K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 8 2017

Hoàng Vân sinh 24 tháng 7 năm 1930 tại Hà Nội. Ông sinh ra trong một gia đình Nho học, cha và ông nội đều là nhà nho. Gia đình ông sống ở phố Hàng Thùng. Hoàng Vân vẫn tự hào là ít có người sống trong phố cổ Hà nội từ lúc sinh ra đến năm hơn 80 tuổi.

Năm 16 tuổi, ông gia nhập Đội thiếu niên cứu quốc Mai Hắc Đế, là liên lạc viên tự vệ khu Đông Kinh Nghĩa Thục (Liên khu I), Hà Nội, rồi làm phụ trách Thiếu sinh quân Trung đoàn 165, Sư đoàn 312. Sau đó ông tham gia Đội Tuyên truyền võ trang Lao Hà, làm báo chí và công tác địch vận của trung đoàn, sư đoàn, và sau đó phụ trách văn nghệ ở Sư đoàn 312.

Sau 1954, hòa bình lập lại, ông được gửi đi tu nghiệp tại Nhạc viện Bắc Kinh, Trung Quốc. Khi về nước, ông chỉ huy dàn nhạc đoàn ca nhạc Đài Tiếng nói Việt Nam kiêm chỉ đạo nghệ thuật, đồng thời tham gia giảng dạy môn sáng tác và phối khí tại Nhạc viện Hà Nội cho đến năm 1989. Từ năm 1963 đến năm 1989, ông là uỷ viên Ban Chấp hành Hội nhạc sĩ Việt Nam, là trưởng ban sáng tác thanh nhạc và công tác tại Hội cho đến năm 1996. Năm 1975, ông đi thực tập một thời gian tại Nhạc viện Sofia, Bulgaria.

Hiện tại ông đang sống ở Hà Nội. Ngoài ra ông còn có sở thích viết thư pháp, chơi đồ cổ và đọc sách.

13 tháng 10 2021

Tham Khảo :

Hoàng Việt (28 tháng 2, 1928– 31 tháng 12, 1967) là một nhạc sĩ Việt Nam, người mà tên tuổi đã đi vào nền tân nhạc với tác phẩm "Tình ca".

Hoàng Việt tên thật là Lê Chí Trực, sinh tại Chợ Lớn (nay thuộc thành phố Hồ Chí Minh), quê quán: huyện Phước Lễ, tỉnh Bà Rịa. Ông có năng khiếu và đam mê âm nhạc nên sáng tác từ khi còn ít tuổi, năm 1944 đến 1945, ông đã có các ca khúc Chị cả, Biệt đô thành. Trong những ngày Nam Bộ kháng chiến, ông mang theo một số bài hát trong đó có Tiếng còi trong sương đêm với bút danh Lê Trực từ Sài Gòn ra chiến khu, song bị nghi là "phản động" nên bị bắt giam và đưa đi lao động cải tạo 3 tháng. Nhờ có người bảo lãnh nên sau đó ông được tha, về làm việc tại tổ quân nhạc. Đó cũng là thời gian ông lấy bút danh Hoàng Việt Hận để sáng tác. Sau này ông mới bỏ chữ "Hận", thành bút danh Hoàng Việt. Sau đó ông làm việc tại Đoàn Văn công Trung Nam Bộ (khu 8) đóng ở Đồng Tháp Mười. Năm 1951, Hoàng Việt được cử về Đoàn Văn công phân liên khu miền Đông Nam Bộ. Năm1954, ông tập kết ra Bắc và học Trường Âm nhạc Việt Nam khóa đầu tiên. Năm 1958, Hoàng Việt sang học tập tại Nhạc viện Sofia, Bulgaria và tốt nghiệp hạng ưu với bản giao hưởng "Quê hương". Sau khi ông trở về nước, bản giao hưởng "Quê hương" được trình diễn lần đầu tiên ở Việt nam năm 1965 tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Năm 1966, Hoàng Việt cùng một số văn nghệ sỹ (trong đó có Lưu Hữu Phước, Nguyễn Quang Sáng...) vào chiến trường miền Nam và làm việc tại Đoàn Văn công Quân giải phóng miền Nam. Ông tử thương ngày 31 tháng 12 năm 1967 tại huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang - quê ngoại của mình.

Hoàng Việt được nhà nước Việt Nam truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật vào năm 1996. Vào ngày 22 tháng 11 năm 2011, Hoàng Việt được truy tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân do Chủ tịch nước Trương Tấn Sang ký cùng với nhà thơ Lê Anh Xuân, và một số văn nghệ sĩ khác.

