K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 5 2017

Như ta đã biết, trong tiếp nhận văn bản Truyện Kiều, việc cho Kiều là trinh hay dâm không phải hoàn toàn thống nhất với nhau (tham khảo thêm phầu những kiến thức cần lưu ý), cần căn cứ vào văn bản để minh định. Nguyễn Du thể hiện rất rõ điều này qua tác phẩm mà đoạn trích Nỗi thương mình là một ví dụ. Ở phần Đoàn viên, Nguyễn Du tỏ thái độ của mình qua lời Kim Trọng:

Như nàng lấy hiếu làm trinh,

Bụi nào cho đục được mình ấy vay?

Dù rất thương yêu, mến mộ Thúy Kiều song thực tế đầy phũ phàng (và do phải trung thành với cốt truyện Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân) nên Nguyễn Du không thể không để cho Kiều phải vào lầu xanh. Nguyễn Du không né tránh thực tế nhưng cũng chính từ sự việc này, nhà nhân đạo chủ nghĩa lại có điều kiện để cho nhân cách của Kiều ngời sáng, nghĩa là Kiều không dâm, không một chút vui thú trong chốn bùn nhơ. Nàng đau đớn xót xa, bàng hoàng ngỡ ngàng trước những cuộc say, trận cười:

Giật mình / mình lại / thương mình xót xa.

Câu thơ bị ngắt vụn ra như sự tan nát trong cõi lòng nàng. Nàng lấy làm chán chường tủi hổ, chứ không vui thú gì, nàng lãnh đạm, thờ ơ trước khách làng chơi:

Mặt sao dày gió dạn sương,

Thân sao bướm chán ong chường bấy thân!

Mặc người mưa Sở mây Tần

Những mình nào biết có xuân là gì.

Không cưỡng lại được trước thế lực tàn bạo, nàng Kiều đã chống lại bằng thái độ. Tâm hồn của Kiều hoàn toàn trong trắng, nhân cách, phẩm giá của Kiều hoàn toàn cao thượng. Đúng như Kim Trọng nói: Chữ trinh kia cũng có ba bảy đường.

5 tháng 5 2017

Đoạn trích ghi lại một đoạn đời đầy bị kịch của Thuý Kiều. Qua miêu tả tâm trạng, thái độ, ý thức của Kiều trước cảnh phải cầm lòng tiếp khách, Nguyễn Du đã thể hiện vẻ đẹp tâm hồn và nhân cách của Kiều ngời lên giữa một xã hội bạo tàn, nhơ bẩn với sự cảm thông sâu sắc của người nghệ sĩ. Đoạn trích góp phần thể hiện giá trị nhân văn cao cả của tác phẩm.

Lời Kim Trọng nói với Kiều trong ngày tái ngộ đã xác nhận chữ "trinh" của nàng. Vì chữ "hiếu", nàng đã phải hi sinh cả sự trinh trắng, trải qua mười lăm năm sống cuộc đời gió bụi, qua tay Mã Giám Sinh, làm vợ Thúc Sinh rồi Từ Hải, hết rơi vào lầu xanh của Tú Bà lại rơi vào lầu xanh của Bạc Bà, Bạc Hạnh nhưng "bụi nào cho đục được mình ấy vay?", tâm hồn, nhân cách, phẩm giá của Kiều vẫn trong trắng, cao thượng. Nguyễn Du đã không né tránh thực tế nghiệt ngã, nhưng cũng chính trong thực tế ấy, nhà thơ hết lời ca ngợi, đề cao vẻ đẹp nhân cách, phẩm giá của Kiều mà đoạn trích "Nỗi thương mình" là một đoạn tiêu biểu.

27 tháng 4 2018

- Đoạn trích ghi lại một đoạn đời bi kịch của Thúy Kiều.

