K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 7 2017

Em cần suy nghĩ lại về nội dung câu hỏi này, nó không hợp lí và đặc biệt là không phù hợp với Lịch sử lớp 7.

12 tháng 7 2017

Đây làm gì phải lịch sử lớp 7 . Bạn coi lại nhé !

19 tháng 2 2016

Sự thành lập của Vương triều nhà Nguyễn:

- Lợi dụng tình hình Tây Sơn đang dồn sức giải quyết các công việc ở Bắc Hà, Nguyễn Ánh đem quân trở về đánh chiếm Gia Định, biến vùng này thành căn cứ mở các cuộc tấn công chống lại Tây Sơn. Từ Gia Định, Nguyễn Ánh tổ  chức các cuộc tập kích quân Tây Sơn. Tháng 6 – 1801, Nguyễn Ánh tấn công Phú Xuân (Huế). Ngày 21-6-1802, Nguyễn Ánh đánh chiếm Thăng Long.

- Vương triều Tây Sơn chấm dứt. Nguyễn Ánh lên ngôi Hoàng đế, đặt niên hiệu là Gia Long, lập nên vương triều Nguyễn (1802 - 1945).

* Tổ chức Vương triều:

- Chính quyền trung ương:

+ Gia Long tập trung thiết lập một hệ thống cai trị từ trung ương đến địa phương trên một lãnh thổ rộng lớn, tương đương với lãnh thổ Việt Nam hiện nay.

+ Gia Long quyết định xây dựng một chính thể quân chủ quan liêu chuyên chế, trong đó vua là người đứng đầu trong triều đình và toàn quyền quyết định mọi công việc hệ trọng của đất nước.

+ Dưới vua có 6 bộ (Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công), đứng đầu mỗi bộ là Thượng thư. Dưới bộ có các ti chuyên trách.

+ Đến thời Minh Mạng, tổ chức bộ máy nhà nước được hoàn thiện chặt chẽ hơn. Ngoài 6 bộ còn có các viện và các cơ quan chuyên trách như Đô sát viện, Nội các, Cơ mật viện…

+ Phú Xuân được chọn làm kinh đô, laftrung tâm đầu não của cả nước.

- Chính quyền địa phương:

+ Thời Gia Long, đất nước được chia thành Bắc thành và Gia Định thành do Tổng trấn thay mặt Hoàng đế quyết định mọi việc và các trực doanh do trực tiếp triều đình quản li.

+ Thời Minh Mạng, trong hai năm 1831 – 1832 lần lượt bãi bỏ Bắc thành và Gia Định thành cùng các chức Tổng trấn, chia lại cả nước thành 30 tỉnh và một phủ Thừa thiên, các đều do Tổng đốc hay Tuần phủ đứng đầu nhưng đều trực thuộc chính quyền trung ương. Dưới tỉnh là phủ, huyện, châu, tổng, xã, thôn.

+ Để bảo vệ quyền uy tuyệt đối của Hoàng đế, nhà Nguyễn không đặt chức Tể tướng, không lấy đỗ Trạng nguyên, không lập Hoàng hậu và không phong tước vương cho người ngoài họ.

- Luật pháp:

Nhà Nguyễn rất coi trọng luật pháp. Năm 1815, bộ Hoàng Việt luật lệ (luật Gia Long) được chính thức ban hành.

Đây là bộ luật được soạn thảo với tinh thần đề cao quyền uy của Hoàng đế, triều đình; sử phạt rất hà khắc, nhất là những tội gây phương hại đến chính quyền.

- Quân đội:

+ Chủ trương xây dựng một đội quân thường trực mạnh, được chia làm binh chủng (bộ binh, thủy binh, pháo binh, tượng binh). Binh lính phục vụ trong quân đội được hưởng các chế độ ưu đãi.

+ Quân đội nhà Nguyễn từng bước được chính quy hóa từ tổ chức đến trang bị vũ khí và là một đội quân khá mạnh ở khu vực Đông Nam Á thời bấy giờ.

* Ý nghĩa của cuộc cải cách của vua Minh Mạng  

- Thống nhất hệ thống đơn vị hánh chính trong cả nước, làm cơ sở cho sự phân chia tỉnh, huyện ngày nay.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lí nhà nước từ trung ương đến địa phương.

18 tháng 12 2024

ở 

25 tháng 2 2021

Tham khảo:

Nguyên nhân hình thành cuộc chiến tranh Nam – Bắc triều:

Khi triều Lê suy yếu, diễn ra cuộc tranh chấp giữa các phe phái ngày càng quyết liệt.Lợi dụng tình hình đó, năm 1527, Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê lập ra nhà Mạc (Bắc triều)Các thế lực cũ của nhà Lê không chấp nhận nhà Mạc cho nên năm 1533, Nguyễn Kim chạy vào Thanh Hóa, lập một số người thuộc dòng dõi họ Lê lên làm vua, lấy danh nghĩa là “ Phù Lê diệt Mạc” Nam triều.

