K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 8 2017

Câu 1 :

- Xã hội phong kiến lạc hậu, cản trở sự phát triển kinh tế
- Sự xuất hiện các công trường thủ công - nền móng kinh tế tư bản chủ nghĩa
- Xã hội phân hóa và mâu thuãn sâu sắc: Giai cấp địa chủ phong kiến, quan lại, vua, quý tộc luôn muón bảo vệ quyền lợi bản thân và duy trì chế độ phong kiến lạc hậu, trong khi tầng lớp tư sản ngày càng giàu có và bị những chính sách phong kiến ràng buộc, hạn chế phát triển
----> Cách mạng tư sản bùng nổ.

28 tháng 8 2017

- Chế độ phong kiến kìm hãm nặng nề sự phát triển của nông nghiệp, công nghiệp và thương nghiệp.

- Cuộc khủng hoảng tài chính làm cho mâu thuẫn xã hội thêm sâu sắc và là nguyên nhân trực tiếp chính làm cho cách mạng bùng nổ.

=>Cách mạng tư sản bùng nổ.

14 tháng 10 2019

Chọn A

26 tháng 2 2019

Đáp án: C

30 tháng 12 2018

* Tình hình nước Pháp trước cách mạng:

   - Kinh tế:

      + Pháp vẫn là một nước nông nghiệp. Công cụ và phương pháp canh tác thô sơ, lạc hậu, năng suất thu hoạch rất thấp.

      + Đời sống nông dân ngày càng khốn quẫn bởi sự bóc lột đến cùng cực của lãnh chúa phong kiến và Giáo hội. Nạn đói thường xuyên xảy ra.

      + Công thương nghiệp Pháp thời kì này đã phát triển, tập trung ở cấc vùng ven Địa Trung Hải và Dại Tây Dương.

      + Ngoại thương cũng có những bước tiến mới, các công ti thương mại Pháp buôn bán với nhiều nước ở châu âu và phương đông.

   - Chính trị:

      + Đến cuối thế kỉ XVIII, nước Pháp vân duy trì chế độ quân chủ chuyên chế. Xã hội chia thành ba đẳng cấp: tăng lữ, quý tộc và Đẳng cấp thứ ba. Hai đẳng cấp đầu tuy chỉ chiếm số ít trong dân cư, nhưng được hưởng mọi đặc quyền, đặc lợi, không phải đóng thuế, có nhiều bổng lộc và giữ chức vụ trong chính quyền, quân đội và Giáo hội. Đẳng cấp thứ ba gồm nhiều giai cấp và tầng lớp: tư sản, nông dân, bình dân thành thị. Họ chịu mọi thứ thuế và nghĩa vụ, song không có quyền lợi và bị lệ thuộc vào những đẳng cấp có đặc quyền.

      + Như vậy, đến cuối thế kỉ XVIII, do mâu thuẫn về quyền lợi kinh tế và địa vị chính trị giữa đẳng cấp thứ ba với đẳng cấp tăng lữ và quý tộc, nước Pháp lâm vào cuộc khủng hoảng xã hội sâu sắc, báo hiệu mọt cuộc cách mạng đang đến gần.

   - Tư tưởng:

Trào lưu tư tưởng ở Pháp vào thế kỉ XVIII được gọi là Triết học Ánh sáng, tiêu biểu là Mông-te-xki-ơ, Vôn-te, Rút-sô. Các ông đã kịch liệt phê phán sự thối nát của chế độ phong kiến và nhà thờ Ki-tô giáo, đưa ra những lí thuyết về việc xây dựng Nhà nước mới. Những quan điểm tiến bộ của Triết học Ánh sáng đã tấn công vào hệ tư tưởng của chế độ phong kiến, dọn đường cho cuộc cách mạng xã hội bùng nổ.

* Sự bùng nổ cách mangh tư sản Pháp 1789:

    - Sự khủng hoảng trầm trọng của nền tài chính quốc gia buộc Lu-I XVI phải triệu tập Hội nghị ba đẳng cấp ngày 5 – 5 – 1789 tại cung điện Véc-xai để đề xuất vấn đề vay tiền và ban hành thêm thuế mới.

   - Bất bình trước hành động của nhà vua, ngày 14 – 7 – 1789, quần chúng nhân dân đã tự vũ trang, tấn công các trụ sở, các cơ quan uan trọng của thành phố và chiếm ngục Ba-xti – biểu tượng của chế độ phong kiến chuyên chế. Cách mạng đã bùng nổ ở Pháp.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
13 tháng 9 2023

* Nguyên nhân sâu xa: Những chuyển biến quan trọng trong đời sống kinh tế - chính trị - xã hội và tư tưởng ở Pháp cuối thế kỉ XVIII là nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự bùng nổ của cách mạng tư sản Pháp.

- Về kinh tế:

+ Cuối thế kỉ XVIII, Pháp vẫn là nước nông nghiệp lạc hậu.

+ Nền công, thương nghiệp của Pháp có bước phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa, nhưng bị kìm hãm nặng nề bởi những quy định ngặt nghèo của chế độ phường hội.

