Viết hộ mình bản tường trình về bài thực hành số 3 hóa học 8 nhé ! mai mình phải nộp rùi .
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BẢN KIỂM ĐIỂM CÁ NHÂN
Học kì 1, năm học 2021
Kính gửi: Giáo viên chủ nhiệm lớp ……….
Em tên là: …………………………………………….
Học sinh lớp Trường……………………………….
Trong học kì I năm học 2021 – 2021 vừa qua, em đã có những ưu điểm và khuyết điểm sau
– Về ưu điểm:
Các Hoạt động phong trào: ……………………………
Học tập: ………………………………………………..
Vấn đề khác: ………………………………………
– Về khuyết điểm:
Trong học kì I vừa qua em đã vi phạm một số lỗi sau:
Vi phạm khác: ……………………………………
* Tự xếp loại hạnh kiểm: ……………………
* Ý kiến cá nhân: ………………………………
Trên đây là bản tự kiểm cá nhân của em. Rất mong Cô Giáo chủ nhiệm xem xét và xếp loại hạnh kiểm cho em.
Em xin hứa sẽ cố gắng phấn đấu để thực hiện tốt nội quy và học tập tốt hơn. Em xin cảm ơn!
Nơi bạn ở (VD:tp hà nội, hcm,...) , ngày… tháng... , 2021
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BẢN KIỂM ĐIỂM CÁ NHÂN
Nơi bạn ở ... , ngày… tháng... , 2021
Kính gửi: Giáo viên chủ nhiệm lớp ……….
Em tên là: …………………………………………….
Học sinh lớp Trường……………………………….
Trong học kì I năm học 2021 – 2021 vừa qua, em đã có những ưu điểm và khuyết điểm sau
– Về ưu điểm:
Các Hoạt động phong trào: ……………………………
Học tập: ………………………………………………..
Vấn đề khác: ………………………………………
– Về khuyết điểm:
Trong học kì I vừa qua em đã vi phạm một số lỗi sau:
Vi phạm khác: ……………………………………
* Tự xếp loại hạnh kiểm: ……………………
* Ý kiến cá nhân: ………………………………
Trên đây là bản tự kiểm cá nhân của em. Rất mong Cô Giáo chủ nhiệm xem xét và xếp loại hạnh kiểm cho em.
Em xin hứa sẽ cố gắng phấn đấu để phát huy những ưu điểm và sẽ khắc phục những nhược điểm của mình. Em xin cảm ơn!
Từ khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, việc giữ gìn và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống cũng như việc xây dựng hệ giá trị đạo đức mới ở nước ta đã và đang đặt ra nhiều vấn đề cần phải được giải quyết. Thực tế cho thấy, trong đời sống xã hội đã có những biểu hiện xem nhẹ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, chạy theo thị hiếu không lành mạnh. Cuộc đấu tranh giữa cái tiến bộ và cái lạc hậu, giữa lối sống lành mạnh trung thực, có lý tưởng…với lối sống ích kỉ, thực dụng…đang diễn ra hàng ngày. Bên cạnh những hệ giá trị mới được hình thành trong quá trình hội nhập, những cái tiêu cực cũng đang xâm nhập vào đạo đức, lối sống của nhiều tầng lớp nhân dân, đặc biệt là đội ngũ học sinh, sinh viên.
Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội , là tập hợp những nguyên tắc, quy tắc , chuẩn mực xã hội nhằm điều chỉnh và đánh giá cách ứng xử của con người trong quan hệ với nhau và quan hệ với xã hội, chúng được thực hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi truyền thống và sức mạnh của dư luận xã hội.
Với tư cách là một sinh viên chúng tôi xin được đề cập đến một khía cạnh nhỏ trong vấn đề lớn đạo đức lối sống của học sinh, sinh viên Việt Nam trong thời đại ngày nay.Khi nhắc đến hai chữ “Sinh viên’’ mọi người đều biết đó là tầng lớp tri thức cao của mỗi quốc gia – là tương lai của đất nước là những người quyết định sự phồn thịnh của dân tộc vì chính họ là những “ mùa xuân của xã hội” .
Để chuẩn bị cho hành trang vào đời, các bạn không chỉ mang theo vốn kiến thức được học mà phải là người có đạo đức tốt, xứng đáng cương vị là một sinh viên, hay nói đúng hơn “trước khi thành tài thì phải thành nhân”. Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu đã từng nói: “có tài mà không có đức thì là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm gì cũng khó” qua đó cũng đủ hiểu Người coi trọng như thế nào về đạo đức lối sống .Yếu tố đó không những quyết định kết quả học tập mà quyết định đến tương lai và cuộc đời của mỗi bạn. “Giới trẻ là tương lai của giáo hội và nhân loại”. Nhưng thực tế, liệu nó có tốt đẹp như người ta tưởng không?
