Dựa vào bảng 8.1, hãy nhận xét sự thay đổi tỉ trọng cây lương thực và cây công nghiệp trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt. Sự thay đổi này nói lên điều gì?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Từ năm 1990 đến năm 2002, cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt nước ta có sự thay đổi theo hướng: tỉ trọng cây lương thực giảm 6,3% (từ 67,1% năm 1990 xuống còn 60,8% năm 2002), tỉ trọng cây công nghiệp tăng nhanh 9,2% (từ 13,5% năm 1990 lên 22,7 % năm 2002), tỉ trọng cây ăn quả và rau đậu giảm 2,9% (từ 19,4% năm 1990 xuống 16,5% năm 2002).
- Sự giảm tỉ trọng của cây lương thực trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt cho thấy nước ta đang thoát khỏi tình trạng độc canh lúa. Như vậy, ngành trồng trọt đang phát triển đa dạng cây trồng.
- Sự tăng nhanh tỉ trọng cây công nghiệp cho thấy rõ nước ta đang phát huy thế mạnh của nền nông nghiệp nhiệt đới, chuyển mạnh sang trồng các cây hàng hoá để làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và để xuất khẩu.
- Từ năm 1990 đến 2005, giá trị sản xuất của ngành trồng trọt theo các nhóm cây trồng tăng một cách ổn định.
+ Cây công nghiệp có tốc độ tăng nhanh nhất. Trong vòng 15 năm đã tăng 382,3%, tăng nhanh nhất ở giai đoạn 1995-2000 (tăng 144%). Tiếp theo là rau đậu. Hai cây này có tốc độ tăng trưởng caọ hơn mức chung…
+ Cây lương thực, cây ăn quả, cây khác có tốc độ tăng thấp hơn mức chung.
+ Xu hướng giảm tỉ trọng của các nhóm cây trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt.
- Giữa tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu có mối quan hệ rất chặt chẽ. Cây công nghiệp và rau đậu có tốc độ tấng trưởng cao hơn mức tăng chung, nên tỉ trọng có xu hướng tăng. Còn cây ăn quả, cây lương thực, các cây khác có tốc độ tăng thấp hơn mức chung, nên tỉ trọng sẽ có xu hướng giảm.
- Sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt chứng tỏ:
+ Trong sản xuất lương thực, thực phẩm đã có xu hướng đa dạng hoá, các loại rau đậu được đẩy mạnh sản xuất.
+ Các thế mạnh của nông nghiệp nhiệt đới, đặc biệt là đất đai và khí hậu được phát huy ngày càng có hiệu quả.
+ Sản xuất cây công nghiệp tăng nhanh nhất, gắn liền với việc mở rộng diện tích các vùng chuyên canh cây công nghiệp, nhất là các cây công nghiệp nhiệt đới.
Gợi ý làm bài
Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành trồng trọt theo nhóm cây trồng
b) Vẽ biểu đồ
Biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất của các nhóm cây trồng của nước ta, giai đoạn 1990 – 2005
b) Nhận xét
- Về tốc độ tăng trưởng (giai đoạn 1990 - 2005):
+ Cây công nghiệp có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất (tăng 282,3%), tiếp theo là cây rau đậu (tăng 156,8%), cả hai nhóm cây này đều có tốc độ tăng trưởng cao hơn tốc độ tăng trưởng của ngành trồng trọt.
+ Cây lương thực, cây ăn quả và cây khác có tốc độ tăng trưởng thấp hơn tốc độ tăng trưởng của ngành trồng trọt.
- Về sự thay đổi cơ cấu
Cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt của nước ta năm 1990 và năm 2005 (%)
Từ năm 1990 đến năm 2005, cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt ở nước ta có sự thay đổi theo hướng:
+ Giảm tỉ trọng cây lương thực, cây ăn quả và cây khác.
+ Tăng tỉ trọng cây công nghiệp, rau đậu.
- Giữa tốc độ tăng trưởng và sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
+ Cây công nghiệp và cây rau đậu có tốc độ tăng trưởng cao hơn tốc độ tăng trưởng của ngành trồng trọt, nên tỉ trọng có xu hướng tăng.
+ Cây lương thực, cây ăn quả và cây khác có tốc độ tăng trưởng thấp hơn tốc độ tăng trưởng của ngành trồng trọt, nên tỉ trọng có xu hướng giảm.
- Sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt chứng tỏ:
+ Trong sản xuất lương thực, thực phẩm, đã có xu hương đa dạng hóa, các loại rau đậu được đẩy mạnh sản xuất.
+ Nền nông nghiệp nhiệt đới ngày càng được phát huy thế mạnh với việc tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa có giá trị cao.
Sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt nước ta được biểu hiện là tăng tỉ trọng cây công nghiệp, giảm tỉ trọng cây lương thực. Điều này chứng tỏ nền nông nghiệp nước ta đang dần phá thế độc canh của cây lúa, phát huy thế mạnh của nền nông nghiệp nhiệt đới.
