Chứng minh ý kiến:Truyện ngắn''Sống chết mặc bay" của Phạm Duy Tốn đã sử dụng thành công nghệ thuật tương phản để vạch trần bản chất của tên quan phủ!!!!!!!
HELP ME!!! MAI THI RÒI
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo nha em:
Dàn ý
Mở bài
Giới thiệu về vấn đề
Thân bài
Truyền thống hiếu học là gì ?
Truyền thống hiếu học ở Việt Nam chúng ta từ thời xa xưa như thế nào?
+ Những dẫn chứng cụ thể
- Lương Thế Vinh
- Nguyễn Hiền
- Trạng Tộ
- Chủ tịch Hồ Chí Minh
....
Tuyền thống hiếu học ở Việt Nam chúng ta thời nay đã được duy trì như thế nào ?
Những tấm gương hiếu học và đã đạt nhiều giải thưởng cùng học bổng trong các kì thi quốc gia và cả quốc tế
+ Ngô Bảo Châu
+ Ngô Đắc Tuấn
+ Lê Hùng Việt Bảo
+ Phan Đăng Nhật Minh
+ ......(bạn có thể tìn hiểu thêm °^° nhiều lắm )
Khẳng định rằng truyền thống hiếu học của dân tộc Việt Nam của chúng ta vẫn luôn được duy trì từ thế hệ ông cha ta cho đến những thế hẹ ngày nay
* Liên hệ bản thân
Là một học sinh thuộc thế hệ sau
+ Tự cảm thấy bản thân mình còn nhiều vấn đề và nhiều điểm chưa tốt,chưa thực sự hiếu học
..
+ suy nghĩ của bản thân khi mà nhìn vào lịch sự truyền thống hiếu học của Việt Nam ta
+ Rút ra bài học cho bản thân
+ Trách nhiệm cũng là nhiệm vụ của bản thân phải nối tiếp tuyền thống tót đẹp của dân tộc không để chúng mai một đi theo tháng năm
+ Lời hứa của bản thân ( chăm chỉ học tập ,truyên truyền đến moijn người xung quanh...)
Kết bài
Khẳng định về tầm quan trọng và ý nghĩa của việc hiếu học và nỗ lực học tập
Bài làm tham khảo
Nếu như tìm hiểu về những tấm gương hiếu học của dân tộc Việt Nam trong lịch sử thì có thể tìm thấy rất nhiều tấm gương nổi bật và càng có thể khẳng định rằng,,Dân tộc Việt Nam là một dân tộc có truyền thống hiếu học từ lâu đời
Từ xa xưa kia,từ cái thời bị Bắc thuộc, ông cha chúng ta lúc đó không những kiên trì chống đô hộ phong kiến mà còn cố gắng ,không ngừng học tập để tiếp thu những tinh hoa văn hóa của nhân dân Trung Quốc .Mà một ví dụ điển hình đó chính là Ông Tổ Nghề thêu - Trần Quốc Khải.Và cũng nhờ tinh thần hiếu học của ông cha ta lúc đó nên dân tộc của ta mới không bị mấy đi nước và để lại cho chúng ta đất nước Việt Nam hòa bình như hiện nay.Hay là thế hệ sau nữa,nhưng tấm gương hiếu học,những bậc hiền nhân được không chỉ người dân trong nước mà còn cả là thế giới đương thời phải thán phục như Mạc Đỉnh Chi không chỉ là trạng nguyên nước Việt Nam mà còn là trạng nguyên của cả nước Trung Quốc, nhà văn ,nhà thơ cũng là nha mưu lược Nguyễn Trãi, nhà bác học Lê Quí Đôn…
Đó chính là truyền thống hiếu họ của dân tộc Việt Nam chúng ta .Đó là truyền thống được hình thành tùe sự cầu tiến. Sẵn sàng tiếp thu cái mới, cái tiến bộ từ bên ngòai.Hay còn cả hiền tài xuất hiện ở thế hệ sau và sẵn sàng tiếp thu sự tiến bộ, kêu gọi cải cách đất nước như Phan Thanh Giản, Nguyễn Trường Tộ, Phan Châu Trinh …Đặc biệt Hồ Chí Minh - người cah già của toàn dân tộc Việt Nam cũng là người đã chủ trương xây dựng và phát triển giáo dục, ngay trong chiến khu, thời kháng Pháp.Tìm ra con đường cứu nước cho đất nước Việt Nam ta.Mà tata cả chúng giờ vẫn đang còn lưu giữu trong sử sách
Hay là trong thời kháng chiến chống Mỹ, kỹ sư Trần Đại Nghĩa cải tiến vũ khí do Liên Xô viện trợ, bắn rơi máy bay B52 của Mỹ, gây ngỡ ngàng thán phục cho hai cường quốc Liên Xô và Mỹ. Rồi chỉ mới đây GS Ngô Bảo Châu đạt Huy chương Fields về Toán học,( tương đương với giải Nobel) làm rạng danh truyền thống hiếu học Việt Nam.
