độ bạc nhược chuyên chế, bị lọt vào tay quân chúng cách mạng ngày 14/07/1789, đánh dấu sự sụp đổ của chế độ phong kiến đồng thời mở đầu cho chế độ tự do.

b/ Ngày 26/08/1789, quốc hội lập hiến thông qua hiến pháp, tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền với khâu hiệu nội chiến: “ Tự do – bình đẳng- bác ái”, được coi là văn kiện khai tử cho chế độ cũ, đồng thời là cương lĩnh của chế độ mới. Đây là 1 văn kiện có giá trị lớn đối với nước Pháp và thế giới.

c/ Để xoa dịu phong trào đấu tranh của nông dân quốc hội lập hiến, đã ban hành các chính sách về ruộng đất, thủ công nghiệp và chính sách đối với nhà thờ. Tuy vậy tầng lớp đại tư sản vẫn lo sợ phong trào đấu tranh của nhân dân muốn thỏa hiệp với nhà vua Louis XVI.

d/ Ngày 03/09/1791 quốc hội lập hiến thông qua bản hiến pháp xác lập nền chuyên chính Tư sản dưới hình thức quân chủ lập hiến, đại đa số nhân dân không có quyền chính trị, phụ nữ không có quyền bầu cử, công nhân không có quyền đìnhi công, sau đó quốc hội tuyên bố tự giải tán nhường chổ cho quốc hội lập pháp vừa mới được bầu theo quy định hiến pháp 1791.

e/ Đến năm 1791 những vấn đề cơ bản của cách mạng Pháp vẫn chưa được giải quyết, trước hết là vấn đề ruộng đất của nhân dân, tình hình đó cùng với sự can thiệp vào nước Pháp của liên quân Áo – Phổ và sự bất lực của phái lập hiến (liên tiếp thua trận do không kiên quyết chiến đấu và do nội phản). Sự sụp đổ của phái lập hiến và sự nắm quyền của tầng lớp Tư sản công thương nghiệp Girondin. 17/08/1792.

2/ Giai đoạn 2: Ngày 10/08/1792 đến ngày 02/06/1793, là giai đoạn thống trị của Girondin chủ yếu các sự kiện sau:

a/ Girondin thực hiện một số chính sách quan trọng như: Đẩy lùi được sự can thiệp của Áo – Phổ 1792. Tuyên bố thành lập nền cộng hòa 1792 và xử tử vua Louis XVI năm 1793. Tuy nhiên đây là giai đoạn mâu thuẫn trong giai cấp Tư sản nảy sinh. Đặc biệt là mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và quần chúng nhân dân trở nên gay gắt chủ yếu do không giải quyết vấn đề ruộng đất cho nhân dân. Trong khi đó nền cộng hòa Pháp đứng trước thách thức rất to lớn, cùng lúc phải đối phó nạn thù trong giặc ngoài. Đây là âm mưu phản loạn bên trong và sự can thiệp của liên minh phong kiến bên ngoài do nước Anh cầm đầu.

3/ Giai đoạn 3: Ngày 02/06/1793 đến 27/07/1794 là giai đoạn thống trị của nền chuyên chính Jacobins với sự kiện chính sau:

a/ Ngay sau khi lên nắm quyền phái Jacobins đã thực thi những chính sách quan trọng.

– Chính sách về ruộng đất với những đạo luật trong tháng 6/1793 quy đinh trả lại ruộng đất công bị phong kiến quý tộc chiếm đoạt trả lại cho nhân dân, theo diện ưu đãi trả dần trong 10 năm.

– Tháng 06/1793 một Hiến pháp mới được thông qua thể hiện tính chất tiến bộ:.Trong đó:

+ Tuyên bố chính thể cộng hòa ở Pháp.

+ Quyền bầu cử cho mọi công dân nam từ 21 tuổi trở lên.

+ Xóa bỏ sự bất bình đẳng về đẳng cấp.

+ Khẳng định chủ quyền quốc gia thuộc về nhân dân.

Dù chưa được thi hành nhưng đây là văn kiện lịch sử tiến bộ nhất trong thời cận đại.

– Thi hành chính sách “ khủng bố đỏ” và thực hiện những biện pháp cách mạng trong cuộc đấu tranh chống thù trong giặc ngoài như:

+ Xét xử các kẻ tình nghi, dập tắt bạo loạn trong nước.

+ Tổng động viên quân đội để bảo vệ tổ quốc.

+ Ban hành luật giảm tối đa đối với những nhu yếu phẩm.

+ Mưc tiền lương tối đa của công nhân.

– Đặc biệt là đánh bật quân thù ra khỏi đất nước từ tháng 12/1793.

Với tất cả những chính sách trên phái Jacobins đã đưa cách mạng Pháp đạt đến đỉnh cao nhất của nó.

- Bên cạnh những hoạt động tích cực nói trên phái Jacobins đã mắc phải một số hạn chế thiếu sót trong việc điều chỉnh các chính sách sau cách mạng đã đẫn đến sự sụp đổ của phái này:

+ Nhất là không thực hiện được kế hoạch ruộng đất đề ra.

+ Phát sinh những mâu thuẫn giữa chính phủ và nông dân (nông dân, công nhân) và giai cấp tư sản, cũng như trong nội bộ của chính phủ, khối đoàn kết xung quanh chính phủ do vậy suy yếu dần và đi đến tan vỡ, trong khi kẻ thù của cách mạng chưa bị tiêu diệt hẵn đã bị khoét sâu mâu thuẫn nội bộ Jacobins, sau đó đã tiến hành lật đổ nền chuyên chính phái dân chủ cách mạng Jacobins đánh dấu cách mạng đi vào thoái trào.

