K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 8 2017

là phải sống thật giản dị, ko cầu kì kiểu cách, ko đua đòi, ko ăn chơi lãng phí,..... hahahihi

27 tháng 9 2021

Tham Khảo

“Ăn chắc mặc bền” là một trong những câu tục ngữ thật ngắn gọn như đã thể hiện được rất nhiều ý nghĩa, cũng như bài học mà cha ông ta đã gửi gắm cho con cháu đời sau.

Dễ dàng có thể thấy được rằng, chính dân tộc ta để có thể đi đến được ngày hôm nay thì khi nhìn lại suốt quá trình dựng nước và giữ nước. Trong biết bao nhiêu năm tháng chiếc tranh, nhân dân ta cũng đã phải đổ biết bao nhiêu mồ hôi cũng như xương máu để có thể bảo vệ được nền độc lập tự d của đất nước ta. Trong những năm tháng chiến tranh khắc nghiệt, thế rồi đã lùi xa vào trong quá khứ như ta lại thấy được rằng dường như sự nghèo đói của chiến tranh dường như cũng đã in sâu hằn vào trong đời sống con người của chúng ta. Không chỉ về chiếc tranh mà làm cho nhân dân ta như thật khốn đốn mà ngay cả việc thiên tai cũng như lũ lụt cũng đã khiến cho nhân dân ta như khổ cực rất nhiểu. Thực sự có thể thấy được cái đói cái khổ không quật ngã được nhân dân ta. Có lẽ, chính bằng sự chịu thương chịu khó bằng những quan niệm như “Ăn chắc mặc bền” thì nhân dân ta cũng đã nhanh chóng khắc phục được hậu quả của chiến tranh thật nhanh chóng.
Đầu tiên ta phải hiểu được câu tục ngữ “Ăn chắc mặc bền” ở đây có nghĩa là gì? Câu “Ăn chắc mặc bền” chính là câu tục ngữ truyền đời vô cùng chuẩn chỉ cho cách sống của đại bộ phận con người, Câu tục ngữ này cũng như đã cho ta thấy được ngay từ thời ông bà tổ tiên đến thời nay con cháu được sống trong xã hội hiện đại, tiện nghi, nhưng dù vậy ta thấy được chính đức tính này vẫn được kế thừa và phát huy một cách vô cùng sâu sắc. Đồng thời cũng như đã ca ngợi và đáng ngợi khen rất nhiều.

“Ăn chắc” hiểu đó chính là ăn sao cho no lâu nhất, ăn chắc chinh là ý nói đến việc thiết thực trong chuyện ăn uống. Ăn chắc có nghĩa là không được bỏ bữa, phải dễ ăn, ăn ở đây hàm nghĩa ăn để còn lấy sức làm việc nữa, không được ăn linh tin, qua loa mà phải ăn thật no. Ngược lại ta như thấy đuuợc việc mặc bền chính là cốt mặc lâu rách, lâu hỏng, biết giữ gìn quần áo. Thực sự ta như thấy được chính trong ăn uống, cốt yếu là phải ăn no để đảm bảo sức khỏe. Đồng thời ta như cũng đã thấy được ngay trong ăn mặc phải biết cách ăn mặc. Ta như cũng phải biết giữ gìn quần áo sao cho không dễ bị rách, hỏng. Câu tục như đồng thời cũng chính là việc chỉ ra cho ta biết cách mặc sao cho giữ được độ bền cho quần áo để dùng được lâu nhất và bền nhất. Thực sự “mặc bền” ở đâu được hiểu mặc lấy ấm, và không cần quá hoang phí trong chuyện mua quần áo để mặc tránh phí hoài.
Câu tục ngữ “Ăn chắc mặc bền” dường như cũng đã thể hiện tinh thần tiết kiệm đáng quý của nhân dân ta. Ngay từ thuở xưa các cụ ta khi còn phải sống trong thời kỳ chiến tranh ác liệt và hi vọng sao cho con cháu lúc nào cũng phải “ăn no, mặc ấm”. Có lẽ chính vì vậy cho nên ta nhận thấy được chính cái ăn, cái mặc đối với thời cha ông ta rất được chú trọng. Tuy nhiên, ta cũng phải hiểu rộng ra rằng hiện nay cũng có nhiều trường hợp thường có ý kiến phản bác rằng, câu tục ngữ “Ăn chắc mặc bền” dường như cũng chỉ thích hợp dùng cho tầng lớp lao động nghèo mà thôi. Ta như thấy được trong thời hiện đại ngày nay họ không phải cố gắng “ăn no, mặc ấm” nữa mà phải là “ăn ngon mặc đẹp”. Câu “Ăn chắc mặc bền” thực sự như còn là một tầm dưới trung bình. Thế nhưng từ bao đời nay việc ăn lấy chắc bụng mặc lấy bền vẫn như ăn sâu vào tâm thức của người Việt chúng ta.