Từ những dân chứng trên ta dó thể khẳng định rằng truyền thống hiếu học của dân tộc Việt Nam chúng ta đã có tùe xa xưa cho đến nay,được suy trì và cho đến tận bây giờ và chắc chắn rằng sẽ vấn tiếp tục được suy trì trong tương lai ,truyền thống tốt đẹp này của dân tộc
Và đặc biệt là trong thời đại bùng nổ phát triển công nghệ như hiện nay ,kiến thức càng đóng vai trò quan trọng , quyết định về đời sống và về cà chất lượng sống của con người. Vậy nên việc học vẫn là một việc quan trọng hàng đầu mà mỗi người trong chúng ta đều phải làm.Thế nhưng khi nhìn lại bản thân cùng những thực tế mà em đang chứng kiến.Ngày nay,không chỉ có những bạn chăm chỉ và hiếu học ,chịu khó tìm hiểu vag cầu tiến mà còn có rất nhiều bạn vẫn còn lười biếng,ham chơi ,không chịu chăm lo học hành .Dẫn đến kết quả chểnh mảng,kiểm tra đểm thấp .Còn cả là học tủ,học vẹt,học cho có,để rồi trở thành gánh nặng cho cả gia đình và xã hội.để rồi tương lai của chính những vạn dó trở nên mù mịt và vô lối đi
Là một học sinh,đang còn ở tren ghế nhà trường ,em sẽ cố gắng học tập cũng như tuyên truyền với các bạn phải cố gắng học tập để có kết quả tốt, để trở thành công dân hữu ích là sự đáp đền công cha nghĩa mẹ, công lao dạy dỗ của thầy cô.Cũng như là không phụ lại lòng mong mỏi và nối tiếp truyền thống hiếu học , tinh thần cầu tiến của dân tộc Việt Nam và cũng chính là giữ gìn bản sắc dân tộc nền văn hóa của dân tộc Việt Nam
Trong văn bản “Ý nghĩa văn chương”, nhà phê bình Hoài Thanh viết: “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có”. Thật vậy, văn chương đưa ta đến những tình huống, những hoàn cảnh, những số phận ta chưa từng gặp trong đời. Qua các nhân vật, các cảm xúc, thái độ,… của nhân vật, văn chương gây cho ta những tình cảm, cảm xúc mới mẻ, tạo ra sự đồng cảm giữa bạn đọc và tác giả. Truyện ngắn “Cuộc chia tay của những con búp bê” của tác giả Khánh Hoài làm rung động lòng trắc ẩn của mỗi chúng ta trước số phận những đứa trẻ tội nghiệp có bố mẹ li dị nhau. Không chỉ thế, người đọc còn thấy đồng cảm với tâm trạng, cảm xúc của những đứa trẻ sắp phải lìa xa người thân. Điều đó cũng xảy ra khi ta đọc những bài Ca dao than thân, “Sài Gòn tôi yêu”, “Xa ngắm thác núi Lư”,… Nhờ đó, mỗi chúng ta rút ra cho mình một bài học, gây dựng cho mình một tình cảm đúng đắn đối với những biểu hiện của cái đẹp, cái tốt cũng như cái xấu, cái ác trong cuộc đời này. Bên cạnh đó, văn chương còn “luyện” những tình cảm ta sẵn có. Từ thuở lọt lòng, ai ai cũng đã có những tình cảm nhất định đối với gia đình, bạn bè, thầy cô, quê hương,… Văn chương thực hiện nhiệm vụ hình dung sự sống và sáng tạo sự sống chẳng những phản ánh đầy đủ về những tình cảm ấy mà còn làm đẹp hơn, sâu sắc hơn những hiện thực vốn có tồn tại trong đời sống của con người. Nhờ vậy, chúng ta cảm nhận đủ đầy và sâu sắc hơn những tình cảm của lòng mình. Đọc ca dao về tình cảm gia đình với những hình ảnh như “núi Thái Sơn, nước trong nguồn”, “Anh em như thể chân tay”,… Đọc những bài thơ như “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh, những bài ca dao về quê hương đất nước,…. Ta thêm yêu, thêm trân trọng hạnh phúc gia đình mình đang có, thêm yêu quê hương đất nước tươi đẹp của mình,… Chính những công dụng tuyệt vời đó khiến văn chương trở thành một loại hình nghệ thuật không thể thiếu trong đời sống con người.
