K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 5 2017
Bố tôi năm nay ngoài 40 tuổi. Là người chăm chỉ tập thể thao à chăm chỉ làm việc nên nhìn bố cường tráng lắm. Dáng người bố tôi dong dỏng, nước da bánh mật nên trông thật khỏe mạnh. Trán bố tôi cao vuông. Vầng trán ấy bao đêm thao thức suy tư để tìm ra những cách giải quyết hay nhất cho gia đình và công việc của bố.
Tôi yêu nhất là đôi mắt bố. Dưới hàng lông mày rậm, đôi mắt to, sáng ảnh lên vẻ nghiêm nghị. Bố luôn nhìn thẳng mỗi khi tiếp xúc với mọi người. Tôi luôn cảm nhận sự ấm áp niềm yêu thương vô tận trong đôi mắt ấy. Mái tóc của bố tôi đã pha sương. Những lúc rảnh rỗi, tôi thường nhổ tóc sâu cho bố. Những sợi tóc ngắn và hơi cứng mỗi khi tôi áp má vào có cảm giác nhột nhột, thich thú.

Giọng nói bố tôi trầm ấm, dứt khoát nhưng vẫn tha thiết yêu thương. Vàm ngực bố rộng, đủ để che chở và ủ ấm cho ba mẹ con tôi. Tôi vẫn thường gọi bố là lực sĩ vì bắp tay bắp chân của bố tôi cuồn cuộn. Nhờ sự khỏe mạnh và cướng cỏi của bố tôi mới hiểu vì sao bố là trụ cột, là chỗ dựa cho ba mẹ con tôi. Hàng ngày bố tôi dậy sớm nhất nhà. Vào những ngày đông giá rét bố vẫn không bỏ thói quen tập thể dục mỗi sáng. Bố giúp mự lo bữa sáng cho anh em chúng tôi rồi đưa chúng tôi tới trường, sau đó bố mới đến cơ quan làm việc.

Tôi biết ở cơ quan bố làm việc rất vất vả. Là thợ giỏi nên không những chỉ làm việc của mình mà bố còn luôn giúp đỡ đồng nghiệp nên ai cũng quý mến. Tính bố hiền, ít nói. Bố tôi luôn dạy tôi phải sống trung thực, thật thà.
Khi về nhà bố dánh vác tất cả mọi việc nặng nhọc. Nhờ bàn tay khéo léo của bố nên mọi đồ vật trong nhà tôi đều đẹp. buổi tối bố dành thời gian để dạy tôi học bài. Tuy không phải thầy giáo nhưng bố giảng bài thật ân cần, dễ hiểu. Tôi thích nhất được sà vào long bố để được ủ ấm, ngửi mùi thơm nồng và nghe kể chuyện về tuổi thơ của bố. Những hôm bố đi công tác hay về quê thăm ông bà nội, ba mẹ con tôi đều thấy căn nhà trở nên trống vắng à nhớ bố đến cồn cào.

"Cả thế giới ở trong túi bố, trái tim con ấp ủ một điều. Yêu bố hơn những gì con có , thật tuyệt vời là bố của con". Tôi yêu bố nhiều hơn tất cả những gì tôi có thể nói được. Nếu tôi có một điều ước, tôi mong ước bố của tôi mãi mạnh khỏe và luôn ở bên tôi.

Đối với mỗi chúng ta có sự quan tâm, che chở của bố mẹ vẫn là hạnh phúc. Ba tôi mất sớm, tôi sống với mẹ và chị em gái hơn 10 năm rồi. Nhưng những hoài ức về ba vẫn còn mãi trong suy nghĩ và trí nhớ của tôi.

Ba tôi trước khi mất ba(không nên lặp lại) là một giáo viên dạy một (môn ) Sinh học cấp II. Ba tận tâm với công việc. Ba có nước da ngăm đen của người con miền biển. Ba có giọng nói ấm áp lắng đọng lòng người, chạm đến trái tim của hàng trăm học sinh trong trường. Ba sở hữu một ngoại hình tương đối đẹp và cơ bắp lực lưỡng.

Lần gần đây nhất tôi gặp ba tôi chắc là khoảng 10 năm 1 tháng về trước, khi đó tôi mới bốn tuổi mà thôi. Ba đã chăm sóc tôi tận tình và còn nói với tôi "Con ở lại ngoan, đừng làm mẹ buồn, em khóc nhé!". Là một đứa trẻ ngây thơ, yếu đuối nên những gì ba nói tôi dường như không hiểu, mãi đến sau vài tháng ba mất tôi mới thấu hiểu câu nói đó của ba.

Trước khi bà mất, ba và tôi đã có rất nhiều kỉ niệm. Tôi còn nhớ kỉ niệm tôi tập viết, ba chính là người đầu tiên vạch những nét chì tay tôi lên giấy, ba dạy tôi cách cầm bút, những lời bà giảng sao ngọt ngào và dễ hiểu đến thế, tôi đã có những nét chữ xinh xắn đầu tiên. Hay là chẳng hạn( Tôi còn nhớ) hồi má tôi đi làm thêm, ba ở nhà và rủ tôi ngủ, những lời ru của nghe thấy mát tại, âu yếm dỗ dành trong vòng tay thật ấm áp. Nhớ lại mà thầy vui nhưng cũng tủi thân. Giờ này nếu muốn ba vỗ về âu yếu, muốn ba hôn nhẹ vào trán con trai cũng khó, không phải khó mà điều đó là không thể. Gạt chuyện này qua một bên, ba nhiều lần báo mộng cho tôi và chỉ tôi cách học tập hay là ứng xử trong cuộc sống. Ba thật là nhân ái.