Đáp án cần chọn là: B
Nhận xét
Năm 2002 so với năm 1990:
- Tổng diện tích gieo trồng các nhóm cây tăng lên khá nhanh, từ 9040 nghìn ha lên 12831,4 nghìn ha, tăng 1,4 lần.
- Quy mô diện tích gieo trồng của các nhóm cây đều tăng, nhưng tốc độ tăng khác nhau:
+ Diện tích gieo trồng cây lương thực tăng chậm, tăng thêm 2065,1 nghìn ha, tăng hơn 1,3 lần.
+ Diện tích gieo trồng cây công nghiệp tăng nhanh nhất, tăng thêm 1492,6 nghìn ha, tăng hơn 2,2 lần.
+ Diện tích gieo trồng cây thực phẩm, cây ăn quả và các cây khác tăng 1276,2 nghìn ha, tăng hơn 1,9 lần.
- Về tỉ trọng diện tích:
+ Tỉ trọng diện tích cây lương thực giảm khá nhanh từ 71,6% xuống 64,8%.
+ Tỉ trọng diện tích cây công nghiệp tăng lên từ 13,2% lên 18,2%.
+ Tỉ trọng diện tích cây thực phẩm, cây ăn quả, cây khác cũng tăng lên từ 15,2% lên 17%.
⟹ Ngành trồng trọt nước ta đang phát triển theo hướng tăng tỉ trọng cây công nghiệp và các loại cây thực phẩm, cây ăn quả; giảm tỉ trọng cây lương thực.
Gợi ý làm bài
a) Vẽ biểu đồ
- Xử lí số liệu:
Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá thực tế) phân theo ngành của nước ta năm 2000 và năm 2010
(Đơn vị: %)
- Tính bán kính đường tròn r 2000 , r 2010 :
+ Cho r 2000 = 1 , 0 đvbk
+ r 2010 = 2963499 , 7 336100 , 3 = 2 , 97 đvbk
- Vẽ:
Biểu đồ thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo ngành của nước ta năm 2000 và năm 2010
b) Nhận xét và giải thích
Từ năm 2000 đến năm 2010, cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo ngành của nước ta có sự thay đổi theo hướng:
- Tỉ trọng công nghiệp khai thác giảm, từ 15,8% (năm 2000) xuống còn 8,5% (năm 2010), giảm 7,3%, do chính sách của Nhà nước giảm khai thác tài nguyên, đưa các thành phẩm khai thác vào sản xuất để có sản phẩm tinh.
- Tỉ trọng công nghiệp chế biến tăng, từ 78,7% (năm 2000) lên 86,5% (năm 2010), tăng 7,8%, vì có nhiều ngành, lại có nhiều sản phẩm tinh nên có hiệu quả kinh tế cao hơn, thị trường tiêu thụ rộng lớn.
- Tỉ trọng công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước giảm, từ 5,5% (năm 2000) xuống còn 5,0% (năm 2010), giảm 0,5%, vì có ít ngành và chưa khai thác hết những thế mạnh vốn có
Trong cơ cấu ngành trồng trọt nước ta có sự thay đổi theo hướng giảm tỉ trọng cây lương thực, tăng tỉ trọng cây công nghiệp. Điều này cho thấy nước ta đang phát huy tốt thế mạnh của nền nông nghiệp nhiệt đới, đa dạng hóa cây trồng -> trước đây chủ yếu sản xuất cây lương thực lúa gạo, hiện nay đã cây công nghiệp => Tạo ra khối lượng lớn các mặt hàng nông sản xuất khẩu có giá trị (cà phê, cao su, điều,..) bên cạnh mặt hàng xuất khẩu truyền thống là lúa gạo.
Đáp án cần chọn là: A
- Trong giai đoạn 1990 - 2002, tỉ trọng cây lương thực, cây ăn quả và rau đậu giảm, đặc biệt cây lương thực giảm nhanh hơn; tỉ trọng cây công nghiệp tăng nhanh.
- Sự giảm tỉ trọng của cây lương thực trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt cho thấy nước ta đang thoát khỏi tình trạng độc canh lúa. Như vậy, ngành trồng trọt đang phát triển đa dạng cây trồng.
- Sự tăng nhanh tỉ trọng cây công nghiệp cho thấy rõ nước ta đang phát huy thế mạnh của nền nông nghiệp nhiệt đới, chuyển mạnh sang trồng các cây hàng hoá để làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và để xuất khẩu.
Em tự làm nhé cô!
Trả lời:
- Tỉ trọng cây lương thực giảm đi (từ 67,1% xuống 60,8%)
- Tỉ trọng cây công nghiệm tăng (từ 13,5% lên đến 22,7%)
- Tỉ trong cây ăn quả, rau đậu và cây khác có sự giảm xuống nhỏ (19,4% xuống 16,5%)
=> Nói lên đất nước đang phát triển kinh tế theo lối cây công nghiệp, lương thực thì vừa đủ để ăn và xuất khẩu, còn cây ăn quả là chưa phát triển.
Mong dc 2 GP hihi