    + Qua miêu tả tâm trạng, thái độ, ý thức Kiều trước cảnh phải cầm lòng tiếp khách, + Nguyễn Du thể hiện vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách của Kiều ngời lên giữa một bạo tàn, nhơ bẩn với sự cảm thông sâu sắc của người nghệ sĩ

- Đoạn trích thể hiện giá trị nhân văn cao cả của tác phẩm

    + Lời Kim Trọng nói với Kiều tái ngộ xác nhận chữ “trinh” của nàng.

    + Chữ “hiếu”, nàng đã phải hi sinh cả sự trinh trắng, mười lăm năm sống phiêu bạt, trải qua tay của nhưng của Mã Giám Sinh, Sở Khanh, rồi làm vợ Thúc Sinh, Từ Hải nhưng Nguyễn Du vẫn ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách của Kiều.

Nguyễn Du không né tránh cuộc đời nghiệt ngã, “lời ong tiếng ve” mà ông vẫn ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách của Kiều.

10 tháng 5 2021

Được thể hiện là nàng ngày ngày nhớ về cha mẹ và kim trọng chỉ mong sớm được gặp mọi người gặp cha mẹ để làm tròn chữ Hiếu còn gặp kim trọng để làm tròn chữ tình 

17 tháng 5 2021

- Nhớ Kim Trọng nàng nhớ đến lời thề dưới trăng hôm nào: "Tưởng người dưới nguyệt đồng". "chén đồng" là chén rượu thề đồng lòng đồng dạ , kết duyên đôi lứa trăm năm. Nàng thương chàng Kim ngày đêm mong ngóng tin mình mà vẫn uổng công vô ích 

                     "Tin sương luống những rày trông mai chờ"

- Câu thơ "Tấm son gột rửa bao giờ cho phai" thể hiện tấm lòng son sắc, thuỷ chung của Kiều đối với Kim Trọng không bao giờ nguôi quên

-Kiều xót thương cha mẹ khi sáng khi chiều tựa cửa ngóng tin con. Kiều xót thương cha mẹ già yếu không được ai chăm sóc:

                                "Xót người tựa cửa hôm mai

                         Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ"

- Kiều tưởng nơi quê nhà mọi thứ đã đổi thay mà sự thay đổi lớn nhất là cha mẹ đang ngày càng già yếu. Cụm từ  "cách mấy nắng mưa" vừa nói lên thời gian xa cách của Kiều với gia đình đến nay đã bao mùa mưa nắng vừa nói được sự tàn phá của mưa nắng đối với cảnh vật và con người

- Trong cảnh ngộ đáng thương của Kiều, Kiều là người đáng thương nhất nhưng nàng đã quên đi bản thân mình để nhớ người yêu và cha mẹ. Chứng tỏ nàng là người tình thuỷ chung, người con hiếu thảo có lòng vị tha, đáng trọng

 

27 tháng 6 2019

“Người tựa cửa hôm mai” được nói tới trong đoạn thơ trên chính là cha mẹ Kiều.

- Kiều cảm thấy đau đớn, xót xa khi tưởng tượng ở quê nhà, cha mẹ và nàng vẫn tựa cửa ngóng đợi tin tức về nàng.

- Nàng xót thương, cảm thấy day dứt khi không thể “quạt nồng ấp lạnh” phụng dưỡng song thân.

24 tháng 3 2018

- Tám câu thơ tiếp là nỗi thương nhớ của Kiều về người yêu và gia đình.

Trình tự nỗi nhớ phù hợp với diễn biến tâm trạng của nhân vật, Kiều nhớ người yêu trước rồi nhớ tới cha mẹ.

