Viết bài văn nêu suy nghĩ của em về lỗi lầm xảy ra với mẹ
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1. ( bt6 vbt văn 7- trang 10)
Chọn trong văn bản Mẹ tôi câu văn nói về người mẹ hoặc về tình cảm cha mẹ mà em thấm thía nhất.Hãy chép lại và đọc thuộc câu văn đó.
Bài làm:
- Sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim bố vậy.
2. ( bt7 vbt văn 7 - trang 10 )
Kể lại và nói lên suy nghĩ của mình về một lỗi lấm mà em lỡ gây ra khiến bố mẹ buồn phiền
(cần kể một lỗi lấm có thức của mình và những suy nghĩ chân thành của em sau lỗi lầm ấy)
Bài làm:
Ông bà, bố mẹ thường khuyên em cần gì thì cứ nói thật ko nên dối trá. Nhưng rồi có một lần chỉ vì ko kiềm chế đc ý thích của mk mà em đã trở thành một kẻ dối trá. Mặc dù chuyện đó đã cách đây 5 năm rồi nhưng giờ nhớ lại em vẫn thấy rất xấu hổ. Câu truyện là như thế này:
Hồi đó em rất thích chơi búp bê nhưng vì lúc đó gia đình còn khó khăn nên bố mẹ ko thể mua cho em búp bê đc. Hôm đó là thứ sáu. Buổi tối, ngồi làm bài tập Tiếng Việt mà đầu óc em cứ nghĩ đến những con búp bê, càng nghĩ em lại càng muốn sang chơi. Em đứng lên, gấp sách lại và nói với mẹ:
- Mẹ ơi! Bài Tiếng Việt này khó quá! Mẹ cho con sang nhà Linh Nhi để hỏi bài, mẹ nhé!
Mẹ đồng ý và dặn em là phải về sớm. Như chú chim sổ lồng, em chạy vụt đi. Cho tới 9h mẹ ko thấy em về liền bảo bố đi tìm. Đang ở nhà Linh Nhi chơi búp bê bất chợt em nghe thấy tiếng bố em cất lên:
- Chi! Lên xe đi về mau!
Hai đầu gối em lúc này bủn rủn, em đứng như trời trồng, miệng lắp bắp:
- Bố! Bố .... đi tìm con ư ???
- Phải! Mẹ bảo rằng con đến nhà Linh Nhi làm Tiếng Việt nên bố đã tới đón con.
Giọng của bố bình thản nhưng em bt rằng bố đang cố kìm nén cơn giận dữ. Một nỗi sợ hãi ghê gớm khiến cho em choáng váng. Như một con robot, em leo lên xe để bố trở về nhà. Biết rằng ko thể bao che cho hành động dối trá của mk nên em đã kể hết sự thật cho bố mẹ nghe. Nghe xong bà gọi em lại gần và nhẹ nhàng khuyên nhủ:
- Cháu gái của bà à! Chơi búp bê chỉ để giải trí thì đc, chứ cháu đừng có đam mê quá đến xao nhãng chuyện học hành thì ko nên, cháu ạ!
Lúc này hai dòng nước mắt của em bắt đầu rơi, em ôm chặt vào bà và hứa với gia đình là sẽ ko bao giờ tái phạm nữa. Thời gian trôi qua, em đã cố gắng giữ lời hứa, tập trung vào việc học hành. Do đó mà kết quả học tập của em ngày càng tốt hơn.
Câu chuyện đó đã cho em một bài học nhớ đời: Sự dối trá chỉ đem lại những hậu quả xấu mà thôi.
P/s: Mk tự viết ko hay lắm bạn thông cảm nhoa!!!
Mở bài:
– Cho biết thời gian xảy ra sự việc.
– Sự việc đó là gì và em cảm thấy như thế nào?
Thân bài:
– Diễn biến sự việc.
+ Hoàn cảnh khiến em gây ra lỗi lầm.
+ Hành động của em gây ra hậu quả như thế nào?
+ Em có suy nghĩ gì về những hành động sai trái đó?
