moi truong doi lanh sch moi
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đặc điểm chung của môi trường hoang mạc là có biên độ nhiệt ngày đêm và biên độ nhiệt năm rất cao; Lượng mưa rất ít, thường dưới 200mm/ năm. Hoang mạc nóng thì có nhiệt độ mùa hạ rất nóng, thường trên 30\(^0\)C. Hoang mạc đới ôn hòa thì có mùa đông rất lạnh, thường dưới 0\(^0\)C. Ở môi trường hoang mạc giới sinh vật rất nghèo nàn, chủ yếu là các cây bụi gai, xương rồng...có thời kì sinh trưởng ngắn...
Môi trường đới lạnh cũng có những đặc điểm giống hoang mạc: Biên độ nhiệt năm rất cao, mưa ít, sinh vật nghèo nàn, chủ yếu là đài nguyên với những cây bụi lùn, rêu và địa y..chính vì đặc điểm đó mà có thể coi môi trường đới lạnh là hoang mạc lạnh ( Vì nhiệt độ trung bình năm rất thấp, dưới 10\(^0\)C)
Bạn tham khảo nhé!
Số loài động vật ở môi trường nhiệt đới cao hơn hẳn so với tất cả những môi trường địa lí khác trên Trái Đất, là do môi trường nhiệt đới có khí hậu nóng, ẩm, tương đối ổn định, thích hợp với sự sông của mọi loài sinh vật. Điều này đã tạo diều kiện cho các loài động vật ô nhiệt đới gió mùa thích nghi và chuyên hóa cao đối với những diều kiện sống rất đa dạng của môi trường.
Ví dụ, về sự chuyên hóa tập tính dinh dưỡng của các loài rắn trên đồng ruộng, ở đồng bằng Bắc Bộ: có những loài chuyên ăn rắn, có những loài chủ yếu ăn chuột, hoặc chủ yếu ăn ếch nhái hay ăn sâu bọ. Có loài bắt chuột về ban ngày (bắt trong hang), có loài về ban đêm (bắt ở ngoài hang)... Do vậy, trên cùng một nơi có thể có nhiều loài cùng sống bên cạnh nhau, tận dụng được nguồn sống của môi trường mà không cạnh tranh với nhau, làm cho số lượng loài động vật ở
Hoang mạc trên thế giới phân bố chủ yếu ở dọc theo hai đường chí tuyến.
Đặc điểm chung của khí hậu hoang mạc: lượng mưa rất ít; biên độ nhiệt năm rất lớn.
Cực kì khô hạn, thể hiện ở lượng mưa rất ít và lượng bốc hơi cao. Tính chất khắc nghiệt của khí hậu thể hiện ở sự chênh lệch nhiệt độ hoá ngày và năm lớn.
Đới lạnh nằm trong khoảng từ hai vòng cực đến hai cực.
Đới lạnh có khí hậu vô cùng khắc nghiệt. Mùa đông rất dài, hiếm khi thấy Mặt Trời và thường có bão tuyết dữ dội kèm theo cái lạnh cắt da. Nhiệt độ trung bình luôn dưới -10°C, thậm chí xuống đến -50°C.
Mùa hạ thật sự chỉ dài 2 - 3 tháng. Mặt Trời di chuyển là là suốt ngày đêm ở đường chân trời, có nơi đến 6 tháng liền. Trong thời gian này, nhiệt độ có tăng lên nhưng cũng ít khi vượt quá 10°c.
Lượng mưa trung bình năm rất thấp (dưới 500mm) và chủ yếu ờ dạng tuyết rơi (trừ mùa hạ). Đất đóng băng quanh năm, chỉ tan một lớp mỏng trên mặt khi
mùa hạ đến.
* Vị trí: Nằm từ khoảng 2 vòng cực đến 2 cực
* Phân tích hình 21.1
- Nhiệt độ
+Mùa hè ( Tháng 7 ) : 9độ C ( Khoảng 3 tháng có nhiệt độ trên 0 độ C )
+Mùa đông ( Tháng 1 ) : - 29 độ C ( Khoảng 9 tháng có nhiệt độ dưới 0 độ C )
-Lượng mưa : Mưa ít ( Mưa ít ở tháng 6 , tháng 7 , tháng 8 ) , mưa chủ yếu ở dạng tuyết rơi .
---> Kết luận : Khí hậu khắc nghiệt rất giá lạnh
- Thảm thực vật đài nguyên và đất đài nguyên phân bố trong phạm vi từ khoảng vĩ tuyến 60° về cực. Châu Mĩ. châu Á, châu Âu có thảm thực vật đài nguyên và đất đài nguyên, vì các châu lục này có phần lãnh thổ nằm ở vùng vĩ độ cao.
