K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 10 2017

Ngó lên nuộc lạt mái nhà
Bao nhiêu nuộc lạt thương ông bà bấy nhiêu

>> Mình bt mỗi bài này :v <<

5 tháng 10 2017

câu này mình bt rồi , nhưng cảm ơn bạn nha vì đã giúp mình

9 tháng 10 2019

Con người có cố có ông
Như cây có cội như sông có nguồn.

9 tháng 10 2019

TL :

  • Con người có cố có ông
  • Như cây có cội như sông có nguồn

​Hok tốt

26 tháng 7 2021

Tên Nhàn hạ nên câu hỏi cũng nhàn thật =)))

- Ngó lên nuộc lạt mái nhà
Bao nhiêu nuộc lạt thương bà bấy nhiêu.

- Cây có gốc mới nở ngành xanh ngọn
Nước có nguồn mới bể rộng sông sâu
Người ta nguồn gốc từ đâu
Có tổ tiên trước rồi sau có mình

- Nước có nguồn, cây có gốc.

26 tháng 7 2021

Chim có tổ người có tông​

24 tháng 10 2019

a, cháu, mẹ, con, bà, mình

b, ta, mình

 đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi .   Bà như chiếc bóng giở về. Ít khi tôi thấy bà nói chuyện nói trò với ngoài các cháu ra . Ít khi tối thấy bà đôi co với ai . Dân làng bảo bà hiền như đất . Nói cho đúng , bà hiền như chiếc bóng  Nếu ai lành chanh lành chói , bà rủ rỉ khuyên , Bà nói bằng ca dao , tục ngữ . Những chị mồm năm miệng mười , sau khi bà khuyên chỉ còn mồm một , mồm...
Đọc tiếp

 đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi .

   Bà như chiếc bóng giở về. Ít khi tôi thấy bà nói chuyện nói trò với ngoài các cháu ra . Ít khi tối thấy bà đôi co với ai . Dân làng bảo bà hiền như đất . Nói cho đúng , bà hiền như chiếc bóng  Nếu ai lành chanh lành chói , bà rủ rỉ khuyên , Bà nói bằng ca dao , tục ngữ . Những chị mồm năm miệng mười , sau khi bà khuyên chỉ còn mồm một , mồm hai .

   Người ta bảo :'' Con hư tại mẹ , cháu hư tại bà '' . Bà như thê thì chúng tôi hư làm sao được . 

1. chỉ rõ 2 phép liên kết trong đoạn trích trên

2 . Đoạn trích giúp em nhân ra những tình cảm nào của tác giả dành cho bà ( viết 3 đến 5 dòng )

3. Hãy  ghi lại tên 1 tác phẩm thơ hiện đại Việt Nam trong chương  trình Ngữ văn 9 có Nd ngợi ca về hình ảnh người bà ?

 

1
GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
8 tháng 2 2019

1. Phép liên kết được sử dụng trong đoạn văn trên là liên kết nội dung và liên kết hình thức.

Về nội dung, đoạn văn xoay quanh chủ đề về người bà. => liên kết logic

Về hình thức: đoạn văn có sử dụng phép lặp (lặp từ "bà" giữa các câu), phép thế (bà tôi như thế - "như thế" ở đây ý chỉ việc bà khuyên nhủ, dạy bảo, làm gương cho các cháu bằng nhiều hành động đã được kể ở trên)

2. Tình cảm của tác giả dành cho người bà của mình đó là sự kính yêu, biết ơn và thương nhớ nữa (vì đoạn văn được viết trong dòng hồi tưởng). Bà hiện lên trong ấn tượng của người viết đó là một người lặng lẽ, ít nói nhưng hay thể hiện bằng hành động. Bà hiền và lặng lẽ, quan tâm và dành tình cảm thân ái với tất cả mọi người. Vì thế, cháu - tác giả luôn hướng về bà với niềm ngưỡng mộ và sự biết ơn sâu sắc nhất.

6 tháng 1 2022

Quyền và nghĩa vụ của ông bà,cha mẹ đối với con cháu trong gia đình:

+ Quyền nuôi dạy.

+ Quyền được sai bảo.

+ Nghĩa vụ: chăm sóc đến khi con cháu đã lớn.

.....