Thông qua câu “Ăn chắc mặc bền” dường như cũng có ý chỉ phê phán lối sống hoang phí của một bộ phận lớp người. Thực sự ta như thấy được chính trong xã hội hiện đại bây giờ thì những bạn trẻ, cũng do nhận thức còn non kém về giá trị dòng tiền và sức lao dộng mà các em đã không nghĩ đến mồ hôi công sức của cha mẹ mình thật đáng buồn biết bao nhiêu.
“Ăn chắc mặc bền” thực sự chính là một trong những đạo lý tốt đẹp của dân tộc ta về lối sống cũng như chính về mặt đạo đức sống cần thiết của mỗi con người trong cuộc đời. Và cũng chính vì “Ăn chắc mặc bền” mà dân ta mới có thể thoát ra khỏi chiến tranh và xây dựng một nền kinh tế vững mạnh như hiện nay.

 

 

27 tháng 12 2016

Giải thích nghĩa câu tục ngữ "Ăn lấy chắc mặc lấy bền".

Trước tiên ta tìm hiểu nghĩa của các từ ngữ nhé:
- "Ăn chắc": ăn cho no, ăn không cần phải có đầy đủ các món ăn, miễn sao cho thật no bụng là chính.
- "Mặc bền": mặc cốt sao cho ấm, cho lâu rách, lâu hư; mặc không cần phải đẹp, phải luôn luôn mới, miễn sao cho lâu bề là được.
=> Ăn cốt yếu là cho no, mặc cốt yếu là cho bền.
Câu tục ngữ thể hiện một tinh thần tiết kiệm, một sự bình dị trong ăn mặc. Từ đó có thể hiểu rằng xuất phát điểm của câu tục ngữ là tầng lớp người lao động nghèo trong xã hội xưa, đồng thời đây còn là một lời khuyên về cách sử dụng thành quả lao động sao cho hợp lí, sao cho giản dị

Mik nghĩ vậy thôi! Nếu sai thì bỏ qua nha!

Chúc bạn học tốt!

27 tháng 12 2016

-Tốt gỗ hơn tốt nước sơn

* Giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ:

- Một vật dụng được làm bằng gỗ, thì chất lượng gỗ quan trọng hơn nước sơn. Gỗ: chất lượng (của đồ vật) hoặc chỉ bản chất bên trong (của con người); Nước sơn: hình thức bên ngoài.

- Khẳng định nội dung bên trong quan trọng hơn hình thức bên ngoài và nội dung quyết định hình thức.

* Bình luận:

- Ýnghĩa câu tục ngữ là hoàn toàn đúng vì:

Đồ vật làm bằng gỗ tốt sẽ dùng được lâu. Đồ vật làm bằng gỗ xấu thì mau hư mục, cho dù được sơn phết đẹp đẽ.

- Đánh giá con người nên coi trọng nội dung bên trong (bản chất) hơn là hình thức bên ngoài vì:

+ Con người có đạo đức tốt, có năng lực cao sẽ làm được nhiều việc hữu ích cho bản thân, gia đình, xã hội. Nếu có hình thức tốt nữa (dáng vẻ, quần áo, đầu tóc, ngôn ngữ, tác phong...) thì giá trị càng tăng.

+ Con người dù có hình thức bên ngoài đẹp đẽ (tốt mã) mà trình độ, năng lực kém cỏi, tư cách không tốt thì cũng chỉ là loại người vô dụng.

- Quan điểm về việc đánh giá con người:

+ Đánh giá qua phẩm chất đạo đức, năng lực;

+ Khách quan và sáng suốt khi nhận định mối tương quan giữa nội dung và hình thức.