- Những kiểu thảm thực vật và nhóm đất thuộc môi trường đới ôn hoà phân bố ở các châu lục: Á. Âu, Mĩ, Phi, Đại Dương. Vì đới này có diện tích lục địa rộng lớn và có nhiều kiểu khí hậu khác nhau.
- Những kiểu thảm thực và nhóm đất môi trường đới nóng, chiếm ưu thế ờ châu Phi. Mĩ, Á; ngoài ra còn có ở châu Đại Dương. Vì các châu lục này có diện tích rộng lớn nằm trong môi trường đới nóng. Châu Âu và châu Nam Cực không có, vì lãnh thổ châu Âu nằm ở môi trường đới ôn hoà, châu Nam Cực nằm ở môi trường đới lạnh.
Thứ nhất: Để công cuộc bảo vệ môi trường tốt nhất, trước hết phải xây dựng văn hóa ứng xử thân thiện với môi trường trên cơ sở đổi mới tư duy, cách làm, hành vi ứng xử, ý thức trách nhiệm với thiên nhiên, môi trường trong xã hội và của mỗi người dân. Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho nhân dân từ nông thôn đến thành thị, từ đồng bằng đến các đồng bào ở vùng núi, nâng cao hiểu biết, xây dựng các chuẩn mực, hình thành ý thức, lối nghĩ, cách làm, hành vi ứng xử thân thiện với thiên nhiên, môi trường. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý quyết liệt, giải quyết dứt điểm các vụ việc về môi trường, các vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường. Cần tạo bước chuyển biến mạnh mẽ từ nhận thức sang hành động cụ thể. Lấy chỉ số đầu tư cho môi trường, hoạt động bảo vệ môi trường, kết quả bảo vệ môi trường cụ thể để đánh giá.
Thứ hai: Một trong những biện pháp cũng rất quan trọng đó là nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, gắn nhiệm vụ bảo vệ môi trường với phát triển kinh tế-xã hội. Với hiện trạng ngày nay, rất nhiều người dân không có ý thức bảo vệ môi trường, vứt rác bừa bãi, xả các chất thải bừa bãi không đúng quy định, hoặc có cả những công ty rut ham cau cũng xả chất thải hầm cầu ra ngoài môi trường. Vì thế, việc nâng cao ý thức bảo vệ môi trường là một trong những vấn đề cấp bách được ưu tiên hàng đầu. Đổi mới cơ chế quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Khắc phục suy thoái, khôi phục và nâng cao chất lượng môi trường; Thực hiện tốt chương trình trồng rừng, ngăn chặn có hiệu quả nạn phá rừng, cháy rừng, tăng diện tích các khu bảo tồn thiên nhiên; Khai thác có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, bảo đảm môi trường và cân bằng sinh thái; Chú trọng phát triển kinh tế xanh, thân thiện với môi trường; Thực hiện sản xuất và tiêu dùng bền vững; từng bước phát triển “năng lượng sạch”, “sản xuất sạch”, “tiêu dùng sạch”; Tăng cường hợp tác quốc tế để phối hợp hành động và tranh thủ sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế cho công tác bảo vệ tài nguyên và môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu; Đẩy mạnh xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường.
Thứ ba: Một trong những biện pháp cũng không kém phần quan trọng, đó là coi trọng yếu tố môi trường trong tái cơ cấu kinh tế, tiếp cận các xu thế tăng trưởng bền vững và hài hòa trong phát triển ngành, vùng phù hợp với khả năng chịu tải môi trường, sinh thái cảnh quan, tài nguyên thiên nhiên và trình độ phát triển. Đã đến lúc “nói không” với tăng trưởng kinh tế bằng mọi giá; Tăng trưởng kinh tế phải đồng thời với bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu. Bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu cũng phải thay đổi theo hướng có lợi cho tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo ra công ăn việc làm, hỗ trợ để đất nước phát triển nhanh hơn, bền vững hơn.