Nhân loại sẽ đi tới đâu, khi giới trẻ có lối sống thực dụng chỉ chạy theo những giá trị vật chất mà bỏ quên những giá trị tinh thần. Tình trạng giới trẻ sống buông thả, không coi trọng giá trị đạo đức đã và đang diễn ra ở nhiều nơi. Bằng chứng là các phương tiện truyền thông đã đăng tải các bài viết phản ánh về thực trạng này. Chúng lôi bè kéo cánh để đánh nhau (cả trai lẫn gái), thậm chí hành hung cả thâỳ cô giáo, con giết cha, anh giết em, trẻ vị thành niên cũng gây ra nhiều vụ án mạng. Những hành vi tàn bạo này được đăng trên mặt báo chỉ là những tảng băng nổi, thực tế còn nhiều hơn nữa. Cách đây không lâu người ta choáng váng vì một đoạn video clip nữ sinh đánh bạn đăng tải trên Internet. Trong clip này một cô bé đang bị nữ sinh tóc ngắn vừa đánh tới tấp vào mặt vừa chửi tục với kiểu “dạy dỗ” rất anh chị. Trong khi đó nhiều học sinh khác ngồi chễm chệ ở ghế đá và thản nhiên nhìn vụ đánh hội đồng này. Một thái độ vô cảm không thể ngờ được! Sau đó, dư luận lại đau lòng trước tình trạng gia tăng bạo lực học đường của nữ sinh Việt Nam được phản ánh liên tục trên các phương tiện truyền thông.
Đáng báo động hơn nữa hiện tượng sinh viên, học sinh đánh giáo viên cũng gia tăng. Có những giáo viên đang giảng bài, bất ngờ bị học trò lấy mã tấu trong cặp xông lên bục giảng chém trọng thương. Bên cạnh đó, tình trạng sống thử và quan hệ tình dục trước hôn nhân ngày càng tăng cao. Theo tiến sĩ Tâm lí Huỳnh Văn Sơn, Đại học Sư phạm TP HCM, việc các bạn trẻ quan hệ trước hôn nhân không chỉ ảnh hưởng của văn hóa phương tây mà còn do lối sống quá dễ dãi, đánh mất truyền thống tốt đẹp của người Á Đông, đó là: tôn trọng lễ nghĩa gia phong, công dung ngôn hạnh, hiếu tiết lễ nghĩa,... Đồng thời tình trạng nạo phá thai cũng đang ở mức báo động. Theo GS.BS Nguyễn Thị Ngọc Phượng – giám đốc Bệnh viện phụ sản Từ Dũ, TP.HCM – cho biết: “Thực trạng nạo phá thai rất đáng lo ngại. Mỗi năm, tại Việt Nam, có khoảng 700.000 phụ nữ nạo phá thai. Riêng ở TP.HCM với khoảng 7 triệu dân mỗi năm có khoảng hơn 100 nghìn ca sinh nhưng số ca nạo phá thai cũng tương đương. Tại bệnh viện Từ Dũ, mỗi năm tổng số sinh khoảng 45 nghìn người nhưng nạo phá thai hơn 30 nghìn người và tổng số 1,2-1,6 triệu ca mỗi năm. Cả nước có 5% em gái sinh con trước 18 tuổi và 15% sinh con trước 20 tuổi”.
Hơn nữa, một số đông bạn trẻ đang chạy theo vòng xoáy của “văn hóa tốc độ”. Từ những sách báo không lành mạnh, đến những băng đĩa phim ***** được trao cho nhau cách dễ dàng, từ những quán Karaoke buổi tối đến những vũ trường, quán bar thâu đêm, rồi vào những ngôi nhà nghỉ. Mặt khác, tình trạng đua xe cũng là một trong những vấn đề nổi cộm đang được diễn ra ở nhiều nơi.Vào những đêm cuối tuần tại khu vực Quảng trường Hồ Chí Minh- thành phố Vinh(Nghệ An) hàng trăm thanh niên đã tụ tập tổ chức đua xe trái phép quanh khu vực này,gây náo loạn toàn thành phố. Chỉ tính từ 20h -23h đội cảnh sát thành phố Vinh đã tiến hành bắt giữ, lập biên bản xử lý hơn 100 người đua xe ,tạm giữ 60 xe máy, 100 xe đạp có gắn còi, tuy nhiên đám đông vẫn không giải tán .