6 tháng 1 2022

tham khảo

- Cha mẹ có quyền và nghĩa vụ nuôi dạy, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con. Không phân biệt đối xử, ngược đãi, xúc phạm con...

- Ông bà có quyền và nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng cháu chưa thành niên.

 

12 tháng 7 2019

1,        .Con cs mẹ như măng ấp bẹ

           .Cha mẹ sinh con trời sinh tính

           .Cá chuối đắm đuối vì con

           .Đêm khuya trăng rụng xg cầu

          Cảm thg cha mẹ dãi dầu ruột đau

           .Mẹ dạy thì con khéo

            Bố dạy thì con khôn

          

27 tháng 7 2019

số 1 mình nhiều rồi , số 2,3,4thì cần nhiều lắm

30 tháng 7 2018

Những kỉ niệm về tuổi thơ được gợi lại trong tâm trí người cháu:

- Tuổi thơ nhiều gian khổ, thiếu thốn, nhọc nhằm từ năm lên bốn tuổi đó là những năm tháng chiến tranh gian khổ ác liệt: “đói mòn đói mỏi”.

    + Cái đói ám ảnh tâm trí đứa trẻ, nhà thơ đã cho ta thấy một quá khứ tang thương đầy những thảm cảnh của dân tộc gắn với thân phận người dân mất nước.

    + Những hình ảnh đau thương của dân tộc gây ấn tượng mạnh, sâu đậm với tâm hồn nhà thơ, ấn tượng về khói bếp “hun nhèm mắt”.

- Tuổi thơ có gian khổ của những ngày giặc ngoại xâm gây tội ác.

Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụiHàng xóm bốn bên trở về lầm lụi

- Dòng hồi tưởng của đứa cháu gắn với âm thanh của tiếng chim tu hú, âm thanh quen thuộc nơi đồng quê mỗi dịp hè về cứ vang vọng, cuộn xoáy trong lòng người xa xứ.

    + Với 11 câu thơ, tiếng tu hú được nhắc tới 5 lần, khi thảng thốt, khi khắc khoải, lúc lại mơ hồ từ những cánh đồng xa.

    + Không gian mênh mông, bao la, buồn tới lạnh lùng. Trong từng cung bậc của tiếng tu hú, tình cảm, nỗi nhớ của người cháu càng trở nên da diết, mạnh mẽ hơn.

→ Tác giả lựa chọn những hình ảnh, âm thanh tiêu biểu nhắc lại những ấn tượng khó phai về tuổi thơ của chính mình

23 tháng 9 2018

- Phương thức biểu đạt : Tự sự

- Ngôi kể: Thứ nhất

- Nội dung: nói về người bà hiền hậu, chăm chỉ 

23 tháng 9 2018

Phương thức biểu đạt : tự sự

Ngôi kể : thứ nhất

Nội dung : Nói về người bà hiền lành ,tốt bụng của nhân vật tôi

20 tháng 11 2021

tham khảo:

“ Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con ”

Nói về công lao của cha mẹ, câu ca dao trên đã đưa ra những hình ảnh to lớn, vĩnh hằng, giàu sức biểu cảm để so sánh và chỉ có những hình ảnh vĩ đại ấy (núi Thái Sơn, nước trong nguồn) mới diễn tả nổi sự yêu thương to lớn mà cha mẹ đã dành trọn vẹn cho chúng ta. Bài ca dao làm em nhớ đến hình ảnh của cha mẹ đã làm lụng vất vả để nuôi em khôn lớn như ngày nay. Tác giả ví công lao của cha như ngọn núi cao ngất trời còn tình nghĩa của mẹ như nước trong nguồn chảy ra bất tận. Tình cảm cha mẹ dành cho con cái thật thiêng liêng biết bao! Công cha nghĩa mẹ vô bờ bến suốt đời con không bao giờ trả hết .Qua bài ca dao, giúp em hiểu được công lao như trời biển của cha mẹ và phải biết kính trọng hiếu thảo với cha mẹ cho tròn chữ hiếu. Nên câu ca dao: “ Công cha như núi Thái Sơn… ”được lưu truyền từ đời này sang đời khác và mãi mãi như một lời nhắc nhở con cái phải hiếu thảo với cha mẹ.