Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi .
“……Thuyền chúng tôi chèo thoát qua kênh Bọ Mắt,đổ ra con sông Cửa Lớn, xuôi về Năm Căn.Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng.Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.Cây đước mọc dài theo bãi, theo từng lứa trái rụng, ngọn bằng tăm tắp, lớp này chồng lên lớp kia ôm lấy dòng sông, đắp từng bậc màu xanh rêu, màu xanh chai lọ, …. Lòa nhòa ẩn hiện rong sương mù và khói sóng ban mai…”
(Ngữ văn 6, tập 2)
a. Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?
b. Xác định phương phương thức biểu đạt chính của đoạn văn?
c. Hãy tìm và viết ra 4 từ láy có trong đoạn văn trên.
d. Xác định và viết ra thành phần chủ ngữ, vị ngữ của câu:
Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng.
e. Chỉ ra 1 phép tu từ so sánh được sử dụng trong đoạn văn và phân tích tác dụng?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1. BPTT: so sánh "nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác ... vô tận", nhân hóa "cây nước .... ôm lấy dòng sông".
2. Từ láy: mênh mông, ầm ầm, tăm tắp, lòa nhòa.
Từ láy bộ phận: mênh mông, tăm tắp, lòa nhòa.
Từ láy toàn phần: ầm ầm.
3. Hình ảnh so sánh: nước, thác, cá nước, người bơi ếch, rừng đước, hai dãy trường thành vô tận.
Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng.
=> Biện pháp tu từ so sánh trên có tác dụng gợi hình, giúp cho việc mô tả sự việc, sự vật được cụ thể, sinh động hơn
- Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác.
→ Tác dụng : Cho ta thấy con sông rất hùng vĩ → Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
- Cá nước bơi hàng đàn như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng.
→ Tác dụng : Cho ta thấy con sông rất trù phú → Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
- Thuyền xuôi giữa lòng con sông rộng hơn ngàn thước.
→ Tác dụng : Cho ta thấy con sông rất rộng → Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
- Trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.
→ Tác dụng : Cho ta thấy rừng đước rất cao, rất dài như vô tận không thấy điểm kết thúc → Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
➩ So sánh
Tên đát, tên sông ngòi, kênh rạch ở đây được gọi theo đặc điểm riêng của nó. Nó tạo nên màu sắc riêng cho địa phương và cho thấy thiên nhiên ở đây còn rất tự nhiên, hoang dã.
Những dòng sông, kênh, rạch, rừng đước và cả khu chợ Năm Căn nữa hiện lên vừa hùng vĩ, hoang sơ, vừa dạt dào sức sống, cảnh xa lạ mà vẫn gợi bao yêu mến, nhớ thương. Thiên nhiên Cà Mau bao la, hào phóng; con người Cà Mau mộc mạc, hồn hậu, dễ thương.
Bài 1. Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
"Thuyền chúng tôi chèo thoát qua kênh Bọ Mắt, đổ ra con sông cửa lớn, xuôi về Năm Căn. Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước đổ ầm ầm ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên, hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng. Thuyền xuôi giữa dòng sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận. Cây đước mọc dài theo bãi, theo từng lứa trái rụng, ngọn bằng tăm tắp, lớp này chồng lên lớp kia ôm lấy dòng sông, đắp từng bậc màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ ... loà nhoà ẩn hiện trong sơng mù và khói sóng ban mai."
a. Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm nào? Ai là tác giả?
-> Trích từ tác phẩm " Đất rừng phương Nam" của Đoàn Giỏi
b. Nêu phương thức biểu đạt chủ yếu của đoạn văn trên?
-> PTBĐ chủ yếu: miêu tả
c. Hãy tìm 1 phép so sánh và nêu tác dụng.
-> So sánh: nước đổ ra biển ầm ầm ngày đêm như thác.
tác dụng:
+ Tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt, câu văn thêm hay và sinh động
+ Vẽ lên hình ảnh nước ở đây chảy rất nhanh, mạnh, ào ào cả ngày và đêm
+ Người đọc thấy ấn tượng với dòng nước sông Năm Căn.
Câu 1:
Đoạn trích được trích từ văn bản Sông nước Cà Mau của Đoàn Giỏi
Câu 2:
Đoạn trích làm nổi bật vẻ đẹp hùng vĩ, tráng lệ của dòng sông Năm Căn
Câu 3:
BPTT: so sánh
Câu 4:
Tham khảo:
Qua bài văn Sông nước Cà Mau của tác giả Đoàn Giỏi, tôi rất ấn tượng về một khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, sự hoang dã, phong phú và con người nơi đây. Tác giả đã miêu tả khéo léo về những con sông, ngòi, kênh rạch ở Năm Căn từng chi tiết, sự việc, sự vật. "Con sông mênh mông rộng lớn hàng ngàn thước, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác,...", tại đây, cho thấy dòng sông Năm Căn rất rộng lớn, sử dụng biện pháp phóng đại để có thể đẩy cảnh vật con sông càng to lớn.....Còn nhiều khung cảnh khác, vẽ đẹp khác mà tác giả chưa miêu tả tới, tôi còn chưa được cảm nhận. Biết vậy, nhưng tôi lại có cảm giác rất quen thuộc, cứ như tôi đã cảm nhận hết mảnh đất Cà Mau, cứ như đây chính là quê hương ruột thịt của tôi vậy.
Đọc đoạn văn sau và gạch chân các danh từ có trong đoạn văn sau“Thuyền chúng tôi chèo thoát qua kênh Bọ Mắt, đổ ra con sông Cửa Lớn, xuôi về Năm Căn. Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô len hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng.”
các danh từ : thuyền , kênh bọ mắt , sông Cửa Lớn , Năm Căn , dòng sông Năm Căn , nước , biển ,thác , cá nước , người , ếch , đầu sóng
anh viế theo thứ tự từ trên xuống
a. Sông nước Cà Mau - Đoàn Giỏi.
b. PTBĐ: miêu tả.
c. mênh mông, ầm ầm, tăm tắp, lòa nhòa.
d. Dòng sông Năm Căn (chủ ngữ) mênh mông (vị ngữ), nước (chủ ngữ) ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác (vị ngữ), cá nước (chủ ngữ) bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng (vị ngữ).
e. Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác. Tác dụng: cho thấy con sông rất hùng vĩ và làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho câu văn.