Ngoài ra, hiện nay ngày càng đông sinh viên Việt Nam chưa có thái độ nhận thức đúng đắn đối với việc học tập. Theo một cuộc khảo sát của Phó GS-Tiến sĩ Phạm Công Khanh-Trường Sư phạm Hà Nội: “64% sinh viên chưa tìm được phương pháp học tập phù hợp với đặc điểm nhận thức cá nhân. 36,1% sinh viên bộc lộ phong cách thụ động, ngại nêu lên thắc mắc và ý kiến của mình để đóng góp vào việc học tập trên lớp mà chỉ thích giảng viên cho nghe. Mặc dù trong các cuộc chơi nhậu nhẹt số đông trong họ là người tiên phong, sôi nổi, chơi hết mình. 50% sinh viên không thực sự tự tin vào năng lực, trình độ của mình. 40% sinh viên cho rằng mình không có khả năng tự học. 70% sinh viên cho rằng mình không có khả năng nghiên cứu. 55% sinh viên không thực sự hứng thú với việc học tập” (theo tuổi - trẻ online). Những con số đó thật bất ngờ. Đáng buồn thay cho một thế hệ tương lai đang ngày càng xuống dốc. Không những vậy, có những sinh viên còn tỏ thái độ vô lễ với giảng viên, làm ồn trong lớp, phát biểu linh tinh, huýt sáo... Do họ nghĩ mình đã lớn, có thể bày tỏ ý kiến thoải mãi. Sinh viên ngày nay tiếp cận quá nhiều phương tiện truyền thông hiện đại như điện thoại di động, truyền hình cáp, internet... nên dễ bị tiêm nhiễm những tư tưởng xấu. Các bạn nam thì vùi mình trong nhậu nhẹt, cờ bạc. Số khác lại lao vào các trò vô bổ trong thế giới ảo (như Võ lâm truyền kì, Đột kích, Audition...).
Nguy hiểm hơn là các phim ảnh đồi trụy có tác động tiêu cực đến nhân cách các bạn. Đau lòng hơn nữa số đông trong những bạn đó gia đình đâu có khá giả gì. Để có tiền gửi lên thành phố cho con ăn học cha mẹ các bạn ở quê đã phải bòn từng gánh rau, đấu thóc, đã làm việc hết mình mông một ngày được nhìn thấy con thành đạt. Thương con họ còn cố giành giùm mua cho con điện thoại, xe máy, máy tính xách tay để tiện học tập và đi lại. Ngờ đâu, tất cả đều vào tiệm cầm đồ chỉ sau vài cuộc ăn chơi trác tán hoặc sau vài đòn thất thủ trong các trò cá độ hoặc lô đề. Các bạn nữ thì bị ảnh hưởng quá nhiều của những bộ phim lãng mạn Hàn Quốc. Từ cách ăn mặc đến đầu tóc hay phong cách thời trang các bạn đều thể hiện sao cho giống thần tượng của mình. Nghiêm trọng hơn nữa, các bạn còn chạy theo một kiểu tình cảm phương tây chớp nhoáng không giới hạn. Cụm từ “sống thử” đã trở nên quá quen thuộc với các bạn sinh viên hiện nay. Hai người sống chung với nhau như vợ chồng, nếu cảm thấy không hợp thì chia tay một cách nhẹ nhàng.
Tình yêu hôn nhân là một vấn đề nghiêm túc, tại sao các bạn lại có những quan niệm sai lầm và dễ dãi như vậy? Có bao giờ các bạn nghĩ cha mẹ sẽ đau lòng như thế nào khi biết con mình đang sống theo kiểu vợ chồng với một người con trai? Sau này, nếu đến với một người con trai khác liệu họ có chấp nhận và tha thứ khi biết rằng người mình yêu đã không còn trinh tiết và đã từng sống thử? Bạn gái ơi đừng khờ dại như vậy, khi tình yêu xảy ra những hậu quả đáng tiếc thì người phụ nữ luôn phải chịu cái nhìn khắt khe hơn từ gia đình và xã hội. Khi tình yêu tan vỡ thì người ôm nỗi đau và mất mát nhiều hơn là người con gái mà thôi. Một con thuyền sẽ mãi trôi lênh đênh trên biển nếu không biết đâu là bến bờ cần đến. Cũng như các bạn đang có lối sống sa đoạ, sống không biết ngày mai nếu không kịp thời thay đổi thì chuyện không được ra trường hoặc bị đuổi học là điều tất nhiên. Có nhiều sinh viên bị ám ảnh bởi quan niệm “trẻ không chơi - già hối hận”. nhưng không phải họ đang tận dụng tuổi trẻ mà đang liều lĩnh phí phạm tuổi xuân thì đúng hơn. Rồi một ngày khi tất cả đã quá muộn các bạn phải đau đớn khi rơi vào hoàn cảnh: “ Ngước nhìn tương lai mồ hôi toát, quay đầu quá khứ nước mắt rơi”. Bên cạnh đó vẫn còn rất nhiều bạn sinh viên đã nỗ lực hết mình cho việc học tập. Nhiều bạn đã đem hết tài năng và trí tuệ của mình để mang vinh quang về cho Tổ Quốc trong các cuộc thi mang tầm cỡ quốc tế như: rôbôcon châu Á Thái Bình Dương, cuộc thi Ôlympic toán và vật lí quốc tế.
Đáng xúc động hơn có những bạn sinh viên xuất thân trong những gia đình nghèo khó nhưng biết vượt lên hoàn cảnh để vươn tới tầm cao của tri thức. Ngoài việc học tập, các bạn đã làm tất cả những công việc để có tiền phụ giúp cha mẹ. Các bạn mãi là những bông hoa đẹp trong vườn hoa của dân tộc Việt Nam - Một tương lai tươi sáng đang chờ các bạn ở phía trước. Các bạn cũng chính là những người tiếp thu và thực hành tốt tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vì trong trái tim các bạn luôn tâm niệm rằng “đừng hỏi tổ quốc đã làm gì cho ta mà hãy tự hỏi ta đã làm gì cho Tổ Quốc hôm nay”.