Tình phụ tử là tình cảm thiêng liêng và cao quý không khác gì tình mẫu tử. Những kí ức về ba tôi sẽ mang mãi bên mình, không bao giờ quên. Tôi cũng sẽ cố gắng học giỏi, ngoan ngoãn để không phụ lòng nuôi nấng của mẹ và sự mong mỏi của cha nơi trời cao. Nếu có thể viết thư gửi cho ba tôi chỉ muốn gửi ba chữ ""Con yêu ba".

 

26 tháng 11 2023

Khi trở thành thủy thủ, hằng ngày con đều được nhìn thấy biển cả mênh mông, con rất vui. Công việc của con diễn ra rất yên bình, cho đến một ngày, trong một đêm bão to, tàu của con đã gặp hải tặc. Khi đó cả thuyền trưởng và thuyền phó đều gặp nạn, mọi người đều rất hoảng hốt và mất bình tĩnh. Vào thời điểm đó, con đã bình tĩnh hơn, hướng dẫn mọi người đối phó với mưa bão và đánh bại được hải tặc. Mọi người đã dành cho con rất nhiều lời khen và sự nể phục.  

14 tháng 12 2018

Việt Nam ngày 13/12/2018

Chào người bạn xa nhớ!

Vậy là chúng mình xa nhau đã được 2 năm. Bạn và gia đình đã chuyển sang Canada định cư. Lá thư hôm nay mình gửi bạn là lá thư đặc biệt. Mình sẽ viết về người anh hùng trong lòng của mình. Người đó chính là ông nội mình.

"Chúng mày chỉ là con nhà lão dọn phân trâu, phân bò" đó là những câu mà bố mình và anh em của ông thường xuyên phải nghe khi bị nhiều người dè bỉu về ông nội. Nhưng với bố và các anh em của mình bây giờ, ông nội là người anh hùng.

Bố kể gia đình của ông từng là bộ đội giải ngũ. Khi ấy gia đình ông rất nghèo, đông con. Bà mình bị tai nạn ngã từ năm 35 tuổi khiến gãy xương không được điều trị trở thành cố tật bà gù.

Nhà bố có 5 anh em, bố là con áp út, các anh em của bố đều học rất giỏi nên ai cũng được ông cho đi học. Hồi đó ông vừa đảm nhiệm trụ cột gia đình vừa gánh thêm công việc của người phụ nữ như giặt đồ, nấu nướng.

Nhà nghèo nên chỉ có cơm độn khoai ăn. Bố kể rằng lúc ấy các bác, cô và bố chỉ ăn cơm độn khoai và rắc mấy hạt muối trắng nhưng ai cũng ăn ngon lành. Về tháng giêng, nhà không có gạo ăn chỉ còn khoai lang phơi khô nấu với lá khúc để ăn trừ bữa. Dù nghèo đói nhưng ông luôn động viên các con phải chăm học, phải đi học thật tốt để không còn khổ. Lúc nào ông cũng mong các con trở thành cô giáo hay bác sĩ để ông có thể vẻ vang với mọi người.

Quanh năm, ông chỉ còn biết đi mò cua, bắt ốc bán lấy tiền cho con đi học. Bố kể khi mùa đông lạnh thấu xương ông đi cày thuê cho người ta, hôm nào không có ai thuê ông lội xuống ao đánh giậm, úp nơm kiếm tý cá về bán lấy tiền đong gạo. Cả nhà 7 miệng ăn đều do ông lo hết.

Rét quá, ông luôn thủ sẵn bên cạnh mình bi- đông rượu. Bố kể chúng mình nghe có lúc đi học về, nhìn thấy ông đang bì bõm dưới đầm đánh tôm, cá. Thấy ông cứ tu rượu ừng ực con cái hỏi ông bảo uống rượu cho ấm. Có lẽ do thói quen đó, đến khi con cái trưởng thành thì ông mắc bệnh xơ gan cổ trướng. 

Ông nội làm đủ các nghề cày thuê, cuốc mướn, ruộng nương của nhà ông làm hết. Bố kể thời nông nhàn không ai thuê làm, ông mình đi lấy phân trâu, phân bò thải ra đường mang đi bán cho người ta bón lúa, trồng cây. Mỗi gánh phân trâu chỉ được 200 đồng nhưng để có nó ông mình đã mất cả ngày đi khắp các ngả đường để thu lại và mang bán.

Dù làm vất vả, ông chưa bao giờ than thở với con cái. Đặc biệt với bà, ông thương bà vô bờ bến. Ông luôn nói với các con về tình nghĩa vợ chồng. Nhờ thế mà đến nay, các bác nhà mình ai cũng trân trọng gia đình của mình. Đặc biệt, công việc vất vả đôi khi bị coi thường nhưng ông luôn kiên cường vượt qua. Lúc nào gặp các con ông cũng cười nói vui vẻ để mọi vất vả ở xa ngoài cổng nhà.

