K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 10 2017

giun gây cho trẻ em những điều phiền toái : đau bụng, buồn nôn, ngứa ngáy, mất ngủ

20 tháng 10 2017

Giun gây cho trẻ em điều phiền toái như : ngứa ngáy, khó chịu khiến trẻ em ngủ không ngon giấc và làm ảnh hưởng đến hoạt động hằng ngày của trẻ.

14 tháng 9 2023

Em ấn tượng với tinh thần dũng cảm của chú bé Hoàng Đỗ, tuy tuổi nhỏ nhưng em đã làm được những điều có ích cho đất nước.

22 tháng 12 2017

Mở bài

: Gia đình là tế bào của xã hội là nơi mỗi chúng ta sinh ra lớn lên được chăm lo về vật chất lẫn tinh thần, là nơi chúng ta được sống trong hạnh phúc yêu thương.

Tuy nhiên không phải gia đình nào cũng vậy. Trong thực tế có rất nhiều gia đình vì những lí do cá nhân mà gây ra mẫu thuẫn dẫn đến bạo lực. Đây là vấn đề mà cả xã hội đang rất quan tâm, Bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống con người. Chủ yếu là phụ nữ và trẻ em.

Thân bài:

1/ Bạo lực gia đình:

Theo khoản 2 điều 1 luật quy địn về gia đình: Bào lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại về thể chất, tinh thần đối với các thành viên khác trong gia đình.

Mỗi gia đình có khoàn cảnh sống khác nhau mà nguyên nhân dẫn đến việc bạo lực cũng không giống nhau

2/ Biểu hiên: Do mâu thuẫn cá nhân không thể giải quyết được nên vợ chồng có những hành vi chửi bới, xúc phạm, lăng mạ và dùng những hành động thiếu văn hoa để thỏa cơn giận dữ.

3/ Nguyên nhân:

Do thiếu hiểu biết về pháp luật, chồng và vợ đánh nhau chỉ vì nghĩ việc vợ chồng đánh nhau là chuyện riêng trong gia đình không liên quan đến người khác và không ai có quyền can thiệp

Do tức giận không làm chủ được bản thân thường hay giải quyết bằng hành động Do không được trang bị những kĩ năng sống cần thiết để kiềm chế các hành vi bạo lực nên những lúc giận dữ họ hay giải quyết bằng nắm đấm chứ không phải bằng lời lẽ

Có những người chồng gia trưởng hay phản ứng với vợ bằng bạo lực

Do nghiện ngập: Nghiện rượu và ma túy dễ đưa người ta đến bạo lực bởi nó làm thay đổi suy nghĩ con người. Mỗi lần suy nghĩ con người mất khả năng tự chủ làm cho con người trở nên thô bạo hơn, không cần suy nghĩ gì về hành vi của mà đã biến mâu thuẫn thành bạo lực.

Do khó khăn về kinh tế hoặc do chơi cờ bạc cũng rât dễ bị xung đột cãi cọ rồi sinh ra bạo lực.

Do ghen tuông

4/ Hậu quả:

Bạo lực gia đình đem đến những hậu quả nặng nề về thể xác, tinh thần của con người cho ở hành động nào, mức độ nào thì nó cũng gây nguy hại về tinh thần

Hôn nhân gia đình tan vỡ

Làm giảm lực lượng lao động trong xã hội, tăng số người bị bệnh tật

Ảnh hướng đến kinh tế: Việc chữa trị cho người bị bạo hành tốn kém nhiều

5/ Biện pháp

Bạo lực gia đình là vấn đề bức xúc của xã hội đòi hỏi mỗi chúng ta phải có biện pháp phòng chống và hạn chế. Tuy nhiên nạn phân biệt đối xử trọng nam khinh nữ, quan niệm gia trưởng vẫn còn tồn tại nhiều trong xã hội chúng ta. Vì vậy rất khó để xóa bỏ được tệ nạn này.

Mặt khác do nhận thúc về pháp luạn của một số người còn hạn chế, một số xã, huyện thuộc vùng sâu vùng xa cần phải có cách tuyên truyền đến từng hộ dân.

Cả cộng đồng cần chung tay giải quyết , xem xét và nhận thức được đây là vấn đề quan trọng cần xã hội quan tâm và yêu cầu sự vào cuộc của tất cả cơ quan chức năng.

Tuyên truyền sâu rộng bộ luật ” bình đẳng giới ” tới cộng đồng và từng gia đình

Hoàn thành tốt chương trình ” toàn dân xây dựng đời sống văn hóa, giáo dục” đối với tất cả chúng ta. Giúp chúng ta nhận thức được rằng bạo lực gia đình là vi phạm pháp luật.