Qua ủng hộ mình một follow qua ins @studie_hard_today nhé
Như ta đã biết, học là quá trình thu nhận kiến thức, luyện tập kỹ năng do người khác truyền lại. Thế nhưng, ngoài ý nghĩa đó, tự học còn là sự chủ động suy nghĩ, tự khám phá, nghiên cứu các kiến thức để hiểu rõ bản chất của vấn đề. Kiến thức không của riêng ai nhưng muốn biến thành kiến thức của riêng mình phải đào sâu suy nghĩ. Nếu như suy nghĩ hời hợt thì sẽ không hiểu rõ, không nắm chắc bản chất của vấn đề, sau một thời gian sẽ quên mất. Chính vì vậy, khi học phải cố gắng tìm hiểu cốt lõi của kiến thức. Chính quá trình tìm tòi, khám phá vấn đề đến tận gốc rễ đó sẽ giúp cho kiến thức thu nhận được in sâu trong trí nhớ. Có rất nhiều cách tự học nhưng bất cứ các cách tự học nào thì cũng bao gồm các khâu tìm tòi kiến thức, suy nghĩ, đồng thời phải biết áp dụng kiến thức đó vào thực tế. Có thể tự học qua sách, báo, qua nghe giảng, qua các bài tập, qua học thuộc lòng, qua thực tế. Sách báo chiếm một vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống và trong học tập. Học qua sách báo có nghĩa là thu thập, tìm hiểu, nghiên cứu các kiến thức mà sách báo mang lại cho ta. Tự học còn thể hiện qua cách nghe giảng bài. Nghe giảng không đơn thuần chỉ là nghe giảng rồi chép vào vở rồi bỏ đấy mà khi nghe giảng còn phải hiểu và nắm vững vấn đề. Có thể tự đặt ra các câu hỏi khi nghe giảng như: Bài giảng đề cập đến vấn đề gì? Vấn đề đó đã triển khai như thế nào? Cốt lõi của vấn đề là gì?... Có thể nói, tự học qua nghe giảng là cách học phổ biến nhất. Khi nghe giảng, ta có thể nhanh chóng thu nhận được lượng kiến thức khá lớn trong một khoảng thời gian không nhiều. Đó cũng là hạn chế của việc tự học qua nghe giảng bởi với lượng kiến thức lớn trong khoảng thời gian hạn chế, người học có thể không có thời gian đào sâu suy nghĩ, tìm tòi, do đó không hiểu hết hay không nắm chắc vấn đề.
bạn tham khảo link này nha:https://hoc24.vn/hoi-dap/tim-kiem?id=558107&q=Vi%E1%BA%BFt%20m%E1%BB%99t%20%C4%91o%E1%BA%A1n%20v%C4%83n%20ng%E1%BA%AFn%20ch%E1%BB%A9ng%20minh%20%C3%BD%20ki%E1%BA%BFn%20sau%3A%20%20%E2%80%8B%22Ch%E1%BB%89%20qua%20c%C3%A1c%20t%E1%BB%AB%20%C4%91%E1%BB%93ng%20ngh%C4%A9a%20%2Ctr%C3%A1i%20ngh%C4%A9a%20c%C5%A9ng%20%C4%91%E1%BB%A7%20ch%E1%BB%A9ng%20t%E1%BB%8F%20r%E1%BA%B1ng%20Ti%E1%BA%BFng%20Vi%E1%BB%87t%20ch%C3%BAng%20ta%20r%E1%BA%A5t%20gi%C3%A0u%20%C4%91%E1%BA%B9p.%22
Nhầm rồi chị ơi, đề là Chứng minh cho ý kiến của Hoài Thanh trong văn bản "Ý nghĩa văn chương " "Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người, rộng ra là lòng thương muôn vật, muôn loài " chứ không phải là chứng minh ''Văn chương là tiếng nói điệu đồng đi tìm những tâm hồn đồng điệu.'' Chị xem kĩ đề ạ!
Cậu có thể tham khảo dàn bài của tớ!
Mở đoạn:
-Giới thiệu về Hoài Thanh, nguồn gốc của câu văn.
Thân đoạn:
-Giải thích nghĩa của ''Văn chương''.
-Nêu ra các lí luận, luận điểm, dẫn chứng. Ví dụ: Bánh Trôi Nước, Mùa xuân chín,...