Bác Hải là bác lớn trong nhà học xong cấp 3 bác đi bộ đội và bác sống xa nhà từ đó, bác thứ hai học xong cao đẳng sư phạm cũng phải vào tận Tây Nguyên mới xin được làm giáo viên. Bác thứ ba chỉ học hết cấp 2 do bác thương ông quá nên tình nguyện ở nhà giúp ông làm ruộng và phụ ông nuôi em. Nhờ thế mà bố mình và cô Hà mới có cơi hội học đại học. Cô Hà học bác sĩ và giờ theo chồng sang định cư ở nước ngoài còn bố làm kinh doanh.

Mỗi lần về quê, bố đều kể cho chúng mình nghe về ông nội. Ông đã đi theo các cụ về thế giới bên kia hơn chục năm nhưng mỗi lần nhắc về ông, mọi người đều kính nể và coi ông như một người anh hùng.

Bố kể cả đời ông vất vả, khi con cái làm được tiền muốn báo hiếu thì ông bị xơ gan, dù các con cố gắng nhưng chỉ được 4 năm là ông qua đời vì ung thư gan. Mỗi khi nhắc đến ông, đại gia đình nhà mình đều cảm kích tình thường và nghị lực vượt qua khó khăn ông dành cho cả gia đình nhỏ.

Bà nội mình cũng qua đời năm ngoái, khi bà mất bà chỉ mong các con hãy giữ tinh thần nhiệt huyết như lúc ông còn sống. Bố luôn mong chị em chúng mình sống là người tốt và biết vượt qua khó khăn như ông mình đã trải qua nó.

Đó chính là người anh hùng trong mình, còn bạn, người anh hùng trong lòng bạn là ai bạn hãy gửi lại thư cho mình nhé!

Xin chào Hạ Vy!

Hẹn gặp lại bạn vào mùa hè

Ký tên: Nguyễn Nhật Minh

14 tháng 12 2018

Việt Nam ngày 1/12/2018

Cháo các bạn!

Hôm nay tôi viết bức thư về người hùng của tôi người ấy không ai khác chính là người hùng Harry Potter. Chắc hẳn các bạn ai cũng từng “điêu đứng” về chàng phù thủy này và với mình Harry thực sự trở thành một người hùng mà mình yêu thích.

Mình chia sẻ cho các bạn lý do vì sao Harry lại trở thành người hùng của mình và vì sao mình lại thích nhân vật này như vậy.

Harry là một người cực kỳ dũng cảm, trung thành, và vị tha.Cậu không thích bị coi là trung tâm của sự chú ý và bực tức với những người lợi dụng sự nổi tiếng ấy vì mục đích cá nhân. Cậu thông minh, có trực giác nhanh nhẹn, có khả năng làm chủ tâm trí tốt, đưa ra quyết định đúng đắn, hợp lý trong những lúc quyết định, những tình huống khó khăn. Nhìn chung cậu có thể duy trì tình trạng nhận thức và tuyệt đối đề phòng với bên ngoài trong mọi trường hợp nguy hiểm.

Harry cũng cho mình thầy khả năng kiềm chế nóng giận, không mất đi sự bình tĩnh và thể hiện sự vượt trội về pháp thuật trong những lúc khủng hoảng nhất. Cậu đã nhiều lần nhắc mọi người rằng một khi đã quyết định thì cậu sẽ tự nguyện kiên quyết làm đến cùng, mặc cho đó đã được dự tính trước là rất liều lĩnh. Ngay cả trong tính cách lãnh đạo cũng đã thể hiện điều đó: kiên trì, bền bỉ, không bao giờ nao núng.

Cậu có thể tự ra quyết định và tự tin về việc đó, mặc dù có thể đó là một sai lầm: bắt đầu từ phần bốn, một số người cho rằng việc cậu tự bỏ phiếu quán quân cho mình là một hành động "tự làm anh hùng". Rồi đến phần năm, vì quyết định sai lầm mà cậu bị bọn Tử thần Thực tử lợi dụng để lấy quả cầu tiên tri, gây ra một trận chiến khốc liệt.

Trong phần bảy, cậu bị phát hiện khi chạy trốn cũng vì đòn phép có hiệu quả nhưng lại đặc trưng cho cậu (Đòn phép Giải giới, Expelliarmus Spell) được tung ra khi chiến đấu. Hành động liều lĩnh đó đã phá hủy toàn bộ kế hoạch. Có thể đó không phải lỗi của cậu và tính quyết định cương quyết không phải điểm yếu nhưng bọn xấu đã biết lợi dụng điểm mạnh đó biến nó trở thành điểm yếu.

Trong một số trường hợp, Harry có thể trở nên vô cùng đáng sợ đối với những người như Gilderoy Lockhart, Mundungus Fletcher, Hermione Granger và Ron Weasley. Cậu có thể trở nên cực kỳ đáng sợ khi bị đẩy đến đỉnh điểm của sự tức giận hoặc sự phiền toái. Khi ở trong một tâm trạng xấu và khi tranh cãi, thậm chí người bạn thân nhất của Harry cũng phải cảnh giác với cậu, thường trả lời giọng nói giận dữ của cậu một cách bình tĩnh và xoa dịu. Người duy nhất không tỏ ra sợ hãi khi cậu giận dữ (trừ giáo viên và một số nhân vật có quyền khác trong truyện) là Ginny Weasley.