Hậu quả của cuộc chiến tranh Nam Triều-Bắc Triều:

Khiến nhân dân ta phải sống hơn 50 năm trong chiến tranhHàng vạn người bị bắt đi phu, đi lính khiến gia đình li tán.Mùa màng bị tàn phá, nhân dân đói khổ. Năm 1572, ở Nghệ An "đồng ruộng bỏ hoang, dịch tễ phát sinh, người chết đến quá nửa.

Nguyên nhân chiến tranh Trịnh - Nguyễn:

Sau khi Nguyễn Kim chết, con rể là Trịnh Kiểm tiếp tục sự nghiệp “Phù Lê diệt Mạc”. Để thao túng quyền lực vào tay họ Trịnh, Trịnh Kiểm tìm cách loại trừ phe cánh họ Nguyễn. Lo sợ trước tình hình đó Nguyễn Hoàng (con thứ của Nguyễn Kim) xin vào trấn thủ đất Thuận HóaTại Thuận Hóa, Nguyễn Hoàng xây dựng cơ nghiệp của họ Nguyễn, trở thành thế lực cát cứ ở Đàng Trong, dần tách khởi sự lệ thuộc với họ Trịnh ở Đàng Ngoài.

⟹ Năm 1627, lo sợ thế lực họ Nguyễn lớn mạnh, chúa Trịnh đem quân đánh vào Thuận Hóa, chiến tranh Trịnh - Nguyễn bùng nổ

Hậu quả chiến tranh Trịnh - Nguyễn:

Cuộc chiến tranh Trịnh – Nguyễn kéo dài đến cuối thế kỉ XVIII đã dẫn đến hậu quả nghiêm trọng cho nhân dân ta. Đó là đất nước bị chia cắt thành 2 miền kéo dài trong nhiều năm, gây bao đau thương cho dân tộc và tổn hại cho sự phát triển của đất nước.

=> Ý kiến của em về tính chất của các cuộc chiến tranh nam - Bắc triều, Trịnh - Nguyễn: là một cuộc chiến tranh giành quyền lực giữa các tập đoàn phong kiến - cuộc chiến phi nghĩa. Em ko đồng tình với các cuộc chiến tranh này vì nó để lại hậu quả lớn đối với đất nước như : nhân dân đói khổ , làng mạc bị tàn phá ....

Em không đồng tình với 2 cuộc chiến tranh vì đây là cuộc chiến tranh phi nghĩa, làm tổn hại về người và của

25 tháng 2 2021

Tham khảo:

Câu 1:

1.Trên lược đồ:

-Từ vùng Thanh Hóa lên phía Bắc là Bắc triều

-Từ vùng Thanh Hóa trở xuống là Nam triều

-Từ sông Gianh trở ra gọi là Đàng Ngoài

- ______________ vào gọi là Đàng Trong

11 tháng 7 2018

Xét âm mưu xâm lược của thực dân Pháp, việc Pháp xâm lược Việt Nam để mở rộng thị trường và thuộc địa là điều tất yếu. Nhưng để Việt Nam rơi vào tay thực dân Pháp hay không còn tùy vào thực lực của mình. Trong sự đối sánh với đất nước Xiêm giai đoạn này, vua Rama V thực hiện chính sách cải cách toàn diện đất nước, thực hiện chính sách ngoại giao mềm dẻo để giữ vững nền độc lập thì nhà Nguyễn vẫn thực hiện chính sách “bế quan tỏa cảng”, “trọng nông ức thương” làm cho tiềm lực đất nước ngày càng suy giảm. Hơn nữa, khi Pháp tiến vào nước ta, nhà Nguyễn lại kí với Pháp từ hiệp ước này đến hiệp ước khác, đi từ đầu hàng từng phần đến đầu hàng toàn bộ thực dân Pháp mặc dù cuộc đấu tranh của nhân đã làm cho Pháp hoang mang, sợ hãi.

Đáp án cần chọn là: A

Chú ý

Cần đánh giá trách nhiệm của nhà Nguyễn một cách khách quan vì trong thực tế nội bộ của triều đình phân hóa thành phe chủ chiến và chủ hòa. Phe chủ chiến vẫn quyết tâm chống Pháp đến cùng. Như vậy trách nhiệm để Việt Nam rơi vào tay thực dân Pháp thuộc về bộ phận vua quan phong kiến đầu hàng.

17 tháng 8 2018

Đáp án D

Năm 1862, nhà Nguyễn kí với thực dân Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất (1862) công nhận 3 tỉnh Đông Nam Kì thuộc Pháp. Quyết định này của nhà Nguyễn đã dẫn đến sự bất mãn trong nhân dân. Từ năm 1867, nhân dân ta đã “quyết đánh cả triều lẫn Tây” - bắt đầu kết hợp chống đế quốc và phong kiến đầu hàng. Đến sau Hiệp ước Giáp Tuất (1874), nhiệm vụ này vẫn được tiếp tục thực hiện, tiêu biểu là trong khẩu hiệu của Trần Tấn, Đặng Như Mai.

