Viết đoạn văn nhận xét về h/a so sánh trong văn bản '' Tôi đi học'' của Thanh Tịnh
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Kiều Phương là cô bé hồn nhiên, nhí nhảnh và đam mê hội họa. Niềm đam mê này được tác giả diễn tả một cách cụ thể qua cách cô vẽ hằng ngày, cách cọ nhọ nồi để làm màu vẽ…Và khi bạn của bố phát hiện ra niềm đam mê này thì Kiều Phương càng tỏ rõ sự quyết tâm và phấn đấu mơ ước thành họa sĩ. Mặc dù anh trai gọi là “mèo” vì cái tội lục lọi đồ linh tinh nhưng Kiều Phương vẫn “vui vẻ chấp nhận” và hồn nhiên khoe với bạn bè. Cách trò chuyện của Kiều Phương với anh trai cũng chưng tỏ Kiều Phương là cô bé nhí nhảnh, trong sang và vô cùng đáng yêu “Nó vênh mặt, mèo mà lại, em không phá là được”. Dù cho người anh trai khó chịu đến cỡ nào thì cô bé này vẫn không bao giờ tức giận, luôn giữ được sự hài hòa và tinh nghịch như thế. Tạ DUy Anh đã khéo léo khắc họa nên hình ảnh nhân vật đáng yêu, gây được thiện cảm tốt đối với người đọc.
học tốt
Kiều Phương là cô bé hồn nhiên, nhí nhảnh và đam mê hội họa. Niềm đam mê này được tác giả diễn tả một cách cụ thể qua cách cô vẽ hằng ngày, cách cọ nhọ nồi để làm màu vẽ…Và khi bạn của bố phát hiện ra niềm đam mê này thì Kiều Phương càng tỏ rõ sự quyết tâm và phấn đấu mơ ước thành họa sĩ. Mặc dù anh trai gọi là “mèo” vì cái tội lục lọi đồ linh tinh nhưng Kiều Phương vẫn “vui vẻ chấp nhận” và hồn nhiên khoe với bạn bè. Cách trò chuyện của Kiều Phương với anh trai cũng chưng tỏ Kiều Phương là cô bé nhí nhảnh, trong sang và vô cùng đáng yêu “Nó vênh mặt, mèo mà lại, em không phá là được”. Dù cho người anh trai khó chịu đến cỡ nào thì cô bé này vẫn không bao giờ tức giận, luôn giữ được sự hài hòa và tinh nghịch như thế. Tạ Duy Anh đã khéo léo khắc họa nên hình ảnh nhân vật đáng yêu, gây được thiện cảm tốt đối với người đọc.
Cai lệ : viên cai chỉ huy một tốp lính , là chức quan thấp nhất trong quân đội thực dân phong kiến .
ở làng Đông Xá , cai lệ được coi là tên tay sai đắc lực của quan phủ , giúp quan tróc nã những người nghèo chưa nộp đủ tiền sưu thuế . Có thể nói đánh trói người là nghề của hắn , được hắn làm với một kĩ thuật thành thạo và sự say mê.
- Cử chỉ , hành động của cai lệ : sầm sập tiến vào với roi song , tay thước và dây thừng trợn ngược hai mắt quát , giật phắt cái dây thừng và chạy sầm sập đến chỗ anh Dậu , bịch luôn vào ngực chị Dậu , tát vào mặt chị một cái đánh bốp ....
- Lời nói : hắn chỉ biết quát , thét , hầm hè , nham nhảm giống như tiếng sủa , rít , gầm của thú dữ .
Bản chất cai lệ được bộc lộ : đó là kẻ tàn bạo , không chút tình người . Hắn cứ nhằm vào anh Dậu mà không bận tâm đến việc hôm qua anh ốm nặng tưởng chết
Hắn bỏ ngoài tai mọi lời van xin , trình bày lễ phép có lí có tình của chị Dậu . Trái lại , hắn đã đáp lại chị Dậu bằng những lời lẽ thô tục , hành động đểu cáng , hung hãn , táng tận lương tâm .
- Trong bộ máy XH đương thời , cai lệ chỉ là gã tay sai mạt hạng nhưng núp dưới bóng quan phủ hắn tha hồ tác oai tác quái . Hắn hung dữ , sẵn sàng gây tội ác mà không hề chùn tay , cũng không hề bị ngăn chặn vì hắn đại diện cho nhà nước nhân danh
phép nước để hành động .
Có thể nói , tên cai lệ vô danh không chút tình người là hiện thân đầy đủ nhất , rõ nét nhất của xã hội thực dân phong kiến đương thời .
Cai lệ là hình ảnh tiêu biểu của bọn tay sai đầu trâu mặt ngựa hung hãn, với bản chất tàn ác và tư cách đê tiện, không chút tình người, một công cụ bằng sắt đắc lực của chính quyền thực dân phong kiến. Trong bộ máy thống trị của xã hội thực dân đương thời, hắn chỉ là một tên tay sai mạt hạng. Nhưng dưới ngòi bút của Ngô Tất Tố, hắn là hình ảnh tượng trưng và tiêu biểu của chính quyền thực dân phong kiến, hung dữ, sẵn sàng gây tội ác mà không hề chùn tay. Có thể nói, tàn bạo, không chút tính người, là bản chất và tính cách của tên cai lệ! Tính cách ấy được Ngô Tất Tố thể hiện rất rõ nét trong đoạn trích. Dưới ngòi bút đầy căm phẫn của nhà văn, cai lệ hiện nguyên hình là một con thú dữ, chỉ biết sủa, rít, gầm; chỉ biết lăn xả vào cắn xé người lương thiện, cắn xé những kẻ khốn khổ.
