K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 9 2017
Bố cục của văn bản

I. Bố cục của văn bản:

Câu 1: Văn bản trên có 3 phần:

- Mở bài (từ đầu đến "danh lợi"): giới thiệu khái quát về nhân vật Chu Văn An.

- Thân bài ("Học trò theo ông" đến "không cho vào thăm."): những biểu hiện chứng tỏ "đạo cao đức trọng" của thầy Chu Văn An.

- Kết bài ("Khi ông mất" đến hết): tình cảm của người đời dành cho Chu Văn An khi ông mất.

Câu 2: Nhiệm vụ của từng phần trong văn bản:

- Phần mở bài : giới thiệu nội dung, thu hút sự chú ý của người đọc.

- Phần thân bài : phát triển và giải quyết một cách cụ thể vấn đề đã nêu ở phần mở bài, duy trì sự chú ý của người đọc.

- Phần kết bài : tóm tắt kết luận và đáp ứng sự chờ đợi của người đọc.

Câu 3:

- Bố cục của văn bản là việc tổ chức các phần, đoạn trong văn bản để thể hiện chủ đề của văn bản.

- Một văn bản hoàn chỉnh thường có bố cục 3 phần: Mở bài, Thân bài và Kết bài.

- Nhiệm vụ của từng phần xem gợi ý mục (b).

- Mối quan hệ giữa các phần: gắn bó, liên kết chặt chẽ với nhau; bổ sung cho nhau để được một văn bản trọn vẹn.

II. Cách bố trí, sắp xếp nội dung của phần Thân bài của văn bản

Câu 1:

a. Ở phần Thân bài văn bản "Tôi đi học", Thanh tịnh hồi tưởng lại những kỉ niệm về buổi tựu trường đầu tiên.

Tác giả đã sắp xếp các sự việc theo trình tự thời gian: trên đường đến trường à khi đến trường à trong lớp học; trong đó có mạch sắp xếp theo sự liên tưởng: trước và trong buổi tựu trường đầu tiên (cảm nhân về con đường, ngôi trường,…).

b. Văn bản Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng chủ yếu trình bày diễn biến tâm trạng của cậu bé Hồng.

- Đó là cậu bé rất thương mẹ, dù bà cô có dùng lời xúc xiểm nói xấu mẹ.

- Điểm diễn tả đặc sắc, đầy ấn tượng của nhà văn là kể lại qua trí nhớ khi chú bé gặp lại mẹ. (Niềm sung sướng cực độ khi được nằm trong lòng mẹ, được mẹ vuốt ve, âu yếm…)

Câu 3: Tuỳ theo từng đối tượng và mục đích miêu tả, người ta có thể miêu tả theo trình tự từ khái quát đến cụ thể hoặc ngược lại. Một số cách sắp xếp trình tự miêu tả thường gặp:

- Tả người: Tả từ ngoại hình đến suy nghĩ, tình cảm, tính cách hoặc ngược lại; Có thể bắt đầu việc miêu tả bằng cách kể tiểu sử (lai lịch, tuổi tác, nghề nghiệp, địa vị xã hội,…) rồi đến khắc hoạ chân dung, tính cách,…;

- Tả vật, con vật: tả từ đặc điểm chung, khái quát đến đặc điểm riêng của từng phần, từng bộ phận;

- Tả cảnh vật: tả từ khái quát đến cụ thể, từ xa đến gần, từ cao đến thấp hoặc ngược lại; cũng có thể tả lần lượt từng khía cạnh của cảnh vật: âm thanh, ánh sáng, màu sắc, đường nét,…

Câu 4: Phần thân bài trong bài văn Người thầy đạo cao đức trọng trình bày các ý làm sáng tỏ luận đề trên, các ý này được sắp xếp theo trình tự nhất định.

Phân tích trình bày làm sáng tỏ luận đề "Chu Văn An là người thầy đạo cao đức trọng".

Ta thấy phần thân bài lần lượt trình bày bề con người của ông:

- Học trò theo học rất đông

- Nhiều người đỗ cao.

- Vì thế ông được nhà vua "vời ông ra dạy thái tử học".

- Nhưng đến đời Dụng Tông "vua thích vui chơi, không coi sóc việc triều đình, lại tinh dùng bọn nịnh thần". Nhiều lần ông can ngăn, nhà vua không nghe nên ông trả mũ áo từ quan về làng…

Việc trình bày phần này đã nêu ra những luận cứ "người thầy giỏi, người tôi trung thành, có đạo đức" để làm sáng tỏ và chứng minh cho luận điểm "Chu Văn An là người thầy đạo cao đức trọng".

Hai câu văn cuối phần này có thể coi là luận cứ mang tính minh họa rất cụ thể về "đạo cao đức trọng" của ông.

Câu 5:

- Có cách bố trí, sắp xếp cố định cho tất cả các văn bản không? Vì sao?

- Người ta thường sắp xếp nội dung phần Thân bài của văn bản theo những cách nào? (không gian - thời gian, khái quát - cụ thể, mạch phát triển của vấn đề, mạch suy luận, liên tưởng, …)

Nhìn chung, người ta có thể linh hoạt trong việc bố trí, sắp xếp nội dung phần Thân bài của văn bản miễn sao đảm bảo tính thống nhất chủ đề, sự mạch lạc trong triển khai chủ đề, giúp người đọc tiếp nhận được nội dung muốn biểu đạt.

