K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 8 2017

Cái này hỏi trên môn ngữ văn sẽ có nhiều bạn giỏi văn trả lời hơn đó bạn

15 tháng 9 2017

Tôn Thất Tùng sinh ngày 10 - 5 - 1912 tại thanh hóa. Mới ba tháng tuổi đã mồ côi cha, từ đó, ông theo mẹ về huế và trải qua tuổi học trò tại kinh đô này.

Năm 1931, ông ra hà nội để học trường bưởi rồi sau đó thi vào trường đại học y khoa hà nội. Năm 1938, ông là sinh viên việt nam đầu tiên đỗ nội trú và được nhận làm phụ mổ cho giáo sư mayyetme. Vừa mổ tử thi, vừa mổ bệnh nhân, ông vừa quan sát với đầu óc phê phán những điều mà các ông thầy pháp đã nhận xét không đúng vì không hiểu hết đặc điểm sinh học- của cơ thể người việt nam và của các bệnh nhiệt đới. Chẳng hạn, ông đã sớm phát hiện thấy sỏi không chỉ nằm trong túi mật mà còn nằm nhiều trong gan, trong ống mật, trong phế quản, trong mạch máu.

Một buổi chiều mùa đông, trong khi mổ một tử thi, ông đã phát hiện thấy hàng chục con giun chui vào các đường mật ở gan. Thầy huya rất ngạc nhiên vì trong gan sao có nhiều giun đến như vậy, nhưng bác sĩ Tôn Thất Tùng thì bàng hoàng vì nhân cơ hội này ông đã làm được một việc chưa ai từng làm: phân tích rõ ràng cơ cấu của các ống mật và mạch máu trong gan. Về nhà tra cứu sách vở, ông ngạc nhiên thấy rằng từ thời hipôcrát đến lúc bấy giờ chưa có ai làm được như ông. Họ thường chỉ "cóp" của nhau hoặc mô tả theo trí tưởng tượng. Trong 5 năm liền (1935 - 1939) ông đã mổ hơn 200 lá gan, phẫu tích tỉ mỉ rồi vẽ lại thành sơ đồ để đối chiếu với nhau. Một phương pháp phẫu tích đặc biệt bằng nạo gan đã được Tôn Thất Tùng phát hiện từ năm mới có 23 tuổi.

Một hôm, có một bệnh nhân bị nghi là ung thư dạ dày nhưng mổ bụng ra lại thấy ung thư ở thùy gan bên trái, ông và người thầy Huya đã kẹp tổ chức gan, kẹp các mạch máu và cắt bỏ thùy gan trái. Công trình nghiên cứu này được gửi về viện hàn lâm phẫu thuật pari. Đáng tiếc thay, người ta lại phản đối vì cho rằng bệnh nhân bị ung thư gan coi chẳng'khác gì người bị kết án tử hình, không nên mổ xẻ nữa, ngoài ra, chỉ nên dùng dao điện đề cắt gan. Mùa thu năm 1941, lần đầu tiên ông khám phá ra nguyên nhân của bệnh phù tụy là do giun chui vào ống mật và một bệnh nhân 20 tuổi tên là cúc châu đã được ông mạnh bạo rạch ống mật chủ để lấy ra một con giun dài tới 15cm và cứu sống được anh. Từ đó về sau, hàng trăm, rồi hàng nghìn bệnh nhân đã tiếp tục được cứu sống bằng phương pháp này. Từ thực tế phát hiện thấy giun đũa gây viêm phù tụy hay gây sỏi đường mật ỏ' người việt nam thời đó là do ăn uống quá thiếu chất đạm, chất béo, làm cho dạ dày tiết ra không đủ axít.

Năm 1948, ông được chính phủ cử làm thứ trưởng bộ y tế nhưng thật ra cho đến lúc nhắm mắt ông không lúc nào rời xa bàn mổ. Vừa mổ để cứu chữa cho thương binh, bệnh binh và đồng bào quanh vùng, ông vừa truyền nghề và đào tạo ra biết bao nhiêu nhà phẫu thuật trẻ.

Phát triển kĩ thuật cắt gan trái mà ông đã thành công từ năm 1939, sau khi hòa bình lập lại, ông quyết tâm tìm kiếm phương pháp cắt gan phải theo kĩ thuật độc đáo của mình. Ngày 20 - 9 - 1961, một bệnh nhân 39 tuổi tên là hải đã được ông cứu sống nhờ cắt một nửa gan phải thành công trong một thời gian cực ngắn - đúng 6 phút!

Báo the lancet của anh và tạp chí zentrablattfur chtrurgie của đức công bố công trình "cắt gan có kế hoạch" của ông và chì sau vài tuần đã có trên 100 nhà phẫu thuật gửi thư sang hà nội xin tài liệu. Tạp chí the journal of american medical association xin phép ông được công bố công trình nghiên cứu nổi tiếng này. Tới năm 1965, ông trỏ' thành một kỉ lục thế giới với 322. Trường hợp cắt gan. Ông trở thành úy viên danh dự của viện hàn lâm y học liên xô (cũ) (1965), ủy viên nước ngoài của viện hàn lâm phẫu thuật pari (1970), ủv viên hội phẫu thuật liông (1972).

Là một nhà phẫu thuật nhưng ông không lúc nào tách rời việc học hỏi các thành tựu mới nhất về sinh học. Ông đã học toán cao cấp để tìm hiểu về sinh học phân tử và chỉ trên cơ sỏ' hiểu biết sâu sắc về sinh học phân tử ông mới tổ chức được đội ngũ nghiên cứu về ảnh hưởng của chất độc điôxin do mĩ sử dụng ở việt nam, và mới hợp tác được với nhà sinh hóa học nguyễn đăng tâm (việt kiều ở pháp) để sử dụng thuốc kích thích miễn dịch lạc hồng i kết hợp với cắt gan bộ phận để kéo dài thêm cuộc sống của nhiều bệnh nhân bị ung thư gan.

Ông mất ngày 7 - 5 - 1982 sau một cơn đau tim đột ngột, hưởng thọ vừa đúng 70 tuổi.

12 tháng 9 2017

bài này phải sang văn chứ sao lại vật lí

13 tháng 9 2017

trong sgk nói sao tui ghi vậy thôi

27 tháng 12 2022

THAM KHẢO:

 

Viết đoạn văn về tình yêu quê hương đất nướcĐoạn văn mẫu số 1

Quê hương, đất nước có vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi người. Bởi vậy, chúng ta cần có tình yêu quê hương, đất nước. Đó là tình cảm gắn bó, yêu mến và tự hào của con người dành cho quê hương, đất nước của mình. Từ xưa đến nay, dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống yêu quê hương, đất nước. Lịch sử dân tộc đã phải trải qua nhiều năm đấu tranh chống lại kẻ thù xâm lược. Bất kì một thời đại nào, nhân dân cũng đoàn kết một lòng để đánh bại kẻ thù, giành lại độc lập cho đất nước. Hòa bình lặp lại, chúng ta lại cùng chung tay để khắc phục hậu quả của chiến tranh, xây dựng lại quê hương giàu đẹp. Hiện tại, tình yêu quê hương, đất nước được xuất phát từ những điều nhỏ bé. Chúng ta yêu cánh đồng quê hương, xóm làng thân thuộc hay con đường vẫn đi qua. Thế hệ trẻ cần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp này.

 Đoạn văn mẫu số 2

Tình yêu quê hương, đất nước là tình cảm gắn bó, yêu mến và tự hào về quê hương, đất nước. Ở mỗi hoàn cảnh khác nhau, tình cảm đó lại được biểu hiện theo một cách riêng. Nếu trong những năm tháng chiến tranh, nhân dân Việt Nam cùng đồng lòng để đánh bại kẻ thù xâm lược, giành lại chủ quyền lãnh thổ của đất nước. Biết bao nhiêu con người đã hy sinh không tiếc tuổi thanh xuân. Thì khi đất nước được hòa bình, chúng ta lại yêu quê hương, đất nước với nhiều hành động khác. Mỗi người luôn nhớ về nguồn cội, biết ơn thế hệ trước. Chúng ta cố gắng học tập để trở về xây dựng quê hương, đất nước. Hay ý thức cần phải coi trọng, giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc. Tình yêu quê hương, đất nước cũng có thể đến từ nhiều điều nhỏ bé như yêu con đường, xóm làng hay cánh đồng… Như vậy, chúng ta cần hiểu được tầm quan trọng và ý thức phát huy tình cảm tốt đẹp này.

Đoạn văn mẫu số 3

“Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường
Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ:
“Ai bảo chăn trâu là khổ?”
Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao”

(Quê hương, Giang Nam)

Tình yêu quê hương, đất nước là tình cảm thật đẹp đẽ, thiêng liêng. Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, con người Việt Nam vẫn giữ gìn và phát huy tình cảm tốt đẹp đó. Trong quá khứ, rất nhiều thế hệ đ ã ngã xuống để bảo vệ cho nền độc lập, hòa bình của dân tộc. Đến hiện tại, tình yêu quê hương đất nước lại được thể hiện qua nhiều hành động khác nhau. Chúng ta cố gắng học tập thật tốt để tương lai góp phần xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp. Tích cực tham gia các hoạt động tuyên truyền, giới thiệu những nét đẹp truyền thống của quê hương, đất nước đến nhân dân trong nước và quốc tế. Ý thức trách nhiệm, cũng như tinh thần quyết tâm bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ chủ quyền lãnh thổ của quốc gia, những nét đẹp truyền thống văn hóa lâu đời… Mỗi người hãy nuôi dưỡng tình cảm tốt đẹp này, để xứng đáng với nguồn gốc của mình.

Đoạn văn mẫu số 4

Tình yêu quê hương, đất nước là một thứ tình cảm tốt đẹp. Trước hết, tình yêu quê hương, đất nước là sự gắn bó, yêu mến của con người với quê hương, đất nước của mình. Từ xưa đến nay, dân tộc Việt Nam vẫn luôn tự hào với truyền thống yêu nước vẻ vang. Trải qua những năm tháng chiến tranh ác liệt, biết bao con người đã ngã xuống để giành lại nền độc lập dân tộc, bảo vệ cuộc sống của nhân dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh - khi còn trẻ vốn là một chàng thanh niên giàu lòng yêu nước, chứng kiến cảnh nước mất nhà tan nhân dân lầm than khổ cực, Người đã quyết tâm ra đi và tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc. Trong suốt những năm bôn ba nước ngoài, Bác luôn nhớ về mảnh đất quê hương, với một lòng mong mỏi, yêu thương. Bác chính là tấm gương sáng cho lòng yêu quê hương, đất nước. Khi đất nước đã bước vào thời đại hòa bình, tình yêu quê hương đất nước lại thể hiện qua những hành động giản dị. Lòng yêu xóm làng thân thuộc, cánh đồng lúa chín hay con người thôn quê. Tinh thần nỗ lực học tập để tương lai trở về xây dựng quê hương, đất nước. Hay ý chí kiên quyết bảo vệ chủ quyền quốc gia, nét đẹp truyền thống dân tộc. Mỗi người dân Việt Nam hãy luôn giữ được tình cảm thiêng liêng, quý giá đó trong trái tim của mình.

 Đoạn văn mẫu số 5

Yêu nước là một truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam. Tình yêu quê hương, đất nước có thể được hiểu là sự gắn bó, yêu mến của con người với quê hương, đất nước. Trong lịch sử dân tộc đã có hàng nghìn năm chống lại kẻ thù phương Bắc. Sau đó, chúng ta phải kể đến hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ. Trong bất cứ thời đại nào, nhân dân Việt Nam vẫn đồng lòng, chung sức vì một tình yêu to lớn. Thế trẻ hôm nay cần phải giữ gìn và phát huy truyền thống quý giá đó. Từ việc nhỏ nhất là cố gắng học tập tốt, rèn luyện phẩm chất để trở thành những công dân có ích cho đất nước. Đến việc lớn lao như kiên quyết bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của đất nước. Dù nhỏ bé hay lớn lao thì cũng đều là tấm lòng đáng trân trọng. Tinh thần yêu nước chắc chắn sẽ là một sức mạnh to lớn để đất nước Việt Nam, con người Việt Nam ngày càng phát triển.

Đoạn văn mẫu số 6

Dân tộc Việt Nam vốn giàu truyền thống. Một trong những truyền thống quý giá đó là lòng yêu nước. Tình yêu dành cho quê hương, đất nước - thứ tình cảm mà bất cứ con người nào cũng cần phải có. Nhờ có tình yêu đó, dân tộc ta đã vượt qua những khó khăn. Trong quá khứ là các cuộc kháng chiến để bảo vệ lãnh thổ của đất nước. Nhiều người con đã ngã xuống vì tinh thần: “Quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”. Đến với thời điểm hiện tại, tình yêu quê hương, đất nước lại được thể hiện ở phương diện khác. Mỗi người khi tiếp thu văn minh hiện đại của nước ngoài dựa trên nguyên tắc “hòa nhập chứ không hòa tan”. Nhiều thanh niên tài năng với những phát minh khoa học được thế giới công nhận lại nguyện trở về Việt Nam xây dựng sự nghiệp. Nhiều sinh viên vừa mới tốt nghiệp, tình nguyện trở về quê hương để xây dựng cho quê hương mình. Bên cạnh đó, không ít người sẵn sàng chạy theo lối sống thực dụng, ăn chơi sa đọa, lãng phí, sống tự do, cá nhân, vô tổ chức… Đó là những hành động đáng phê phán và tránh xa. Chúng ta - những con người Việt Nam hãy luôn dặn lòng phải giữ cho mình một tình yêu dành cho quê hương, đất nước.

Đoạn văn mẫu số 7

“Quê hương là gì hở mẹ
Mà cô giáo dạy phải yêu
Quê hương là gì hở mẹ
Ai đi xa cũng nhớ nhiều…”

Những lời trong bài thơ Quê hương của Đỗ Trung Quân đã gợi ra những suy từ về tình yêu quê hương đất nước. Đầu tiên, tình yêu quê hương, đất nước là một tình cảm yêu mến và gắn bó sâu sắc, chân thành đối với những sự vật, con người thuộc về nơi chúng ta sinh ra và lớn lên. Con người Việt Nam vốn giàu tình yêu quê hương, đất nước. Từ xưa đến nay, nhân dân ta luôn phát huy điều đó trong mọi hoàn cảnh. Từ quá khứ hào hùng của thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung… Cho đến những năm kháng chiến chống Pháp, Mỹ thì tinh thần đó lại càng sáng ngời. Tinh thần yêu nước không phân biệt tuổi tác, giới tính hay giai cấp. Bất kì ai, nếu đã là người Việt Nam thì đều mang trong mình lòng yêu quê hương, đất nước. Tình yêu quê hương, đất nước là một thứ tình cảm thiêng liêng. Nhưng có những người lại quên đi nguồn cội của mình. Điều đó thật đáng lên án và phê phán. Mỗi người dân Việt Nam cần ý thức nuôi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước.

 Đoạn văn mẫu số 8

Quê  hương, đất nước - tiếng gọi thật thiêng liêng mà giàu tình cảm. Đối với mỗi người cũng như với em, tình yêu quê hương, đất nước là vô cùng quan trọng. Em sinh ra và lớn lên ở một vùng quê thuộc ngoại thành của thủ đô Hà Nội. Đó là một vùng quê trù phú, yên bình và tuyệt đẹp. Những cánh đồng lúa bát ngát một màu vàng ươm. Con đường làng như một dải lụa vắt ngang qua cánh đồng. Dòng sông Hồng đỏ nặng phù sa quanh năm cung cấp cho đồng ruộng quê em những tinh túy của đất trời. Không chỉ có thiên nhiên mà con người cũng đáng quý, họ sống rất thật thà và nồng hậu. Người dân quê em làm ăn vất vả, bận rộn quanh năm. Nhưng họ vẫn luôn lạc quan, yêu đời. Tất cả khiến em thêm yêu quê hương của mình nhiều hơn. Hôm nay, với sự phát triển của khoa học công nghệ, quê hương của em cũng đang trở nên hiện đại hơn. Nhiều ngôi nhà cao tầng được xây dựng. Đường phố trở nên khang trang, tập nập. Những cửa hàng đẹp đẽ, rộng lớn… Càng tự hào về quê hương của mình bao nhiêu, em tự nhủ phải cố gắng học tập bấy nhiêu. Trong tương lai, em sẽ trở về để xây dựng quê hương mình ngày một giàu đẹp hơn nữa.

Đoạn văn mẫu số 9

Nhà bác học Louis Pasteur đã từng khẳng định: “Học vấn không có quê hương, nhưng người học phải có tổ quốc”. Qua câu nói trên, người đọc đã cảm nhận được tầm quan trọng của quê hương, đất nước đối với con người. Bởi vậy mà chúng ta cần phải có tình yêu quê hương, đất nước. Đó chính là sự yêu mến và gắn bó sâu sắc, chân thành đối với những sự vật, con người thuộc về nơi chúng ta sinh ra và lớn lên. Trong quá khứ, dân tộc Việt Nam đã luôn phát huy truyền thống yêu nước. Chúng ta đã cùng nhau đoàn kết đánh thắng kẻ thù xâm lược, bảo vệ nền độc lập của đất nước. Biết bao chàng trai, cô gái đã ra đi khi tuổi đời còn quá trẻ. Đến ngày hôm nay, tình yêu đó vẫn được giữ gìn. Sự biết ơn, yêu mến của mỗi học sinh, sinh viên với những người đã sinh thành, dạy dỗ chúng ta. Cũng có thể đến từ sự bảo vệ và phát huy những nét văn hóa truyền thống tốt đẹp lâu đời của dân tộc. Đặc biệt là lòng quyết tâm chiến đấu bảo vệ đất nước của mỗi con người trong những lúc gian nguy rình rập (chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh…). Trong bất kì hoàn cảnh nào, tình yêu quê hương đất nước cũng vô cùng quan trọng.

Đoạn văn mẫu số 10

Tình yêu quê hương, đất nước - một thứ tình cảm cao quý trong cuộc sống. Lòng yêu nước được hiểu là sự gắn bó, yêu mến của con người với quê hương, đất nước. Từ đó mà chúng ta mong muốn được cống hiến, xây dựng quê hương, đất nước ngày một tốt đẹp hơn. Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống yêu nước nồng nàn. Điều đó không chỉ được thể hiện trong những năm chiến tranh. Mà còn ngay trong thời bình, khi chúng ta cùng nhau chung tay xây dựng và phát triển quê hương, đất nước. Đôi khi, lòng yêu quê hương, đất nước cũng đến từ những hành động vô cùng đơn giản: dọn dẹp đường làng ngõ xóm, học tập chăm chỉ… Nhờ có tình yêu này mà chúng ta sẽ vượt qua được những khó khăn trong cuộc sống, sống tích cực hơn và nỗ lực để trở thành người có ích cho xã hội. Vậy mà có những người lại quên đi nguồn cội của mình. Họ rời bỏ quê hương hoặc thậm chí là tìm cách chống phá đất nước (để lộ bí mật quốc gia, hiện tượng chảy máu chất xám…). Đó là những hành vi đáng lên án, cần phải tránh xa. Tình yêu quê hương, đất nước trong mọi hoàn cảnh đều vô cùng quan trọng. Bởi vậy thế hệ trẻ hôm nay hãy giữ gìn thứ tình cảm thiêng liêng đó.

 Đoạn văn mẫu số 11

Quê hương có một vị trí quan trọng trong lòng mỗi người. Mỗi người dân Việt Nam đều có tình cảm thiêng liêng gắn bó với quê hương xứ sở của mình. Đối với những con người lao động, nhất là người nông dân, họ đã gắn bó mật thiết với quê hương. Từ lúc cất tiếng khóc chào đời, cho đến những năm tháng tuổi thơ đẹp đẽ. Trong công việc hay cuộc sống gia đình, và cho tới lúc nhắm mắt họ đã sống gắn liền với làng quê. Tình cảm yêu quê hương đất nước là một truyền thống tốt đẹp và đáng quý của dân tộc Việt Nam. Cho dù có ở nơi xa nhưng mỗi người vẫn luôn nhớ về quê nhà của mình. Quê hương như một người mẹ hiền ôm ta vào lòng và dành cho ta những gì tốt đẹp nhất. Quê mẹ là nơi ấp ủ tình yêu thương. Nơi nuôi ta lớn, dạy dỗ, an ủi che chở cho ta. Quê hương - hai tiếng thân thương mỗi lần nghe thấy chúng ta không khỏi xúc động bồi hồi. Tình yêu quê hương đã ăn sâu vào máu thịt, đi sâu vào lòng mỗi con người. Vì vậy nếu ai chưa nhận thức chưa có tình cảm gắn bó với xứ sở của mình thì hẳn họ chưa được coi là trưởng thành. Quê hương đi vào lòng con người một cách rất tự nhiên. Người ta có thể nhớ tới quê hương đất nước của mình chỉ qua một món ăn bình dị hay một địa danh đã gắn liền với những kỷ niệm đẹp.