- Về chính trị:

+ Vào nửa sau thế kỉ XVIII, chế độ quân chủ chuyên chế ở Pháp đã lâm vào tình trạng khủng hoảng.

+ Sự chuyên chế và hà khắc của vua Lu-i XVI và sự quan liêu, tham nhũng của tầng lớp quan lại đã gây nên nhiều bất bình trong nhân dân.

- Về xã hội: Xã hội Pháp phân chia thành ba đẳng cấp: Quý tộc, Tăng lữ và Đảng cấp thứ ba. Trong đó:

+ Quý tộc và Tăng lữ là hai đẳng cấp nắm mọi chức vụ cao nhất trong bộ máy nhà nước, quân đội và giáo hội; có mọi đặc quyền, được miễn các loại thuế.

+ Đẳng cấp thứ ba gồm nhiều giai cấp, tầng lớp khác nhau và chịu nhiều áp bức, bóc lột.

- Về tư tưởng: Thông qua trào lưu Triết học Ánh sáng (thế kỉ XVIII), các nhà tư tưởng của giai cấp tư sản đã đả phá chế độ phong kiến và Giáo hội, mở đường cho cách mạng bùng nổ.

* Nguyên nhân trực tiếp: Ngày 5/5/1789, vua Lu-i XVI triệu tập Hội nghị ba đẳng cấp để tăng thuế cũ và đặt thuế mới, nhưng không đạt được sự đồng ý của Đẳng cấp thứ ba. Mâu thuẫn giữa Đẳng cấp thứ ba với chính quyền phong kiến chuyên chế lên cao.

16 tháng 10 2021

C

16 tháng 10 2021

C

Câu 1: Đặc điểm nổi bật nhất của Nê-đéc-lan trước khi bùng nổ cách mạng tư sản làA. nền kinh tế phong kiến phát triển mạnh, khống chế toàn bộ hoạt động trong xã hội.B. nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển, không bị chế độ phong kiến kìm  hãm.C. nền kinh tế TBCN phát triển nhất Tây Âu với nhiều thành phố và hải cảng lớn.D. nền kinh tế TBCN phát triển mạnh, nhất là lĩnh vực nông nghiệp.Câu...
Đọc tiếp

Câu 1: Đặc điểm nổi bật nhất của Nê-đéc-lan trước khi bùng nổ cách mạng tư sản là

A. nền kinh tế phong kiến phát triển mạnh, khống chế toàn bộ hoạt động trong xã hội.

B. nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển, không bị chế độ phong kiến kìm  hãm.

C. nền kinh tế TBCN phát triển nhất Tây Âu với nhiều thành phố và hải cảng lớn.

D. nền kinh tế TBCN phát triển mạnh, nhất là lĩnh vực nông nghiệp.

Câu 2: Từ thế kỉ XII đến thế kỉ XIV, Nê-đéc- lan bị lệ thuộc vào vương quốc nào?

A. Vương quốc Tây Ban Nha. B. Vương quốc Bồ Đào Nha.

C. Vương quốc Bỉ. D. Vương quốc Anh.

Câu 3: Quan hệ tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh ở Anh thể hiện ở điểm nào?

A. Sự phát triển của các công trường thủ công.

B. Sự phát triển của ngành ngoại thương.

C. Sự phát triển của các công trường thủ công và ngành ngoại thương.

D. Sự xuất hiện của các trung tâm về công nghiệp.

Câu 4: Xã hội phong kiến Pháp phân thành ba đẳng cấp là

A. Tăng lữ, Quý tộc, Nông dân.     B. Tăng lữ, Quý tộc, Đẳng cấp thứ ba.

C. Quý tộc, Tư sản, Nông dân.     D. Nông dân, Tư sản, các tầng lớp khác.

Câu 5: Ai là người phát minh ra máy kéo sợi Gien-ni?

A. Giêm Ha-gri-vơ. B. Ác-crai-tơ.

C. Giêm Oát. D. Gien-ni.

Câu 6: Năm 1784 đã ghi dấu ấn trong cuộc cách mạng công nghiệp Anh với sự kiện

A. cuộc cách mạng công nghiệp hoàn thành ở Anh.

B. Xti-phen-xơn chế tạo thành công đầu máy xe lửa.

C. Giêm-Oát phát minh ra máy hơi nước.

D. nước Anh trở thành "công xưởng của thế giới".

Câu 7: Ở Anh, ngành đầu tiên được sử dụng máy móc trong sản xuất là

A. đóng tàu. B. ngành dệt C. luyện kim. D. khai mỏ.

Câu 8: Ac-crai-tơ đã phát minh ra

A. máy dệt chạy bằng sức nước . B. máy kéo sợi chạy bằng sức nước.

C. máy hơi nước. D. máy kéo sợi.

Câu 9: Hai Đảng thay nhau lên nằm chính quyền ở Mĩ là

A. Cộng hòa và Bảo thủ. B. Cộng hòa và Dân chủ.

C. Tự do và Dân chủ. D. Tự do và Cộng hòa.

Câu 10: Tầng lớp nào nắm quyền thống trị ở Đức trong những năm cuối thế kỉ XIX?