12 tháng 6 2018

Chọn đáp án D.

Năm 1862, nhà Nguyễn kí với thực dân Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất (1862) công nhận 3 tỉnh Đông Nam Kì thuộc Pháp. Quyết định này của nhà Nguyễn đã dẫn đến sự bất mãn trong nhân dân. Từ năm 1867, nhân dân ta đã “quyết đánh cả triều lẫn Tây” - bắt đầu kết hợp chống đế quốc và phong kiến đầu hàng. Đến sau Hiệp ước Giáp Tuất (1874), nhiệm vụ này vẫn được tiếp tục thực hiện, tiêu biểu là trong khẩu hiệu của Trần Tấn, Đặng Như Mai.

16 tháng 4 2021

Vị vua lập ra triều nhà Nguyễn: Nguyễn Ánh (Gia Long)

Vị vua nhiều vợ đông con nhất thời Nguyễn: Minh Mạng có 43 bà vợ, sinh cho nhà vua 142 người con: 78 hoàng tử và 64 công chúa.

Vị vua có thời gian trị vì ngắn nhất thời Nguyễn: Dục Đức

Vị vua cuối cùng của triều Nguyễn: Bảo Đại

- Vị vua lập ra triều nhà Nguyễn là Nguyễn Ánh. Nhà Nguyễn được thành lập sau khi chúa NguyễnNguyễn Ánh (Gia Long), lên ngôi hoàng đế năm 1802 và kết thúc hoàn toàn khi Bảo Đại thoái vị vào năm 1945, tổng cộng là 143 năm

- Vị vua nhiều vợ đông con nhất thời Nguyễn là Minh Mạng. Theo thống kê từ sử sách và thế phả dòng họ Nguyễnvua Minh Mạng có rất nhiều vợ, trong số đó có 43 người vợ từng sinh nở; 142 người con gồm 78 hoàng tử, 64 hoàng nữ.

- Vị vua có thời gian trị vì ngắn nhất thời Nguyễn là Dục Đức. Ông lên ngôi vua ngày 19 tháng 7 năm 1883 nhưng tại vị chỉ được ba ngày, ngắn nhất trong số 13 vị hoàng đế của triều Nguyễn, được vua Thành Thái truy tôn miếu hiệu là Cung Tông (恭宗), thụy hiệu là Huệ Hoàng đế (惠皇帝). Dục Đức là tên gọi khi ông còn ở Dục Đức Đường.

- Vị vua cuốicùng của triều Nguyễn là Bảo Đại. Bảo Đại (chữ Hán: 保大, 22 tháng 10 năm 1913 – 31 tháng 7 năm 1997), tên khai sinh: Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy (阮福永瑞), là hoàng đế thứ 13 và là vị vua cuối cùng của triều đại nhà Nguyễn, cũng là vị hoàng đế cuối cùng của chế độ quân chủ trong lịch sử Việt Nam.

 

30 tháng 3 2021

Ý 1:

- Đời sống nhân dân, nhất là nông dân ngày càng cực khổ.

- Địa chủ cường hào chiếm đoạt ruộng đất, quan lại tham nhũng, tô thuế nặng nề.

- Nạn đói, dịch bệnh hoành hành khắp nơi.

=> Đời sống nhân dân vô cùng cực khổ.

 

 

Ý 2:

Đời sống của các tầng lớp nhân dân dưới triều Nguyễn cực khổ do:

- Địa chủ, cường hào chiếm đoạt ruộng đất.

- Quan lại tham nhũng, tô thuế phu dịch nặng nề.

- Nạn dịch bệnh, nạn đói hoành hành khắp nơi.

=> Nhân dân căm phẫn, bất bình, mâu thuẫn xã hội ngày càng trở nên gay gắt, nên họ nổi dậy đấu tranh chống chính quyền nhà Nguyễn.



 

 

30 tháng 3 2021

cảm ơn bạn

 

1 tháng 4 2017

Không đáp ứng được.Có nhiều cuộc khởi nghĩa vì chính quyền triều Nguyễn làm tay sai cho thực dân Pháp,vì thế mới chiếm được thành lên làm vua được(bạn chú ý ở trog sách sẽ có)

12 tháng 7 2017

Những chính sách của triều Nguyễn phần nhiều không đáp ứng yêu cầu của lịch sử, tuy nhiên số ít vẫn đúng chẳng hạn như việc Nguyễn Ánh lập ra bộ luật Gia Long, các cuộc khởi nghĩa nông dân dưới triều này diễn ra rất nhiều vì nhà Nguyễn đã cấu kết với Pháp làm nhiều điều bạo ngược khiến nông dân bất bình, tuy nhiên dưới triều này vẫn có những vị vua rất thương dân vì thế không thể nói nhà Nguyễn là 1 triều đại tồi tệ được