Đoạn văn suy nghĩ về tình yêu quê hương, đất nước Lớp 7Đoạn văn mẫu số 1

 

“Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi
Đất nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa…” mẹ thường hay kể”

(Đất nước, Nguyễn Khoa Điềm)

Đó là những cảm nhận về đất nước của riêng nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm. Còn đối với tôi, đất nước là tất cả những gì gần gũi, thân thương nhất: là mảnh đất nơi ta cất tiếng khóc chào đời, là nơi có những người thân yêu, là nơi có mái đình cổ kính, có cây đa già và có cả những điều thân thuộc vô cùng gắn bó …. Và như thế, tình yêu đất nước nói ra cũng thật giản đơn, yêu đất nước chính là yêu gia đình, yêu xóm làng thân quen, yêu những lũy tre bờ đê, yêu từng cánh đồng lúa chín… Tình yêu đất nước bắt nguồn từ những điều bình dị thân quen như thế và biểu hiện ra trong đời sống hằng ngày. Với những người lính tình yêu đất nước là sẵn sàng hy sinh, xả thân vì Tổ quốc. Với những người dân là cố gắng làm việc để xây dựng gia đình, xã hội. Với những em nhỏ là cố gắng học tập để góp phần kiến thiết quê hương… Tình yêu đất nước lúc nào cũng thường trực trong mỗi con người. Chúng ta cần phải luôn ý thức được trách nhiệm của bản thân trong việc bảo vệ đất nước, sẵn sàng cống hiến khi Tổ quốc cần, cố gắng lao động tích cực xây dựng xã hội vững mạnh… Tình yêu đất nước là một tình cảm giản dị nhưng thiêng liêng và cao quý vô cùng như nhà thơ Xuân Diệu đã từng ca ngợi: “Tình yêu Tổ quốc là đỉnh núi bờ sông”.

Đoạn văn mẫu số 2

Đối với em, cứ nhắc đến quê hương là lòng em lại dâng trào biết bao niềm tự hào. Quê hương em là nơi chôn rau cắt rốn, là nơi đã nuôi nấng em thành người. Nơi đây đã ghi lại bao kỷ niệm ngọt ngào, vui buồn của tuổi thơ em. đó là những ngày em được sống bên bố mẹ được bố mẹ yêu thương. Ngày nắng chói chang mẹ vừa quạt vừa ru em ngủ. Mùa đông lạnh già bố ủ ấm cho em bằng tình yêu thương của người. Quê hương cũng là nơi cho em những người bạn hiền, bạn tốt. Những người bạn cùng em học tập. cùng em chăn trâu cắt cỏ trên bờ đê. Những người bạn đã cùng em sẻ chia bao nỗi buồn vui. Em còn nhớ những thầy cô đã dạy dỗ em. Những lời giảng, những nét bút, tiếng nói, đã khắc sâu trong trái tim em. Làm sao em có thể quên được những con người đáng yêu đáng quý ở nơi yêu dấu của mình? Quê hương còn cho em những hàng cây xanh mướt, những bãi nương dâu, màu xanh tươi của đồng lúa. Chao ôi! biết ơn và tự hào biết mấy quê hương yêu dấu của em.

Đoạn văn mẫu số 3

Nhắc đến quê hương mình, lòng em dâng lên biết bao niềm yêu mến, tự hào. Quê hương em, đó là nơi cha mẹ sinh ra em và nuôi lớn em thành người. Nơi đây ghi dấu bao kỉ niệm ngọt ngào của tuổi thơ. Đó là những ngày đầu tiên em chập chững biết đi, em bi bô biết nói. Ngày nắng chói chang mẹ thức đêm quạt cho em ngủ. Đêm đông lạnh giá, cha ủ ấm cho em bằng hơi ấm của của người. Quê hương cũng là nơi cho em những người bạn quý trong đời. Người bạn cùng em chăn trâu cắt cỏ, người bạn cùng em thả diều, bắt cá và cũng chính người bạn ấy cùng em tới lớp tới trường, sẻ chia bao niềm vui nỗi buồn với em. Em còn nhớ đến những thầy cô đã góp công dạy em khôn lớn. Từng lời thầy giảng, từng nét bút của cô còn như in dấu trong em như những âm thanh, hình ảnh thiêng liêng nhất trong đời. Làm sao em quên được những hàng cây xanh mướt, những con đường giản dị, những bờ mương trong mát, và bầu trời lồng lộng tiếng sáo diều... Chao ôi! Biết ơn và tự hào biết mấy về quê hương yêu dấu này.

 Đoạn văn mẫu số 4

Bất cứ ai trong cuộc sống này cũng có một quê hương, một Tổ quốc trong tim. Ngay từ bé, tôi đã được mẹ nói cho nghe về những truyền thống lịch sử dân tộc, những văn hóa cổ truyền đặc sắc của quê hương. Từ đó trong tôi đã dồi dào một lòng yêu quê hương, đất nước từ bao giờ không hay. Quả thực, đây là một thứ tình cảm cao quý mà ai cũng cần có trong mình. Vì quê hương là nơi ta sinh ra và lớn lên, nuôi dưỡng tâm hồn ta, cho ta sự sống. Đó là cội nguồn để hướng về, nơi chôn rau cắt rốn mà bất cứ ai cũng không thể phủ nhận. Bên cạnh đó, con người ta có được cuộc sống hòa bình, hạnh phúc, ấm no như ngày hôm nay là nhờ công lao của biết bao thế hệ ông cha ta ngày trước đã kiên cường dựng nước và giữ nước, không ngại đổ máu xương để chống lại kẻ thù xâm lược. Vậy nên, cần biết trân trọng và yêu thương Tổ quốc này vì từng tấc đất mà ta đang ở đều được đánh đổ bằng bao mồ hôi công sức của thế hệ trước.

