Chọn trong đoạn trích hai đoạn tiêu biểu :
- Một đoạn về vẻ đẹp của khung cảnh và người Việt Bắc
- Một đoạn về khung cảnh hùng tráng của Việt Bắc trong kháng chiến.
Phân tích một trong hai đoạn đó.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Phân tích đoạn về vẻ đẹp của cảnh và người Việt Bắc:
- Lời đoạn thơ như khúc hát ân tình, tha thiết về Việt Bắc, quê hương cách mạng trong thời kháng chiến
- Bên cạnh bức tranh đậm chất sử thi về cuộc sống đời thường gần gũi, tình cảm của người lính cách mạng là vẻ đẹp của tự nhiên
+ Bức tranh tứ bình về Việt Bắc được tái hiện đạt tới sự tinh tế
+ Bức tranh mùa xuân ấm áp, rực rỡ: hoa chuối đỏ tươi
+ Mùa xuân với gam màu trắng của hoa mơ, hoa mận gợi lên cảnh núi rừng tràn đầy sức xuân, sự tinh khiết
+ Bức tranh mùa hè với màu vàng rực rỡ của rừng cây vào thu, hòa quyện với âm thanh tiếng ve kêu nét đặc trưng mùa hè
+ Hình ảnh con người nổi bật giữa không gian núi rừng càng khiến câu thơ trẻ nên ngọt ngào, thi vị hơn
+ Với hình ảnh của những khung cảnh Việt Bắc xuất hiện trước mắt người đọc với tiếng hát của con người, sự hài hòa giữa cảnh và người tạo nên sự nổi bật cho nhau.
+ Bức tranh thứ tư rừng thu Việt Bắc trở nên mênh mông, nhưng không hề lạnh lẽo bởi có tiếng hát hòa quyện với hình ảnh ánh trăng êm đềm, thanh bình
- Việt Bắc được xem là sự tài hoa của Tố Hữu, nhà thơ thể hiện sự tinh tế của mình bởi sự dẫn dắt của một điệu tâm hồn đầy tình nghĩa, bức tranh thiên nhiên gắn liền với vẻ đẹp, tâm hồn của con người.
Khung cảnh Việt Bắc trong chiến đấu và vai trò của Việt Bắc trong cách mạng và kháng chiến được khắc họa sinh động mang âm hưởng của khúc tráng ca
+ Cả dân tộc đồng lòng chống kẻ thù: miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai
+ Dù trải qua nhiều thiếu thốn, khó khăn nhưng vẫn đầy lạc quan, sôi nổi: gian nan đời vẫn ca vang núi đèo
- Không khí chuẩn bị cho chiến dịch khẩn trương, sôi nổi, thể hiện sức mạnh tổng hợp
Chiến thắng khẳng định sức mạnh và bản lĩnh kiên cường quyết thắng của dân tộc.
- Nhấn mạnh vai trò, tầm quan trọng của Việt Bắc trong cách mạng và kháng chiến: Việt Bắc là quê hương của cách mạng, đầu não của cuộc kháng chiến, nơi đặt niềm tin tưởng và hi vọng của con người Việt Nam
a. Mở bài: Giới thiệu chung về đoạn trích
- Cảm nhận chung về khung cảnh thiên nhiên được miêu tả trong đoạn trích
b. Thân bài: Khung cảnh ngày xuân
- Bốn câu thơ đầu gợi lên khung cảnh mùa xuân . Một bức tranh xuân tuyệt tác:
“Ngày xuân con én đưa thoiThiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi.Cỏ non xanh rợn chân trời.Cành lê trắng điểm một vài bông hoa. ”- Ngày xuân qua đi nhanh như chiếc thoi dệt vải trong khung cửi → không khí rộn ràng, tươi sáng của cảnh vật trong mùa xuân; tâm trạng nuối tiếc ngày xuân trôi qua nhanh quá. Như thế hai câu đầu vừa nói về thời gian mà còn gợi tả không gian mùa xuân. Hai câu còn lại là một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp.
“Cỏ non xanh tận chân trời.Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”- Bát ngát trải rộng đến tận chân trời là thảm cỏ non tơ xanh rợn → gam màu nền của bức tranh ngày xuân tươi đẹp. Sự phối hợp màu sắc của bức tranh thật hài hòa. Màu xanh non tượng trưng cho sự sinh sôi nảy nở, cho sức sống đang lên, còn màu trắng là biểu tượng của sự trong trắng tinh khiết .
→ Ngày xuân ở đây thật khoáng đạt, mới mẻ, thanh tân, dạt dào sức sống trong một không khí trong lành, thanh thoát. Từ “điểm” dùng ở đây làm cho bức tranh thêm sinh động, có hồn.
- Cảnh lễ hội trong tiết thanh minh cũng được miêu tả thật sinh động , náo nức:
“Gần xa nô nức yến oanh .Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuânDập dìu tài tử giai nhânNgựa xe như nước áo quần như nêmNgổn ngang gò đống kéo lênThoi vàng vó rắc tro tiền giấy bay”- Không khí rộn ràng đựơc thể hiện qua một loạt các từ ghép, từ láy giàu chất tạo hình. Tất cả đều góp phần thể hiện cái không khí lễ hội đông vui, một truyền thống tốt đẹp của những nước Á Đông.
“ Tà tà ... bắc ngang”.- Cảm giác bâng khuâng nuối tiếc. Cảnh vật, không khí mùa xuân trong sáu câu này so với mấy câu đầu đã có sự khác biệt. Mọi thứ đều đã lắng xuống, nhạt dần.
- Nắng xuân ấm áp hồng tươi vào buổi sớm giờ đây đã “nhạt” đi, khe suối nhỏ, nhịp cầu bắc ngang tuy vẫn giữ nét thanh diụ của mùa xuân với mọi chuyển động nhẹ nhàng, nhưng mặt trời ngả bóng về Tây, bước chân người thẩn thơ lưu luyến, tiếc nuối, dòng nước uốn quanh.
- Cảnh chiều tan hội. Tâm trạng mọi người theo đó cũng khác hẳn. Những từ láy “nao nao”, “tà tà”, “thanh thanh” đâu chỉ tả cảnh mà còn ngụ tình … Một cái gì đó lãng đãng, bâng khuâng, xuyến xao và tiếc nuối…
c. Kết bài:
- Nhận xét chung về cảnh thiên nhiên tươi đẹp trong đoạn trích.
- Nghệ thuật tả cảnh của đại thi hào Nguyễn Du.