Một trong những sức mạnh lớn nhất của Harry Potter là tình yêu thương đối với mọi người mặc cho những khó khăn và thử thách. Cậu có khả năng lãnh đạo vốn có cùng với khả năng bình ổn và giảng dạy cho các bạn học

Cái mình thích ở Harry đó là bài học về tình yêu thương của những người thân trong gia đình dành cho nhau, tình yêu ấy luôn tồn tại trong trái tim, trong tâm hồn và cả trong máu thịt của mỗi người. Đó cũng có thể là bài học về tình bạn tri kỉ, tuy đôi lúc hiểu lầm nhau nhưng trong gian khó thì luôn gắn bó và đoàn kết, cùng nhau vượt qua bao hiểm nguy.

Là bài học về cách nhìn người, đôi khi họ trông giống kẻ ác, thích bắt nạt, hãm hại người khác nhưng biết đâu chừng phía sau vẻ độc ác ấy, sâu thẳm trong tâm hồn họ là một trái tim lương thiện và biết yêu thương...

Xin chào

 . .(2) Người lao động trí óc emmuốn kể chính là bố em . (1)Bố em là giảng viên của một trường đại học . (4) Công việc của bố là nghiên cứu và giảng bài cho sinhviên.(3) Tối nào cũng thấy bố ham mê đọc sách hoặc làmviệc trên máy vi tính (5) Nếu hôm sau là buổi giảng bài , bố em thường thức khuya hơn ngàythường .(6) Bố là tấm gương để em noi theo mãi mãi .

sắp sếp hợp lý chx bạn

21 tháng 2 2022

:| bài này có ở olm mà

Tham khảo!!!

Nếu bố có hỏi rằng: “Con yêu ai nhất?” thì tôi không ngần ngại mà trả lời rằng: “Con yêu bố nhất”. Và mẹ có hỏi tôi như thế thì tôi cũng trả lời: “Con yêu mẹ nhất trên đời”. Thế đấy, bởi bố tôi hay mẹ tôi, đều tuyệt vời cả. Nhưng nói thật, nếu mẹ và bố đều đi xa thì bao giờ tôi cũng mong mẹ về nhiều hơn bố. Chắc các bạn cũng có tâm trạng như thế phải không? Hàng ngày, tôi thường ở gần mẹ nhiều hơn và mẹ cũng chăm chút cho tôi nhiều hơn cả: quần áo, sách vở, học hành đến cả những sinh hoạt nhỏ nhặt như tắm giặt, gội đầu, chải tóc... mẹ đều thường xuyên nhắc nhở, hướng dẫn cho tôi. Những lúc tôi bị nhức đầu, sổ mũi, cảm cúm... thấy mẹ lo lắng đến mất ăn mất ngủ, tôi thương mẹ lắm. Tôi cũng rất thông cảm và thương bạn Hương, bạn học cùng lớp với tôi từ lớp Một đến nay, bởi bố mẹ bạn đã chia tay với nhau, bạn sống với bố đã mấy năm nay. Bạn thiếu đi tình thương yêu bao la của người mẹ. Có lẽ, đó là sự thiệt thòi lớn nhất trên đời của bạn. Còn tôi, tôi cảm thấy mình thật hạnh phúc vì có cả tình yêu thương của mẹ và cha.

21 tháng 10 2021

Trong nhà, mẹ em là người chăm sóc và nuôi dạy em tỉ mỉ, chu đáo nhất.

Mẹ em là người bán hàng. Ngoài một buổi bán hàng, mẹ ở nhà chăm lo việc nhà cửa và chăm sóc bố con em. Mẹ lo cho em từng bát cơm nóng, canh ngọt, từng tấm áo thơm sạch là ủi phẳng phiu. Có bàn tay mẹ, mọi việc trong nhà đâu vào đấy, gọn gàng. Mẹ vẫn hay xoa đầu em và bảo: “Con phải chăm học và ngoan nhé!”. Em dạ vâng và thấy yêu mẹ thật nhiều. Mẹ em vất vả lo toan việc nhà nhưng mẹ chẳng bao giờ than vãn. Mẹ là nơi ấm áp, an toàn để em nương tựa trong tình yêu thương vô bờ bến của mẹ dành cho em.

Em tự hứa phải học thật giỏi để có khả năng giúp mẹ đỡ vất vả hơn.

19 tháng 1 2018

Tôi đang ngồi học, đêm đã buông xuống tĩnh mịch từ lâu, chợt nghe đâu đây tiếng gió thổi lao xao lùa vào gian phòng khe khẽ. Chợt, nhìn sang chiếc hộp gỗ trên bàn học, đó là hộp đựng bộ que tính bố đã tự tay làm cho tôi. Trong lòng tôi bỗng dưng dưng một niềm cảm xúc yêu thương bố lạ kì, mãnh liệt hơn bao giờ hết.

Bố tôi năm nay đã ngoài 40 tuổi, mái tóc cũng đã điểm bạc. Nước da ngăm đen, rám nắng, và có chút chai sạn. Mỗi lần nhìn vào gương mặt ấy, khóe mắt tôi lại thấy cay cay, những tháng năm lăn lộn, không quản nắng mưa đã bôn ba trên mọi nẻo đường chở hàng nuôi tôi khôn lớn. Có những lúc, nhìn người ta đi ngoài đường, quần là áo lượt xe ô tô hạng sang tôi lại xót xa nhớ về người cha ấy của tôi. Lẽ ra giờ này bố cũng có thể như thế, nhưng vì tôi, vì đàn con thân yêu, bố đã hi sinh cả thanh xuân và sức lực của mình để gắng sức nuôi chúng tôi nên người. Tôi tự nhủ mình sẽ phải học thật tốt đê không phụ lòng mong mỏi của bố. Những cánh tay to, chắc khỏe, gân guốc đã lo toan, chèo chống cho gia đình này không biết bao phen sóng gió. Tôi cũng không dám tưởng tượng nếu không có bố, cuộc đời chị em tôi sẽ đi về đâu.

