Nêu ý nghĩa vị trí địa lí của Đồng bằng sông Cửu Long.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a) Vị trí: Vùng đồng bằng sông Cửu Long liền kề phía tây vùng Đông Nam Bộ.
b) Giới hạn: -Bắc giáp Campuchia.
-Đông Bắc giáp Đông Nam Bộ.
-Đông Nam giáp biển Đông.
-Tây Nam giáp vịnh Thái Lan.
c) Ý nghĩa vị trí địa lí:
-Nằm liền kề vùng Đông Nam Bộ. Khu kinh tế năng động nhất.
-Gần các tuyến đường giao thông khu vực và quốc tế, tiểu vùng sông Mêcông.
-Vùng biển giàu tài nguyên, bờ biển dài, nhiều đảo và quần đảo.
* Đồng bằng sông Cửu Long ở vị trí liền kề phía Tây vùng Đông Nam Bộ, phía Bắc giáp Camphuchia, phía Tây Nam là vịnh Thái Lan, phía Đông Nam là Biển Đông.
* Thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế- xã hội ở đồng bằng sông Cửu Long:
- Có vị trí dịa lý thuận lợi (giáp Đông Nam Bộ, Campuchia, Biển Đông), điều kiện tốt để phát triển kinh tế trên đất liền, trên biển và mở rộng quan hệ hợp tác với các nước trong tiểu vùng sông Mê Kông.
- Địa hình thấp, bằng phẳng, diện tích đất phù sa ngọt lớn (1,2 triệu ha).
- Khí hậu cận xích đạo nóng ẩm quanh năm, lượng mưa dồi dào.
- Biển ấm quanh năm, nhiều ngư trường rộng lớn, nguồn lợi hải sản hết sức phong phú, nhiều đảo, quần đảo thuận lợi cho khai thác.
- Diện tích rừng ngập mặn lớn, phát triển mạnh.
REFER
- Vị trí liền kề phía tây vùng Đông Nam Bộ.
- Phía bắc giáp Cam-pu-chia.
- Phía tây nam giáp vịnh Thái Lan.
- Phía đông nam là Biển Đông.
=> Ý nghĩa:
- Phát triển nền kinh tế mở.
- Phát triển tổng hợp kinh tế biển.
- Giao lưu, mở rộng quan hệ với các nước trong tiểu vùng sông Mê Công.
- Trao đổi nguồn nguyên liệu, học hỏi tiến bộ khoa học, kinh nghiệm sản xuất của Đông Nam Bộ.
tham khảo :
- Vị trí liền kề phía tây vùng Đông Nam Bộ.
- Phía bắc giáp Cam-pu-chia.
- Phía tây nam giáp vịnh Thái Lan.
- Phía đông nam là Biển Đông.
=> Ý nghĩa:
- Phát triển nền kinh tế mở.
- Phát triển tổng hợp kinh tế biển.
- Giao lưu, mở rộng quan hệ với các nước trong tiểu vùng sông Mê Công.
- Trao đổi nguồn nguyên liệu, học hỏi tiến bộ khoa học, kinh nghiệm sản xuất của Đông Nam Bộ.
a) Đồng bằng sông Cửu Long là vùng sản xuất lương thực, thực phẩm lớn nhất nước ta
-Là vùng trọng điểm lúa lớn nhất của cả nước
+Điện tích và sản lượng lúa chiếm trên 50% của cả nước+
+Lúa được trồng chủ yêu ở các tỉnh: Kiên Giang, An Giang, Long An, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Tiền Giang
+Bình quân lương thực theo đầu người toàn vùng đạt 1.066,3 kg, gấp 2,3 lần trung bình cả nước (năm 2002)
+Là vùng xuất khẩu gạo chủ lực của nước ta
-Nhiều địa phương đang đẩy mạnh trồng rau đậu
-Là vùng trồng cây ăn quả lớn nhất cả nước với nhiều loại hoa quả nhiệt đới: xoài, dừa, cam, bưởi,...
-Nghề nuôi vịt đàn phát triển mạnh, nhất là ở các tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Trà Vinh
-Trong tổng sản lượng thuỷ sản cả nước, Đồng bằng sông Cửu Long chiếm hơn 50%, nhiều nhất là các tỉnh Kiên Giang, Cà Mau, An Giang. Nghề nuôi trồng thuỷ sản, đặc biệt nghề nuôi tôm, cá xuất khẩu, đang phát triển mạnh
b) Ý nghĩa của việc đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm đối với sản xuất nông nghiệp của vùng Đồng bằng sông Cửu Long
-Góp phần nâng cao giá trị và chất lượng sản phẩm, đồng thời giúp sử dụng và bảo quản sản phẩm được lâu dài, đa dạng hoá sản phẩm lương thực, thực phẩm
-Giúp cho sản phẩm lương thực, thực phẩm mở rộng ra thị trường quốc tế
-Làm cho nền nông nghiệp của vùng dần tiến tới mô hình sản xuất liên kết nông - công nghiệp
Đồng bằng sông Cửu Long có thế mạnh phát triển nghề nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản là do:
- Có vùng biển rộng và ấm quanh năm.
- Vùng rừng ven biển cung cấp nguồn tôm giông tự nhiên và thức ăn cho các vùng nuôi tôm trên các vùng đất ngập mặn.
- Lũ hàng năm của sông Mê Công đem lại nguồn thuỷ sản, lượng phù sa lớn.