Kết đoạn:
-Khẳng định lại nhận định của Hoài Thanh.
Theo kết quả khảo sát của Viện Nghiên cứu và Phát triển Giáo dục, tình hình vi phạm các chuẩn mực đạo đức của HS là khá nghiêm trọng. Có đến 8% HS tiểu học thực hiện hành vi quay cóp trong thi cử và tỉ lệ gia tăng ở các cấp học trên: HS THCS là 55% và HS THPT là 60%. Hành vi nói dối cha mẹ cũng gia tăng theo cấp học: tiểu học là 22%, trung học cơ sở là 50%, trung học phổ thông là 64% (Trần Hữu Quang, 2012). Vì thế, nhận xét của hai tác giả Đặng Văn Chương và Trần Đình Hùng (2012) làm cho những ai có trách nhiệm phải suy ngẫm: “Càng học lên cao thì số HS, sinh viên vi phạm đạo đức càng tăng lên.” Theo số liệu của Bộ Giáo dục và Đào tạo, có khoảng 1.600 vụ HS đánh nhau ở trong và ngoài trường học trong một năm học, tính trên phạm vi toàn quốc, trung bình xảy ra khoảng 5 vụ/ngày (Mai Chi, 2017).
Nghiên cứu của tác giả Lê Duy Hùng (2013) về đạo đức của HS tại ba trường THPT tại TP. Hồ Chí Minh cho thấy tỉ lệ HS vi phạm các chuẩn mực đạo đức là không nhỏ. Hành vi vi phạm phổ biến nhất là: chửi thề, chửi bậy; gây gổ, đánh nhau; trốn học, bỏ giờ và gian lận trong thi cử. Tỉ lệ 50% HS được khảo sát cho biết thỉnh thoảng có chửi thề và 12% thường xuyên có những hành vi đó. Tình trạng báo động HS gây gổ đánh nhau, trong đó không chỉ có HS nam mà còn có cả HS nữ. Một tỉ lệ đáng kể (34,2% HS) cho biết là thỉnh thoảng có thực hiện hành vi gây gổ, đánh nhau. Bên cạnh đó, hành vi bỏ giờ, trốn học cũng trở thành phổ biến. Có đến 26,7 % HS được khảo sát thừa nhận thỉnh thoảng và 7,5% cho biết là thường xuyên.
Khảo sát về thực trạng đạo đức của HS tại 5 trường THCS tại TP. Hà Nội, tác giả Nguyễn Thị Thi (2017) cũng đã có một thống kê về hàng loạt hành vi vi phạm đạo đức như: vi phạm quy chế thi cử, gây gổ đánh nhau, bỏ giờ trốn học, trộm cắp, thiếu tôn trọng thầy cô, …
Tình trạng suy thoái đạo đức của một bộ phận giới trẻ nói chung và HS nói riêng không chỉ là kết quả nghiên cứu của các nhà nghiên cứu và theo dõi phản ánh của giới truyền thông, trong Văn kiện Đại hội Đảng khóa X (Đảng CSVN, 2006), Đảng ta cũng đã nhận định “Tình trạng suy thoái, xuống cấp về đạo đức, lối sống, sự gia tăng tệ nạn xã hội và tội phạm đáng lo ngại, nhất là trong giới trẻ”.
vô cảm lan rộng gây nhiều tác hại cho cộng đồng, phản lại thuần phong mỹ tục của dân tộc.
Trong nền kinh tế thị trường, mọi người đều tìm cách kiếm được nhiều tiền, điều này là chính đáng, tuy nhiên một số người đã tôn sùng đồng tiền một cách mù quáng, coi “tiền là trên hết” và tìm mọi thủ đoạn để có nhiều tiền, tạo mọi điều kiện để mặt trái của đồng tiền phát huy. Khi đồng tiền lên ngôi cũng chính là lúc đạo đức xuống cấp.
Tìm nguyên nhân dẫn đến tình trạng nói trên, chúng ta thường cho đó là do mặt trái của kinh tế thị trường. Tuy nhiên, có phải mọi sai lầm, sự xuống cấp đạo đức xã hội đều do “mặt trái” của kinh tế thị trường? Hay còn có những nguyên nhân khác bắt nguồn sâu xa từ nền tảng văn hóa đã và đang bị lung lay, từ nhận thức chưa đúng, chưa tới tầm? Điều này cần tiếp tục có sự nghiên cứu thấu đáo để đưa ra lời giải thỏa đáng - bắt đầu từ tầm vĩ mô, từ những nhà hoạch định chính sách.