Bố tôi là người rất hiền lành và tốt bụng. Nhưng điều ấy không đồng nghĩa với việc bố để chị em tôi được dễ dãi, mơn chớn. Ông rất yêu các con của mình. Có gì ngon bố cũng để giành phần chúng tôi, vậy mà những đứa trẻ non nớt không hiểu chuyện như chúng tôi lại chưa làm được điều ấy. Công việc bên ngoại, bên nội, của hàng xóm láng giềng có ai nhờ đến bố đều giúp đỡ rất nhiệt tình. Có lẽ chính vì vậy mà bố được rất nhiều người quý mến, kính trọng, tin tưởng. Bố hay kể cho tôi nghe về tổ tiên tôi ngày trước, nhắc tôi phải biết uống nước nhớ nguồn. Những bài học nhân sinh, bài học về cách làm người của bố đã lớn dần lên cùng tháng năm, cho tôi những hiểu biết sâu sắc hơn về truyền thống, cội nguồn dân tộc.

Bố là cả một khoảng trời để chú chim non bé nhỏ là tôi được thỏa sức vẫy vùng. Thuở ấu thơ, tôi hay cùng bố ra bờ sông câu cá, bố dạy tôi tập bơi, dạy tôi cách thả diều, cách làm những chiếc đèn kéo quân vui tết trung thu. Tuổi thơ hồn nhiên, trong sáng ấy của tôi đã được làm hồng lên bởi tình yêu thương, sự chỉ bảo ân cần của bố. Thỉnh thoảng, nhìn chiếc áo phai màu, sờn vai bố đang mặc tôi lại ùa về kỉ niệm những đêm đông bố đã chịu lạnh để tôi được cuộn tròn trong chiếc chăn bông ấm áp và ra ngoài làm việc. Bố đã hi sinh cho tôi nhiều lắm, tuổi thanh xuân, sức lực và cả tình yêu bao la vô bờ ấy, bố dồn cả vào trái tim non nớt của tôi, che chở, ủ ấm nó để nó không bao giờ chịu những vết trầy xước gì. Tôi cảm thấy mình thật sự là một đứa trẻ may mắn vì được lớn lên trong tình phụ tử thiêng liêng, cao đẹp như vậy.

Có thể thời gian trôi đi, tôi rồi cũng sẽ trưởng thành lên, và ai ai cũng vậy. Nhưng những bài học sâu sắc, những kỉ niệm, và tình cảm bao la mà bố giành cho tôi sẽ là hành trang nâng bước tôi trong suốt chặng đường dài bây giờ và mãi cả sau này nữa.

19 tháng 1 2018

lên văn mẫu em nhé

27 tháng 1 2024

Mẹ mình là giáo viên.

Chị mình là diễn giả tâm lí học.

Em gái mình là sinh viên đại học.

20 tháng 10 2021

TL

Bạn tham khảo :

Tết năm nay, em đã có một trải nghiệm thú vị cùng với mọi người trong gia đình. Hai mươi tám Tết, cả nhà em đã cùng nhau đi chợ hoa xuân. Đây là lần đầu tiên, em được đi chợ hoa.

Theo lời mẹ kể, từ hai mươi lăm đến ba mươi tết, khi ra đường là đã thấy các hàng bán hoa. Những người người đến xem đông như trẩy hội. Chợ hoa ngày cuối năm nhộn nhịp và náo nhiệt không kém các khu chợ ẩm thực Tết. Hai anh em háo hức theo chân bố mẹ đi ngắm hoa.

Những dãy đào, dãy quất được xếp thẳng tắp. Gương mặt người bán, kẻ mua đều tươi rói, hớn hở vì một mùa xuân mới lại sắp về. Bên cạnh những gian hàng bán đào và quất là các gian bán hoa tươi. Các loại hoa được bày bán rất đa dạng. Hoa hồng, hoa cúc, hoa vi-ô-lét, hoa lan, hoa dơn, hoa thược dược… Tất cả tạo nên một bức tranh nhiều màu sắc cho chợ hoa.

Người bán hồ hởi mời chào khách mua hoa, người mua vừa chiêm ngưỡng những đóa hoa đẹp nhất vừa đắn đo lựa chọn những bó hoa đủ mọi sắc màu. Người ta đi chợ hoa như đi trẩy hội để dành cho mình những sắc hương đẹp nhất mang về trang hoàng và mang không khí tết về với gia đình. Đông đúc nhất phải là những khu bán đào, mai và quất. Bởi đây là những loại cây đặc trưng của ngày tết, nên mọi người đều muốn mua một chậu đào, mai hoặc quất về chơi Tết. Những chậu cây được tạo với nhiều hình dáng độc đáo. Những nụ hoa đào, hoa mai đã bắt đầu bung nở trong những cơn mưa xuân.

Bố mẹ đang ngắm một chậu đào. Còn em và chị gái thì mải chụp những bức ảnh đẹp nhất. Rất lâu sau, bố em cũng chọn được một chậu đào rất đẹp. Khi bố mẹ mang chậu hoa về, em cảm thấy rất thích nó.