Một nhà văn lớn đã từng nói “Sống hay không sống - đó là vấn đề”. Là một người sinh viên đồng thời cũng là một người thanh niên thuộc thế hệ trẻ, chúng ta hãy sống sao cho có mục đích, có lí tưởng, hãy sống sao để khi nhìn lại những gì đã qua ta không phải xót xa ân hận những tháng năm đã sống hoài sống phí.
Đã có rất nhiều bài viết chỉ ra các nguyên nhân dẩn đến việc xuống cấp đạo đức của học sinh, sinh viên. Có ý kiến cho rằng do gia đình thiếu sự quan tâm, chưa kết hợp với nhà trường trong giáo dục đạo đức của các em. Nhưng trong thực tế, không phải trường hợp học sinh vi phạm đạo đức nào cũng ở trong hoàn cảnh gia đình không quan tâm.
- Do sự phát triển của nền kinh tế? Một nguyên nhân được đặt ra là kinh tế xã hội phát triển ngày càng cao và sự bùng nổ thông tin, dẫn đến việc một bộ phận gia đình khá giả chiều chuộng con mình, tạo nên sự đua đòi trong các em. Điện thoại di động, Internet, phim ảnh của các Website đen đã tác động không nhỏ đến nhận thức, lối sống và cách hành xử của học sinh, làm hư hỏng học sinh bởi bản tính tò mò, hiếu động của tuổi mới lớn. Tuy nhiên việc vi phạm đạo đức của học sinh không chỉ diễn ra ở địa bàn thành phố, đô thị hay chỉ rơi vào trường hợp các em gia đình có điều kiện kinh tế. Các trường vùng sâu, xa, học sinh nghèo chưa có điều kiện tiếp cận nhiều với Internet vẫn đang phải đối mặt với vấn nạn vi phạm đạo đức của học sinh.
- Do luật pháp chưa nghiêm? Nhân cách là một thứ giá trị được xây dựng và hình thành trong toàn bộ thời gian con người tồn tại trong xã hội, nó đặc trưng cho mỗi con người, thể hiện những phẩm chất bên trong con người nhưng lại mang tính xã hội sâu sắc. Hình thành nhân cách, đạo đức một con người đâu chỉ giáo dục trong nhà trường phổ thông là đủ. Nhân cách của mỗi cá nhân trong xã hộ ít nhiều đều bị chi phối bởi cách mà xã hội đó đang hành xử với nhau. Nếu được sống trong một môi trường nghiêm minh về pháp luật, chuẩn mực về đạo đức, mọi người hành xử với nhau một cách có tình có lý, chắc chắc đó sẽ là một môi trường giáo dục lý tưởng trong việc hình thành nhân cách đạo đức của học sinh. Những bài học mà các thầy cô giáo đang cố sức rao giảng để giáo dục đạo đức của học trò mình trên lớp dường như ngược lại với các hoạt động đang diễn ra trong cuộc sống xã hội. Trong khi các giáo viên dạy nhạc cố gân cổ lên để rao giảng về thẩm mỹ âm nhạc, chắt chiu từng giờ dạy dân ca để các em biết yêu quý những giá trị tinh thần mà ông cha ta đã dày công vun đắp. Thì hàng ngày, mấy chục nhà đài liên tục phát những bài hát được gọi là nhạc trẻ với một thứ thẩm mỹ vay mượn, hổ lốn. Báo chí thì thi nhau săm soi kỹ lưỡng đời sống của các "Sao" như một sự tôn vinh. Chúng ta có nhói tim không khi nghe một học sinh lớp 6 hát nghêu ngao: "Vì em đam mê thú vui thân xác, nên em đánh mất mối tình của tôi.." ("Đ ừng để tôi biết em dối gian" - Lâm Hùng). Luật giao thông được đưa vào nhà trường để dạy cho các em, những công dân tương lai, sống và làm việc đúng luật pháp. Thế nhưng khi ra đường các em luôn phải chứng kiến những hành vi vi phạm an toàn giao thông của người lớn mà đôi khi còn có cả cảnh sát giao thông.