- Trình tự nỗi nhớ hợp lý bởi vì Kiều đã hi sinh vì gia đình, vì cha mẹ. Khi Kiều bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích, Kiều nhớ tới Kim Trọng bởi Kim Trọng không hề biết Kiều phải bán mình chuộc cha, Kim Trọng sẽ ngày đêm uổng công thương nhớ Kiều

9 tháng 6 2021

1. Bố bé Hồng qua đời, mẹ phải bỏ đi tha hương cầu thực, bị bà cô nói những lời cay nghiệt. Em sẽ cảm thấy buồn và tủi thân khi ở trong cảnh ngộ đó

2. Trong ngày giỗ đầu cha. Qua đây, có thể thấy bà cô là người độc ác, cay nghiệt và giả tạo. Nhân vật này giúp tình yêu của bé Hồng dành cho mẹ ngày càng sâu sắc

3. 

Tham khảo nha em:

Gia đình là một phần rất quan trọng của cuộc sống hàng ngày của chúng tôi. Nó giúp chúng ta trong việc cải thiện nhân cách của chúng tôi. Nó cũng giúp chúng ta trong việc định hình cuộc sống của chúng tôi. Nó dạy cho chúng ta giá trị của tình yêu, tình cảm, chăm sóc, trung thực, tự tin và cung cấp cho chúng ta công cụ và gợi ý đó là cần thiết để có được thành công trong cuộc sống. Gia đình là nơi bạn có thể là chính mình. Đó là một nơi mà bạn được chấp nhận cho những gì bạn đang có. Đây là nơi bạn hoàn toàn căng thẳng miễn phí và tất cả mọi người ở đó để giúp bạn. Gia đình khuyến khích bạn khi bạn được bao quanh bởi các vấn đề. Nó giúp bạn sống sót qua thời điểm khó khăn và mang lại niềm vui và hạnh phúc vào cuộc sống.Hôm nay, hầu hết mọi người không nhận ra tầm quan trọng của gia đình. Họ thích dành phần lớn thời gian của họ với bạn bè của họ. Nhưng khi chúng được bao quanh bởi các vấn đề, đó là gia đình của họ đã giúp họ thoát khỏi vấn đề. Vào thời điểm đó, khi ngay cả người bạn tốt nhất của chúng tôi từ chối giúp chúng ta, đó là gia đình của chúng tôi rằng đã đến giúp đỡ chúng tôi. Vì vậy, nó là rất quan trọng đối với mỗi cá nhân để cung cấp cho trọng gia đình của họ trên bất cứ điều gì khác và thích dành thời gian với các thành viên trong gia đình.

9 tháng 6 2021

thanks

 

8 tháng 5 2021

* Nguyễn Du đã miêu tả Thúy Vân qua 4 câu thơ với vẻ đẹp nổi bật về ngoại hình. Còn tác giả dành tới 12 câu thơ để miêu tả Kiều. Tác giả miêu tả vẻ đẹp của Vân trước rồi mới miêu tả Kiều, thủ pháp đòn bẩy nhằm làm nổi bật vẻ đẹp nàng Kiều.

* Vẻ đẹp của Thúy Kiều hiện lên qua 3 yếu tố: sắc. tài, tình

- Ngoại hình: đó là vẻ đẹp mặn mà đằm thắm, tràn đầy sức sống, đạt đến mức độ hoàn hảo, lý tưởng, khiến thiên nhiên cũng phải hờn ghen

- Trí tuệ, tài năng: Nàng thông minh, sắc sảo, tư chất hơn người, vẻ đẹp toàn diện cả cầm, kì, thi , họa. Nổi bật là tài đánh đàn.

- Tâm hồn: trong trắng, thanh cao và cũng rất tinh tế, đa sầu, đa cảm.

* Nhận xét:

- Nàng Kiều là người có vẻ đẹp lí tưởng vượt xa so với chuẩn mực thẩm mĩ thời trung đại.

- Vẻ đẹp này cũng dự báo về một cuộc đời bất hạnh, gặp nhiều sóng gió của nàng Kiều.

8 tháng 5 2021

* Nguyễn Du đã miêu tả Thúy Vân qua 4 câu thơ với vẻ đẹp nổi bật về ngoại hình. Còn tác giả dành tới 12 câu thơ để miêu tả Kiều. Tác giả miêu tả vẻ đẹp của Vân trước rồi mới miêu tả Kiều, thủ pháp đòn bẩy nhằm làm nổi bật vẻ đẹp nàng Kiều.