Đoạn văn mẫu số 5

Tình yêu quê hương là một tình yêu thường trực trong tâm hồn mỗi con người. Bởi quê hương là nơi ta sinh ra, lớn lên và có những kỉ niệm về một tuổi thơ êm đềm. Quê hương gắn với những chiều ngả mình trên lưng trâu, lim dim đôi mắt nhìn bầu trời xanh và lắng nghe tiếng sáo diều. Quê hương gắn với những cánh cò, những rặng tre rì rào, những cánh đồng lúa chín thơm vàng ửng. Quê hương gắn với giọt mồ hôi của mẹ, của cha, gắn với tiếng đưa võng kẽo kẹt cùng lời ru của bà... Nhắc đến quê hương thôi là mở ra cả một bầu trời thương nhớ. Những kỉ niệm thơ bên những người thân thương sao mà êm đềm đến thế. Tình yêu quê hương còn là tình cảm gắn bó với giang sơn, đất nước, với lãnh thổ thiêng liêng của dân tộc. Nhà văn Nga, I-li-a Ê-ren-bua đã từng nói: “Lòng yêu nhà, yêu làng xóm trở nên lòng yêu Tổ quốc”. Quê hương nào không là một phần máu thịt của tổ quốc, giang sơn. Yêu quê hương là một biểu hiện của lòng yêu Tổ quốc.Dựng xây quê hương cũng là một cách xây dựng đất nước mình, cho đất nước ngày một giàu đẹp hơn. Tình yêu quê hương , đất nước là cội nguồn của những tình cảm cao đẹp trong tâm hồn mỗi con người. Phải biết yêu mình, yêu lấy mảnh đất mình được sinh ra và lớn lên thì mới có thể yêu thương người khác, yêu thương những mảnh đất mà trong cuộc đời ta sẽ đi qua. Yêu quê hương đất nước không chỉ là yêu vẻ đẹp sơn thuỷ hữu tình của những danh lam thắng cảnh mà còn là tình yêu, niềm tự hào với nền văn hoá, văn hiến, với lịch sử hào hùng của dân tộc. Chúng ta có quyền tự hào về những chiến công vang dội trong quá khứ, đánh đuổi giặc ngoại xâm, giữ gìn bản sắc dân tộc suốt mấy nghìn năm lịch sử. Là một người con Việt Nam, ghi nhớ lời Bác Hồ dạy “Các Vua Hùng đã có công dựng nước. Bác cháu ta phải cùng nhau giữ nước” Dải đất hình chữ S thân thương đánh đổi bằng biết bao xương máu của thế hệ cha anh. Vì vậy mỗi chúng ta phải biết trân trọng những hy sinh lớn lao ấy, trân trọng và bảo vệ tổ quốc, xây dựng một đất nước Việt Nam ngày một giàu đẹp sánh vai với các cường quốc trên trường quốc tế.

Đoạn văn mẫu số 6

Tình yêu quê hương đất nước là tình cảm yêu mến và gắn bó sâu sắc, chân thành đối với những sự vật, con người thuộc về nơi chúng ta sinh ra và lớn lên. Nhờ có tình yêu đó mà con người không ngừng cố gắng để xây dựng và phát triển quê hương, dựng xây đất nước. Một thứ tình cảm đầy thiêng liêng luôn thường trực trong trái tim mỗi con người. Dân tộc Việt Nam có một lòng yêu nước nồng nàn. Điều đó được thể hiện từ những buổi đầu dựng nước và giữ nước. Lịch sử dân tộc chứng kiến hơn một nghìn năm Bắc thuộc với biết bao mất mát, đau thương. Nhưng không thời nào là không có anh hùng đứng lên lãnh đạo nhân dân chống lại kẻ thù. Không thời nào là nhân dân không chung lòng đấu tranh để bảo vệ đất nước. Nhưng những năm tháng hào hùng nhất có lẽ phải kể đến cuộc đấu tranh kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ. Dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam - Người cũng là tấm gương sáng ngời cho lòng yêu nước thương dân sâu sắc, nhân dân Việt Nam đã đoàn kết một lòng đánh bại kẻ thù xâm lược. Biết bao nhiêu chàng trai, cô gái - họ ra đi khi tuổi đời còn quá trẻ, mang trong trái tim mình tình yêu với mảnh đất quê hương, để rồi không ngại hy sinh thân mình vì chính mảnh đất ấy. Ngày hôm nay, khi nhân loại được hưởng nền hòa bình hiếm hoi. Tình yêu quê hương, đất nước có lẽ xuất phát từ những điều thật bình dị. Đó có thể là lòng biết ơn, yêu mến những người đã sinh ra, dạy dỗ chúng ta. Hay là mong muốn học tập để mai này trở về xây dựng quê hương ngày một giàu đẹp. Cũng có thể đến từ sự bảo vệ và phát huy những nét văn hóa truyền thống của quê hương. Đặc biệt là lòng quyết tâm chiến đấu bảo vệ đất nước của mỗi con người trong những lúc gian nguy rình rập (chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh…). Chính vì vậy, thế hệ trẻ hôm nay được sống trong một thế giới hòa bình, cần phải ý thức giữ gìn tình yêu quê hương, đất nước.

Đoạn văn mẫu số 7

“Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người”

Tình yêu quê hương, đất nước là một tình cảm tình cảm yêu mến và gắn bó sâu sắc, chân thành đối với những sự vật, con người thuộc về nơi chúng ta sinh ra và lớn lên. Tình yêu quê hương, đất nước giúp cho con người trở nên tốt đẹp hơn, không quên đi nguồn cội của chính mình. Đó còn là động lực để bản thân sống có trách nhiệm hơn với gia đình, quê hương, đất nước. Tình yêu nước được biểu hiện qua những hành động cụ thể. Có thể là trong quá khứ với biết bao nhiêu người con đã nguyện hy sinh tính mạng để bảo vệ nền độc lập của tổ quốc. Hay trong hiện đại là việc tiếp thu văn minh hiện đại của nước ngoài dựa trên nguyên tắc “hòa nhập chứ không hòa tan”. Nhiều thanh niên tài năng với những phát minh khoa học được thế giới công nhận lại nguyện trở về Việt Nam xây dựng sự nghiệp. Nhiều sinh viên vừa mới tốt nghiệp, tình nguyện trở về quê hương - những vùng miền núi xa xôi… Vậy mà có nhiều bạn trẻ lại sẵn sàng chạy theo lối sống thực dụng, ăn chơi sa đọa, lãng phí, sống tự do, cá nhân, vô tổ chức… Họ quên đi nguồn cội của mình, rời bỏ quê hương hoặc thậm chí là tìm cách chống phá đất nước (để lộ bí mật quốc gia, hiện tượng chảy máu chất xám…). Từ đó sẽ góp phần quan trọng trong công tác bảo vệ, giữ gìn và phát triển đất nước ngày một cường thịnh. Mỗi cá nhân hãy biết bồi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước và có những hành động cụ thể để bảo vệ và xây dựng quê hương, đất nước ngày một phát triển. Đồng thời cũng cần lên án và tránh xa những hành vi gây hại đến quê hương, đất nước. Quê hương, đất nước - là nơi gắn bó máu thịt với mỗi người. Chính vì vậy hãy giữ gìn tấm lòng yêu nước của chính mình.