Kinh tế thị trường có nhiều mặt tích cực nên phát huy, nhưng những mặt tiêu cực của nó cũng cần được nhận diện một cách khách quan và khoa học hơn nữa, để phê phán và khắc phục hữu hiệu. Điều này quả là chúng ta làm chưa tốt, không tốt, thậm chí còn có hiện tượng buông lỏng, thả nổi rất nguy hiểm. Phải thẳng thắn chỉ ra rằng, đạo đức xã hội và kinh tế chưa song hành, đạo đức xã hội chưa bắt kịp sự phát triển của kinh tế có một phần nguyên nhân là do tinh thần “Xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện phải trở thành một mục tiêu của chiến lược phát triển” của Đại hội XII của Đảng chưa thực sự đi sâu vào đời sống, mặc dù nhiệm vụ xây dựng con người luôn luôn được Đảng đặt lên hàng đầu.
Khi chúng ta xác định: phải bắt đầu từ việc xây dựng con người, từ gia đình, trường học đến xã hội, thì cũng có thể hiểu: văn hóa, đạo đức trước tiên là xây dựng con người.
Phải thẳng thắn chỉ ra rằng, đạo đức xã hội và kinh tế chưa song hành, đạo đức xã hội chưa bắt kịp sự phát triển của kinh tế có một phần nguyên nhân là do tinh thần “Xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện phải trở thành một mục tiêu của chiến lược phát triển” của Đại hội XII của Đảng chưa thực sự đi sâu vào đời sống. |
Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội phải có con người xã hội chủ nghĩa”. Người cũng nói: “Người có bốn đức: cần, kiệm, liêm, chính. Thiếu một đức thì không thành người”. Vì vậy, con người mà chúng ta xây dựng là con người chính trị và đạo đức. Đồng thời, không thể không xem trọng những yếu tố khác góp phần tạo nên con người cụ thể như cá tính, sở thích, ước muốn… của họ. Thời kỳ mới, cần có hệ giá trị chuẩn mực mới về văn hóa, đạo đức cho con người. Đây là vấn đề lớn, rất lớn nhưng ta chưa làm được.
Đạo đức của con người phải là lòng yêu nước và yêu chủ nghĩa xã hội, lao động sáng tạo, ham thích học tập, có trách nhiệm, có ý thức tổ chức kỷ luật… Phải gạt bỏ những tập tục không còn phù hợp, đồng thời trân trọng những giá trị tốt đẹp ngàn xưa đã trở thành truyền thống đạo đức, bản sắc dân tộc.
Các chủ thể gia đình, trường học, xã hội đều có trách nhiệm và có khả năng đóng góp vào việc củng cố đạo đức. Mỗi người trước tiên phải là một thành viên tốt trong gia đình và nhà trường, thì sau đó mới trở thành thành viên tốt của xã hội. Những đức tính tốt đẹp cần phải được thấm sâu vào tâm hồn từng người Việt từ tấm bé đến lúc trưởng thành, đó là: “Thờ cha kính mẹ”, “Chị ngã em nâng”, “Anh em như thể chân tay”, “Trên kính dưới nhường”, “Bán anh em xa mua láng giềng gần”, “Bầu ơi thương lấy bí cùng/Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”, “Một sự nhịn là chín sự lành”, “Một cây làm chẳng nên non/Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”, “Kính thầy yêu bạn”, “Cô giáo là mẹ hiền”, “Kính lão đắc thọ”, “Thấy người hoạn nạn cưu mang/Thấy người già yếu lại càng chăm nom”, “Nhiễu điều phủ lấy giá gương/Người trong một nước phải thương nhau cùng”…
Hiện nay, chúng ta đang xây dựng nhà nước pháp quyền, thượng tôn pháp luật là tất yếu của một xã hội hiện đại, văn minh. Tuy nhiên, nền tảng đạo đức luôn luôn được coi trọng. Việc xây dựng con người Việt Nam được đặt lên hàng đầu, mà nhiều người trong xã hội trân trọng gọi là “đạo làm người”. Theo đó, con người dù là ở cương vị nào trong xã hội cũng đều phải tu dưỡng, rèn luyện để có phẩm chất tốt đẹp, có đạo đức, nếu không sẽ không làm đúng “đạo làm người”. Cán bộ và đảng viên - những người cộng sản - giữ địa vị càng cao càng cần tu dưỡng, rèn luyện nghiêm cẩn. Đảng ta đã ra Quy định số 08-QĐi/TW về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên. Theo đó, cấp trên phải nêu gương sáng cho cấp dưới, đảng viên phải nêu gương sáng, làm mực thước cho người khác làm theo.