26 tháng 12 2021

B

27 tháng 12 2016

Trước tiên ta tìm hiểu nghĩa của các từ ngữ nhé:
- "Ăn chắc": ăn cho no, ăn không cần phải có đầy đủ các món ăn, miễn sao cho thật no bụng là chính.
- "Mặc bền": mặc cốt sao cho ấm, cho lâu rách, lâu hư; mặc không cần phải đẹp, phải luôn luôn mới, miễn sao cho lâu bề là được.
=> Ăn cốt yếu là cho no, mặc cốt yếu là cho bền.
Câu tục ngữ thể hiện một tinh thần tiết kiệm, một sự bình dị trong ăn mặc. Từ đó có thể hiểu rằng xuất phát điểm của câu tục ngữ là tầng lớp người lao động nghèo trong xã hội xưa, đồng thời đây còn là một lời khuyên về cách sử dụng thành quả lao động sao cho hợp lí, sao cho giản dị

Mik nghĩ vậy thôi! Nếu sai thì bỏ qua nha!

Chúc bạn học tốt!

6 tháng 1 2017

(2)sống phải thực chất,đừng nhìn bề ngoài

(1)dùng đồ j (mua) thì nên mua đồ tốt, hữu ích ko vì hào nhoáng bên ngoài của nó mà mua đùn nó đúng việc đúng lúc

22 tháng 12 2021

Chọn A

22 tháng 12 2021

ăn cần, ở kiệm

18 tháng 12 2017
Chín bỏ làm mười: là sự bỏ qua, châm trước cho nhau, không cần tính toán chi li, rõ ràng.
Câu này thường được nói là: Thương nhau chín bỏ làm mười, ý nói khi đã thương yêu nhau, quý mến nhau, thì có thể bỏ qua những sự việc dù có thể chưa đúng, và vun vén cho nhau.
Trước tiên ta tìm hiểu nghĩa của các từ ngữ nhé:
- "Ăn chắc": ăn cho no, ăn không cần phải có đầy đủ các món ăn, miễn sao cho thật no bụng là chính.
- "lay Mặc bền": mặc cốt sao cho ấm, cho lâu rách, lâu hư; mặc không cần phải đẹp, phải luôn luôn mới, miễn sao cho lâu bề là được.
=> ăn cốt yếu là cho no, mặc cốt yếu là cho bền.
Câu tục ngữ thể hiện một tinh thần tiết kiệm, một sự bình dị trong ăn mặc. Từ đó có thể hiểu rằng xuất phát điểm của câu tục ngữ là tầng lớp người lao động nghèo trong xã hội xưa, đồng thời đây còn là một lời khuyên về cách sử dụng thành quả lao động sao cho hợp lí, sao cho giản dị. Cả "kẻ chạy đi" và "người chạy lại" đều là những người đã mắc phải lỗi lầm. Nhưng "kẻ chạy đi" là những người không biết hối hận, vẫn tiếp tục phạm lỗi dù đã đc nhắc nhở nhiều lần. Còn "người chạy lại" là những người đã nhận ra đc lỗi của mình và quyết tâm khắc phục, sữa chữa. Chúng ta cần có thái độ khoan dung, độ lượng với những "người chạy lại" và kiên quyết, dứt khoát tẩy chay với những "kẻ chạy đi". Đó chính là truyền thông đạo đức của cha ông ta truyền lại.
18 tháng 12 2017

nhiều no ít đủ là s pn

10 tháng 5 2022

Đề 2 :

Qua câu ca dao :

                        "Nhiễu điều phủ lấy giá gương

           Người trong một nước phải thương nhau cùng"

     Theo em hiểu : Yêu thương, đoàn kết, gắn bó, đùm bọc có thể xem là sức mạnh, là truyền thống vốn có của người Việt Nam ta từ xưa đến nay. Là một bài học vô cùng quý báu mà ông cha ta đã đúc kết để lại cho con cháu tôn vinh văn hóa dân gian, làm đẹp thêm kho tàng tri thức, áp dụng xây dựng, bảo vệ phát triển Tổ quốc mình ngày càng giàu đẹp văn minh sánh vai với các cường quốc năm châu.