Kết bài:
Viết ra những cảm nghĩ của em về những lỗi lầm mắc phải và quyết tâm sửa chữa để cuộc sống tốt đẹp hơn.
Tham khảo:
Có ai đó đã từng nói: “Một lời xin lỗi vụng về vẫn tốt hơn sự im lặng”. Quả thật như vậy, lời xin lỗi là cái cúi đầu, cái khoanh tay lễ phép và lời chân thành: cháu xin lỗi, em xin lỗi, bác xin lỗi, thầy xin lỗi… Nhưng trong cuộc sống này đã mấy ai làm được điều đó. Lời xin lỗi khi mình làm sai không chỉ là cách thể hiện thái độ biết lỗi, tự nhận thấy sai lầm mà còn là phép lịch sự trong giao tiếp, ứng xử giữa người với người. Lời xin lỗi là thể hiện sự tôn trọng và khiến người nghe cảm thấy hài lòng, vui vẻ, chấp nhận, bỏ qua, làm cho mối quan hệ tốt đẹp hơn. Còn người xin lỗi thì cảm thấy nhẹ lòng và trên hết là ý thức được trách nhiệm của mình trước hành động sai trái. Hành động của cậu bé 8 tuổi ở Hải Phòng lỡ làm vỡ gương ô tô đã viết giấy gửi lời xin lỗi và số điện thoại ngỏ ý đền bù cho chủ nhân chiếc ô tô để trước cổng trường mà báo chí đưa tin trong suốt thời gian qua khiến chúng ta phải suy ngẫm. Cho nên biết nói lời xin lỗi là một hành động lịch sự làm cuộc sống xã hội trở nên văn minh, tốt đẹp hơn. Cần phê phán những kẻ thiếu tự trọng, thiếu dũng cảm, làm sai nhưng bảo thủ không nhận trách nhiệm. Cũng qua đây chúng ta cần rút ra bài học cho mình: cần phải nghiêm túc nhận lỗi khi làm sai, biết nói lời xin lỗi chân thành cũng như dũng cảm, tự trọng trước những sai lầm của bản thân.
Bạn tham khảo nha: Cha mẹ là những người có công lao và ảnh hưởng vô cùng lớn đến cuộc sống của con người. Chính vì thế chúng ta cần có trách nhiệm đối với cha mẹ cho tròn đạo làm con. Trách nhiệm của con cái đối với cha mẹ là trách nhiệm yêu thương, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ cha mẹ của mình trong cuộc sống hằng ngày cũng như việc chúng ta nỗ lực vươn lên trong học tập, tu dưỡng đạo đức để trở thành công dân tốt, có điều kiện để phụng dưỡng cha mẹ khi về già cũng như cống hiến được những điều tốt đẹp nhất cho xã hội. Cha mẹ là những người có công sinh thành, nuôi dưỡng, giáo dục chúng ta nên người, từ đó việc hiếu nghĩa là việc chúng ta phải làm để báo đáp công ơn đó.
hay là tui tự trả lời cho tui nhỉ tại tui lỡ tay bấp vào đăng xuất
bài làm:
hiếu thảo từ xa xưa đến nay là 1 truyền thống tốt đẹp cho xã hội và dân tộc ta . bậc con cái thời xa xưa luôn lấy hiếu làm đầu cha mẹ những người có công loa và hưởng vô cùng lớ lên đến 1 quộc sống của con người .chính vì thế chúng ta sẽ có trách nghiệm đói với cha mẹ hơn cho tròn đạo lý làm con khi bố mẹ về già đi thì cha mẹ làm những điều tốt đẹp cho xã hội và người dân . vì cha mẹ cũng là người sinh ra chúng ta và nuôi nấng chúng ta ăn học và lớn ên từ đó . từ đó việc hiếu nghĩa là việc chúng ta phải làm để đèn đáp công ơn của cha mẹ dành cho cúng ta đó.
Tình mẫu tử là một trong những tình cảm thật thiêng liêng. Tình mẫu tử giúp cho những đứa con khi vấp ngã thì cũng lại có một điểm tựa thật vững chắc trong cuộc sống.
Mỗi người trong chúng ta lại có một cách định nghĩa, một cách hiểu khác nhau về tình mẫu tử là tình thương yêu, đó cũng còn là sự hi sinh cũng như chở che hơn hết đó cũng chính là bao dung của người mẹ đối với con của mình. Không ai có thể phủ nhận được đó cũng chính là thứ tình cảm vừa tự nhiên, vừa cao cả, theo mỗi người suốt cuộc đời của mỗi con người.
Từ nhỏ chúng ta được sinh ra đó cũng chính là do người mẹ đã mang nặng đẻ đau 9 tháng 10 ngày biết bao nhiêu khó nhọc thì đứa con mới có thể được ra đời, nhìn thế giới bên ngoài như thế nào. Ngay từ những ngày đầu khi đứa con còn chập chững, mẹ luôn là người nâng đỡ, chở che đầu tiên. Con lớn lên bằng sữa của người mẹ và khi những hè nóng bức gió từ bàn tay của người như phe phẩy chiếc quạt nan ngày đêm khó nhọc. Không những thế giấc ngủ của đứa con yêu như lớn lên bằng chính lời ca tiếng hát của người mẹ. Con cái lớn lên trong sự thương yêu vô bờ bến của người mẹ. Người mẹ tảo tần luôn luôn lo lắng cho từng bữa ăn giấc ngủ của con yêu khi từ nhỏ.
Thế rồi khi con người chúng ta lại lớn lên, mẹ cũng luôn sát cánh cùng ta trên đường đời đầy gian lao, thử thách của cuộc sống bên ngoài. Mẹ chính là người luôn luôn ở lại lắng nghe khi con vấp ngã. Và quan trọng nhất cũng không bao giờ bỏ được đứa con của mình đã đứt ruột đẻ ra. Người mẹ luôn quan tâm cũng như vỗ về đứa con yêu, cho dù con có làm những điều sai trái đi đến đâu đi chăng nữa thì lòng mẹ dường như cũng thêm quặn thắt đau gấp bội nhưng không bao giờ bỏ con.
Mẹ chính là người mà cũng đã dành cả cuộc đời lo lắng cho các con mà không mong một sự đáp đền. Bởi chúng ta cũng biết được đó. Chính niềm hạnh phúc lớn nhất của mẹ là được nhìn thấy các con hạnh phúc, nhìn thấy các con được trưởng thành. TTrong những năm tháng chiến tranh những người mẹ đã tiễn chồng, tiễn con ra mặt trận mà đớn đau như cắt từng khúc ruột. Vì mẹ biết các con đi sẽ rất hiếm quay trở về nhưng lòng mẹ không lúc nào trông ngóng dù biết là mòn mỏi. Tình mẫu tử dường như cũng đã lại làm cuộc đời ấm áp hơn bao giờ hết. Người con đi xa làm sao không nguôi nhớ về gia đình của mình nhớ về người mẹ tần tảo của mình được cơ chứ. Thế rồi cũng chính người mẹ ở nhà cũng héo mòn mong mỏi con. Ta cũng đã biết đến câu chuyện cổ tích “Cây vú sữa” nói về người con ham chơi không nghe lời mẹ đã bỏ nhà đi. Người mẹ mong nhớ con mà chết đã hóa thân thành cây vú sữa không quên cho ra những trái có nước sữa thơm ngon cho người con. Đôi mắt mẹ đỏ hoe mong con về như chiếc lá vú sữa vậy.
Bên cạnh tình mẫu tử thiêng liêng thì trong thực tế đã có rất nhiều những người mẹ nhẫn tâm vứt bỏ cốt nhục của mình, họ như cũng đã hành hạ và có nhiều hành động ngược đãi con đẻ của chính mình. Và những người như vậy họ thật mất hết nhân tính. Đồng thời hiện tượng lại có những người lợi dụng tình mẫu tử đánh đập, hành hạ trẻ em là không nên. Còn có biết bao trường hợp có những đứa con tệ bạc với cha mẹ, đứa con đó như không chăm sóc, phụng dưỡng những lúc mẹ già tuổi cao sức yếu mà đã cho bố mẹ vào viện dưỡng lão. Thế rồi còn có trường hợp nuôi cha mẹ mà lại đánh đập tàn nhẫn, cho ăn uống kham khổ và đuổi bố mẹ ra khỏi nhà. Thực sự đây là những thực tế đáng buồn vẫn còn tồn tại trong xã hội ngày nay.