Cán bộ và đảng viên - những người cộng sản - giữ địa vị càng cao càng cần tu dưỡng, rèn luyện nghiêm cẩn. |
Làm được những điều này, chúng ta có cơ sở để tin rằng tình trạng suy thoái đạo đức hiện nay sẽ từng bước được khắc phục. Không hề dễ dàng, không thể nóng vội, nhưng phải kiên quyết, quyết liệt với sự đồng tâm nhất trí của toàn Đảng, toàn dân. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản và Nhà nước pháp quyền do nhân dân làm chủ, chúng ta có cơ sở để tin rằng cái thiện sẽ thắng cái ác, cái tốt sẽ thắng cái xấu, chúng ta sẽ xây dựng thành công một xã hội đạo đức tốt đẹp cùng với nền kinh tế tăng trưởng, phát triển - một xã hội xã hội chủ nghĩa đúng nghĩaKINH TẾ
(TG) - Có phải mọi sai lầm, sự xuống cấp đạo đức xã hội đều do “mặt trái của kinh tế thị trường”? Hay còn có những nguyên nhân khác bắt nguồn sâu xa từ nền tảng văn hóa đang bị lung lay, từ nhận thức chưa đúng, chưa tới tầm?
Một câu nói khá phổ biến phản ánh rất thực tâm trạng của nhiều người chúng ta: “Mong kinh tế như hôm nay, còn đạo đức trở lại như ngày xưa”. Nghe có vẻ nghịch lý, nhưng đó là điều có thực, như nhiều vị cao niên thường tâm sự: “Thời chiến tranh, thời bao cấp mình thiếu thốn đủ thứ, nhưng rất giàu có về lý tưởng, nhân cách, tình nghĩa, sống thanh thản chứ đâu nhiều bức xúc như thời nay”.
Nói ngắn gọn là đạo đức xã hội nước ta đang xuống cấp - điều làm mọi người không bằng lòng và thường xuyên lo ngại. Sự xuống cấp của đạo đức xã hội có thể định lượng như gần đây một số trí giả phát biểu: “Đạo đức xuống cấp ở mức đáng báo động!”(1), “Thực trạng xuống cấp của văn hóa, đạo đức xã hội đã ở mức độ nguy hiểm”(2).
Trong vòng một vài năm nay, các phương tiện truyền thông đã nêu lên khá nhiều biểu hiện “chưa từng có” so với trước đây ở xã hội chúng ta - về của sự xuống cấp đạo đức, với chiều hướng ngày càng gia tăng, mức độ ngày càng nghiêm trọng.
Trước tiên là lĩnh vực kinh tế. Nhờ vận động theo cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa từ bao năm nay, nước ta đạt được nhiều thành tựu to lớn về kinh tế và an sinh xã hội, đời sống của nhân dân được cải thiện đáng kể so với trước. Nhưng sự xuống cấp về đạo đức thể hiện rất rõ trong lĩnh vực này qua những đại án hình sự và nhiều vụ án kinh tế mà nhiều người chịu sự trừng phạt của pháp luật lại nằm trong “bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống”.
Đạo đức xã hội xuống cấp còn thể hiện ở những hành vi bạo lực trong nhiều lĩnh vực khác nhau, từ bạo lực gia đình, bạo lực học đường... đến bạo lực nơi công cộng. Có những người sẵn sàng dùng vũ khí “nóng”, vũ khí “lạnh” để giải quyết các mâu thuẫn trong mọi quan hệ giữa cha mẹ và con, anh chị em, vợ chồng, hàng xóm láng giềng, bạn bè… Nhiều trường hợp dẫn đến kết cục thật thương tâm.
Thói tham lam, ích kỷ, thói
Phạm Duy Tốn là một cây bút viết truyện ngắn xuất sắc nhất của những năm đầu thế kỷ XX. Một trong số những tác phẩm ông để lại, Sống chết mặc bay là truyện ngắn tiêu biểu hơn cả, nó được coi như một trong những tác phẩm mở đầu cho khuynh hướng văn học hiện thực phê phán sau này. Trong Sống chết mặc bay, tác giả đã tái hiện khá sinh động bức tranh đối lập giữa đời sống khổ cực của nhân dân với cuộc sống phè phỡn xa hoa của lũ quan lại. Viết Sống chết mặc bay, Phạm Duy Tốn đã mạnh mẽ tố cáo thói vô trách nhiệm của bọn quan lại đương thời.