Đã bao lâu nay, Tết trở thành một lễ hội nằm trong niềm mong đợi và không thể thiếu của con người Việt Nam. Và những khu chợ hoa cũng đã trở thành một nét đặc trưng không thể thiếu của những ngày tết. Tôi đã có một trải nghiệm thật hấp dẫn vào Tết năm nay.

HT

Tham khảo:

Mỗi người trong chúng ta, ai cũng có cho riêng mình một quá khứ, và quá khứ sẽ đầy ắp những kỉ niệm khó quên. Đó có thể là kỉ niệm cùng bạn bè, đó có thể là kỉ niệm bên thầy cô và còn có những kỉ niệm bên gia đình, những người thân yêu ruột thịt của mình. Tôi cũng có rất nhiều kỉ niệm, đặc biệt, một kỉ niệm đầy sâu sắc với tôi là ngày cùng anh Hai đi thi đại học.

 Anh Hai tôi là một người trầm tính, ít nói, anh học không quá giỏi nhưng bù lại là sự chăm chỉ, cần cù. Năm đó, anh lên 12 và dự thi tốt nghiệp, sau đó anh đăng ký thi vào hai trường là Đại học Ngoại ngữ Huế và Đại học Bách Khoa Đà Nẵng. Những ngày tháng miệt mài bên sách vở cùng với áp lực của việc thi cử khiến anh tôi gầy hẳn. Vì bố mẹ phải đi làm kiếm tiền hàng ngày, tôi thì còn nhỏ cũng chẳng giúp được việc gì to lớn, anh phải một mình dọn dẹp rồi chuẩn bị bữa ăn cho cả nhà, lúc rảnh rỗi mới có thời gian học. Mỗi tối, anh Hai thức khuya học bài đến 2 giờ sáng mới đi ngủ. Tôi rất khâm phục sự kiên trì và cố gắng đó của anh và xem anh như một thần tượng của mình vậy.

Những bài văn mẫu kể lại một kỉ niệm sâu sắc nhất về gia đình, bạn bè, thầy cô hay nhất

Ngày sắp lên thành phố để thi Đại học, anh lo lắng mất ăn mất ngủ. Sau khi bàn bạc, gia đình đi đến thống nhất là để tôi đi với anh trai. Chọn tôi đi cùng anh vì một phần do bố mẹ vướng công việc nên không thể xin nghỉ được, một phần là tôi rất thích, vòi vĩnh cả nhà mãi mới được vì tôi muốn đi cùng anh, cổ vũ cho anh, hơn nữa tôi cũng chưa lên thành phố bao giờ nên rất mong được đi lần này . Rồi hai anh em tôi đóng gói quần áo cùng với một ít tiền bố mẹ cho lên đường. Dù anh đã lớn, cũng có vài lần anh lên thành phố chơi, song bố mẹ vẫn lo lắng, dặn cái này, cái kia để hai đứa tự biết chăm sóc nhau. 

Anh tôi thi ở Đà Nẵng trước rồi mới ra thi ở Huế. Chúng tôi đến Đà Nẵng trước ngày thi một hôm. Mọi chuyện đều thuận lợi cho đến sáng ngày chuẩn bị đi thi thì tôi lại đau bụng dữ dội, dù rất cố gắng nhưng tôi không thể chịu đựng được, xỉu đi lúc nào không hay. Khi tỉnh dậy thì thấy mình đang ở bệnh viện. Lúc đó, anh tôi mới kể lại lúc ấy tôi đau khiến anh hoảng hốt, vừa lo, vừa sợ. Khi tôi ngất xỉu anh đã gọi cô chủ nhà trọ hai anh em tôi thuê nhờ đưa đi bệnh viện, sau khi bác sĩ khám thì bảo tôi bị ruột thừa phải mổ liền. Cuối cùng sau ca mổ đó tôi được cứu sống, còn anh thì lỡ dở buổi thi Đại học của mình, xem như cơ hội vào trường Bách Khoa cũng vì tôi mà anh phải chấp nhận bỏ thi. Lúc đó tôi buồn lắm, vừa buồn vừa giận chính mình, tôi nắm tay anh nói:

- Em xin lỗi anh Hai, lẽ ra em phải là người giúp đỡ anh, động viên tinh thần cho anh để anh Hai thi, vậy mà giờ em lại càng khiến anh lo lắng, bố mẹ lo lắng.
Anh Hai xoa đầu tôi, an ủi:
- Không sao đâu em, bỏ lỡ cơ hội này thì anh còn cơ hội khác, quan trọng là sức khoẻ của em, em phải nhanh hồi phục để cùng anh ra Huế thì nữa nhé.
Tôi biết anh nói vậy thôi nhưng lòng anh buồn lắm, vì trường Bách Khoa chính là mơ ước bấy lâu của anh mà. Đó là lần mà tôi thấy mình có lỗi và thương anh nhất, giá mà tôi không vòi vĩnh bố mẹ để được đi cùng anh thì có lẽ đã không xảy ra chuyện như thế.

Bây giờ thì anh Hai tôi đã là cậu sinh viên năm cuối của trường Đại học Ngoại ngữ Huế. Ba năm đại học anh luôn đạt học bổng của trường, ngoài việc học, anh còn đi dạy gia sư để có tiền đóng học phí giúp đỡ phần nào những khó khăn cho bà mẹ. Đến bây giờ, tôi vẫn luôn tự hào về người anh trai yêu quý của mình.