Mỗi người trong chúng ta cũng cần phải biết trân trọng và gìn giữ tình mẫu tử. Ta nhận thấy được cần phải có những hành động thiết thực, cụ thể để đáp đền tình cảm của mẹ dành cho mình. Đó có thể là những việc làm thể hiện được sự biết vâng lời, luôn luôn nghe theo lời dạy bảo của cha mẹ đồng thời cũng phải siêng năng học hành để không phụ công ơn nuôi dưỡng cũng như rất quan tâm và thường xuyên giúp đỡ từ những việc nhỏ nhặt nhất bạn nhé!
Tình mẫu tử là một tình cảm thiêng liêng và không thứ tình cảm nào có thể sánh được. Mỗi người hãy tự ý thức được trách nhiệm làm con của mình để báo đáp công lao trời biển của cha mẹ. Đồng thời những người mẹ cũng phải quan tâm và yêu thương con cái của mình. Chắc chắn cuộc sống này sẽ trở lên tốt đẹp hơn rất nhiều.
Tham khảo
“Bạn bè là nghĩa tương tri
Sao cho sau trước một bề mới yên”
Quả vậy, tình bạn quả thật là một thứ tình cảm đáng quý và cần có trong cuộc sống của mỗi người. Bởi lẽ không có ai có thể sống mà thiếu tình bạn được.
Tình bạn như một món quà mà cuộc sống đã ban tặng cho chúng ta. Ở đó, ta có thể gửi gắm tình cảm, nỗi buồn, niềm vui cũng như là những lúc hạnh phúc nhất. Nếu có tình bạn thì cuộc sống của chúng ta sẽ trở nên thật ý nghĩa. Nỗi buồn sẽ vơi đi hãy hạnh phúc sẽ nhân đôi, cũng là nhờ có tình bạn. Tình bạn mang đến cho chúng ta rất nhiều điều đáng quý.
Trong tình bạn, chúng ta cần phải chân thành, tin tưởng nhau lẫn nhau. Cũng như phải biết quan tâm giúp đỡ nhau cũng như là gắn bó đoàn kết, cùng nhau vượt qua những khó khăn, thử thách. Không những thế chúng ta cần hiểu nhau, thông cảm cho nhau. Trong cuộc sống, chúng ta có thể bắt gặp những tình bạn cao đẹp. Đó là tình bạn của Nguyễn Khuyến. Tình bạn đã vượt lên trên những thiếu thốn về vật chất. Hay như tình bạn của Lưu Bình và Dương Lễ… Đó đều là những tình bạn đẹp và cao cả.
Tình bạn đã tồn tại từ rất lâu. Và nó có vai trò quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Nếu như thiếu vắng tình bạn thì cũng là chúng ta mất đi một phần của cuộc sống. Con người sẽ cảm thấy cô đơn, lạc lõng. Những nỗi buồn, niềm vui sẽ không biết phải chia sẻ cùng ai. Đối với tôi, tình bạn còn quan trọng hơn cả. Nếu ngày nào đó mà không có tình bạn thì chắc hẳn những ngày ấy sẽ là những ngày buồn tủi nhất trong cuộc đời tôi. Lúc ấy tôi sẽ như một người chết, không còn sức mạnh để làm việc nữa. Những nỗi buồn sẽ ngày càng chồng chất, buồn càng thêm buồn, tôi chẳng còn nuối tiếc gì với cuộc sống.
Qua đây, các bạn cũng có thể thấy tình bạn quả thật là quan trọng, và rất cần thiết cho mỗi con người chúng ta. Tình bạn như một mắc xích của cuộc sống, góp phần gắn kết mọi người với nhau tạo nên đoàn kết, tạo nên sức mạnh và quan trọng hơn là tạo nên một cuộc sống đầy ý nghĩa và niềm vui.