* Vẻ đẹp của Thúy Kiều hiện lên qua 3 yếu tố: sắc. tài, tình

- Ngoại hình: đó là vẻ đẹp mặn mà đằm thắm, tràn đầy sức sống, đạt đến mức độ hoàn hảo, lý tưởng, khiến thiên nhiên cũng phải hờn ghen

- Trí tuệ, tài năng: Nàng thông minh, sắc sảo, tư chất hơn người, vẻ đẹp toàn diện cả cầm, kì, thi , họa. Nổi bật là tài đánh đàn.

- Tâm hồn: trong trắng, thanh cao và cũng rất tinh tế, đa sầu, đa cảm.

* Nhận xét:

- Nàng Kiều là người có vẻ đẹp lí tưởng vượt xa so với chuẩn mực thẩm mĩ thời trung đại.

- Vẻ đẹp này cũng dự báo về một cuộc đời bất hạnh, gặp nhiều sóng gió của nàng Kiều.

4 tháng 5 2017

Đưa chốn lầu xanh nhơ bẩn, chuyện gái trai tục tĩu vào tác phẩm nghệ thuật quả là vấn đề nan giải. Để tránh được chuyện tục tĩu ấy, Nguyễn Du đã dùng bút pháp ước lệ là cách dùng các hình ảnh ẩn dụ, tượng trưng, các điển tích, điển cố như: bướm lả ong lơi, lá giỏ cành chim, sớm đưa Tống Ngọc tói tìm Trường Khanh, gió tựa hoa kề... Với bút pháp ước lệ, Nguyễn Du không né tránh hiện thực, miêu tả được thực tế đầy nhơ bẩn chốn lầu xanh mà câu thơ vẫn trang nhã, thanh cao, không chút dung tục. Nhờ vậy, chân dung Thúy Kiều hiện lên cao đẹp. Và cũng qua đó, nhà thơ thể hiện thái độ trân trọng, đầy cảm thông của mình đối với nhân vật.

5 tháng 5 2017

Bút pháp ước lệ thể hiện trong các hình ảnh: bướm ong, cuộc say, trận cười hoặc trong việc sử dụng các điển cố, điển tích: Tống Ngọc, Trường Khanh, mưa Sở, mây Tần. Bút pháp ước lệ tạo ra mộ cách nói đậm chất văn chương, giúp tác giả vượt qua được sự khó khăn trong việc thể hiện ý đồ nghệ thuật của mình.Ví dụ hình ảnh cuộc sống của Thúy Kiều ở lầu xanh (một vấn đề khá tế nhị), nhờ bút pháp ước lệ nên vẫn hiện ra một cách chân thực (do đó tạo nên tính chất phê phán của tác phẩm). Mặt khác, cũng nhờ những hình ảnh ước lệ mà chân dung nhân vật Thúy Kiều vẫn hiện lên với những phẩm chất cao đẹp (qua đó thể hiện thái độ trân trọng đầy cảm thông của nhà thơ đối với Thúy Kiều).

11 tháng 3 2021

Muốn thành công trong cuộc sống, con người cần phải rèn luyện cho mình nhiều đức tính tốt đẹp. Một trong những đức tính cần có đó là lòng khiêm tốn. Càng khiêm tốn khiến ta càng trở nên vĩ đại. Người càng vĩ đại thì càng cần phải khiêm tốn.

Khiêm tốn là tính nhã nhặn, biết sống nhún nhường; không bao giờ tự đề cao cá nhân mình trước người khác mà ngược lại luôn tự cho mình là kém, cần phải học hỏi thêm, trau dồi thêm. Người có lòng khiêm tốn không bao giờ tự hào về sự thành công của mình mà luôn cho nó là tầm thường, nhỏ bé, không đáng kể và luôn tìm cách học hỏi thêm nữa.