Hoàng Việt để lại nhiều ca khúc nổi tiếng: "Lá xanh", "Nhạc rừng", "Lên ngàn", "Mùa lúa chín" và đặc biệt là "Tình ca". Hoàng Việt viết "Tình ca" từ những dòng tâm huyết gửi lại cho vợ ngày chia tay ở Cà Mau. Tuy nhiên bài hát còn có số phận khá long đong. Khi ca sĩ Quốc Hương trình diễn bài hát lần đầu tiên ở Hà Nội năm 1957, một số nhạc sĩ và lãnh đạo cho rằng ca từ bi lụy, yếu đuối. "Tình ca" vì vậy bị xếp lại, đến sau 1967 mới dần dần được trình diễn. Từ đó ông ngừng sáng tác một thời gian dài. Về "Tình ca", nhà thơ Bảo Định Giang đã viết: "Sau hơn 40 năm, "Tình ca" vẫn ngân vang khắp nước. Hoàng Việt nằm lại dưới lòng đất; nhưng bài ca về những người mình yêu quý vẫn còn in đậm trong suy tư và tình cảm của nhiều người".

Ông là một trong những nhạc sĩ đi đầu trong việc phát triển nhạc giao hưởng của Việt Nam. Bản giao hưởng "Quê hương" gồm bốn chương là tác phẩm nhạc giao hưởng đầu tiên của nền âm nhạc Việt nam.

13 tháng 10 2021


 

 

+ Tên khai sinh là Lê Chí Trực. Ông sinh năm 1928, quê ở xã An Hựu, Huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang.

+ Là tác giả của nhiều ca khúc nổi tiếng như: Lên ngàn, Lá xanh, Mùa lúa chín, Tình ca,….

+ Tác phẩm Quê hương của ông là bản giao hưởng nhiều chương đầu tiên của nền âm nhạc Việt Nam hiện đại. Ông đã hi sinh năm 1967

+ Năm 1996, ông được nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.

20 tháng 10 2021

ờ....................

2 tháng 11 2021

Hoàng Việt để lại nhiều ca khúc nổi tiếng: "Lá xanh", "Nhạc rừng", "Lên ngàn", "Mùa lúa chín" và đặc biệt là "Tình ca". Hoàng Việt viết "Tình ca" từ những dòng tâm huyết gửi lại cho vợ ngày chia tay ở Cà Mau. Tuy nhiên bài hát còn có số phận khá long đong. Khi ca sĩ Quốc Hương trình diễn bài hát lần đầu tiên ở Hà Nội năm 1957, một số nhạc sĩ và lãnh đạo cho rằng ca từ bi lụy, yếu đuối. "Tình ca" vì vậy bị xếp lại, đến sau 1967 mới dần dần được trình diễn. Từ đó ông ngừng sáng tác một thời gian dài. Về "Tình ca", nhà thơ Bảo Định Giang đã viết: "Sau hơn 40 năm, "Tình ca" vẫn ngân vang khắp nước. Hoàng Việt nằm lại dưới lòng đất; nhưng bài ca về những người mình yêu quý vẫn còn in đậm trong suy tư và tình cảm của nhiều người"

Ông là một trong những nhạc sĩ đi đầu trong việc phát triển nhạc giao hưởng của Việt Nam. Bản giao hưởng "Quê hương" gồm bốn chương là tác phẩm nhạc giao hưởng đầu tiên của nền âm nhạc Việt Nam.

26 tháng 11 2021

Tham khảo

Đỗ Nhuận (1922 - 1991) là một nhạc sĩ Việt Nam. Ông là Tổng thư ký đầu tiên của Hội nhạc sĩ Việt Nam khóa I và II từ 1958 đến 1983, một trong những nhạc sĩ tiên phong của âm nhạc cách mạng. Đỗ Nhuận còn là nhạc sĩ Việt Nam đầu tiên viết opera với vở Cô Sao, cũng là tác giả của bản "Du kích sông Thao" nổi tiếng.

4 tháng 2 2021

Mozart là một thiên tài âm nhạc. Hầu hết các tác phẩm của ông chỉ nổi tiếng sau khi ông qua đời và ngày nay, mọi người ở mọi lứa tuổi đều thích phong cách âm nhạc nhịp nhàng của Mozart. Ông đã soạn hơn 40 bản giao hưởng. Một số bản là khúc dạo đầu của những vở nhạc kịch và kéo dài chỉ một vài phút, nhưng những bản khác là những tác phẩm âm nhạc thực sự với 4 phần và kéo dài trong nửa giờ. Bản giao hưởng cuối cùng và nổi tiếng nhất của ông là Nr. 41, có tên thường gọi là Jupiter.

Trong số 22 vở nhạc kịch của ông có rất nhiều tác phẩm nổi tiếng trên toàn thế giới. The Marriage of Figaro (1786) và Don Giovanni (1787) là 2 vở nhạc kịch mà Mozart sáng tác bằng tiếng Ý. The Magic Flute có lẽ là vở nhạc kịch được viết bằng tiếng Đức nổi tiếng nhất của ông.