 Đoạn văn mẫu số 8

“Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi”

(Quê hương, Đỗ Trung Quân)

Quê hương, đất nước là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Bởi vậy chắc hẳn ai cũng đều dành cho quê hương, đất nước một tình yêu mãnh liệt. Tình yêu đó có thể được thể hiện qua những lời thơ, câu hát. Những cụ thể nhất vẫn là những hành động cụ thể, thiết thực. Con người Việt Nam vốn có truyền thống yêu nước nồng nàn. Trong quá khứ, nhân dân ta đã cùng nhau đồng lòng để chống lại biết bao kẻ thù xâm lược. Hàng nghìn năm Bắc thuộc, đến thực dân Pháp hay đế quốc Mỹ. Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào thì lòng tình yêu đó vẫn là điểm tựa sức mạnh để giúp nhân dân ta chiến thắng. Bởi vậy thế hệ trẻ hôm nay cần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp đó của ông cha ta. Mỗi bạn trẻ cần cố gắng học tập tốt, nghiêm chỉnh chấp hành nội quy của trường, lớp cũng như biết yêu thương bạn bè, kính trọng thầy cô và những người xung quanh. Đồng thời, cần phải xác định cho bản thân một ước mơ, một lý tưởng để cố gắng hoàn thành nó và trở thành người có ích trong tương lai. Nhưng bên cạnh đó vẫn còn những thanh niên có nhận thức hết sức lệch lạc. Bên cạnh đó, nhiều người có lối sống sai lầm, lệch lạc. Họ chạy theo lối sống ích kỉ, thực dụng để rồi có những việc làm ảnh hưởng đến lợi ích của quê hương, đất nước. Như vậy, mỗi người cần nuôi dưỡng để tình yêu quê hương, đất nước luôn cháy trong trái tim mình.

Đoạn văn mẫu số 9

Hồ Chủ tịch đã từng khẳng định rằng: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước”. Điều đó đã được chứng minh qua từng trang sử vẻ vang của dân tộc. Trước hết, tình yêu quê hương, đất nước là sự gắn bó, yêu mến của con người với quê hương, đất nước. Trong quá khứ, nhân dân ta luôn thể hiện được tình cảm đó. Thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung… - năm tháng nào cũng có những con người đứng lên để bảo vệ đất nước. Đặc biệt nhất trong hai cuộc kháng chiến chống lại thực dân Pháp, đế quốc Mỹ thì tinh thần đó lại càng sáng ngời. Trong thời hiện đại, tình yêu quê hương đất nước đến từ những điều bình dị. Chúng ta yêu lời kể chuyện của bà, yêu tiếng hát ru của mẹ. Chúng ta yêu xóm làng thân thuộc, yêu cánh đồng lúa chín thơm. Hay cũng có thể là những hành động thật lớn lao như học tập tốt để mai này trở về xây dựng quê hương ngày một giàu đẹp, bảo vệ và phát huy những nét văn hóa truyền thống của quê hương và lòng quyết tâm chiến đấu bảo vệ đất nước của mỗi con người trong những lúc gian nguy rình rập như chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh…. Dù là nhỏ bé hay lớn lao thì tình yêu đó tin chắc sẽ còn tồn tại mãi với thời gian. Bởi tình yêu quê hương, đất nước chính là truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam.

Đoạn văn mẫu số 10

Tình yêu quê hương, đất nước là sự gắn bó, yêu mến của con người với quê hương, đất nước của mình. Tình cảm này đã được nhân dân ta giữ gìn và phát huy từ trong quá khứ đến thời hiện tại. Lịch sử dân tộc ta đã trải qua những năm tháng dựng nước, giữ nước. Nhân dân ta đã cùng nhau đoàn kết để đánh bại những kẻ thù xâm lược. Từ kẻ thù phương Bắc đến thực dân Pháp hay đế quốc Mỹ. Ở bất cứ thời đại nào, luôn có những con người sẵn sàng hy sinh tính mạng để bảo vệ mảnh đất của quê hương, đất nước. Còn khi đất nước đã bước vào thời đại hòa bình, tình yêu quê hương đất nước lại thể hiện qua những hành động giản dị. Chúng ta cố gắng học tập tốt, rèn luyện phẩm chất để trở thành những công dân có ích cho đất nước. Hay như việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu văn hóa nước ngoài một cách có chọn lọc. Tình yêu quê hương, đất nước chính là một sức mạnh lớn ảnh hưởng đến sự tồn vong của một dân tộc.

Đoạn văn mẫu số 11

Quê hương, đất nước là một phần trong cuộc sống của con người. Tình yêu dành cho quê hương, đất nước là thứ tình cảm mà bất cứ con người nào cũng cần phải có. Trong quá khứ, dân tộc Việt Nam đã phải trải qua nhiều năm tháng chiến tranh. Chúng ta luôn giữ trong tim một tình cảm nồng cháy dành cho mảnh đất thân thương. Để rồi có biết bao con người đã ra đi - “Quyết tử cho tổ quốc quyết sinh” - để đất nước có được nền độc lập, tự do. Còn trong thời hòa bình, tình yêu quê hương đất nước lại biểu hiện theo một cách khác. Chúng ta yêu những điều giản dị như câu chuyện của bà, lời hát ru của mẹ. Chúng ta yêu con đường làng thân quen, cánh đồng lúa chín… Những điều nhỏ bé, giản dị nhưng lại là một phần máu thịt không thể thiếu. Tuy nhiên, một bộ phận không nhỏ đã có lối sống sai lầm, thậm chí gây ra những hành động ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước. Mỗi con người Việt Nam hãy nuôi dưỡng cho mình thứ tình cảm tốt đẹp, đáng giữ gìn - tình yêu quê hương, đất nước.

Đoạn văn mẫu số 12

Một trong những tình cảm tốt đẹp là tình yêu quê hương, đất nước. Hiểu đơn giản tình yêu quê hương, đất nước là sự gắn bó, yêu mến của con người với quê hương, đất nước của mình. Dân tộc Việt Nam đã trải qua rất nhiều cuộc đấu tranh để chống lại kẻ thù xâm lược. Rất nhiều thế hệ đã nằm xuống, họ ra đi khi tuổi đời còn rất trẻ. Trong thời hòa bình, tình yêu quê hương đất nước lại được biểu hiện qua những hành động thật giản dị. Tuổi trẻ cố gắng học tập thật tốt để tương lai cống hiến cho đất nước. Sự tiếp thu văn hóa nước ngoài có chọn lọc, mà vẫn giữ gìn được bản sắc dân tộc. Hay tinh thần quyết tâm bảo vệ đất nước khi gặp phải gian nguy… Bên cạnh đó, nhiều người có lối sống ích kỉ, có những suy nghĩ và hành động gây ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước. Bởi vậy, mỗi người Việt Nam hãy nuôi dưỡng tình cảm tốt đẹp này trong trái tim mình - tình yêu quê hương, đất nước.

Đoạn văn mẫu số 13

Tình yêu quê hương, đất nước là một tình cảm đẹp đẽ. Đó là sự gắn bó, yêu mến và tự hào của con người với quê hương, đất nước của mình. Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, tình cảm này vẫn được giữ gìn và phát huy. Trong những năm chiến tranh, người dân Việt Nam đã cùng nhau đánh bại kẻ thù xâm lược, giành lại độc lập cho đất nước và tự do cho nhân dân. Còn trong thời đại hòa bình, tình yêu quê hương, đất nước lại đến từ những hành động rất đơn giản. Chúng ta yêu những gì thuộc về quê hương như xóm làng quen thuộc, cánh đồng lúa chín hay con sông hiền hòa. Chúng ta cố gắng học tập thật tốt, trở thành những con người thành công để góp phần xây dựng quê hương giàu đẹp. Vậy mà vẫn còn nhiều người sống ích kỉ, chạy theo lối sống vật chất. Điều đó thật đáng lên án, phê phán. Mỗi người cần hiểu rằng, tình yêu quê hương đất nước chính là nguồn sức mạnh to lớn cần được giữ gìn và trân trọng.