* Kết quả:

  • Phái Gia – cô – banh dập tắt cuộc nổi loạn, thắng giặc ngoài.
  • Nội bộ phái Gia – cô – banh chia rẽ, suy yếu.
  • 27/7/1794, tư sản phản cách mạng đảo hính, chém đầu Rô – be – spie.

* Tính chất và ý nghĩa lich sử:

– Pháp là một cuộc cm TS đã phá tan chế độ phong kiến quét sạch tàn dư lạc hậu của thời trung cổ, mở đường cho sự phát triển Chủ nghĩa tư bản ở Pháp và trên lục địa châu Âu.

– Trong tiến trình cách mạng giai cấp tư sản Pháp là giai cấp lãnh đạo cách mạng nhưng cùng quần chúng nhân dân là lực lượng chủ yếu đưa cách mạng đến thằng lợi.

– Tính chất hạn chế của cách mạng tư sản pháp được thể hiện rõ nét trong việc duy trì chế độ tư hữu và không có ý định thủ tiêu chế độ bóc lột.

– Mặc dầu vậy cách mạng tư sản là cuộc cách mạng đã để lại những dấu ấn sâu sắc trong chính sách nước Pháp cũng như lịch sử phát triển nền văn minh nhân loại.

Thắng lợi của cách mạng Tư sản Pháp góp phần rất lớn trong việc truyền bá tư tưởng dân chủ tư sản, tinh thần phản kháng của nhân dân các nước Châu Âu đứng lên chống lại vương quyền. Đồng thời nó đã thức tỉnh những lực lượng dân chủ tiến bộ đứng lên chống chế độ phong kiến, chế độ thực dân.

30 tháng 12 2018

* Tình hình nước Pháp trước cách mạng:

   - Kinh tế:

      + Pháp vẫn là một nước nông nghiệp. Công cụ và phương pháp canh tác thô sơ, lạc hậu, năng suất thu hoạch rất thấp.

      + Đời sống nông dân ngày càng khốn quẫn bởi sự bóc lột đến cùng cực của lãnh chúa phong kiến và Giáo hội. Nạn đói thường xuyên xảy ra.

      + Công thương nghiệp Pháp thời kì này đã phát triển, tập trung ở cấc vùng ven Địa Trung Hải và Dại Tây Dương.

      + Ngoại thương cũng có những bước tiến mới, các công ti thương mại Pháp buôn bán với nhiều nước ở châu âu và phương đông.

   - Chính trị:

      + Đến cuối thế kỉ XVIII, nước Pháp vân duy trì chế độ quân chủ chuyên chế. Xã hội chia thành ba đẳng cấp: tăng lữ, quý tộc và Đẳng cấp thứ ba. Hai đẳng cấp đầu tuy chỉ chiếm số ít trong dân cư, nhưng được hưởng mọi đặc quyền, đặc lợi, không phải đóng thuế, có nhiều bổng lộc và giữ chức vụ trong chính quyền, quân đội và Giáo hội. Đẳng cấp thứ ba gồm nhiều giai cấp và tầng lớp: tư sản, nông dân, bình dân thành thị. Họ chịu mọi thứ thuế và nghĩa vụ, song không có quyền lợi và bị lệ thuộc vào những đẳng cấp có đặc quyền.

      + Như vậy, đến cuối thế kỉ XVIII, do mâu thuẫn về quyền lợi kinh tế và địa vị chính trị giữa đẳng cấp thứ ba với đẳng cấp tăng lữ và quý tộc, nước Pháp lâm vào cuộc khủng hoảng xã hội sâu sắc, báo hiệu mọt cuộc cách mạng đang đến gần.

   - Tư tưởng:

Trào lưu tư tưởng ở Pháp vào thế kỉ XVIII được gọi là Triết học Ánh sáng, tiêu biểu là Mông-te-xki-ơ, Vôn-te, Rút-sô. Các ông đã kịch liệt phê phán sự thối nát của chế độ phong kiến và nhà thờ Ki-tô giáo, đưa ra những lí thuyết về việc xây dựng Nhà nước mới. Những quan điểm tiến bộ của Triết học Ánh sáng đã tấn công vào hệ tư tưởng của chế độ phong kiến, dọn đường cho cuộc cách mạng xã hội bùng nổ.

* Sự bùng nổ cách mangh tư sản Pháp 1789:

    - Sự khủng hoảng trầm trọng của nền tài chính quốc gia buộc Lu-I XVI phải triệu tập Hội nghị ba đẳng cấp ngày 5 – 5 – 1789 tại cung điện Véc-xai để đề xuất vấn đề vay tiền và ban hành thêm thuế mới.

   - Bất bình trước hành động của nhà vua, ngày 14 – 7 – 1789, quần chúng nhân dân đã tự vũ trang, tấn công các trụ sở, các cơ quan uan trọng của thành phố và chiếm ngục Ba-xti – biểu tượng của chế độ phong kiến chuyên chế. Cách mạng đã bùng nổ ở Pháp.

9 tháng 10 2016

Lập niên biểu những sự kiện chính của CMTS Pháp (1789-1794):

Niên đại

Sự kiện 14-7-1789

Quần chúng tấn công pháo đài nhà tù - nhà tù Ba- xti

8-1789

Thông qua tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền

9 - 1791

Công bố hiến pháp, xác lập chế độ quân chủ lập hiến

10-8-1792

Lật đổ sự thống trị của phái lập hiến

21-9-1792

Thành lập nền cộng hoà đầu tiên

2-6-1793

Lật đổ phái Gi-rông –đanh, phái Gia-cô-banh lên nắm quyền

27-7-1794

Đảo chính lật đổ phái Gia-cô-banh