1. Ở đoạn đầu và đoạn cuối của bài có hai hình ảnh miêu tả những cây cổ thụ trên bờ sông. Đó là các hình ảnh:
- Dọc sông, những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước.
- Dọc sườn núi, những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp nom xa như những cụ già vung tay hô đám con cháu tiến về phía trước.
Với câu trước, tác giả sử dụng biện pháp nhân hoá hình ảnh chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước (chuyển nghĩa theo biện pháp ẩn dụ): thiên nhiên như cùng có tâm trạng lo lắng trước thử thách mà những người trên thuyền sắp phải đương đầu.
Với câu sau, tác giả sử dụng biện pháp so sánh hình ảnh những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp như những cụ già vung tay hô đám con cháu (chuyển nghĩa theo cơ chế hoán dụ): thiên nhiên như cũng phấn khích trước niềm vui chinh phục và chiến thắng những thử thách cam go để tiến về phía trước.
2. Bài làm
Sự quan sát tinh tế của nhà văn. Bằng sự cảm nhận của thị giác và thính giác, tác giả đã mở ra trước mắt người đọc những vẻ đẹp riêng biệt và độc đáo của vùng sông nước Cà Mau. Qua các động từ “thoát qua”, “đổ ra”, “xuôi giữa dòng” mà tác giả sử dụng đã giúp chúng ta hình dung được cảnh sông nước ở đây. Muốn tới dòng sông Năm Căn rộng lớn ấy phải qua những con kênh rạch nhỏ rất khó khăn, trắc trở. Hình ảnh xuôi dòng đã diễn tả con thuyền đang nhẹ nhàng xuôi theo dòng nước êm ả sau những phút thăng trầm nơi kênh, rạch. Nghệ thuật miêu tả của tác giả thật đặc sắc, tài tình.
- Đoạn văn của Nam Cao đã kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm ở:
"Lão cố làm ra vẻ vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt ầng ậng nước, tôi muốn ôm choàng lấy lão òa lên khóc.
… Lão hu hu khóc."
- Nhờ có sự kết hợp giữa yếu tố miêu tả và biểu cảm mà tác giả:
+ Khắc họa rõ nét một cách đặc sắc hình ảnh lão Hạc và những diễn biến tâm trạng phức tạp của nhân vật.
+ Người đọc cảm nhận rõ ràng nỗi đau, sự dằn vặt tới tột cùng cảm xúc khi phải bán "cậu Vàng"
+ Có hai lớp biểu cảm: của nhân vật "tôi" và của lão Hạc
Trong các nhân vật mà em biết, em thích nhất là nhân vật Kiều Phương trong văn bản "Bức tranh của em gái tôi" của tác giả Tạ Duy Anh. Kiều Phương bị người anh trai gọi là " Mèo " vì khuôn mặt của Kiều Phương luôn lem luốc giống như con mèo. Tuy vậy, Mèo vẫn chấp nhận cái tên đó đã thể hiện tấm lòng yêu quí anh trai của mình. Mèo là một cô bé nhỏ nhắn với hai bím tóc đuôi sam luôn được cột gọn. Dù khuôn mặt Mèo luôn lem nhem nhưng cô bé lại có tài năng vẽ rất đẹp và có hồn. Anh trai của Mèo hay khinh thường em gái nhưng Mèo lại rất yêu quí anh trai mình nên cô bé mới vẽ anh trai trong cuộc thi vẽ. Khi biết được điều đó thì người anh trai rất xúc động và xấu hổ. Em rất yêu quý nhân vật Kiều Phương.
-Phó từ: rất (mức độ), vẫn (sự tiếp diễn)
-So sánh: giống như ... mèo (ngang bằng)
Trong văn bản "Tôi đi học", nhà văn Thanh Tịnh đã sử dụng khá nhiều những hình ảnh so sánh giàu giá trị biểu cảm. Nghĩ đến những ngày đầu tiên đi học, tác giả bồi hồi viết: "Tôi quên thể nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng". Hồi tưởng lại ngày đầu tiên đi học, tác giả lại thấy mình đã có những ý nghĩa mà chúng "thoáng qua trong trí tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi". Nhìn những cô cậu học trò ngày đầu tiên đến lớp như mình, nhân vật tôi lại có một niềm đồng cảm sâu sắc: "Họ như con chim con đứng trên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ. Họ thèm vụng và ước ao thẩm được như những người học trò cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ." Những so sánh nêu trên xuất hiện ở các thời điểm khác nhau để diễn tả những cảm xúc phong phú của nhân vật “tôi”. Các hình ảnh so sánh rất nhẹ nhàng, đẹp đẽ: mấy cánh hoa tươi, làn mây lướt, con chim non,... Nhờ các hình ảnh giàu sức gợi cảm mà cảm giác và ý nghĩ của nhân vật tôi được thể hiện cụ thể, rõ ràng hơn, đồng thời cũng gợi ra cho truyện cái chất thơ trong trẻo.
>> Tham khảo <<