21 tháng 10 2021

Trong gia đình, ông nội là người yêu thương em nhất. Ông năm nay đã ngoài bảy mươi tuổi. Nhưng ông vẫn còn rất minh mẫn. Mỗi lần gia đình em về thăm, ông rất vui. Ông thường mua tặng em rất nhiều quà. Thỉnh thoảng, ông lại cho em tiền để quần áo mới nữa. Có lúc, em còn ngồi nghe ông kể chuyện. Những câu chuyện về cuộc sống của gia đình em thời xưa. Khi đó, ông dặn em phải ngoan ngoãn, chăm chỉ học tập. Em cảm thấy rất yêu ông nội của mình.

21 tháng 10 2021

ia dinh to cung the ong noi luon la nguoi yeu thuong minh nhat.

29 tháng 9 2016

Con đường về nhà hôm nay sao mà dài thế! Dài hơn rất nhiều so với niềm vui mừng phấn khởi của em. Em đạp xe về nhà, vội vã hơn thường lệ, để chỉ mong được khoe với mẹ về việc làm hữu ích của mình trong buổi sáng hôm nay.

Sáng nay trời chuyển sang thu, tiết trời hơi lạnh. Em đạp xe tới trường mà miệng không ngớt xuýt xoa vì những cơn gió heo mayvà những giọt mưa lất phất gọi cái rét đầu mùa. Hình như người ta cảm thấy lạnh hơn lúc đầu mưa thì phải. Đang mải mê với những câu hát vu vơ, em bỗng giật mình: Sao mới sáng sớm mà đã có một cụ già trông tội nghiệp thế kia. Em quyết định dừng xe dù rất vội vì có vẻ như cụ già đang rất lạnh và lại bị lạc đường thì phải. Vừa xuống xe em liền hỏi:

- Cháu chào cụ ạ! Hình như cụ đang muốn hỏi đường có phải không?

Cụ già ngẩng mặt lên. Bây giờ em mới quan sát kỹ: cụ già chừng 75 tuổi, khuôn mặt nhăn nhúm lộ rõ một cuộc đời vất và phong sương. Cụ mặc chiếc áo nâu đã cũ và khá mỏng. Em đoán chắc nó không đủ che ấm cho cụ lúc này. 

- Cụ mới ở quê ra. Nhà con trai cụ trước ở gần đây nhưng giờ đã chuyển ra chỗ mới, cụ thì không rõ đường đi đằng nào. Mà trời hôm nay sao tự dưng lạnh quá.

À thì ra là vậy! Nhưng mình cũng đâu biết đường, em nghĩ. Nhưng có cách rồi:

- Cháu cũng không rõ đường bà ạ! Nhưng cháu sẽ giúp bà đến chỗ các chú công an kia để hỏi đường và trước hết là để bà nghỉ cho đỡ lạnh.

Mải đưa cụ già qua những làn xe dày đặc để đến chỗ những chú công an, em quên béng đi giờ học. Lúc vừa quay lại thì đã muộn giờ. Em chỉ kịp chào bà lão, nói lại với chú công an địa chỉ của mình rồi lên xe đạp vội.

Đến lớp em bị muộn mười lăm phút đầu giờ và bị cô giáo phê bình. Ngại ngùng, em lặng lẽ đi vào lớp. Nhưng bài học vừa diễn ra chưa đầy nửa tiếng thì chú công an ban nãy đến lớp học của em. Chú trao đổi với cô giáo chủ nhiệm bên ngoài lớp trong sự ngơ ngác, xôn xao của cả lớp. Rồi cô giáo bước vào tươi cười nói:

- Trước hết cô xin lỗi Ngọc Linh vì chưa hỏi kỹ đã vội phê bình. Các em ạ! Hôm nay bạn Linh đi muộn không phải vì cố tình vi phạm nội quy mà là vì bạn ấy đã giúp một cụ già bị lạc tìm thấy nhà của con trai mình. Trước tập thể, cô khen ngợi Ngọc Linh. Còn các em, cô nghĩ đó cũng là một bài học tốt đối với tất cả chúng ta.

Buổi học hôm ấy lại tiếp tục sôi nổi và ý nghĩa. Còn em, em vừa vui vừa rất tự hào. Chắc hẳn bố mẹ em cũng sẽ rất hài lòng về việc làm hữu ích của con gái mình.

29 tháng 9 2016

Bạn có thể tham khảo bài viết này.

Có một lần, tôi đã làm một việc khiến ba mẹ rất vui lòng. Cảm giác làm được tốt trong lòng thấy vui lắm, vì lúc ấy tôi mới học lớp bốn thôi.

Hôm đó, một ngày chủ nhật, ánh nắng mặt trời trãi khắp không gian chiếu lên những giọt sương còn đọng trên lá cỏ làm nó lung linh như những viên pha lê. Một ngày được nghĩ ngơi thư giản sau một tuần học tập và làm việc vất vã của mọi người. “Một ngày rãnh rỗi mà không đi chơi thì thật là lãng phí thời gian” chỉ nghĩ thôi tôi thấy lâng lâng trong người. Tôi vừa đi ra phòng khách vừa hát “Một ngày mới nắng lên, ta đưa tay chào đón…là…la…lá…lá…la..” thì thấy ba mẹ lăng xăng làm chuyện gì đó, tôi tò mò hỏi “Ba mẹ đang làm gì vậy ạ?” “À! Ba mẹ chuẩn bị đi thăm bạn cũ, đã lâu rồi không còn gặp con à” ba tôi đáp. Mẹ nói với thêm vào “Hôm nay con trông nhà và giúp ba mẹ làm việc nhà nhé! Chiều ba mẹ về có quà cho con”. Nghe mẹ nói xong tôi cảm thấy cụt hứng, những dự định được đi chơi tan biến, chưa làm việc gì mà cảm thấy mệt mỏi. Trước giờ tôi có động tay, động chân vào mấy việc này đâu, có thời gian rãnh là đi chơi với đám bạn nên mệt mỏi là phải rồi.