     Khi đọc, chúng ta thấy rất rõ câu ca dao gồm 2 vế. Vế đầu tiên ông cha ta đã mượn hình ảnh "nhiễu điều" phủ lấy "giá gương". Mà "nhiễu điều" là một loại vải mềm,mịn thường được dùng để che phủ giá gương của người xưa. Tấm vải đẹp, quý trọng lại che cho chiếc gương hứng lấy bụi bẩn, nhơ bẩn để giá gương tuy tầm thường nhưng vẫn sạch sẽ. Tấm vải đỏ và giá gương là hai thứ hoàn toàn tách biệt nhau, không liên quan tới nhau, nhưng vẫn gắn bó tôn vinh nhau. Qua hình ảnh này cho ta thấy rõ nghĩa đen là :"Giá gương" sạch sẽ, bền đẹp là nhờ "nhiễu điều" phủ bọc, che chở và ngược lại công dụng chính của tấm vải đỏ "nhiễu điều" là phủ bọc, che chở và bảo vệ giá gương. Phương pháp ẩn dụ sử dụng hình ảnh "nhiễu điều" và "giá gương" đã khắc họa rõ thông điệp cụ thể mà câu ca dao muốn truyền tải đến người đọc, nghe và học nó. Đó chính là hình ảnh anh em dân tộc Việt Nam. Qua đây, ta cũng thấy rõ nghĩa bóng của câu ca dao mà ông cha ta muốn gửi cho thế hệ con cháu sau này những thông điệp ý nghĩa về sự yêu thương, quan tâm, chăm sóc và luôn đoàn kết, hộ trợ lẫn nhau để tạo nên một khối đại đoàn kết vững mạnh cho cả dân tộc Việt Nam. Đến với vế thứ hai "Người trong một nước thì thương nhau cùng". Đây chính là khẳng định tất cả con người Việt Nam đều có một nguồn gốc - dòng máu đỏ da vàng. Chúng ta cần biết chia sẻ, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau, có như vậy xã hội Việt Nam mới tốt đẹp hơn. Từ bao đời nay, trong cuộc sống, xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước thì tình yêu thương, đùm bọc dân tộc "trọng nghĩa, nặng tình" đã để lại cái riêng rất đặc biệt của con người Việt Nam từ khi sinh ra. Câu ca dao vế thứ hai là câu nói lưu truyền muôn đời về truyền thống đạo lý của người xưa. Đây cũng là lời giải thích khẳng định đúng đắ của tinh thần tương ái của người Việt Nam. Thực tế lịch sử nước ta đã giải thích rất nhiều cho hai câu ca dao trong đó điển hình là năm 1945, nước ta đang đương đầu với nhiều loại giặc : giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm. Chính Bác Hồ là người đã phát động phong trào "Hũ gạo cứu đói". Phong trào này được mọi người ủng hộ và cũng là phong trào chiến thắng dành hòa bình độc lập dân tộc. Ý nghĩa câu ca dao này vẫn còn giá trị lớn trong cuộc sống hàng ngày như bây giờ, như chương tình VTV3 "Cặp lá yêu thương", "Trái tim cho em" đã kêu gọi rất nhiều nhà hảo tâm cứu thoát các em nhỏ mắc bệnh tim bẩm sinh, những hoàn cảnh éo le. Hay năm 2021 vừa qua, khi nước ta phải đối mặt với đại dịch Covid - 19 thì tinh thần ấy lại càng lớn mạng hơn. Đó là những điểm phát lương thực, khẩu trang miễn phí. Những chính sách hỗ trợ của Đảng và nhà nước đến với hoàn cảnh khó khăn. Những bác sĩ nguyện xung phong lên tuyến đầu chống dịch mặc cho cái dịch có thể chết người, vẫn đeo khẩu trang nhiều ngày đến nỗi xuất hiện nhiều vết lằn thâm tím trên mặt, khiến cho ai nhìn thấy cũng xúc động rơi hàng lệ. Và còn nhiều hành động nữa nhưng không sao kể hết được. Là một chủ nhân tương lại của đất nước, những người học sinh như em cần học và nâng cao ý thức qua bài học ca dao này để phát huy tinh thần yêu thương đùm bọc, giúp đỡ mọi người. Biến tình yêu thương này thành những hành động cụ thể hành ngày như giúp đỡ bạn bè để cùng nhau tiến bộ với phương châm giúp đỡ bạn là cải thiện, hoàn chỉnh bản thân tốt hơn. Trong xã hội hiện đại ngày nay vẫn còn những mảnh đời bất hạnh, vùng núi xa xôi nghèo nàn lạc hậu. Em còn nhỏ, đang đi học thì cần giữ gìn sách vở sạch đẹp đẻ học song có thể tham gia và các phong trào giúp đỡ bạn ở vùng xa có sách học như em. Em nghĩ tuy việc nhỏ nhưng ý nghĩa thật to và là cách tuyên truyền để các bạn khác cùng học tập theo. Tuy nhiên trong cuộc sống đời thường vẫn có một số rất ít người nhỏ nhen, ích kỉ, vu lợi cá nhân, đánh mất đi đạo lý tốt đẹp này. Nhưng cho dù là vậy thì nó cũng không thể nào làm lay chuyển truyền thống quý báu, lòng nhân ái của dân tộc Việt Nam.