Đoạn văn mẫu số 14

“Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ…”

(Bài học đầu cho con, Đỗ Trung Quân)

Chắc hẳn, mỗi người đều có quê hương, đất nước của mình. Và tình yêu quê hương, đất nước là một tình cảm thiêng liêng, quan trọng. Dân tộc Việt Nam được biết đến với truyền thống yêu nước. Trong quá khứ, chúng ta đã phải trải qua nhiều năm tháng chiến tranh. Dù trong hoàn cảnh khó khăn thế nào, tình yêu quê hương đất nước vẫn cháy bỏng trong trái tim mỗi người. Nhiều thế hệ đã hy sinh cho nền độc lập của dân tộc. Khi đất nước có được hòa bình, tình yêu đó lại đến từ những hành động khác. Nhiều người đã cố gắng học tập để trở về xây dựng quê hương, đất nước. Chúng ta luôn coi trọng, giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc. Hay lòng tự hào trước quá khứ hào hùng của đất nước… Nhưng vẫn còn một bộ phận không nhỏ đã có lối sống ích kỉ và vô cảm, họ có những hành động ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước. Tình yêu quê hương, đất nước thật đáng trân trọng, là nguồn động lực để mỗi công dân tự khẳng định chính mình.

Đoạn văn mẫu số 15

Quê hương, đất nước là nơi gắn bó với mỗi người. Tình yêu quê hương, đất nước là một tình cảm đẹp đẽ. Đó là s ự gắn bó, yêu mến và tự hào của con người với quê hương, đất nước của mình. Từ quá khứ cho đến hiện tại, tình cảm đó vẫn luôn được lưu giữ và phát huy một cách mạnh mẽ. Trong quá khứ, dân tộc Việt Nam phải chịu áp bức, bóc lột trước nhiều kẻ thù xâm lược. Nhưng bất cứ thời đại nào, chúng ta cũng đoàn kết một lòng để giành lại độc lập, tự do cho đất nước, cho nhân dân. Ở thời hòa bình, tình yêu quê hương, đất nước lại đến từ những hành động rất đơn giản. Mỗi người ra sức cố gắng học tập thật tốt, trở thành những con người có ích cho xã hội. Nhiều bạn trẻ sau khi học tập xong, không ở lại thành phố mà trở về để xây dựng quê hương dẫu biết còn nhiều khó khăn. Có đôi khi, tình yêu quê hương, đất nước chỉ đơn giản là yêu mến cánh đồng, xóm làng, con đường… đã rất đỗi quen thuộc. Bên cạnh đó, vẫn có rất nhiều người chạy theo lối sống vật chất, quên đi nguồn cội của bản thân. Hành động này thật đáng lên án, phê phán. Chúng ta cần giữ gìn tình yêu quê hương đất nước, bởi đó chính là nguồn sức mạnh to lớn.

27 tháng 12 2022

Giúp với ạ

 

22 tháng 8 2018

Nhìn nhân vấn đề một cách toàn diện, thấu đáo

18 tháng 2 2022

Refer

Tiểu sử

Acsimet (284 - 212 trước Công nguyên) - là nhà giáo, nhà bác học vĩ đại của Hy Lạp cổ đại, ông sinh tại thành phố Syracuse, một thành bang của Hy Lạp cổ đại. Cha của Acsimet là một nhà thiên văn và toán học nổi tiếng Phidias, đã đích thân giáo dục và hướng dẫn ông đi sâu vào hai bộ môn này. Năm 7 tuổi ông học khoa học tự nhiên, triết học, văn học. Mười một tuổi ông đi du học Ai Cập, là học sinh của nhà toán học nổi tiếng Ơclit; rồi Tây Ban Nha và định cư vĩnh viễn tại thành phố Cyracuse, xứ Sicile. Ðược hoàng gia tài trợ về tài chính, ông cống hiến hoàn toàn cho nghiên cứu khoa học.

Acsimet có nhiều đóng góp to lớn trong lĩnh vực Vật lý, Toán học và Thiên văn học.

Về Vật lý, ông là người đã sáng chế ra chiếc máy bơm dùng để tưới tiêu nước cho đồng ruộng Ai Cập, là người đầu tiên sử dụng hệ thống các đòn bẩy và ròng rọc để nâng các vật lên cao, là người đã tìm ra định luật về sức đẩy của nước.Về Toán học, Acsimet đã giải bài toán về tính độ dài của đường cong, đường xoắn ốc, đặc biệt ông đã tính ra số Pi bằng cách đo hình có nhiều góc nội tiếp và ngoại tiếp.Về Thiên văn học, ông đã nghiên cứu sự chuyển động của Mặt Trăng và các vì sao.

Acsimet suốt cuộc đời say sưa học tập, nghiên cứu. Tương truyền rằng ông đã tìm ra định luật về sức đẩy của nước khi đang tắm. Ông đã sung sướng nhảy ra khỏi bồn tắm, chạy thẳng về phòng làm việc mà quên cả mặc quần áo, miệng kêu lớn: "Ơrêca! Ơrêca (Tìm thấy rồi! Tìm thấy rồi!). Trong cuộc chiến tranh của Hy Lạp chống quân xâm lược Rôma, Acsimet đã sáng chế ra nhiều loại vũ khí mới như máy bắn đá, những cái móc thuyền, đặc biệt trong đó có một thứ vũ khí quang học để đốt thuyền giặc. Thành Xicacudo đã được bảo vệ đến 3 năm mới bị thất thủ. Khi bọn xâm lược hạ được thành, chúng thấy ông vẫn đang say sưa ngồi nghiên cứu những hình vẽ trên đất. Ông đã thét lên: "Không được xóa các hình vẽ của ta", trước khi bị ngọn giáo của kẻ thù đâm vào ngực. Acsimet đã anh dũng hi sinh như một chiến sĩ kiên cường.

Acsimet hiến kế đánh ngoại xâm

Thời kỳ cổ Hi Lạp, giữa các nước nhỏ thường xảy ra chiến tranh. Acsimet ở xứ Syracusenhỏ bé khi ngoại bang đánh vào xứ này. Đã dù ở tuổi 73 nhưng ông vẫn tham gia bảo vệ tổ quốc bằng cả trí tuệ của nhà bác học.

Lực lượng của kẻ địch hết sức hùng mạnh, 60 chiếc thuyền ào ạt tiến vào Syracuse. Acsimet đã tính toán thiết kế một loại súng bắn đá, có thể bắn đi được những viên đá nặng hàng trăm kilogam. Khi kẻ thù đến gần, Acsimet lệnh: "Bắn!", nhiều thuyền chiến bị phá hỏng, địch sợ khiếp vía chạy tháo thân.