- Do những tiêu cực mà các em hàng ngày phải chứng kiến. Nhà trường thường xuyên giáo dục các em về tính trung thực, phải biết vươn lên bằng chính đôi chân của mình. Nhưng trong thực tế các em lại chứng kiến có quá nhiều người lớn không trung thực nhưng vẫn "thành đạt". Tệ nạn sử dụng bằng giả hay mua bằng, gian dối trong báo cáo thành tích, sự thiếu nghiêm minh của pháp luật tác động lên các em hàng ngày trách sao các em không thiếu niềm tin với những điều học được trong nhà trường. Những thứ mà các em đang học trong nhà trường dường như là một mớ lý thuyết không áp dụng được cho cuộc sống. Trong một cuộc họp chuyên môn đầu năm học 2011-2012 ở một phòng GD-ĐT cấp huyện của tỉnh An Giang, một giáo viên dạy toán lâu năm đã đề nghị nên chấp nhận với thực tế, học thật, đánh giá thật, có thể trong một vài năm huyện sẽ thua các đơn vị huyện thị khác, nhưng bù lại chúng ta biết chính xác thực trạng của học sinh mà có hướng nâng chất lượng thật sự. Vị trưởng phòng GD-ĐT huyện trầm ngâm phát biểu "Thế thì chúng ta sẽ thua các huyện thị nhiều lắm". Vậy ra thành tích học tập của các em được xem như là một thứ đảm bảo cho vị trí chiếc ghế của người lớn sao? Ngay cả trong nhà trường các em cũng đã chứng kiến bao nhiêu là điều thiếu trung thực. Chỉ với các chỉ tiêu về chất lượng bộ môn, chống lưu ban bỏ học, phổ cập giáo dục... cũng đã làm cho những thầy cô của chúng phải chấp nhận với việc ai cũng làm như vậy.
- Do chính nội dung giảng dạy trong nhà trường. Một nguyên nhân không kém phần quan trọng đó chính là chương trình giảng dạy đạo đức ở các cấp học phổ thông. Chương trình đạo đức được thực hiện xuyên suốt, từ bậc Mầm non là giáo dục lễ giáo, bậc Tiểu học là môn Đạo đức, bậc Trung học là môn Giáo dục công dân. Thế nhưng các giáo viên dạy tiểu học cho rằng chương trình nặng tính lý thuyết, thiếu kỷ năng sống, lại không tạo được dấu ấn để tác động hình thành nhân cách học sinh. Những bài học ý nghĩa, gần gũi với đời sống không được chú tr ọng mà thay bằng những bài học quá trừu tượng. Còn chương trình GDCD bậc THPT, chỉ có 11 tiết dạy các vấn đề về đạo đức trên tổng số 105 tiết. Dạy đạo đức cho học sinh đâu chỉ có môn học Đạo Đức mà nó phải được tích hợp ở những bộ môn xã hội như Lịch sử, Văn học... Chúng tôi rất thích những bài tập làm văn, những bài học thuộc lòng được học lúc nhỏ trong sách giáo khoa với nội dung chứa đựng tình cảm yêu quê hương, đất nước, truyền thống dân tộc và giữ gìn cốt cách người Việt Nam. Còn nội dung những bài học trong sách Đạo Đức thì rất gần gũi với cuộc sống đời thường. Phương pháp giáo dục đạo đức theo kiểu giáo điều không còn phù hợp nữa, cần phải đưa học sinh vào các xử lý tình huống thực tế. Giáo dục đạo đức trong nhà trường cần giảm thiểu những vấn đề cao xa, lớn lao, thay vào đó cần kiên trì bồi đắp lòng nhân ái, tính trung thực, lòng tự trọng, nếp nghĩ và lối sống lành mạnh, trọng đạo lý, sống có kỷ luật. Chương trình sách giáo khoa giáo dục công dân bậc phổ thông cần phải có những thay đổi từ nội dung đến phương pháp truyền đạt. Những giá trị đạo đức, ứng xử trong đạo lý của người Việt Nam cần phải được chuyển tải trong những tình huống cụ thể, gần gũi để học sinh, sinh viên dễ tiếp cận, dễ nhớ. Cần dạy cho học sinh những giá trị đạo đức cơ bản của con người thay cho quá nhiều kiến thức triết học, hàn lâm, thiếu vắng việc hình thành những thói quen đạo đức và kỹ năng sống phù hợp với những chuẩn mực xã hội.
