Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
BPTT: liệt kê (không nói với ai, mà lặng lẽ đi đễn, bỏ chiếc ghế ra rồi quỳ xuống đúng chỗ đó).
Tác dụng:
- Miêu tả những hành động nhân vật trong câu văn làm một cách ngắn gọn, súc tích tránh dài dòng.
- Từ đó, tăng giá trị diễn đạt và giúp cho câu văn thêm giá trị gợi hình.
BPTT: Liệt kê
Tác dụng: Giúp cho câu văn giàu hình ảnh, giàu sức gợi
Cho thấy sự nhân từ và cách dạy chú tiểu nhẹ nhàng nhưng sâu sắc của vị thiền sư.
1. PTBĐ: tự sự
2. TPBL: Có lẽ => TP tình thái.
3. Vị thiền sư có cách cư xử ôn tồn, nhẹ nhàng nhưng sâu sắc, ông không trách mắng chú tiểu, ông bỏ chiếc ghế ra và quỳ đúng chỗ đó. Ý nghĩa của cách xử sự đó: làm cho chú tiểu có 1 bài học sâu sắc, nhớ mãi, chú biết nhận ra lỗi của mình và sửa lỗi.
4. Bài học: chúng ta nên đối xử khoan dung, làm cho người khác tự nhận ra lỗi lầm của mình để thay đổi nó.
Đôi khi chúng ta quá cầu toàn, quá nghiêm khắc với bản thân mình, cứ luôn nghiền ngẫm những lầm lỗi ấy và quy trách nhiệm cho mình mà quên mất cái phần quan trọng là những điều tốt đẹp mà chúng ta đã làm được.
Và đôi khi chúng ta lại quá nhạy cảm với lỗi lầm của người khác. Khi gặp ai mắc lỗi, ta nhớ kỹ từng chi tiết, hễ có ai nhắc đến tên người đó, ta lại liên hệ ngay đến lỗi lầm của họ mà quên bẵng đi những điều tốt đẹp họ đã làm.
Con người luôn mơ ước chinh phục được đỉnh cao hoàn mỹ. Nhưng để trở thành con người “thập toàn” mẫu mực là rất khó, không dễ tìm con người ấy giữa cuộc sống đời thường. Vậy nên chúng ta cũng cần phải bằng lòng chấp nhận sống vui với cái hiện tại mình đang có, như “hai viên gạch xấu xí” đang nằm giữa một bức tường đẹp.
Chúng ta cần phải học cách rộng lượng với người khác và cả chính mình. Một thế giới nhân ái trước hết là nơi mà ở đó, lỗi lầm được tha thứ.
Hãy mở rộng tâm hồn của mình ra, khi đó chúng ta sẽ thấy rằng: Cuộc sống này thật tốt đẹp biết mấy!
Mình có từng làm bài NLXH này sau đây là gợi ý của mình chỉ mang tính chất tham khảo thôi nha:
- Nhà thiền sư là hiện thân của chúng ta trước mọi sự trong cuộc sống. Bọ cạp đại diện cho kiểu người chúng ta thường xuyên chạm mặt : đa nghi, bảo thủ. Nhưng câu chuyện không hướng tới việc chỉ trích hay lên án hành động của bọ cạp. Nhà thiền sư có nói “Tánh của bọ cạp là cắn”. Cắn giống như một bản năng tự vệ trỗi dậy khi gặp nguy hiểm. Trước hành động vớt ra khỏi mặt nước của thiền sư, nó vô tri không thể nhận biết đó là sự giúp đỡ của một người tốt bụng mà hành động theo bản năng. Hiểu được điều đó nhà thiền sư vẫn cứu cho con bọ cạp ấy dù nó có cắn bản thân bị thương nhiều lần.
=> Câu chuyện ngắn chỉ bao gồm hai lời đối thoại qua lại của thiền sư và chú tiều nhưng lại chứa đầy giá trị nhân văn nhẹ nhàng mà thấm thía : yêu thương luôn đi cùng thấy hiểu và không tồn tại có giới hạn nào cho dành cho nó.
- Hành sự giúp đời là việc xuất phát từ trái tim và cũng nên dùng trái tim để cảm nhận. Khi ta làm việc tốt sẽ phải lúc nào cũng sẽ được thấu hiểu. Có thể trong mắt người được ta giúp, việc trượng nghĩa của ta lại bị hiểu nhầm là mối đe dọa đối với họ. Họ sẽ tìm cách trốn thoát bảo vệ mình khỏi nguy hiểm bằng cách tấn công ngược lại ta. Nhưng điều đó có phải lý do chính đáng để bạn ngừng yêu thương hay giúp đỡ một ai đó không? Một trái tim hướng thiện sẽ không tồn tại bất cứ rào cản dành cho bất kì người nào.