1,Trong các nhân vật mà em biết, em thích nhất là nhân vật Kiều Phương trong văn bản "Bức tranh của em gái tôi" của tác giả Tạ Duy Anh. Kiều Phương bị người anh trai gọi là " Mèo " vì khuôm mặt của Kiều Phương luôn lem nhem. Mèo là một cô bé nhỏ nhắn với hai bím tóc xinh xinh luôn được cột gọn. Dù khuôn mặt Mèo luôn lem nhem nhưng cô bé lại có tài năng vẽ được chú Tiến Lê - bạn của bố Mèo thẩm định. Anh trai của Mèo hay khinh thường em gái nhưng Mèo lại rất yêu quý anh trai mình nên cô bé mới vẽ anh trai trong cuộc thi vẽ. Khi biết được điều đó thì người anh trai rất xúc động. Kiều Phương là một cô bé hiền hậu, khéo tay. Em rất yêu quý nhân vật Kiều Phương.
2,Truyện buổi học cuối cùng lấy bối cảnh từ một biến cố lịch sử. Sau cuộc chiến tranh Pháp – Phổ năm 1870-1871, nước Pháp thua trận, hai vùng An-dát và Lo-ren giáp biên giới với Phổ bị nhập vào nước Phổ. Truyện viết về buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp ở một trường làng thuộc vùng An-dát.
hững đặc sắc nổi bật về nghệ thuật của truyện: - Cách kể chuyện từ ngôi thứ nhất với vai kể là một học sinh có mặt trong buổi học. - Miêu tả nhân vật qua ý nghĩ, tâm trạng (chú bé Phrăng) và qua ngoại hình, cử chỉ, lời nói, hành động (thầy Ha-men). - Ngôn ngữ tự nhiên với giọng kể chân thành và xúc động: sử dụng nhiều câu biểu cảm, nhiều từ cảm thán, phép so sánh, có những lời và hình ảnh mang ý nghĩa ẩn dụ
Qua câu chuyện buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp ở vùng An-dát bi quân Phổ chiếm đóng và hình ảnh cảm động của thầy Ha-men, truyện đã thể hiện lòng yêu nước trong một biểu hiện cụ thể là tình yêu tiếng nói của dân tộc và nêu chân lý: “Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù...” - Truyện đã xây dựng thành công nhân vật thầy giáo ha-men và chú bé Phrăng qua miêu tả ngoại hình, cử chỉ, lời nói và tâm trạng của họ.
Ý nghĩa tư tưởng của truyện : Phải biết yêu quý, giữ gìn và học tập để nắm vững tiếng nói của dân tộc mình, nhất là khi đất nước rơi vào vòng nô lệ, bởi tiếng nói không chỉ là tài sản quý báu của dân tộc mà còn là phương tiện quan trọng để đấu tranh giành lại độc lập, tự do.
3,
Nước lừ trên cao phóng xuống định nuốt chửng con thuyền. Nhưng ở phía dưới dượng Hương Thư nhanh như cắt vừa thả sào, vừa rút sào nhịp nhàng, đều đặn. Con thuyền được giữ thăng bằng vẫn xé ngang dòng nước lao nhanh. Nó chồm lên sấn tới, hùng dũng hơn cả dòng thác dữ. Nhưng dượng Hương Thư cũng không chịu thua. Các bắp thịt cuộn lên, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa, dượng ghì mạnh trên ngọn sào để giữ cho con thuyền được an toàn. Lúc ấy, nhìn dượng giống như một pho tượng đồng đúc vững chãi và mạnh mẽ. Quả thật, hình ảnh dượng trụ sào giữ thuyền giữa dòng thác dữ còn khiến tôi liên tưởng đến hình ảnh một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.
CHÚC BẠN HOK TỐT!!!!!!