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, chính quyền, sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng trong việc xây dựng luật đặc biệt là luật phòng chóng bạo lực gia đình.

Kết bài: Bạo lực gia đình làm tổn hại đến thể chất và tinh thần của con người vì vậy chúng ta cần phải loại bỏ ngay hành vi này để cuộc sống của mỗi người, mỗi gia đình tốt đẹp hơn

22 tháng 12 2017

sao thấy giống viết thư upu vậy

24 tháng 12 2019

Trẻ em mắc bệnh giun kim nhiều vì:

-Vì trẻ em (nhất là 2-3 tuổi) thường có thói quen chơi dưới sàn nhà hoặc trong các môi trường thiếu vệ sinh, nằm dưới sàn nhà, ngậm các đồ vật,... vì vậy trẻ em rất thường hay bị nhiễm bệnh giun đũa.

-Vì trẻ em chơi ở môi trường thiếu vệ sinh, chưa ý thức vệ sinh thân thể nên trẻ em là đối tượng mắc bệnh giun đũa nhiều nhất.

Các biện pháp phòng chống giun đũa kí sinh ở người là:

-Giữ vệ sinh môi trường xung quanh thật sạch sẽ

-Ăn chín uống sôi

-Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh

-Vệ sinh cá nhân khi ăn uống

-Nên uống thuốc tẩy giun 6 tháng 1 lần

Chúc bạn học có hiệu quả!

25 tháng 12 2019

hihimơn nhiều

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
26 tháng 12 2023

- Theo em, những điều đang gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường sống trên Trái Đất hiện nay là: ý thức của con người về vấn đề bảo vệ môi trường, ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm đất,...

- Một số việc mà em cho rằng con người cần phải làm để cải thiện tình hình:

+ Cần có truyền thông để giúp con người nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.

+ Có những hướng dẫn cụ thể về phân loại rác thải và phải có quy định về phân loại rác.

+ Phải có các giải pháp giao thông, tránh gây ùn tắc và ô nhiễm khí thải.

16 tháng 9 2023

Tham khảo

Bài thơ đã “vẽ” nên bức chân dung người bà tần tảo, nhẫn nại, giàu yêu thương; chân dung người cháu đã trưởng thành, đi xa nhưng vẫn luôn nhớ về bà, yêu thương và biết ơn bà; chân dung về kỉ niệm tuổi thơ với cuộc sống thiếu thốn, gian khổ nhọc nhằn; chân dung về tình cảm bà cháu ấm nồng, sâu sắc và thấm thía… Điều em ấn tượng trong bức chân dung ấy là sự tần tảo, hi sinh, mạnh mẽ, yêu thương và hết mực chăm sóc cháu đồng thời là chỗ dựa vững vàng cho cháu của bà.

 
11 tháng 3 2023

* Khi thảo luận nhóm về một vấn đề gây tranh cãi, ta cần tiến hành những bước:

- Bước 1: Chuẩn bị

+ Thành lập nhóm và phân công công việc

+ Chuẩn bị nội dung buổi thảo luận

+ Thống nhất mục tiêu và thời gian buổi thảo luận

- Bước 2: Thảo luận

+ Trình bày ý kiến

+ Phản hồi các ý kiến

* Về thái độ, cách thức trình bày ý kiến khi thảo luận nhóm, em cần lưu ý:

- Người nghe:

+ Nhận xét trọng tâm, không vụn vặt.

+ Nêu điều tâm đắc của em.

+ Bổ sung ý kiến cho bạn.

- Người nói:

+ Lắng nghe, phản hồi những ý kiến của người nghe với tinh thần cầu thị

+ Làm rõ vấn đề người nghe thắc mắc.

+ Rút kinh nghiệm cho bản thân

8 tháng 9 2016

Nhà tôi có hai chi em, tôi là chị còn em trai kém tôi 3 tuổi. Bố mẹ rất chiều em trai tôi, và nhiều lần thiên vị cho em tôi mà trách mắng tôi. Cũng chính vì điều đó mà tôi đâm ra đố kị và hay tranh dành với em, và đã có lần tôi làm bố mẹ đau laongf vì chuyện của hai chị em.