Biển học là mênh mông vô tận trong khi đó sự hiểu biết của con người chỉ là một giọt nước bé nhỏ giữa đại dương. Có biết bao điều hay, mới lạ về cuộc sống, thế giới bên ngoài mà bản thân ta không hề hay biết. Do đó con người phải biết khiêm tốn, không ngừng học hỏi để có thể tiếp thu được lượng kiến thức bao la, rộng lớn mà nhân loại đã tích lũy từ mấy ngàn năm qua.

Khiêm tốn, không ngừng học hỏi, tích lũy tri thức, kinh nghiệm vốn sống thì sự hiểu biết ngày càng mở rộng, làm việc gì cũng dễ thành công ít thất bại, khẳng định được tài năng và giá trị của chính mình. Ngược lại, một kẻ tự phụ về tài năng học thức của mình, không chịu học hỏi bất kì ai, không tiếp thu những cái mới thì một ngày nào đó, kiến thức của họ sẽ trở nên nông cạn, lạc hậu, không theo kịp được sự phát triển của xã hội.

Mặc khác, người không biết khiêm tốn, lúc nào cũng kiêu ngạo tự phụ dễ sinh ra thói chủ quan và do đó thường thất bại trong cuộc sống. Ví như ngọc kia dẫu quý mà chẳng dũa chẳng mài cũng không thể tự tỏa sáng được.

Sống có lòng khiêm tốn, biết tôn trọng người khác, cư xử cởi mở, hòa đồng thân thiện là một lối sống đẹp, tự nâng cao giá trị của chính mình, luôn thành công trong lĩnh vực giao tiếp, được mọi người yêu quý coi trọng, khi gặp khó khăn sẽ được mọi người cưu mang giúp đỡ.

Trong đời sống, cần cư xử, nói năng hòa nhã, khiêm tốn, chịu khó học hỏi mọi người, tránh khoe khoang, huyênh hoang khoác lác, tự cao tự đại về tài năng của chính mình vì làm như thế chỉ khiến cho mọi người coi thường, xa lánh.

Người có lòng khiêm tốn phải biết trân trọng con người và hành động đúng đắn đem lại lợi ích thiết thực trong cuộc sống. Biết ơn những ai đã mang lại cho ta lợi ích nào đó. Không bao giờ so sánh thiệt hơn. Biết lắng nghe và thấu hiểu người khác. Sống đúng với chuẩn mực, đạo lí ở đời.

Kính nhường học hỏi, không tự cao tự đại, không xem thường tri thức và người khác. Sống đề cao sự sáng tạo và tiến bộ, không khoe khoang, hợm hĩnh, không đua đòi, sĩ diện. Lúc nào cũng điềm đạm, bình tâm với lối sống giản dị, thanh bạch, hòa hợp với cuộc sống xung quanh và làm cho lối sống ấy được mở rộng trong cộng đồng.

Đức tính khiêm tốn tạo nên vẻ đẹp nhân cách con người. Nhưng không nên khiêm tốn một cách thái quá đến độ khép kín và nhu nhược. Việc gì biết thì trình bày, làm được thì làm ngay chứ không nên im lặng vì không thích tranh đua, không làm vì đợi chờ người khác. Chính đức tính khiêm tốn là yếu tố đưa ta đến gần với mọi người hơn.

11 tháng 3 2021

đoạn trích nào bạn?

1 tháng 9 2018

Bút pháp ước lệ thể hiện trong các hình ảnh: bướm ong, cuộc say, trận cười… thể hiện được ý đồ nghệ thuật tế nhị, chân thực

- Sử dụng điển cố, điển tích: Tống Ngọc, Trường Khanh, mưa Sở, mây Tần

→ Hình tượng nhân vật Thúy Kiều vẫn hiện lên cao đẹp, có phần đáng thương, dưới góc nhìn đầy cảm thông của nhà thơ.