Vậy làm sao để khắc phục? Sau đây là một số biện pháp mà chúng tôi đặt ra:
- Một là, thường xuyên chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng, lối sống trong sạch, lành mạnh cho học sinh, sinh viên. Đây là giải pháp cơ bản nhằm xây dựng, hình thành nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa cho thanh niên, vì đạo đức là “gốc của ng ười cách mạng”. Trước hết cần quan tâm giáo dục những vấn đề cơ bản về chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh, nhằm xây dựng cho học sinh, sinh viên thế giới quan, phương pháp luận đúng đắn để giải quyết những vấn đề do thực tiễn đặt ra. Chú trọng giáo dục làm cho học sinh, sinh viên nhận thức đúng các giá trị chân, thiện, mỹ, những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Nhà trường, gia đình, các tổ chức, đoàn thể, đặc biệt Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phải thường xuyên quan tâm bồi dưỡng cho học sinh, sinh viên những tình cảm cao đẹp về tình yêu quê hương, đất nước: “mình vì mọi người, mọi người vì mình”, “thương người như thể thương thân”, “quên mình vì nghĩa lớn”… Từ đó hình thành cho họ lối sống trong sạch, lành mạnh, những hành vi đạo đức trong sáng phù hợp với các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc và thời đại. Để việc giáo dục bồi dưỡng có hiệu quả, cần tổ chức tốt các phong trào hành động cách mạng của học sinh, sinh viên mà tiêu bi ểu là phong trào: “Thanh niên lập nghiệp và tuổi trẻ giữ nước”, “Thanh niên tình nguyện”, “Chiến dịch mùa hè xanh”…
- Hai là, phải kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục, rèn luyện đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên. Đây là vấn đề có ý nghĩa quan trọng nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của các tổ chức, các lực lượng cùng chăm lo giáo dục, rèn luyện đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên, hình thành phẩm chất cao đẹp của con người mới XHCN. Trước hết gia đình là nơi lưu giữ các giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc, là môi trường đầu tiên hình thành đạo đức cho học sinh, sinh viên. Gia đình là nơi mà tình yêu quê hương, đất nước, yêu thương con người được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Do đó trong gia đình, ông bà, cha mẹ phải thật sự mẫu mực, làm gương về đạo đức, yêu thương, chăm lo bồi dưỡng thế hệ trẻ. Hiện nay do sức ép về lao động, việc làm khiến cho không ít các bậc làm cha, làm mẹ mải miết mưu sinh hoặc chỉ lo làm giàu mà thiếu quan tâm việc giáo dục đạo đức cho con cái, hoặc khoán trắng cho nhà trường và xã hội. Nhiều khi con cái vi phạm đạo đức hoặc vi phạm pháp luật mà cha mẹ không hề hay biết, hoặc không biết cách ngăn chặn, phòng ngừa. Để giáo dục đạo đức cho thanh niên, mỗi gia đình cần giữ gìn đạo đức, nề nếp gia phong, phát huy các giá trị đạo đức truyền thống, làm cho các giá trị đó ngày càng toả sáng, góp phần bồi dưỡng tư tưởng tình cảm cao đẹp cho thế hệ con cháu. Nhà trường không chỉ dạy chữ, dạy nghề mà còn là nơi dạy người. Giáo dục lý tưởng, đạo lý làm người là nội dung giáo dục hàng đầu trong nhà trường hiện nay và phải đặc biệt coi trọng. Một số nhà trường mới chỉ quan tâm trang bị kiến thức chuyên môn, tay nghề mà xem nhẹ hoặc thiếu quan tâm giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên. Học sinh, sinh viên ngày nay đang sống trong thời kỳ bùng nổ thông tin, kinh tế tri thức phát triển mạnh mẽ, giao lưu quốc tế ngày càng mở rộng. Học sinh, sinh viên đã và đang chịu ảnh hưởng cả mặt tích cực và mặt tiêu cực từ môi trường kinh tế, xã hội. Vì vậy các tổ chức, đoàn thể, các đơn vị lực lượng vũ trang cần quan tâm định hướng tạo môi trường thuận lợi để h ọc sinh, viên phấn đấu, rèn luyện, trưởng thành. Cấp uỷ đảng, chính quy ền, mặt trận, đoàn thể, nhất là Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cần tổ chức nhiều hoạt động phong phú, đa dạng để thu hút, rèn luyện học sinh, sinh viên theo các chuẩn mực đạo đức cách mạng. Kịp thời biểu dương, nhân rộng cách làm hay và kiên quyết uốn nắn những thiếu sót, lệch lạc, những biểu hiện lệch chuẩn trong đạo đức, lối sống của thanh niên.
- Ba là, phát huy vai trò tự học tập, tự du dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của học sinh, sinh viên. Học sinh, sinh viên là lớp người trẻ, khoẻ, có nhiệt tình cách mạng, nhạy cảm với cái mới, cái tiến bộ. Phát huy vai trò của học sinh, sinh viên trong tự học tập, tự tu dưỡng đạo đức lối sống là biện pháp quan trọng giúp họ nhanh chóng tiến bộ, trưởng thành. Đó còn là điều kiện quyết định kết quả rèn luyện của mỗi cá nhân. Trước hết phải hình thành cho học sinh, sinh viên nhu cầu, động cơ phấn đấu, rèn luyện đúng đắn, làm cho mỗi người có ý thức làm chủ, ham học hỏi, cầu tiến bộ, vươn lên tự khẳng định mình. Cần tạo mọi điều kiện thuận lợi để học sinh, sinh viên phấn đấu, rèn luyện; đồng thời phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đánh giá kết quả, định hướng phấn đấu cho học sinh, sinh viên. Quan tâm đáp ứng những nhu cầu chính đáng của học sinh, sinh viên về vật chất, tinh thần; giao nhiệm vụ phù hợp với sở trường, năng khiếu đặc điểm tâm, sinh lý của họ sẽ tạo điều kiện tốt để thanh niên rèn luyện đạo đức, lối sống. Mỗi học sinh, sinh viên phải xác định rõ trách nhiệm trước Tổ quốc và nhân dân, sống có lý tưởng, có hoài bão, khát khao vươn tới cái mới, cái tiến bộ. Bản thân mỗi người tự giác rèn luyện, biết tự kiềm chế, biết vượt qua những cám dỗ và tiêu cực xã hội, những biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân, ích kỷ, thực dụng, lợi mình hại người. Học sinh, sinh viên cần phải tự tin vào chính mình, giữ vững niềm tin trong cuộc sống, vào các giá trị chân, thiện, mỹ; vượt qua mọi khó khăn gian khổ như Bác Hồ đã dạy: “gian nan rèn luyện mới thành công”. Thực hiện tốt một số giải pháp giáo dục rèn luyện đạo đức cách mạng cho học sinh, sinh viên trong thời kỳ CNH, HĐH, hội nhập kinh tế thế giới là góp phần đào tạo, giáo dục thế hệ sinh viên vừa "hồng", vừa "chuyên", chủ nhân tương lai đưa nước nhà vững bước tiến cùng các dân tộc tiên tiến, xứng đáng với mong ước của Bác Hồ kính yêu. Giáo dục là quốc sách hàng đầu, thì việc giáo dục đạo đức học sinh chính là trang đầu của quốc sách ấy. Vai trò của Giáo dục thật sự quan trọng và có thể ảnh hưởng đến sự tồn vong của một dân tộc. Giáo dục là trụ cột của một quốc gia để tạo dựng, giữ gìn và phát triển các giá trị xã hội. Giáo dục đạo đức học sinh đâu phải chỉ là nhiệm vụ của môn học Đạo Đức trong nhà trường, hay chỉ là của ngành Giáo Dục.
- Bốn là , nội dung chương trình SGK còn nặng về kiến thức, chưa có chú trọng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh…
Đã đến lúc xã hội cần nhìn nhận vấn đề đạo đức học sinh, sinh viên trong nhà trường hiện nay với một tinh thần trách nhiệm và nghiêm túc. Cần phải đổi mới hoàn toàn cách thức mà lâu nay chúng ta đã dùng để giáo dục đạo đức học sinh, sinh viên. Bản thân giáo dục đã mang tính xã hội hóa, nhà nước cần tạo điều kiện để toàn dân tham gia vào công tác giáo dục học sinh, sinh viên. Điều quan trọng là cần có một môi trường xã hội lành mạnh, mọi người sống tuân thủ pháp luật và tôn trọng những giá trị đạo đức xã hội. Một môi trường xã hội tốt sẽ tác động vào nhận thức của học sinh, sinh viên và các em cũng phải tuân thủ những nguyên tắc ứng xử đã được học trong nhà trường mà cả xã hội đang áp dụng.
nhìn lại thì có vẻ ko ngắn lắm nhỉ
Mình xin chào tất cả các bạn ,mình tên là ( tên của cậu ) , mình muốn tranh cử làm lớp trưởng của lớp ( lớp cậu đang học , VD : 6A3 ) và sau đây là bài tranh cử của mình
Thật ra , trong khoảng thời gian cấp 2 này thì bọn mình cũng có lúc cãi vả , bất đoàn kết nhưng dù gì chúng ta cũng là một lớp , nên nếu tớ đc làm lớp trưởng tớ sẽ cố gắng để làm lớp học của chúng ta tốt hơn nữa . Trong cuộc tranh cử này ai cũng có cơ hội được nói lên tiếng nói của mình và tớ cũng vậy , nếu như tớ được làm lớp trưởng tớ sẽ
1. Gương mẫu
2. Em sẽ giúp các thầy cô trong lớp theo sát tửng thành viên trong lớp
Em xin đặt mình vào trường hợp của các thầy , các cô công việc quản lý phụ trách lớp của giáo viên khá vất vả nên em tình nguyện hỗ trợ thầy cô trong việc theo sát từng bạn trong lớp. Bên cạnh đó, bản thân lớp trưởng có lực học tốt và đã từng giúp đỡ nhiều bạn khác trong lớp cải thiện kết quả học tập”.
Có thể với xã hội thì lớp trưởng không có ý nghĩa gì nhiều, nhưng đối với chúng em, trường học là môi trường lớn gắn bó đầu tiên. Em nghĩ tự ứng cử là cơ hội khá tốt để mỗi bạn khám phá khả năng của chính mình . Mong mn có thể bầu cho mình , mình sẽ cố gắng hết sức để lm 1 lớp trưởng tốt
Bài Giải
Để bằng 3 thì có 63/21
Số đó là :
63- 35 =28
Đáp số: 28
=> Số cần tìm là 28
Câu 1 (trang 40 sgk ngữ văn 6 tập 2):
Bố cục văn bản:
- Phần 1 (từ đầu ... thuyền chuẩn bị vượt nhiều thác nước): Con thuyền qua đoạn sông phẳng lặng trước khi tới chân thác
- Phần 2 (tiếp ... thuyền vượt qua khỏi thác Cổ Cò): Con thuyền vượt qua khỏi đoạn sông có nhiều thác dữ
- Phần 3 (còn lại): Con thuyền ở đoạn sông đã qua thác dữ
Câu 2 (trang 40 sgk ngữ văn 6 tập 2):
Cảnh dòng sông và hai bên bờ qua sự miêu tả ở trong bài theo trình tự tuyến tính (hành trình của con thuyền)
+ Tả cảnh ở vùng đồng bằng êm đềm, thơ mộng, không gian mở ra rộng lớn, phóng khoáng
+ Cảnh sắp đến đoạn nguy hiểm có nhiều thác ghềnh thì sự vật hiện ra đột ngột “ núi cao như đột ngột hiện ra chắn trước mặt”
+ Đến đoạn vượt thác đặc tả cảnh dữ dội, nguy hiểm của địa hình
- Vị trí của người kể: trên con thuyền nhìn ra dòng sông và cảnh vật đôi bờ
-> Vị trí này thuận lợi cho việc miêu tả chân thực cảnh thiên nhiên và con người.
Câu 3 (trang 40 sgk Ngữ văn 6 tập 2):
- Cảnh con thuyền vượt sông:
+ Sự chuẩn bị của con người: nấu cơm ăn để chắc bụng, chuẩn bị sào tre bịt đầu sắt
+ Dòng nước dữ dội, hung hãn: nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng
- Hình ảnh Dượng Hương Thư nổi bật:
+ Ngoại hình rắn rỏi, chắc khỏe
+ Động tác dứt khoát, nhanh, mạnh mẽ
- Sử dụng câu so sánh miêu tả cảnh vượt thác của Dương Hương Thư:
+ Sử dụng thành ngữ dân gian, so sánh ngang bằng: “động tác thả sào, rút sào nhanh như cắt”, “như một pho tượng đúc bằng đồng”
+ Lối tả cường điệu hóa: “giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh, hùng vĩ.
+ Đối lập hình ảnh Dượng Hương Thư nói năng nhỏ nhẹ, nhu mì khi ở nhà
=> Hình ảnh con người lao động khiêm tốn, hiền lành trong đời thường, nhưng lại dũng mãnh, quyết liệt, nhanh nhẹn khi vượt qua thử thách
Câu 4 (trang 40 sgk ngữ văn 6 tập 2):
Những hình ảnh so sánh miêu tả cây cổ thụ ven sông:
+ Dọc sông những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt… nhìn xuống nước.
-> Nhân hóa (chuyển nghĩa ẩn dụ) diễn tả thiên nhiên cũng như con người lo lắng trước những thử thách sắp phải đương đầu
+ Dọc sườn núi, những cây to mọc…tiến về phía trước.
-> Biện pháp so sánh diễn tả thiên nhiên vui mừng, phấn khích trước niềm vui chinh phục của con người.
Câu 5 (trang 40 sgk ngữ văn 6 tập 2):
Tác phẩm miêu tả cảnh vượt thác của con thuyền trên sông Thu Bồn đoạn từ trước địa phận Phường Rạch đến Trung Phước.
- Bằng các biện pháp nghệ thuật tả cảnh, tả người qua hình ảnh so sánh, nhân hóa, nổi bật lên hình ảnh con người trên khung cảnh thiên nhiên vừa mơ mộng vừa dữ dội
+ Đồng thời ca ngợi phẩm chất của người lao động dũng cảm, dung dị.
LUYỆN TẬP
Bài 1 (trang 41 sgk Ngữ Văn 6 tập 2):
- Trong bài sông nước Cà Mau:
+ Tác giả đi từ ấn tượng khái quát tới cụ thể -> mang tới hình ảnh thiên nhiên và con người Nam Bộ tấp nập, trù phú, độc đáo.
- Trong bài Vượt thác tác giả tả cảnh quan hai bên bờ sông theo hành trình của con thuyền qua những địa hình khác nhau, rồi tập trung miêu tả cảnh vượt thác.
+ Làm nổi bật hình ảnh con người dũng cảm, kiên định trước mọi khó khăn thử thách
Học tốt
Bản tường trình
Thực hành 3
Dấu hiệu của hiện tượng và phản ứng hóa học.
Họ và tên:...............
Lớp:............
I. Thích nghiệm 1:
Hòa tan và đun nóng kali pemanganat (thuốc tím):
- Lấy 0,5 g thuốc tím đem chia 3 phần.
-Bỏ 1 phần vào nước trong ống nghiệm 1, lắc bằng cách đập ống nghiệm vào lòng bàn tay.
- Bỏ 2 phần vào ống nghiệm 2, đun nóng. Đứa quen đđóm cháy dở còn tàn đỏ vào thử, nếu thấy quen đóm bùng cháy thì đun tiếp. Sau đó đổ nước vào, lắc cho tan.
Kết luận:
Kết luận : Chất rắn trong ống nghiệm ít tan. Màu ống nghiệm 1 có màu tím nhạt (gần giống màu hồng ), ống nghiệm 2 có màu tím cực sẫm (đậm màu).
Mình chỉ giải thích nghiệm 1 thôi. Thích nghiệm 2 đang làm thích nghiệm. À," kali pemanganat "có ký hiệu là: KMNO4 hay KMnO4.