Ba mẹ tôi vừa ra khỏi nhà thì lũ bạn tôi chạy ùa vào “Linh ơi! Đi thôi!”, một đứa trong bọn la lên, tôi ngạc nhiên hỏi “Đi đâu?” “Mày không nhớ hôm nay là ngày gì à?” Ngân hỏi lại, nó nhìn cái mặt ngơ ngác của tôi và nói tiếp “Hôm nay là ngày sinh nhật Minh Thư lớp mình đấy” Tôi chợt nhớ ra và nói “Chút xíu nữa là quên mất, cảm ơn các bạn nha”. Tôi mời các bạn vào nhà và nói “Chờ tao một chút, đi thay quần áo”. Bước vào trong nhìn thấy nhà còn bề bộn, dơ bẩn tôi chợt nhớ lời mẹ dặn lúc nãy tôi nghĩ bụng  “Chết rồi nhà cửa như thế này làm sao mà đi được, với lại buổi tiệc cũng sắp bắt đầu rồi”. Tôi đắn đo cân nhắc có nên đi hay không, nếu đi thì tất cả việc nhà mẹ giao mình không làm chắc mẹ buồn lắm và mẹ phải bắt tay vào dọn dẹp thì càng vất vã. Còn nếu tôi không đi sinh nhật thì Minh Thư sẽ giận và không chơi với tôi nữa, sinh nhật nó bốn năm mới tổ chức một lần vì nó sinh vào ngày 29/2. Tôi phải làm sao đây…? Một đứa ham chơi như tôi đây mà bỏ lỡ một cuộc vui như vầy thì thật là đáng tiếc. Suy nghĩ một hồi lâu, tôi quyết định ở nhà dọn dẹp nhà cửa. Chạy ra cửa nói với đám bạn là tôi không đi được và gởi lời xin lỗi đến Minh Thư. Có thể nó giận và không chơi với tôi thì cũng một thời gian ngắn thôi, thế nào rồi cũng quay lại, tính Thư trước giờ là như vậy.

Tôi bắt tay vào công việc. Bắt đầu là phòng ngủ, sắp xếp lại mền, gối cho ngay ngắn, quét dọn phòng sạch sẽ, kéo rèm lên cho nắng sớm vào phòng. Tiếp đến phòng khách phải quét bụi trên tủ, bàn rửa bộ ấm chén uống trà của ba và lau sạch nền gạch. Bước xuống bếp thấy chén đủa ăn sáng còn ngổn ngang trên bàn, một thau đồ mẹ giặt chưa phơi, trên bếp còn bề bộn xoong nồi, tôi hít một hơi dài và bắt tay vào việc. Trước giờ tôi chưa làm việc này nhưng vừa làm vừa nhớ lại lời mẹ dạy, miệng ngân nga câu hát mà công việc đã xong lúc nào không hay. Lần đầu tiên trong đời tôi thấy mồ hôi của mình chảy như suối vậy, cảm giác mệt mỏi xen lẫn niềm vui. Thành quả lao động của một cô bé luôn lười biếng, ỉ lại ba mẹ, nhiều lúc ba mẹ nói lắm mới giúp, bây giờ làm việc một cách tự giác và hoàn thành rất tốt công việc được giao, trong lòng thấy vui sướng làm sao! Hạnh phúc biết bao! Thật sung sướng khi mình đã chiến thắng bản thân để vượt lên chính mình.

Khỏi phải nói, chiều đó ba mẹ về, vừa bước vào nhà đã vui cười ba khen “Con gái của ba rất ngoan, biết nghe lời ba mẹ, cảm ơn con rất nhiều” tôi bẽn lẽn “Dạ con đã lớn rồi phải không mẹ”. Mẹ nói “Con mẹ đã lớn rồi, quà của con đây này” vừa nói mẹ vừa lấy trong túi ra một con gấu bông xinh xinh tặng cho tôi “Cảm ơn ba mẹ, con thích lắm”. Mẹ làm cơm chiều thật ngon để đãi tôi vì thành quả lao động của một ngày “làm việc”.

Sau ngày hôm đó tôi suy nghĩ nhiều về bản thân “Mình có thể làm được nhiều việc hơn thế nữa, tuổi nhỏ làm việc nhỏ tùy theo sức của mình”. Hoàn thành một việc tốt làm cho ba mẹ vừa lòng và mình cũng cảm thấy hạnh phúc nhân lên gấp bội. Về sau tôi làm được nhiều việc hơn, cố gắng giúp đỡ ba mẹ bớt cực nhọc sau những ngày làm việc vất vã. Hôm nay tôi chia sẻ cho các bạn một mốc son trong đời và là một kỹ niệm đẹp làm tôi nhớ mãi.