Ý nghĩa của việc sản xuất lương thực ở đồng bằng sông Cửu Long:
- Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm sản xuất lương thực của nước ta. Việc sản xuất lương thực của vùng giải quyết nhu cầu lương thực cho nhân dân của vùng cũng như cả nước, đảm bảo vấn đề an ninh lương thực quốc gia.
Đất phèn, đất mặn chiếm diện tích rất lớn (khoảng 2,5 triệu ha). Hai loại đất này có thế sử dụng trong sản xuất nông nghiệp với điều kiện phải được cải tạo, trước hết áp dụng các biện pháp thau chua, rửa mặn, xây dựng hệ thống bờ bao, kênh rạch vừa thoát nước vào mùa lũ, vừa giữ nước ngọt vào mùa cạn. Lựa chọn cơ cấu cây trồng thích hợp với đất phèn, mặn, vừa có hiệu quả kinh tế vừa bảo vệ môi trường.
Hướng dẫn trả lời:
- Khái quát qua đặc điểm lũ của Đồng Bằng Sông Cửu Long. Lũ ở Đồng Bằng Sông Cửu Long không gây nguy hại như lũ ở miền Bắc và miền Trung nước ta mà nó còn mang lại những nguồn lợi to lớn.
- Sống chung với lũ là biện pháp hàng đầu cho người dân vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long do có thể khai thác các nguồn lợi từ lũ:
Tận dụng nguồn phù sa mà lũ mang lại để canh tác cây trồng đặc biệt là lúa và cây hoa màu. Để bảo vệ độ màu mỡ cho đất, 1 số khu vực có chủ trương xả lũ trong mùa lũ để cải tạo đất và lấy phù sa cho vùng đê bao khép kín. Khai thác nguồn lợi thuỷ sản từ lũ.
Lũ mang theo nhiều loài thuỷ sản như tôm, cá; đây là điều kiện tốt để cung cấp nguồn thức ăn cho thuỷ sản nuôi trong vùng lại là thuận lợi để đa dạng hoá cơ cấu các loài thuỷ sản.
Mạt khác, hạn chế những tác hại lũ gây ra. (vấn đề ô nhiễm môi trường, dịch bệnh)
+ Phạm vi lãnh thổ của Đồng bằng sông Cửu Long:
- Phía tây giáp Đông Nam Bộ, phía bắc giáp Campuchia, phía đông nam giáp Biển Đông, phía tây nam giáp vịnh Thái Lan (một bộ phận của Biển Đông).
+ Ý nghĩa vị trí địa lí của Đồng bằng sông Cửu Long:
- Kề liền với Đông Nam Bộ là vùng kinh tế phát triển mạnh, là thị trường tiêu thụ nhiều sản phẩm của Đồng bằng sông Cửu Long (nông sản, thủy sản) và sử dụng nhiều lao động của đồng bằng.
- Giáp Campuchia với đường biên giới dài và giao lưu rất thuận lợi (cả đường bộ và đường sông), Đồng bằng sông Cửu Long có lợi thế để phát triển các mối quan hệ hợp tác với các nước Tiểu vùng sông Mê công.
- Giáp Biển Đông với bờ biển dài và các vùng biển rộng lớn. Các vùng biển có nhiều bãi tôm, bãi cá, bờ biển có nhiều bãi triều, rừng ngập mặn, cửa sông thuận lợi cho việc đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, giao lưu với nhiều vùng trong nước và nước ngoài bằng đường biển.
- Ở cực nam của đất nước, gần xích đạo, khí hậu của Đồng bằng sông Cửu Long có tính chất cận xích đạo rõ rệt, nguồn nhiệt ẩm dồi dào, thời tiết ít biến động, ít thiên tai. Đồng bằng sông Cửu Long có điều kiện thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới quanh năm, đặc biệt là trồng lúa nước và các cây ăn quả nhiệt đới.
+ Phạm vi lãnh thổ của Đồng bằng sông Cửu Long:
- Phía tây giáp Đông Nam Bộ, phía bắc giáp Campuchia, phía đông nam giáp Biển Đông, phía tây nam giáp vịnh Thái Lan (một bộ phận của Biển Đông).
+ Ý nghĩa vị trí địa lí của Đồng bằng sông Cửu Long:
- Kề liền với Đông Nam Bộ là vùng kinh tế phát triển mạnh, là thị trường tiêu thụ nhiều sản phẩm của Đồng bằng sông Cửu Long (nông sản, thủy sản) và sử dụng nhiều lao động của đồng bằng.
- Giáp Campuchia với đường biên giới dài và giao lưu rất thuận lợi (cả đường bộ và đường sông), Đồng bằng sông Cửu Long có lợi thế để phát triển các mối quan hệ hợp tác với các nước Tiểu vùng sông Mê công.
- Giáp Biển Đông với bờ biển dài và các vùng biển rộng lớn. Các vùng biển có nhiều bãi tôm, bãi cá, bờ biển có nhiều bãi triều, rừng ngập mặn, cửa sông thuận lợi cho việc đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, giao lưu với nhiều vùng trong nước và nước ngoài bằng đường biển.
- Ở cực nam của đất nước, gần xích đạo, khí hậu của Đồng bằng sông Cửu Long có tính chất cận xích đạo rõ rệt, nguồn nhiệt ẩm dồi dào, thời tiết ít biến động, ít thiên tai. Đồng bằng sông Cửu Long có điều kiện thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới quanh năm, đặc biệt là trồng lúa nước và các cây ăn quả nhiệt đới.