Mở đầu tác phẩm, tác giả đã xây dựng một tình huống độc đáo được đặt trong sự đối lập gay gắt. Một bên là tình cảnh vô cùng nguy khốn của dân chúng: "Gần một giờ đêm. Trời mưa tầm tã. Nước sông Nhị Hà lên to quá; khúc đê làng X thuộc phủ X xem chừng núng thế lắm, hai ba đoạn đê thẩm lậu rồi, không khéo thì vỡ mất". Tính mạng "con dân" cả vùng đang bị đe dọa nghiêm trọng. Quang cảnh hàng trăm ngàn con người đang ra sức chống chọi lại với cơn lũ thật khẩn trương, vất vả. "Kẻ thì thuổng, người thì cuốc, người đội đất, kẻ vác tre", "người nào người nấy lướt thướt như chuột lột". Một bên là cảnh quan huyện "kẻ cha mẹ của dân" có trách nhiệm đốc thúc dân chúng bảo vệ đê thì lại đang chễm chệ trong đình "cách đó chừng bốn năm trăm thước. Đình ấy cũng ở trong mặt đê, nhưng cao mà vững chãi, dẫu nước to thế nữa, cũng chẳng việc gì". Ngoài kia con dân đang chân lấm tay bùn, đem thân hèn yếu để chống chọi lại với sức nước thì trong đình "đèn thắp sáng trưng", "nha lệ lính tráng, kẻ hầu người hạ đi lại rộn rịp". Dường như ngoài kia và trong này là cả hai thế giới khác biệt hoàn toàn. Nếu ngoài kia là thảm cảnh thì trong này là thú vui. Ngoài kia gấp gáp khẩn trương, trong này thong dong nhàn nhã. Cái náo loạn đặt bên cạnh cái yên ả. Trái với "con dân" đang "trăm lo ngàn sợ", quan phụ mẫu "uy nghi chễm chện ngồi" như không hề hay biết đến tình trạng thảm thương của dân chúng. Dựng lên hai cảnh đối lập gay gắt đó, tác giả vạch trần thói vô trách nhiệm của bọn quan lại đương thời. Trong tình cảnh ấy, vô trách nhiệm chính là một tội ác.
Người đọc không thể tưởng tượng được trong tình thế nan nguy của tính mạng hàng ngàn người dân mà quan phụ mẫu vẫn điềm nhiên đánh bạc và hưởng lạc. Trong khi "sức người khó lòng địch nổi sức trời" thì bọn nha lại tay chân chỉ mải lo hầu bài quan.
Bản chất vô nhân đạo, lối sống "sống chết mặc bay" của tên quan huyện đã lộ rõ. Mưa gió và sinh mạng hàng ngàn con người không được quan chú ý bằng một trăm hai mươi lá bài. Không khí trong đình vẫn tĩnh mịch y trang, chỉ đôi khi nghe tiếng quan gọi "điếu mày", tiếng "dạ", tiếng "bốc", "Bát sách! Ăn", "Thất văn... phỗng"... Thú vui bài bạc, ma lực đỏ đen đã làm bọn quan lại đánh mất lương tri, nhân tính. "Nước sông dầu nguy không bằng nước bài cao thấp", hình ảnh so sánh thể hiện sự táng tận lương tâm của lũ vô lại. Cuối cùng, đê vỡ. Quan đỏ mặt tía tai "đê vỡ rồi thời ông cách cổ *********". Đoạn, lại bình thản quay mặt hỏi thầy đề: "Thầy bốc quân gì thế?". Ván bài "ù to". Quan sung sướng, cười hả hê, đắc chí và cũng chính lúc ấy "nước tràn lênh láng, xoáy thành vực sâu, nhà cửa trôi băng, lúa má ngập hết"...
Với việc sử dụng triệt để thủ pháp tương phản đối lập và nghệ thuật xây dựng tình huống truyện gay gắt; với giọng văn khi thiết tha xúc động, khi cay độc, mỉa mai,... Phạm Duy Tốn đã trực tiếp bày tỏ thái độ cảm thông sâu sắc của mình trước thảm cảnh của dân chúng và lòng căm uất phẫn nộ bọn quan lại phong kiến.
Phạm Duy Tốn (1883 – 1924), nguyên quán làngPhượng Vũ, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây; sinh quán thôn Đông Thọ (nay là phố Hàng Dầu, Hà Nội),ông là một trong số ít người có thành tựu đầu tiên về thể loại truyện ngắn hiện đại. Và một trong những tác phẩm nổi tiếng của ông là Sống chết mặc bay.