Thứ tư: Một trong những biện pháp cấp bách để bảo vệ môi trường đó là dự báo, cảnh báo kịp thời, chính xác các hiện tượng khí tượng thủy văn, chung sức và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu; Tập trung triển khai thực hiện Chiến lược phát triển ngành khí tượng thủy văn đến năm 2020 và hai đề án: Hiện đại hóa công nghệ dự báo khí tượng thủy văn; Hiện đại hóa ngành khí tượng thủy văn; Tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành, địa phương, các tổ chức và cộng đồng quốc tế trong việc tham gia ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu; lồng ghép các yếu tố biến đổi khí hậu với Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 10 năm (2011-2020) và kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm (2011-2015), xác định các giải pháp chiến lược và chính sách thực thi, bố trí các nguồn lực cần thiết để tổ chức và triển khai thực hiện tốt Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu.
Thứ năm: Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật đất đai cũng là một trong những biện pháp cấp bách để bảo vệ môi trường hiện nay ở Việt Nam; Quy hoạch sử dụng đất cả nước đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2011 – 2015. Xác lập cơ chế cung – cầu, chia sẻ lợi ích, phát triển bền vững tài nguyên nước và bảo đảm an ninh nguồn nước. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng dự án Luật Tài nguyên Nước và các văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực tài nguyên nước theo hướng xác lập cơ chế quản lý tài nguyên nước đồng bộ với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đẩy mạnh xã hội hóa, tạo điều kiện để các thành phần kinh tế, các tổ chức xã hội, mọi người dân tham gia bảo vệ môi trường, làm kinh tế từ môi trường. Tạo điều kiện, hỗ trợ để các tổ chức phản biện xã hội về môi trường, các hội, hiệp hội về thiên nhiên và môi trường hình thành, lớn mạnh và phát triển, đóng góp tích cực trong hoạt động bảo vệ môi trường.
Thứ sáu: Một trong những biện pháp cấp bách để bảo vệ môi trường ở Việt Namhiện nay đó là đẩy mạnh thực hiện “kinh tế hóa” trong lĩnh vực địa chất và khoáng sản theo hướng giảm cơ chế “xin – cho”, tăng cường áp dụng hình thức đấu thầu quyền thăm dò khoáng sản, đấu giá mỏ để tăng thu cho ngân sách Nhà nước và lựa chọn được tổ chức, cá nhân có năng lực, kinh nghiệm tham gia hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản; nâng cao tính thống nhất, tránh chồng chéo trong quản lý; tăng cường phân cấp cho các địa phương quản lý khoáng sản; chú trọng thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật…Đồng thời, tiếp tục giảm xuất khẩu thô, đẩy mạnh chế biến sâu nhằm bảo vệ và nâng cao giá trị tài nguyên khoáng sản, hướng tới mục tiêu xây dựng ngành công nghiệp khai khoáng ổn định, bền vững. Phát triển kinh tế biển, bảo vệ an ninh trên biển.
Thứ bảy: Một trong những biện pháp cũng rất quan trọng nhằm bảo vệ môi trường đó là hoàn thiện hệ thống pháp luật về môi trường, chuẩn bị cơ sở pháp lý cho ứng phó với biến đối khí hậu theo hướng thống nhất, công bằng, hiện đại và hội nhập đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật hiện hành, tiến tới xây dựng Bộ luật Môi trường, hình thành hệ thống các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành theo hướng thống nhất, công bằng, hiện đại và hội nhập, khắc phục tình trạng chồng chéo, mâu thuẫn, không rõ trách nhiệm và thiếu khả thi. Hệ thống pháp luật về môi trường phải tương thích, đồng bộ trong tổng thể hệ thống pháp luật chung của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Hay nói ngắn gọn lại theo một số độc giả trên trang hỏi đáp của Yahoo rằng: Chúng ta cần sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên, bảo vệ và giữ gìn nguồn tài nguyên hiện có và khôi phục bằng nhiều cách khác nhau như trồng cây gây rừng, tăng cường sử dụng năng lượng sạch không gay ô nhiễm (năng lượng mật trời, năng lượng gió, năng lượng sóng và thủy triều…), thu gom và xử lí hợp lí các chất thải rắn , trong đó chú ý tới việc tái sử dụng chất thải rắn làm nguyên liệu sản xuất , quan trọng hơn cả là việc giáo dục ý thức cho mọi người về việc bảo vệ môi trường…
Môi trường đới nóng: từ khoảng chí tuyến Bắc đến chí tuyến Nam.
Môi trường đới lạnh: nằm trong khoảng từ vòng cực đến cực.
Môi trường đới ôn hòa: từ vòng cực Bắc đến chí tuyến Bắc;từ chí tuyến Nam đến 45 độ Nam.
hình 2,5,6 bn à.Bn phải cho nhìn ảnh chứ chiu@@@@.chịu
nghĩa là sao bạn