A. Quý tộc địa chủ và tư sản độc quyền.

B. Bọn quân phiệt hiếu chiến.

C. Tư sản công nghiệp và tư bản tài chính.

D. Tư sản độc quyền và tư sản công nghiệp.

0
7 tháng 9 2017

1. Tình hình kinh tế, xã hội
Cuối thế kỉ XVIII, Pháp vẫn là một nước nông nghiệp. Công cụ và phương thức canh tác thô sơ, lạc hậu, nâng suất thu hoạch rất thấp. Dân cư chủ yếu sống bằng nghề nông. Nông dân nhận ruộng đất của lãnh chúa để cày cấy và phải nộp địa tô hết sức nặng nề, phải thực hiện mọi nghĩa vụ phong kiến với lãnh chúa. Đời sống nông dân ngày càng khốn quẫn bởi sự bóc lột đến cùng cực của lãnh chúa phong kiến và Giáo hội. Nạn đói thường xuyên xảy ra.
Công thương nghiệp Pháp thời kì này đã phát triển, tập trung ở các vùng ven Địa Trung Hải và Đại Tây Dương.

Máy móc được sử dụng ngày càng nhiều, đặc biệt trong công nghiệp dệt, khai khoáng, luyện kim với những xí nghiệp tập trung hàng nghìn công nhân.

Ngoại thương cũng có những bước tiến mới, các công ti thương mại Pháp buôn bán với nhiều nước ở châu Âu và phương Đông.
Về tình hình chính trị, đến cuối thế kỉ XVIII, nước Pháp vẫn duy trì chế độ quân chủ chuyên chế (đứng đầu là vua Lu-i XVI). Xã hội chia thành ba đẳng cấp : Tăng lữ, Quý tộc và Đẳng cấp thứ ba. Hai đẳng cấp đầu tuy chỉ chiếm số ít trong dân cư, nhưng được hưởng mọi đặc quyền, đặc lợi, không phải nộp thuế, có nhiều bổng lộc và giữ những chức vụ cao trong chính quyền, quân đội và Giáo hội. Do vậy, họ muốn duy trì quyền lực của phong kiến và không muốn thay đổi chế độ chính trị.
Đẳng cấp thứ ba gồm nhiều giai cấp và tầng lớp : tư sản, nông dân, bình dân thành thị. Họ phải chịu mọi thứ thuế và nghĩa vụ, song không có quyền lợi chính trị và bị lệ thuộc vào những đẳng cấp có đặc quyền.
Như vậy, đến cuối thế kỉ XVIII, do mâu thuẫn về quyền lợi kinh tế và địa vị chính trị giữa Đảng cấp thứ ba với đẳng cấp Tăng lữ và Quý tộc, nước Pháp lâm vào cuộc khủng hoảng xã hội sâu sắc, báo hiệu một cuộc cách mạng đang đến gần.

2. Cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng
Mâu thuẫn xã hội cũng được phản ánh trong cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng. Những thành tựu mới của khoa học, sự phát triển của mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa đã giúp những người có tư tưởng tiến bộ phê phán những giáo lí lạc hậu, những quan điểm lỗi thời và đề xuất những tư tưởng mới tiến bộ, thúc đẩy xã hội tiến lên. Do vậy, trào lưu tư tưởng ở Pháp vào thế kỉ XVIII được gọi là trào lưu Triết học Ánh sáng, tiêu biểu là Mông-te-xki-ơ, Vôn-te, Rút-xô. Các ông đã kịch liệt phê phán sự thối nát của chế độ phong kiến và nhà thờ Ki-tô giáo, đưa ra những lí thuyết về việc xây dựng nhà nước mới. Những quan điểm tiến bộ của Triết học Ánh sáng đã tấn công vào hệ tư tưởng của chế độ phong kiến, dọn đường cho cuộc cách mạng xã hội bùng nổ.


22 tháng 8 2019

dài thế bạn

3 tháng 10 2021

D

3 tháng 10 2021

D nhaa

13 tháng 8 2023

Tham khảo

- Sau cách mạng tháng Hai, chế độ quân chủ chuyên chế ở Nga đã bị lật đổ, nhưng những vấn đề về hòa bình, ruộng đất, tự do của nhân dân Nga vẫn không được đáp ứng; chính quyền cách mạng vẫn chưa thuộc về giai cấp vô sản.

- Mặt khác, sau Cách mạng tháng Hai, hai chính quyền đại diện cho lợi ích của các giai cấp khác nhau được thành lập và tồn tại song song ở Nga, đó là: Chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản và Xô viết của đại biểu công nhân và binh lính.

=> Vấn đề cấp bách đặt ra cho nước Nga:

+ Chấm dứt tình trạng hai chính quyền song song tồn tại.

+ Đưa đất nước ra khỏi cuộc chiến tranh đế quốc và tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa.

- Trước tình hình đó, V.I. Lênin và Đảng Bôn-sê-vích đã chuẩn bị kế hoạch, tiếp tục lãnh đạo nhân dân làm cách mạng lật đổ Chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản.