K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 10 2017

– Khuynh hướng sử thi là một khuỵnh hướng trong sáng tác nghệ thuật thiên về việc phản ánh những sự kiện có ý nghĩa lịch sử mang tính toàn dân. Trong truyện “Những đứa con trong gia đình” đã xây dựng nhân vật trụng tâm theo khuynh hướng sử thi, nhân vật Việt và Chiến – những con người đại diện cho giai cấp, cho dân tộc với những phẩm chất cao cả, kết tinh những gì cao đẹp nhất của cộng đồng. Trong tác phẩm đã khẳng định, ngợi ca tấm gương Việt và Chiến anh dũng cầm súng lên đánh giặc đã lập nhiều chiến công, kì tích sáng chói. Nguyễn Thi thể hiện được một nhiệt huyết sục sôi, một tinh thần đấu tranh ngoan cường của những người con kháng chiến. Những nhân vật đó đã trở thành biểu tượng cho tất cả con người yêu nước Việt Nam.

– Câu chuyện xoay quanh các thành viên trong một gia đình có truyền thống yêu nước, căm thù giặc từ đời này qua đời khác từ đời bố mẹ là những người anh hùng hi sinh vì đất nước đến những người con kế tiếp đứng lên quyết trả nợ nước thù nhà. Việt và Chiến là hai nhân vật trung tâm, họ là những người con trong gia đình. Việt và Chiến sinh ra trong hoàn cảnh đất nước gặp nhiều cam go, sinh ra đã không được hưởng bình yên đúng nghĩa với lứa tuổi ấu thơ, phải chứng kiến cảnh cả bố và mẹ đều bị giặc giết hại. Mối căm thù đến tận xương máu, được hun đúc thành tinh thần quyết tâm mãnh liệt sau này ra đi đánh giặc của hai chị em. Gia đình Chiến là một gia đình tiêu biểu cho những gia đình miền Nam thời bấy giờ, không phải chỉ có Việt và chiến mang nỗi căm thù ấy mà tất cả những người con khác, ai đã chứng kiến cảnh tàn khốc, chứng kiến cảnh giết đi những người thân yêu của mình thì tất thảy đều chung một nỗi căm thù đó. Nguyễn Thi qua đó đã vẽ nên một bức tranh chân thực về cuộc kháng chiến và số phận những con người phải chịu nhiều đau thương, một nỗi đau chung của dân tộc.

13 tháng 9 2019

Khuynh hướng sử thi trong đoạn trích:

- Thể hiện qua tính chất ca ngợi truyền thống của dân tộc, thể hiện trong truyền thống của một gia đình

- Cuốn sổ là lịch sử gia đình, qua đó thấy lịch sử của một đất nước, một dân tộc trong cuộc chiến chống Mĩ

- Số phận của những thành viên trong gia đình là số phận của nhân dân Nam Bộ trong kháng chiến chống Mĩ

- Truyện kể về gia đình nhưng có sức gợi về cả Tổ quốc, chiến đấu bằng sức mạnh sinh ra từ đau thương

- Mỗi nhân vật đều có trách nhiệm với gia đình, Tổ quốc. Nhân vật mang phẩm chất người anh hùng

    + Gan dạ, kiên trung

    + Căm thù giặc bạo tàn

    + Giàu nghĩa tình, thủy chung với quê hương, cách mạng

→ Tác phẩm là bản anh hùng ca về người dân Nam Bộ

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
16 tháng 11 2023

Những không gian trên được miêu tả bằng những tính từ lớn lao, hùng vĩ, đồ sộ:

+ dãy phố thành Tơ-roa xây dựng khang trang

+ phố xá thành Tơ-roa rộng lớn 

+ thành Te-bơ cổng lớn tường cao, đô thị đẹp đẽ

+ xứ Pla-cốt đại ngàn

→ Thể hiện đặc trưng thể loại sử thi: Không gian sử thi kì vĩ, cao rộng, mang tính cộng đồng, có thể bao quát cả thế giới thần linh và con người.

15 tháng 4 2017

Tố Hữu là nhà thơ trữ tình chính trị bởi:

- Hồn thơ của ông hướng tới cái ta chung, niềm vui lớn của con người, của cách mạng, dân tộc

- Thơ đậm tính sử thi, coi sự kiện chính trị đất nước là chủ yếu

- Cảm hứng chủ đạo trong thơ ông là cảm hứng dân tộc, lịch sử:

    + Tập trung khắc họa bối cảnh rộng lớn, biến cố mạnh mẽ, tác động tới vận mệnh dân tộc

    + Con người trong thơ Tố Hữu là con người sự nghiệp chung với cố gắng phi thường

    + Nhân vật mạng tính tiêu biểu của dân tộc, cộng đồng

- Giong thơ chân thành, tha thiết

- Khuynh hướng sử thi và lãng mạn trong thơ Tố Hữu

    + Tập trung khắc họa bối cảnh rộng lớn, biến cố quan trọng tác động đến vận mệnh dân tộc

    + Hình tượng trung tâm, sự nghiệp chung, vẻ đẹp dân tộc, cộng đồng

- Cảm hứng lãng mạn:

    + Khẳng định lí tưởng, niềm tin vào tương lai, cách mạng

    + Thơ Tố Hữu chú trọng tác động tình cảm qua nhạc điệu, tâm tình

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
29 tháng 1 2024

- Những câu thơ sử dụng biện pháp lặp cấu trúc:

+ Vừa đi vừa ngoảnh lại

Vừa đi vừa ngoái trông…

+ Chết ba năm hình còn treo đó

Chết thành sông vục nước uống mát lòng

Chết thành hồn, chung một mái song song.

+ Yêu nhau, yêu trọn đời gỗ cứng

Yêu nhau, yêu trọn kiếp đến già…

- Tác giả dân gian muốn nhấn mạnh sự thuỷ chung son sắt trong tình yêu của đôi bạn trẻ. Nó cũng đồng thời khẳng định cái ý chí và ước mơ đoàn tụ không gì lay chuyển nổi.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
6 tháng 12 2023

- Nhân vật Hê-ra-clet là người dũng cảm, thông minh và giàu nghị lực

+ Dũng cảm: giao đấu với Ăng-tê, giương cung bắn đại bàng giải phóng cho Pro-mê-tê.

+ Thông minh: lấy được quả táo vàng và khiến thần Át-lát mắc lừa

+ Nghị lực: vượt qua bao khó khăn, thử thách nhưng chưa từng nản chí.

15 tháng 10 2021

minh nguyet CTV

15 tháng 10 2021

minh nguyet CTV Chị ơi, giúp em với!!!khocroi

2 tháng 10 2019

b, “Chỉ nghĩ lại cũng đã se lòng”; câu đặt biệt bộc lộ cảm xúc (khác với những câu khác- tự sự)

Câu văn cho thấy tâm trạng lắng lại của người viết trước đối tượng nghị luận

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
16 tháng 11 2023

- Lời kể, lời tả, lời đối thoại góp phần làm nổi bật lên ngoại hình, đặc điểm và phẩm chất của nhân vật 

- Lời kể trong sử thi thành kính, trang trọng; nhịp điệu châm rãi; trần thuật tỉ mỉ, mỗi câu như có vần điệu nhịp nhàng

+ Họ đi suốt tháng, suốt năm, lúc nghe sông nước rì rào, lúc nghe biển cả gào thét, người cưỡi ngựa đực, người cưỡi ngựa cái, ngựa thở hổn ha hổn hển

Lời người kể chuyện và cả lời nhân vật nhiều khi mang tính khoa trương, cường điệu:

+ Chồm lên hai lần, chàng leo hết cầu thang. Chàng giậm chân trên sàn sân, hai lần sàn sân làm như vỗ cách, bảy hàng cột nhà chao qua chao lại từ đông sang tây…như sấm gầm sét dậy.

+ Cột không đừng, giữ không ở, đốt đuốc ra đi giữa canh khuya

- Thường xuyên sử dụng thủ pháp so sánh trùng điệp. 

+ Nàng đi trông như diều bay ó liêng, như nước lững lờ trôi cũng không bằng

+ thân hình như cái nụ tai, cổ như cổ công

10 tháng 11 2017

- Trong đoạn trích Chị em Thúy Kiều có câu tả cảnh:

Êm đềm trướng rủ màn che

Tác giả sử dụng hình ảnh tự nhiên để ước lệ và khắc họa vẻ đẹp của hai nhân vật chính Thúy Vân, Thúy Kiều

→ Đây là đặc điểm nghệ thuật của văn học trung đại.

Với đoạn trích Cảnh ngày xuân:

- Các hình ảnh tả cảnh: Con én đưa thoi; Cỏ non xanh tận chân trời; Cảnh lê trắng điểm, Ngổn ngang gò đống kéo lên, dịp cầu nho nhỏ, phong cảnh có bề thanh thanh…

- Tả người: nô nức yến anh, dập dìu tài tử giai nhân, ngựa xe như nước, áo quần như nêm; chị em thơ thẩn dan tay ra về

Nguyễn Du sử dụng yếu tố miêu tả trong việc khắc họa vẻ đẹp của hai chị em Thúy Kiều, vẻ đẹp phúc hậu của Thúy Vân, vẻ đẹp mặn mà của Thúy Kiều