Bức tranh của em gái tôi là truyện ngắn đoạt giải cao nhất (giải nhì) trong cuộc thi viết Tương lai vẫy gọi của báo Thiếu niên Tiền phong. Tác giả Tạ Duy Anh, một cây bút trẻ xuất hiện trong văn học thời kỳ đổi mới đã có những truyện ngắn gây được sự chú ý của đông đảo người đọc. Tác phẩm kể một câu chuyện khá gần gũi với đời sông bình thường. Câu chuyện xảy ra trong một gia đình có hai anh em: người anh và cô em gái tên Kiều Phương.
Truyện Bức tranh của em gái tôi đã mở ra một tình huống hấp dẫn, có kịch tính và đã miêu tả tinh tế tâm lý nhân vật người anh qua cách kể chuyện từ ngôi thứ nhất. Cả hai nhân vật trong chuyện - người anh và cô em gái - đều được miêu tả rất sống động, rất thật, gần gũi vớt cuộc sống tuổi thơ của các em. Câu chuyện cuốn hút người đọc qua diễn biến tâm trạng và thái độ của người anh qua ba thời điểm.
Mở đầu, Tạ Duy Anh đã để cho người anh tự giới thiệu về em gái mình với cái tên có ý để chê bai: “Mèo” và thể hiện thái độ “khó chịu” với sự lục lọi của .“Mèo”:
Này, em không để chúng nó yên được à?.
Khi phát hiện thấy em gái thích vẽ và mày mò tự chế tạo màu vẽ, người anh chỉ coi đó là những trò nghịch ngợm của trẻ con và nhìn nó bằng cái nhìn kẻ cả với thái độ coi thường, không cần đế ý đến việc “Mèo con” đã vẽ những gì - thì ra nó chế thuốc vẽ. Thảo nào cái đít xoong, chảo bị nó cạo trắng cả.
Qua lời nhận xét của người anh, người đọc thoáng thấy trong suy nghĩ người anh “Mèo thì vẽ vời gì?”.
Câu chuyện tưởng chừng như xảy ra bình thường. Một tình huống bất ngờ đã xảy ra, kịch tính của chuyện bắt đầu từ đây : nhưng mọi bí mật của Mèo cuối cùng cũng bị bại lộ... Tài năng hội họa của cô em được phát hiện thì tâm trạng người anh cũng bị biến đổi. Trong khi cả bố, mẹ, chú Tiến Lê đều ngạc nhiên vui mừng sung sướng thì người anh lại cảm thấy buồn và thất vọng vì không tìm thấy ở mình một tài năng nào và cảm thấy mình bị cả nhà lãng quên. Từ đó mà nảy sinh thái độ khó chịu, hay gắt gỏng với em gái và không thể thân với em gái như trước nữa. Chỉ cần một lỗi nhỏ là tôi gắt um lên. Tâm lí mặc cảm tự ti đã khiến cho người anh đau khổ: những lúc ngồi học bên bàn, tôi chỉ muốn gục xuông khóc. Đến nỗi vẻ mặt đáng yêu của cô em gái Kiều Phương trừ kia, bây giờ cũng làm cho cậu khó chịu, cảm thấy như đang bị “chọc tức”... Dẫu vậy, tâm lí tò mò vẫn xui khiên cậu ta xem trộm những bức tranh của cô em gái, để rồi khi xem xong thì khiến cậu lén trút ra một tiếng thở dài... Phải chăng đó là giây phút đầu tiên mà người anh cảm phục tài năng của Kiều Phương? Đến đây, người đọc chắc có lẽ đã hài lòng hơn với thái độ của người anh. Độ “căng” của truyện dường như được chùng xuống.