Với hai bức tranh đời tương phản, tác giả đã phản ánh rõ nét toàn cảnh xã hội phong kiến thời xưa. Hai hình ảnh trái lập nhau đã làm càng tăng thêm ý nghĩa, lên án, tố cáo những kẻ cầm đầu độc ác, không biết quan tâm đến đời sống nhân dân hay nói đúng hơn là tên quan phủ – một viên quan vô trách nhiệm lòng lang dạ sói trong tác phẩm. Văn bản này vào đề bằng một hình ảnh hết sức căng thẳng, gay cấn, khó khăn. Đó là vào một giờ đêm, trời mưa tầm tã. Nước sông dâng cao đe doạ vỡ đê. Với công cụ thô sơ, những người dân chân lấm tay bùn với hàng nghìn tư thế khác nhau: người vác cuốc, người vác tre, kẻ bì bõm ướt như chuột lột cùng nhau gắng sức chống lại thiên tai, bão lụt. Hình ảnh muôn sầu nghìn thảm ấy làm bất cứ ai được đọc, được nghe đều không khỏi xót thương. Sự vất vả của người dân kéo dài tới mãi đêm khuya vẫn chưa chấm dứt. Tiếng hò, tiếng gọi, í ới, gấp gấp, sự căng thẳng ấy được bộc lộ qua nét mặt của từng người. Trước tình cảnh như vậy thì bất kì ai cũng đặt ra câu hỏi: Vậy trước thế cùng sức kiệt như vậy thì quan phụ mẫu, những người có chức quyền ở đâu. Thì ra những vị quan phụ mẫu đang hộ đê trong đình, một khung cảnh hoàn toàn trái ngược. Bầu không khí ấm áp không chút lo âu. Sự bình thản của mỗi người trên từng quân bài. Quan phụ mẫu đang hộ đê trong tư thế ung dung, nhàn hạ, tay cầm bát yến, ngồi khểnh vuốt râu. Sự oai phong của quan được thể hiện ở lời nói. Những tên xu nịnh vây quanh nịnh hót, quan thắng bài đó là niềm hạnh phúc. Từng khung cảnh cũng được đề cập đến trong văn bản càng bộc lộ rõ nét hơn. Than ôi! Xã hội phong kiến bất công biết bao. Bằng những ngôn từ, biện pháp tự sự, kết hợp với miêu tả, bình luận cùng với những cảm xúc chân thực, tác giả đã đưa người đọc vào trong cuộc sống bấy giờ, tái hiện lại những nghịch cảnh trớ trêu, lay động lòng người, đánh thức lên một nỗi niềm xót cảm. Không mảy may một chút vương lòng, những hình ảnh nhàn hạ, nào quan phủ, nào thầy lí, thầy đề, những tên cương hào, ác bá được lột tả dưới ngòi bút của tác giả. Với những ngôn từ bình dị, cổ xưa, tác giả đã gợi lên một khung cảnh chân thực. Hơn thế nữa, một loạt những nghệ thuật độc đáo được được sử dụng. Khi thời điểm tưởng chừng ngàn cân treo sợi tóc, văng vẳng từ xa tiếng người vào bẩm báo: Dễ có khi đê vỡ”. Cảnh bình chân như vại của viên quan bằng lời nói: Mặc kệ” khi đợi bài ù. Không chỉ vậy sự thách thức của hắn còn được bộc lộ bởi câu nói: Đê có vỡ, nước có dâng lên cao thì cũng không lo đình sập, đình vỡ” Thật là nghịch chướng. Đó là phép tăng cấp rất độc đáo. Hay nghệ thuật tương phản cũng khá ấn tượng. Hai khung cảnh một trời một vực, một bên ung dung nhàn nhã, một bên gấp gáp lo âu. Sự tương phản này là mâu thuẫn quan điểm của hai lớp người trong xã hội xưa.
Có thể nói với sự khéo léo trong việc vận dụng linh hoạt, nhuần nhuyễn hai biện pháp nghệ thuật cùng với ngôn từ chặt chẽ điêu luyện, phù hợp tương tác với nhau, bài văn đã rất thành công trong việc lột tả hai hình tượng đối lập. Đồng thời cũng lên án những tên quan phụ mẫu đại diện chính quyền lại vô trách nhiệm hay nói đúng hơn là lòng lang dạ sói cứ ung dung, thoải mái trong nhung lụa, hạnh phúc, bỏ mặc người dân trong cảnh lầm than, cơ cực. Hai bức tranh đời này mang đậm đà chất hiện thực và thắm đượm những cảm xúc nhân văn và gợi lên lòng đồng cảm nơi người đọc.