26 tháng 9 2018

Câu 1 + 2 :(trang 24 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

Bố cục văn bản đã cho trong SGK (3 phần):

- Phần 1 (từ đầu ... danh lợi): giới thiệu khái quát nhân vật.

- Phần 2 (tiếp ... không cho vào thăm): đạo cao đức trọng của thầy Chu Văn An.

- Phần 3 (còn lại): niềm tiếc thương và sự tôn kính của người đời với thầy.

Câu 3 : (trang 24 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

Mối quan hệ các phần trong văn bản: Phần 1 nêu ý khái quát toàn bài; Phần 2 triển khai luận điểm; Phần 3 kết thúc luận đề.

Câu 4 :(trang 24 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1): Bố cục một văn bản:

- Mở bài : giới thiệu nội dung, thu hút sự chú ý của người đọc.

- Thân bài : phát triển và giải quyết một cách cụ thể vấn đề đã nêu ở phần mở bài, duy trì sự chú ý của người đọc.

- Kết bài : tóm tắt kết luận và đáp ứng sự chờ đợi của người đọc.

Mở bài thường nêu ra chủ đề văn bản, Thân bài trình bày các khía cạnh của chủ đề, Kết bài tổng kết chủ đề văn bản.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

- Sơ đồ bố cục: 2 phần

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

Mối quan hệ giữa bố cục với nhan đề của VB:

+ Nội dung VB phù hợp với nhan đề.

+ Bố cục là sự chi tiết hoá nội dung khái quát được nêu ở nhan đề, góp phần triển khai, làm rõ nội dung thông tin được xác định ở nhan đề của VB.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

- Bố cục 2 phần

+ Phần 1: “Đồ gốm sứ nhỏ dùng trong nhà ... sinh ra cái bát chiết yêu duyên dáng thế kỉ XVIII – XIX”: Đồ gốm sứ nhỏ dùng trong nhà có lịch sử phát triển liên tục, điển hình là trường hợp của cái bát ăn cơm.

+ Phần 2: Còn lại: Đặc điểm của đồ gốm gia dụng thời Lý – Trần.

- Mối quan hệ giữa bố cục và nhan đề của VB: Bố cục cho thấy nội dung VB phù hợp với nhan đề và bố cục thể hiện rõ sự chi tiết hóa chủ đề được gợi ra từ nhan đề ấy.

23 tháng 4 2017

Văn bản gồm 17 mục, ngoài phần tuyên bố về mục đích tham dự, văn bản chia thành:

- Sự thách thức: Phân tích thực trạng cuộc sống của trẻ em trên thế giới ( trước hiểm họa chiến tranh, bạo lực, trẻ em trong thảm họa đói nghèo, khủng hoảng kinh tế…)

- Phần Cơ hội: chỉ ra điều kiện thuận lợi của bối cảnh quốc tế trong việc thúc đẩy chăm sóc, bảo vệ quyền trẻ em

- Phần nhiệm vụ: xác định những nhiệm vụ cần phải thực hiện của từng quốc gia, cộng đồng quốc tế vì sự sống còn, quyền được bảo vệ, phát triển của trẻ em

→ Các phần liên kết chặt chẽ với nhau. Hai phần trên là cơ sở, tiền đề cho những nội dung sau

18 tháng 5 2017

1. bài Lao Xao ;

Bố cục: 2 phần.
• Phần 1: từ đầu đến lặng lẽ bay đi: cảnh chớm hè ở làng quê.
• Phần 2: còn lại: thế giới các loài chim.

18 tháng 5 2017

2.

Bố cục bài Bài Học Cuối Cùng :

Chia làm ba phần:

- Phần 1 (từ đầu đến "mà vắng mặt con"): Quang cảnh trên đường đến trường và cảnh ở trường qua sự quan sát của Phrăng.

- Phần 2 (tiếp tới "buổi học cuối cùng này"): Diễn biến của buổi học cuối cùng.

- Phần 3 (còn lại): Cảnh kết thúc buổi học cuối cùng

26 tháng 5 2017

Bố cục: 4 phần

 ●    Phần 1 (từ đầu đến em chỉ khóc hoài): nỗi tuyệt vọng của Xi-mông

 ●    Phần 2 (tiếp … một ông bố): bác Phi-líp gặp Xi-mông và an ủi em.

 ●    Phần 3 (tiếp … bỏ đi rất nhanh): bác Phi-líp đưa Xi-mông về với mẹ và nhận làm bố của em.

 ●    Phần 4 (còn lại) : Xi-mông tin tưởng và nói với các bạn rằng em có bố Phi-líp

25 tháng 8 2017

Bố cục của văn bản:

●   Phần 1: từ đầu bài cho đến “cách sống của tâm hồn”: Nội dung tiếng nói của văn nghệ.

●   Phần 2: Tiếp theo đoạn 1 cho đến cuối bài: Văn nghệ mang lại nhiều giá trị thiết thực trong cuộc sống con người.

 

9 tháng 11 2021

D

9 tháng 11 2021

D

1 tháng 8 2018

Chọn đáp án: C