Truyện vẫn tiếp tục hấp dẫn người đọc với những bất ngờ liên tiếp mà người anh được chứng kiến khi đứng trước bức tranh được giải nhất của em gái mình. Cậu đã nhận ra mình trong bức tranh. Bất ngờ hơn là: Trong tranh, một chú bẻ đang ngồi nhìn ra ngoài cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh. Mặt chú bé như toả ra một thứ ánh sáng rất lạ. Toát lên từ cặp mắt, tư thế ngồi của chú không chỉ sự suy tư mà còn rất mơ mộng nữa. Vì thế, sau cái “giật sững mình” là một diễn biến tâm trạng đầy phức tạp nhưng lại rất dễ hiểu và đúng với nhân vật lúc đó: thoạt tiên là sự ngỡ ngàng rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ. Ngỡ ngàng là vì không thể ngờ lại có bức tranh như thế. Hãnh diện là vì thấy mình hiện ra với những nét đẹp đến như vậy trong bức tranh của em gái. Nhưng điều quan trọng hơn là người anh không dừng lại ở sự hãnh diện, thoả mãn mà đã thấy “xấu hổ”. Đây chính là lúc nhân vật đã nhận ra được những yếu kém cùa mình, thấy mình không xứng đáng được như vậy: Dưới mắt em tôi, tôi hoàn hảo thế kia ư. Trong giây phút xấu hổ này, người anh đã nhận ra một điều sâu sắc: bức chân dung của mình được vẽ lên bằng “tâm hồn và lòng nhân hậu” của cô em gái. Và đây cũng là lúc nhân vật tự thức tỉnh để hoàn thiện nhân cách của mình.
Kiều Phương với biệt danh là “Mèo” rất hồn nhiên, hiếu động, có tài năng hội hoạ hiếm có. Đặc biệt “Mèo” có tình cảm trong sáng và lòng nhân hậu, đây mới là đáng quí của em. Lòng nhân hậu của em thể hiện rõ trong bức tranh “Anh trai tôi”. Soi vào bức tranh ấy, cũng tức là soi vào tâm hồn trong sáng và nhân hậu của em gái, giúp cho người anh tự nhìn rõ mình hơn để vượt lên được những hạn chế của tính đố kị, lòng tự ái và tự ti.
Truyện đã đem đến cho mỗi người chúng ta bài học ứng xử trong cuộc sống: cần có thái độ thiện chí, có sự trân trọng và niềm vui thực sự chân thành trước thành công hay tài năng của người khác, ngay cả khi người đó là bạn bè trong lớp hay người thân trong gia đình.
Với cách kể chuyện hấp dẫn, nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật tỉnh tế, Tạ Duy Anh đã cuốn hút người đọc vào truyện ngắn Bức tranh của em gái tôi. Truyện có tác dụng truyền cảm để rồi mỗi người tự rút ra bài học một cách tự nhiên, thấm thía: hãy lấy “nhân hậu” làm tiêu chuẩn để soi sáng cho tâm hồn của chính mình.
Các bạn đã bao giờ mắc lỗi chưa? Chắc câu trả lời sẽ là “Rồi” đúng không? Trong cuộc đời, mỗi chúng ta khó tránh khỏi một lần mắc lỗi. Điều quan trọng là chúng ta phải biết sửa chữa nó và làm thật nhiều việc tốt để bù đắp cho phần lỗi lầm của mình. Gần đây, tôi đã gặp phải một chuyện đáng nhớ và có lẽ mãi sau này cũng sẽ khó mà quên được. Nó đã cho bản thân tôi một bài học sâu sắc. Chuyện xảy ra như sau:
Vào cuối buổi học, cô giáo phát phiếu thu tiền học phí đến tất cả học sinh trong lớp tôi. Khi về nhà, tôi lập tức đưa phiếu cho mẹ. Đọc xong thì mẹ cẩn thận chuẩn bị tiền cho tôi mang đi nộp. Sáng hôm sau, tôi để số tiền đó trong cặp sách, rồi mang đến lớp. Lúc tổ trưởng bắt đầu truy bài, tôi lấy sách vở trong cặp ra thì phát hiện mình đã quên cuốn bài tập Toán. “Rõ ràng hôm qua mình bỏ nó vào cặp rồi cơ mà”- tôi thầm nghĩ và lục tung tất cả sách vở lên. Lúc đó, tôi thực sự rối trí mà không biết rằng: mình đã sơ ý làm rơi phong bì đóng học phí xuống gầm bàn. Cô bắt đầu thu tiền học, tôi thì cuống cuồng lên, tìm mãi, tìm mãi mà chẳng thấy nó đâu. Cuối cùng, cô cho phép tôi đóng tiền học vào ngày mai. Vậy là nỗi lo lắng bây giờ dồn vào việc biết nói thế nào với mẹ đây, khéo mẹ sẽ cho tôi một trận đòn nhừ tử mất thôi.