- M. Gandhi từng nói “ Không nên mất niềm tin vào con người. Nhân loại là cả một đại dương. Nếu chỉ vài giọt nước trong đại dương dơ bẩn thì cả đại dương không vì thế mà dơ bẩn được”. Người tốt cũng sẽ gặp phải chuyện xấu có lúc chúng ta mở lòng giúp đỡ nhưng nhận lại là sự phản bội. Ta hãy nghĩ đó chỉ như là một bài học ở trường đời để phân biệt trắng - đen, thật - giả để chắp bút cho những quyết định xác đáng hơn. Ở ngoài kia còn vô số người cần chúng ta sẻ chia giúp đỡ. Không chỉ vì những giọt nước bẩn kia mà để lòng trở thành cánh cửa mãi khép lại.
- Hãy nhớ rằng khi chúng ta ngừng giúp đỡ một ai đó nghĩa là chúng ta đã tự loại mình ra khỏi thế giới yêu thương của nhân loại. Đừng chỉ nhìn vào những mảng tối của một bức tranh,ta thử hướng ánh nhìn đến gam màu sáng - tương lai phía trước nơi ta nhìn thấy hạnh phúc của người được ta giúp đỡ mà tiến lên. Như chàng thanh niên Lữ Thừa Ân sẵn sàng chia sẻ “chiếc bánh thời gian” của mình cho những bệnh nhân mắc bệnh ung thư, phải chăng chúng ta - một phần của xã hội cũng nên để để lòng tốt của mình vun vén lên những luống cây hạnh phúc cho cộng đồng xã hội.
Kết luận + mở rộng: Tôi nhớ như in một lời tâm sự “Nơi lạnh nhất không phải Bắc Cực mà là nơi không có hơi ấm tình người”. Cuộc sống bộn bề bị lấp đầy bởi những ưu phiền khiến ta nhìn thế giới đâu đâu thấy lừa lọc dối trá. Nhưng bạn có nhìn thấy sau cái “lừa lọc dối trá” cũng là những nỗi đau âm ỉ đang cần được xoa dịu. Như thông điệp nhà văn Nam Cao trong tác phẩm lão hạc cũng từng trăn trở “Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi . . . toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương…” Yêu thương không nên chỉ nhìn những vật hiện lên trước mắt mà nên được thấu hiểu chạm đến nơi sâu nhất của tâm hồn. Cách nhìn phiến diện sẽ càng khiến ta sa đà vào suy nghĩ tiêu cực mà đánh mất đi cái bản tính lương thiện tốt đẹp ta sẵn có. Song “lòng tốt của bạn cũng cần thêm đôi phần sắc sảo, nếu không chẳng khác nào số không tròn trĩnh” (Mộ Nhan Ca). Lòng tốt không đặt đúng nơi không đặt đúng lúc sẽ không có ý nghĩa gì. Bạn dùng lòng tốt của bạn để trở thành bước đệm nâng đỡ người khác nhưng có thế nó lại trở thành “nơi an toàn” cho người khác ỷ lại mà không thể cố gắng.
Gợi ý : Làm thành 2 phần như sau theo gợi ý:
Phần 1 khái quát lại nội dung cũng như là phân tích ý nghĩa:
- Trong câu chuyện trên chú tiểu là người mắc lỗi, làm trái qui định vượt tường trốn ra ngoài chơi. Hành động đó mang tính biểu trưng cho những lầm lỗi của con người trong cuộc sống. - Cách xử sự của vị thiền sư có 2 chi tiết đáng chú ý: + Đưa bờ vai của mình làm điểm tựa cho chú tiểu lỗi làm bước xuống. + Không quở phạt trách mắng mà nói lời yêu thương thể hiện sự quan tâm lo lắng. - Qua đó ta thấy vị thiền sư là người có lòng khoan dung, độ lượng với người lầm lỗi. Hành động và lời nói ấy có sức mạnh hơn ngàn lần roi vọt, mắng nhiếc mà cả đời chú tiểu không bao giờ quên. - Câu chuyên cho ta bài học quí giá về lòng khoan dung. Sự khoan dung nếu đặt đúng lúc đúng chỗ thì nó có tác dụng to lớn hơn sự trừng phạt, nó tác động rất mạnh đến nhận thức của con người. ==> Từ đó ta hiểu được lòng khoan dung trong cuộc sống: - Khoan dung là tha thứ rộng lượng với người khác nhất là những người gây đau khổ với mình. Đây là thái độ sống đẹp, một phẩm chất đáng quí của con người. - Vai trò của khoan dung: Tha thứ cho người khác chẳng những giúp người đó sống tốt đẹp hơn mà bản thân chúng ta cũng sống thanh thản...Đặc biệt trong quá trình giáo dục con người, sự khoan dung đem lại hiệu quả hơn hẳn so với việc áp dụng các hình phạt khác. Khoan dung giúp giải thoát những hận thù, tranh chấp cân bằng cuộc sống, sống hòa hợp hơn với mọi người xung quanh. - Đối lập với khoan dung là đố kị, ghen tỵ, ích kỉ, định kiến. - Khoan dung không có nghĩa là bao che cho những việc làm sai trái.