Hàng ngày nếu hai chị em tôi cùng ở nhà thì kiểu gì cũng xảy ra chuyện tranh cãi nhau. Nếu hai chi em tranh nhau đồ gì mẹ tôi sẽ bảo:

– Con là con gái, lại là chị thì cần phải nhường nhịn, chứ ai lại chấp với em từng li từng tí vậy. Với lại em nó vẫn còn bé, tính nó trẻ con hay trêu chọc, con đừng chấp. 

Mẹ nói thế làm tôi bực hơn, lúc đó tôi chỉ nghĩ được là mẹ quá thiên vị cho em, không thương tôi bằng em. Cho tới một hôm, có một chuyện xảy ra. Sáng sớm hôm ấy, tôi moi tiền ở con lợn ra 10.000 đồng, định bụng chiều sẽ khao lũ bạn vì tôi vừa được điểm cao trong kì thi 8 tuần. Tôi cẩn thận cất tiền vào một chỗ rồi vội vã đi học bài. Đến trưa, trước khi đi nấu cơm, tôi kiểm lại tiền để chốc nữa sẽ đi qua chợ mua các thứ mang tới lớp. Nhưng tiền tôi để ở bao kiểm tra đã không cánh mà bay. Tôi sửng sốt dốc cả bao kiểm tra ra, cẩn thận tìm lại một lần nữa, rồi tôi tìm khắp cả trong cặp vẫn chẳng thấy đâu. Rõ ràng tôi đã bỏ tiền vào trong cặp mà, hay là… hay là em tôi nó đã lấy. Đúng rồi, nhà chỉ có hai chị em mà nó thì học ở trên gác xép, nơi tôi để cặp, còn tôi học ở dưới nhà. Vậy không nó thì còn ai vào đây, với lại chẳng lẽ tiền nó có cánh mà bay ra khỏi túi tôi à? 

Nghĩ thế, tôi vội vã chạy lên, tức tối quát: 

– Hùng! Em lấy tiền của chị phải không? 

– Không… em… em… 

– Mày nói dối. Gớm, là một lớp trưởng ở trường tỏ vẻ gương mẫu mà không ngờ về nhà mày lại thế. Xấu ơi là xấu. Tao tưởng bố mẹ chiều mày vì mày ngoan, học giỏi. Ngoan mà đi lấy trộm tiền của người khác. 

Tôi mắng như tát nước vào mặt nó, mắng nó với tất cả sự bực tức, ghen tị bấy lâu nay. Còn nó, nó chợt cúi xuống bàn bật khóc, mắt đỏ hoe. Mặc kệ, tôi vẫn nói, lòng tôi thầm nghĩ: “Nước mắt cá sấu ấy mà”. 

– Tiền đâu, đưa đây cho tao! 

Trưa hôm ấy, khi bố tôi về tôi đã ấm ức kể hết với bố: Nào là nó đã lấy tiền của tôi, tôi bảo nó còn chối và không đưa cho tôi. Bố tôi nghe vậy chắc giận lắm vì lâu nay bố vẫn nghiêm khắc với khuyết điểm. Bố gọi nó xuống rồi hỏi nó, vẻ giận dữ: 

– Hùng! Tại sao con lại lấy tiền của chị? 

– Con không lấy… không lấy mà bố – Nó lấm lét nhìn bố giọng có vẻ oan ức lắm. 

– Không lấy thì ai vào đấy?

Đứng ở trong bếp tôi cũng thấy thương nó một ít nhưng vì sự ghen tức với nó bấy lâu nên tội lại thấy rất hả hê. Vừa lúc ấy mẹ tôi đi làm về, mẹ khẽ hỏi tôi: 

– Có chuyện gì mà bố con có vẻ mặt không vui vậy. 

– Dạ, bởi em Hùng lấy tiền của con, bố giận nên đánh cho em một trận. – Vậy à? 

Thế rồi mẹ vội vã dựa xe ngoài sân để vào nhà. Mẹ bỗng gọi tôi: 

– Thanh ơi có phải tiền của con đây không? Tờ 10.000 đồng mới cứng rơi ở ngoài sân đây này. 

Tôi giật mình và chợt nhớ lại: “Ừ nhỉ! Bây giờ mình mới nhớ ra, lúc đó mình kẹp tiền vào quyển vở rồi ra sân học bài đã đánh rơi, thế mà mình cứ đinh ninh rằng ở trong bao kiểm tra”. Và tôi chợt nhớ lại mình đã nói với em thế nào, đã hả hê vô cùng khi em bị đánh. Một sự hối hận dâng lên trong tôi. Tôi vội vã chạy lên nhìn đứa em trai bé bỏng của tôi và nói lời xin lỗi. Em tôi đã không những trách mắng gì tôi mà còn chạy lại ôm lấy tôi. Tôi cảm thấy ăn năn vô cùng, xấu hổ với em vô cùng.