Trên đường về, tôi rất hồi hộp, sợ hãi, tìm cách để nói lại với mẹ. Đang đi thì bất chợt tôi thấy một chiếc ví tiền rơi ra từ túi một anh sinh viên. Tên anh thì tôi không biết, nhưng mặt anh thì tôi nhớ rõ. Anh ấy là sinh viên của trường Đại học sư phạm Hà Nội. Hầu như ngày nào anh ấy cũng đi cùng tôi trên chuyến xe buýt về nhà. Mọi sự quan tâm, chú ý của tôi dồn vào chiếc ví vừa bị rơi ra. Tôi hí hửng, mừng thầm trong bụng và tự nhủ: “thế là mình có thể lo được vụ học phí này rồi”. Tôi nhanh tay nhặt chiếc ví, rồi nhẹ nhàng cho ví vào túi quần.
Tối đến, khi tôi đi ngủ, thì cái “hí hửng” khi mới nhặt được tiền đã không còn. Tôi bắt đầu suy nghĩ về cảm xúc của anh sinh viên ban chiều. Có lẽ, nó cũng giống y như cảm xúc của tôi khi đánh rơi học phí. Mặc dù cố lờ ý nghĩ đó đi, nhưng nó cứ không ngừng lảng vảng ám ảnh trong đầu tôi. May là cuối cùng thì cái chăn ấm đã làm tôi nhanh chóng chìm sâu vào giấc ngủ.
Sáng hôm sau, khi đến lớp, tôi nộp số tiền nhặt được cho cô. Nhìn mặt tôi cô hỏi “Con có chuyện gì không?”. Cuối buổi học, tôi kể cho cô nghe toàn bộ câu chuyện đã xảy ra. Cô khuyên tôi nên nói thật với mẹ và tìm cách trả lại số tiền đó. Tôi nhớ như in lời cô dạy: “Giấu diếm sai lầm của mình, lấy đồ của người khác là không trung thực đâu con ạ. Con cần mạnh dạn, dũng cảm đối diện và sửa chữa sai lầm của bản thân. Cô tin mọi người sẽ tha thứ cho con khi con biết nhận ra lỗi lầm của mình”. Và quả thật, khi tôi đem sự việc kể cho mẹ, mẹ đã không mắng tôi. Mẹ chỉ khuyên nhủ tôi và cho tôi tiền để trả lại anh sinh viên đó.
Hôm sau, tôi lên xe buýt về nhà. Như thường lệ, anh ấy cũng đi cùng chuyến với tôi. tôi rụt rè tới gần anh và ngập ngừng giải thích với anh chuyện đã xảy ra, rồi đưa tiền trả cho anh. Anh sinh viên đã vô cùng mừng rỡ. Anh không trách phạt gì tôi mà chỉ đưa ra cho tôi những lời khuyên bảo bổ ích. Lòng tôi chợt thanh thản và nhẹ nhõm hơn rất nhiều.
Lại một ngày mới đến trường. Bỗng nhiên, Thùy Dương - người bạn ngồi gần bàn tôi chạy lại và hỏi: “Có phải hôm trước cậu đánh rơi một chiếc phong bì màu xanh không? Tớ nhặt được cái phong bì đề tên cậu. Hôm qua tớ nghỉ học nên không mang tới cho cậu được”. Ôi, đúng là may mắn quá. Tôi nhảy cẫng lên và cảm ơn bạn. Cuối cùng thì tôi trả được của rơi cho người đánh mất và cũng tìm lại được đồ bị mất của mình.
Các bạn thấy đấy, nếu chúng ta làm việc tốt thì những điều tốt đẹp sẽ lại đến với chúng ta. Mong là qua câu chuyện này, mỗi bạn học sinh chúng ta đều trung thực, dám nhìn nhận khuyết điểm và sửa chữa sai lầm mà mình mắc phải.