Bị tổn thất chúng đành phải rút lui, rồi bàn nhau tìm cách đánh tiếp, vào ban đêm. Và đêm đến, chiến thuyền địch lặng lẽ đến ngoài thành, dựng thang, vác búa chuẩn bị phá cổng thành. Acsimet vẫn chỉ huy binh sĩ chuẩn bị máy bắn đá, nhưng lần này là loại khác. Khi địch đến gần, những viên đá bắn thẳng lên trời rồi rơi thẳng xuống, đánh trúng vào những chiến thuyền đang áp sát bờ và bọn binh sĩ, có một hòn đá đã đập đúng đầu tên chỉ huy.

Kẻ thù điên cuồng phải chấp nhận thua một lần nữa. Nhưng vẫn không chịu cam tâm thất bại hoàn toàn, chúng lại phát động cuộc tấn công lần thứ ba. Lần này, ông yêu cầu mỗi một phụ nữ đều phải đem gương soi của mình đến tập trung ở bờ biển.

Tướng địch chỉ nhìn thấy rất nhiều phụ nữ, lệnh cho chiến thuyền tiến lên, chuẩn bị đánh. Đâu ngờ các gương soi hội tụ ánh sáng và đốt cháy các cánh buồm và cả thuyền. Từ những tướng chỉ huy đến bọn lính đều khiếp đảm, cho quân sĩ rút lui.

Hơn hai nghìn năm đã trôi qua từ khi Acsimet bị quân La Mã giết hại, song người đời vẫn mãi ghi nhớ hình ảnh một nhà bác học thiết tha yêu nước, đầy sáng kiến phát minh về lý thuyết cũng như về thực hành, hình ảnh một con người đã hiến dâng cả đời mình cho khoa học, cho tổ quốc đến tận giờ phút cuối cùng.

18 tháng 2 2022

tham khảo

Thales là nhà toán học, triết học, thiên văn học, là người đã đặt nền móng cho khoa học và triết học. Ong sinh ra trong một gia đình thương nhân giàu có ở Milet (Tiểu Á), nhưng có quá trình sống và làm việc khá lâu ở Ai Cập trước khi về quê hương thành lập trường phái khoa học Milet.

 Ông đã chỉ ra rằng:

+ Mọi đường kính thì chia đôi một đường tròn.

+ Các góc đáy của một tam giác cân thì bằng nhau.

+ Góc nội tiếp trong nửa hình tròn là một góc vuông.

+ Là người đầu tiên đo được chiều cao của Kim tự tháp nhờ ông tìm ra nguyên lý đồng dạng và tỷ lệ thức.

+ Dự báo một cách chính xác ngày xảy ra nguyệt thực ở Milê (28 – 05 – 585 TCN).

Nhưng ông sai lầm khi cho rằng trái đất nổi trên nước, vòm trời có hình bán cầu úp trên mặt đất. Với ông, toán học, thiên văn học từ kinh nghiệm đã trở thành khoa học. Ông xứng đáng được người đời sau ghi nhận là "Nhà toán học đầu tiên, nhà thiên văn học đầu tiên".

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
18 tháng 11 2023
 

Niu-tơn (Newton)

Đác-uyn (Darwin)

Pa-xtơ (Pasteur)

Ma-ri Quy-ri (Marie Curie)

Anh-xtanh (Einstein)

Quốc tịch

Anh

Anh

 

Pháp

 

Pháp

Đức

Ngày sinh

25/12/1642

12/2/1809

27/12/1822

7/11/1867

14/3/1879

 

Phát minh quan trọng

- Luận thuyết của ông về Philosophiae Naturalis Principia Mathematica 

( Các Nguyên lý Toán học của Triết học Tự nhiên), đã mô tả về vạn vật hấp dẫn và ba định luật về chuyển động, 

- Trong cơ học, Newton đưa ra nguyên lý bảo toàn động lượng

- Trong quang học, ông khám phá ra sự tán sắcánh sáng, giải thích việc ánh sáng trắng qua lăng kính trở thành nhiều màu.

- Trong toán học, Newton cùng với Gottfried Leibniz phát triển phép tính vi phân và tích phân. Ông cũng đưa ra nhị thức Newton tổng quát.

- Darwin phát hiện ra nguyên lý chọn lọc tự nhiên. Từ vấn đề này Darwin nhận định, sinh vật không ngừng tiến hóa từ bậc thấp đến bậc cao và ông đã chỉ ra, động - thực vật khi nuôi trồng sở dĩ có biến dị là do con người lựa chọn, lai tạo giống tùy theo mục đích sử dụng. Từ kết quả này, Darwin đã cho xuất bản cuốn sách “Nguồn gốc các loài” vào năm 1859

- Ông đã đề ra các biện pháp thanh trùng để làm giảm tỷ lệ tử vong sau khi sinh đẻ ở các sản phụ, tạo ra loại vắc-xin đầu tiên cho bệnh dại và bệnh than.

- Ông cũng nổi tiếng trong việc phát minh ra kỹ thuật bảo quản sữa và rượu để ngăn chặn vi khuẩn có hại xâm nhập, một quá trình mà ngày nay được gọi là thanh trùng.

- Ông được xem là một trong 3 người thiết lập nên lĩnh vực Vi sinh vật học

- Bà đã phát triển lý thuyết phóng xạ (phóng xạ là thuật ngữ do bà đặt ra),  kỹ thuật để cô lập đồng vị phóng xạ và phát hiện ra hai nguyên tố, polonium và radium. 

- Dưới sự chỉ đạo của bà, các nghiên cứu đầu tiên trên thế giới đã được tiến hành để điều trị các khối u bằng cách sử dụng các đồng vị phóng xạ.

- Bà đã phát triển các xe X–quang di động để cung cấp dịch vụ X-quang cho các bệnh viện dã chiến.

- Phát hiện ra thuyết tương đối hẹp

- Hiện tượng nguyệt thực - Ánh sáng bị bẻ cong do lực hấp dẫn

- Phát hiện ra hiệu ứng quang điện, bước ngoặc khai sinh ra lý thuyết lượng tử ánh sáng

Điểu em thích nhất ở nhà khoa học

Ông cống hiến hết mình cho khoa học: Ông đối với khoa học thì chuyên cần nhưng trong sinh hoạt lại là người vô tâm, hay quên, ông thường làm việc quên cả ăn.

Câu nói của ông: Một người thuộc về khoa học phải không có mơ ước, không có tình thương – chỉ là trái tim bằng đá.

Câu nói của ông: Không có thứ gọi là khoa học ứng dụng, chỉ có những ứng dụng của khoa học

Bà là người phụ nữ đầu tiên nhận giải Nobel, người đầu tiên và là phụ nữ duy nhất vinh dự giành được hai Giải Nobel trong hai lĩnh vực khác nhau – vật lý và hóa học.

3 tuổi ông mới biết nói và cho đến năm 8 tuổi - khi bắt đầu học đọc ông vẫn nói không thạo. Tuy nhiên ông lại bắt đầu mày mò với khoa học từ rất sớm, từ khoảng 10 tuổi ông đã bắt đầu mày mò làm các mô hình và thiết bị cơ học.

(Ông có tình yêu khoa học từ khi còn bé)