          Như vậy, qua câu ca dao này đã đề cao lòng tương thân tương ái của nhân dân Việt Nam ta.  Cần được giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc Việt Nam giàu lòng nhân ái có lối sống đoàn kết gắn bó yêu thương nhau.

10 tháng 5 2022

Đề 3 :

Đọc lời khuyên của Lê - Nin :"Học, học nữa, học mãi" thì em chắc chắn rằng ai cũng biết việc học là việc rất quan trọng và nó quyết định sự thành công của cuộc đời mỗi con người chúng ta. Câu nói này xét cho cùng thì nó là chân lí học tập. Học chưa bao giờ trọn vẹn, học chưa bao giờ có giới hạn. Không những thế, câu nói này là lời khuyên, là một quan niệm cực kỳ đúng đắn, là điểm đến của mục tiêu thành công của mỗi con người. 

    Có thể giải thích rằng : Điệp từ "Học" được nhắc tới 3 lần trong lời khuyên cũng như mở rộng về thời gian cho động từ "học". Vậy từ "học" ở đây có một vai trò, ý nghĩa to lớn cho hoạt động học. Cái "học" ở đây chứa đựng hàm ý bao quát của việc học. Học không chỉ đơn thuần là tích lũy thật nhiều kiến thức mà nó còn là sự trau dồi, học hỏi về lối sống đạo đức, nhân cách làm người, học những cái hay, cái đẹp cho cuộc sống. Hay là nói đến "học" là nói đến quá trình khám phá, tiếp thu tinh hoa kiến thức của nhân loại. Vậy vì sao Lê - nin lại dùng từ "học nữa", "học mãi" để răn dạy thế hệ mai sau. "Học nữa" là học dể nâng cao trình độ, mở mang tri thức, nâng cao bằng cấp cho bản thân mình. Tri thức của con người là vô cùng, vô tận mà tri thức nào cũng đẹp, cũng hay cũng cần thiết và hữu ích. Thế nên chúng ta cần rèn luyện thói quen không ngừng học. Chắc chính vì thế mà Lê - Nin dùng từ "học mãi". Bởi vì mỗi con người học không bao giờ là đủ cả kể cả người có vị trí, việc làm cao nhất. Có một lí giải thực tế là mỗi con người bắt đầu học từ khi lọt lòng mẹ như học cầm, học nắm, học bò, học đi, học nói, học thích ứng với môi trường xung quanh học trường mầm non, trung học, trung học phổ thông, đại học, cao học, thạc sĩ, tiến sĩ,...Ngoài ra còn học cách ứng xử trong xã hội qua bạn bè,các thông tin, học cái hay trong cuộc sống, trong nghề nghiệp, học ngoại ngữ để giao tiếp với người nước ngoài,..Như nha Bác học đã từng nói :"Bác học không có nghĩa là ngừng học". Nhất là trong cuộc sống hiện đại như bây giờ, ai không chịu học sẽ không công nghệ, kiến thức, thông tin như bây giờ. Có những người không chịu học sẽ mất cả việc làm lẫn vị trí đứng trong xã hội. Đối với mỗi học sinh như em, nhiệm vụ học tập chính là muốn em và các bạn học cần cố gắng tiếp thu các kiến thức trong sách vở, tiếp thu kiến thức của cô giáo, thầy giáo, học tập bạn học tốt, động viên các bạn học chưa tốt trong lớp cố gắng, ra sức học để cùng nhau phấn đấu. Rèn luyện, học hỏi tấm gương đạo đức tốt để ngày một hoàn thiện nhân cách.  Là một chủ nhân tương lai của đất nước Việt Nam thì chúng em cần phải ra sức học tập ở mọi lĩnh vực văn hóa, khoa học để đáp lại sự mong mỏi của Bác Hồ.

      Lời khuyên của Lê - Nin " Học, học nữa, học mãi" dù trải qua bao nhiêu thời gian, nó vẫn có một vị trí, giá trị cao nhất cho việc học của mỗi con người. Là động lực giúp chúng ta xây dựng một đất nước văn minh,  giàu đẹp. Mọi người hãy coi lời khuyên của Lê - Nin như một kim chỉ nam cho mục đích, phương hướng học tập của mỗi chúng ta.

24 tháng 6 2017

Chọn đáp án: A