Kể từ lần đó tôi đã thay đổi thái độ đối với em tôi. Hai chị em chúng tôi rất yêu thương nhau, tôi nào cũng nô đùa với nhau một lúc rồi mỗi đứa lại ngồi vào bàn học riêng. Cũng từ lần đó mà tôi lại nhận ra em trai tôi tuy nhỏ nhưng đã có tấm lòng cao thượng, tôi lại càng xấu hổ và tự đó tôi đã thay đổi để làm một người chị gương mẫu, yêu thương em hơn.

8 tháng 9 2016

Tôi nhớ mãi hình ảnh mẹ gầy, ngồi bên cửa sổ, đôi mắt buồn như nhìn vô định vào chốn xa xôi. Đó là khi mẹ buồn vì tôi mắc lỗi. Tôi sinh ra và lớn lên trong gia đình hạnh phúc. Bố tôi là bộ đội nên thường xuyên vắng nhà. Thế là mẹ tôi vừa là mẹ vừa là cha vừa là bạn của tôi. Mẹ chăm sóc chu đáo và dành tình yêu thương nhiều gấp bội những người mẹ bình thường như để bù đắp cho tôi sự thiếu thốn tình cảm của cha. Bố vắng nhà nên mẹ nuôi dạy tôi rất vất vả, vừa phải lo việc nhà mẹ còn lo công việc ở trường học. Mẹ tôi là cô giáo dạy văn. Mẹ lúc nào cũng mong tôi nên người, vững vàng ngay thẳng như cha. Vì thế, trước những lời nói dối của tôi, lòng mẹ đau đớn lắm, dường như bao hi vọng tin tưởng ở tôi bị tan vỡ… Lần đó đi chợ cùng mẹ, tôi rất thích con búp bê bằng vải. Nó đẹp lắm nên giá hơi mắc. Tôi nghĩ với điều kiện của gia đình mình hiện nay chắc mẹ sẽ không đồng ý mua cho. Tôi buồn bã ra về mà không dám hỏi mẹ. Về nhà, tưởng rằng tôi sẽ quên ngay nhưng hình ảnh con búp bê xinh xắn, đáng yêu ấy cứ chờn vờn trong suy nghĩ của tôi. Tôi còn nằm mơ thấy nó bên tôi, nằm cạnh tôi khi ngủ nhưng lúc tỉnh dậy, tôi lại hoàn toàn thất vọng. Thế là tôi nghĩ cách để có được con búp bê ấy. Tôi có một con lợn đất đựng tiền tiết kiệm. Mỗi dịp Tết được tiền mừng tuổi hay được điểm mười mẹ thưởng, tôi đều gửi vào “ngân hàng” lợn đất. Đã được hơn một năm chắc chú lợn cũng mập mạp. Nghĩ vậy, tôi tìm cách lấy tiền từ trong đó ra, từng chút từng chút một để mẹ không nghi nghờ. Đến một ngày, tôi đã đủ số tiền để có thể mua em búp bê về. Tôi vui lắm, chạy ngay đến cửa hàng và hân hoan đón lấy em búp bê từ tay cô chủ. Em búp bê đã thật sự là bạn của tôi. Giấc mơ ngày nào đã thành hiện thực. Nhưng vì sợ mẹ biết nên tôi giấu em vào tủ quần áo, thỉnh thoảng mẹ vắng nhà tôi mới đem ra chơi. Một hôm, đi học về tôi giật mình hoảng hốt khi thấy tủ quần áo bị lục tung. Thì ra mẹ dọn đồ để chuẩn bị cho mùa đông sắp đến. Nhìn mãi tôi không thấy em búp bê đâu cả, hay mẹ đã phát hiện ra và tức giận ném đi rồi. Nghĩ vậy nên nước mắt tôi cứ chực trào ra. Đang loay hoay đi tìm thì thấy mẹ từ dưới nhà lên cầm trong tay con búp bê. Tôi thở phào nhẹ nhõm. Nhưng ngay lập tức, cảm giác lo sợ lại xâm chiếm tôi. Mẹ đã biết em búp bê, tôi phải làm thế nào đây. Tôi lại phải tìm ra câu trả lời cho những câu hỏi sắp tới của mẹ. Quả như thế, mẹ hỏi tôi về em búp bê. Tôi nói đó là đồ chơi của bạn cùng lớp mà tôi mượn. Mẹ không hỏi thêm gì nữa. Nhưng trên đời này không có gì là bí mật cả. Hôm sau, mẹ hỏi tôi về con lợn đất. Mẹ định lấy tiền ở trong đó ra mua cho tôi một cái áo rét mới vì áo của tôi đã cũ quá rồi. Giật mình lo sợ, tôi vội vàng ngăn mẹ, nói rằng không cần áo mới. Mẹ ngạc nhiên nhìn tôi bởi mới hôm nào tôi còn nằng nặc đòi mua áo. Trước sự khẩn khoản của tôi, mẹ đồng ý không lấy tiền nữa. Nhưng cũng sau hôm đó, tôi thấy mẹ buồn buồn. Có những lúc mẹ thở dài ảo não. Lúc đó, nhìn mẹ già và thật đáng thương. Có đêm ngủ, tôi chợt tỉnh giấc đưa tay tìm mẹ mà không thấy. Giật mình tôi nhìn bóng mẹ in trên tường. Cái bóng xiêu vẹo, đổ nghiêng như cuộc đời vất vả của mẹ. Rồi tôi thấy người mẹ nhẹ run lên, mẹ khóc. Mẹ vừa khóc vừa nói một mình. Tôi cố lắng tai nghe… “Mình ơi, tôi thật có lỗi khi nuôi con không tốt. Nó đã nói dối tôi mình ạ…” Trời ơi. Mẹ của con. Mẹ đã biết con nói dối từ bao giờ mà vẫn lặng thinh thế. Mẹ đã chịu đựng câm nín một mình ư. Lẽ ra mẹ cứ mắng con, cứ đánh con chứ. Sao mẹ lại khóc một mình thế… Nỗi đau đớn của mẹ cũng làm tan nát cõi lòng con. Chỉ vì con mà mẹ khổ. Đêm hôm đó tôi đã thức cùng mẹ đến sáng. Chiều hôm sau đi học về, tôi quyết định sẽ nhận lỗi với mẹ. Bước chân vào phòng, tôi bắt gặp hình ảnh dáng mẹ gầy, ngồi bên cửa sổ, đôi mắt buồn nhìn xa xăm như vào chốn vô định… Nhìn mẹ như vậy tôi suýt bật khóc. Bao nhiêu hồi hộp, sợ hãi trong tôi tan biến mất. Lúc này đây trong tôi chỉ còn tình yêu đối với mẹ và lòng dũng cảm mà thôi. Tôi tiến lại gần và gọi “Mẹ”. Mẹ đang khóc, lau vội nước mắt quay lại nhìn tôi. Mẹ kéo tôi lại gần, ôm tôi vào lòng và xoa đầu tôi như thuở bé. Tôi ôm chặt mẹ và không thể kìm nén cảm xúc của mình, tôi bật khóc “Mẹ ơi, con… con… con xin lỗi mẹ. Con…”. Không để tôi nói hết câu, mẹ ngăn lại “Con yêu của mẹ. Con không phải nói gì nữa. Mẹ đã biết tất cả rồi. Con của mẹ mà mẹ không hiểu sao. Con nhận ra lỗi lầm của mình và sửa chữa là tốt rồi. Mẹ sẽ không cho ba con biết chuyện này đâu, để ba con yên tâm công tác. Vì đây là lần đầu nên mẹ con mình xí xóa nhé. Mẹ cũng thật buồn vì không thể lo đủ cho con…”. “Không. Mẹ ơi, biết thế nào là đủ ạ. Con chỉ cần tình yêu mẹ dành cho con thôi”. Hai mẹ con tôi ôm nhau thật chặt. Lần đầu nói dối và cũng là lần đầu tôi làm mẹ đau khổ. Dáng mẹ buồn như đã khắc sâu vào tâm khảm tôi mà mỗi lần nhớ lại tôi thấy lòng mình đau nhói. Nhờ có mẹ, tôi đã xác định được mục tiêu của mình là phải sống vững vàng và ngay thẳng giống như cha của tôi. 
Học tốt !Nabi Rain

15 tháng 9 2023

Giới thiệu về nội dung chính, tác giả, thể loại của cuốn sách

31 tháng 3 2020

1. Trẻ em là người dưới 16 tuổi.

2.

- Tổ chức việc làm cho trẻ em có khó khăn.

- Dạy lớp học ở lớp tình thương cho trẻ em.

- Tổ chức tiêm phòng dịch cho trẻ em.

- Tổ chức trại hè cho trẻ em.