Wolfgang cũng sáng tác nhạc dành cho nhà thờ, chủ yếu là các nhà thờ ở Salzburg. Nhạc cụ chính của các tác phẩm này là đàn ọc-gan. Tác phẩm được biết đến nhiều nhất của ông là Requiem (Mass for the Dead) đây là tác phẩm mà ông đã bắt đầu vào năm 1791 nhưng không thể hoàn thành trước khi qua đời.

Mozart cũng soạn những tác phẩm âm nhạc nhẹ nhàng và du dương được gọi là các bản dạ khúc, những tác phẩm này thường được biểu diễn tại các buổi hòa nhạc ngoài trời. Một trong những bản dạ khúc nổi tiếng nhất của ông là “A Little Night Music”.

Trong suốt cuộc đời sáng tác của mình, Mozart chỉ tập trung vào sáng tác những tác phẩm được chơi bởi một hoặc hai nhạc cụ. Ông thích viết những bản tứ tấu dành cho hai cây vĩ cầm, một cây đại hồ cầm và một cây vi-ô-lông-xen. Ông cũng soạn những bản sô-nát dành cho vi-ô-lông, pi-a-nô và kèn flute.

20 tháng 11 2021

Phan Huỳnh Điểu sinh ngày 11 tháng 11 năm 1924 - mất ngày 29 tháng 6 năm 2015 là một trong những nhạc sĩ tiêu biểu nhất của nền âm nhạc đương đại Việt Nam với những đóng góp to lớn cho sự phát triển của âm nhạc Việt Nam trong thế kỉ XX.

4 tháng 1 2022

TK:

"Nhạc rừng" là một nhạc phẩm nổi tiếng của nhạc sĩ Hoàng Việt sáng tác năm 1953 ở Nam Bộ, trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp. Bài hát viết ở nhịp 3/4, viết ở giọng Sol trưởng, âm nhạc vui tươi, trong sáng, nhịp nhàng thể hiện vẻ đẹp của rừng miền Đông Nam Bộ.

25 tháng 9 2023

- Dấu gạch ngang có thể thay cho các bông hoa.

- Công dụng của dấu câu đó:

+ Nối các từ ngữ trong một liên danh.

+ Đánh dấu các ý trong một đọa liệt kê. 

21 tháng 2 2022

Hoàng thành Thăng Long là quần thể di tích gắn với lịch sử kinh thành Thăng Long – Đông Kinh và tỉnh thành Hà Nội. Di chỉ khảo cổ này là minh chứng sống động cho nền văn minh châu thổ sông Hồng trong suốt 13 thế kỷ: bắt đầu từ thời tiền Thăng Long vào khoảng thế kỷ VII, đi qua thời Đinh và tiền Lê, phát triển mạnh dưới thời Lý, Trần, hậu Lê, đến triều Nguyễn và tồn tại mãi đến ngày nay.

Dấu son Hoàng thành Thăng Long được hình thành vào năm 1010, khi vua Lý Thái Tổ ban chiếu dời đô từ Hoa Lư đến Đại La và cho xây dựng Kinh thành cũng như hàng loạt cung – điện, trong đó có Hoàng thành Thăng Long.

Theo sách sử và tài liệu khảo cổ, Kinh thành Thăng Long được xây dựng theo mô hình tam trùng thành quách, bao gồm: vòng ngoài cùng là La thành hay Kinh thành – nơi sinh sống của cư dân, vòng ở giữa là Hoàng thành – khu triều chính, nơi ở và làm việc của các quan lại trong triều, và vòng trong cùng là Tử Cấm thành hay Long Phượng thành – nơi dành cho vua, hoàng hậu, và các thành viên hoàng tộc khác

Những gì chúng ta còn thấy ngày nay ở thủ đô Hà Nội là Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long với diện tích khoảng 20ha (trên tổng diện tích 140ha của Hoàng thành), bao gồm hai khu vực: Khu khảo cổ học 18 Hoàng Diệu và Khu di tích Thành cổ Hà Nội. Ngoại trừ Bắc Môn và Kỳ Đài, những công trình còn sót lại chỉ là phục dựng và các di tích khảo cổ được tìm thấy trong suốt nhiều năm.

Với những giá trị lịch sử, văn hóa mà công trình kiến trúc đặc biệt này mang lại, vào năm 2010, tổ chức UNESCO đã công nhận Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long là Di sản Văn hóa thế giới, và trở thành địa điểm nghiên cứu khoa học cũng như tham quan du lịch nổi tiếng của Hà Nội.

Hoàng Thành Thăng Long Ở Đâu?

Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long có địa chỉ tại 19C Hoàng Diệu, phường Điện Biên, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.

Thực tế, toàn bộ cụm di tích được bao bọc bởi bốn con đường: phía Bắc là đường Phan Đình Phùng, phía Nam là đường Điện Biên Phủ, phía Đông là đường Nguyễn Tri Phương và phía Tây là đường Hoàng Diệu, thuộc địa bàn phường Điện Biên và Quán Thánh, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.