K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 8 2021

Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5

TRƯỜNG TH …….
Họ và tên:………………….

Lớp 5 ........

BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I
NĂM HỌC 2020 - 2021

Môn: Tiếng Việt (Phần đọc)

I. KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)

B. Kiểm tra đọc

I. Đọc hiểu (7 điểm)

Hoa giấy

Trước nhà, mấy cây hoa giấy nở hoa tưng bừng. Trời càng nắng gắt, hoa giấy càng bồng lên rực rỡ. Màu đỏ thắm, màu tím nhạt, màu da cam, màu trắng muốt tinh khiết... Cả vòm cây lá chen hoa bao trùm lấy ngôi nhà lẫn mảnh sân nhỏ phía trước. Tất cả như nhẹ bỗng, tưởng chừng chỉ cần một trận gió ào qua, cây hoa giấy trĩu trịt hoa sẽ bốc bay lên, mang theo cả ngôi nhà lang thang giữa bầu trời ...

Hoa giấy đẹp một cách giản dị. Mỗi cánh hoa giống hệt một chiếc lá, chỉ có điều mỏng mảnh hơn và có màu sắc rực rỡ. Lớp hoa giấy rải kín mặt sân, nhưng chỉ cần một làn gió thoảng, chúng tản mát bay đi mất.

Hoa giấy rời cành khi vẫn còn đẹp nguyên vẹn, hoa rụng mà vẫn còn tươi nguyên; đặt trên lòng bàn tay, những cánh hoa mỏng tang rung rinh, phập phồng, run rẩy như đang thở, không có một mảy may biểu hiện của sự tàn úa. Dường như chúng không muốn mọi người phải buồn rầu vì chứng kiến cảnh héo tàn. Chúng muốn mọi người lưu giữ mãi những ấn tượng đẹp đẽ mà chúng đã đem lại trong suốt cả một mùa hè: những vồng hoa giấy bồng bềnh đủ màu sắc giống hệt những áng mây ngũ sắc chỉ đôi lần xuất hiện trong những giấc mơ thủa nhỏ...

Theo TRẦN HOÀI DƯƠNG

* Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Bài văn tả vẻ đẹp của hoa giấy vào mùa nào?

A. Mùa xuân
B. Mùa hè
C. Mùa thu
D. Mùa đông

Câu 2. Đặc điểm nổi bật khiến hoa giấy khác nhiều loài hoa là gì?

A. Hoa giấy rời cành khi vẫn còn đẹp nguyên vẹn, rụng xuống vẫn tươi nguyên
B. Hoa giấy đẹp một cách giản dị.
C. Trời càng nắng gắt, hoa giấy càng bồng lên rực rỡ.
D. Mỗi cánh hoa giống hệt một chiếc lá.

Câu 3. Mỗi cánh hoa giấy khác một chiếc lá ở điểm nào ?

A. mỏng manh
B. rực rỡ sắc màu
C. mỏng mảnh, rực rỡ sắc màu
D. mỏng tang

Câu 4. Trong bài văn, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì khi miêu tả ?

A. So sánh
B. So sánh và nhân hóa
C. Nhân hóa

Câu 5. Dựa vào bài đọc, xác định các điều nêu dưới đây đúng ghi Đ hay sai ghi S.

Thông tinTrả lời
Trời càng nắng gắt, hoa giấy càng bồng lên rực rỡ. 
Hoa giấy sắp rụng khi cánh hoa chuyển sang màu vàng úa. 
Hoa giấy đẹp một cách rực rỡ. 
Mỗi cánh hoa giống hệt một chiếc lá. 

Câu 6. Viết 2 hình ảnh được dùng so sánh có trong đoạn 3 của bài đọc

………………………………………………………………………………………….………………………………………………………………………………………….…………………………………………

Câu 7. Trong bài có mấy từ chỉ màu sắc?

A. 3 từ
B. 4 từ
C. 5 từ

Câu 8. Dòng nào dưới đây là cặp từ đồng âm

A. Tươi đẹp/ xinh đẹp
B. cánh chim/ cánh hoa
C. hạt đậu/ chim đậu trên cành

Câu 9. Chủ ngữ trong câu văn: “Cả vòm cây lá chen hoa bao trùm lấy ngôi nhà lẫn mảnh sân nhỏ phía trước.” là:

A. Cả vòm cây lá
B. Cả vòm cây lá chen hoa
C. Cả vòm cây lá chen hoa bao trùm

Câu 10. Có thể thay từ “giản dị” trong câu “Hoa giấy đẹp một cách giản dị” bằng từ nào?Viết lại câu đó.

………………………………………………………………………………………….………………………………………………………………………………………….…………………………………………

II. Đọc thành tiếng: (3 điểm)

Đọc một đoạn trong các bài tập đọc thuộc chủ đề đã học và trả lời 01 câu hỏi phù hợp với nội dung đoạn vừa đọc. Bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 9, SGK Tiếng Việt 5 tập I (Đọc thành tiếng 2 điểm; trả lời câu hỏi 1 điểm) Điểm đọc thành tiếng:.........................điểm.

15 tháng 11 2021

sao bạn k lên mạng đi, lên mạng đầy☺

16 tháng 11 2021

duoc

xong roi

23 tháng 4 2017

Phân tích tâm trạng người chiến sĩ trong bài thơ Khi con tu hú hoặc Cảm nhận về bức tranh mùa hè trong bài thơ.

3 tháng 1 2022

ko có

3 tháng 1 2022

bạn học trường nào mình tìm cho

27 tháng 10 2021

1. Đọc hiểu văn bản (4 điểm)

Cho bài văn sau:

Về thăm bà

Thanh bước lên thềm, nhìn vào trong nhà. Cảnh tượng gian nhà cũ không có gì thay đổi. Sự yên lặng làm Thanh mãi mới cất được tiếng gõi khẽ:

- Bà ơi!

Thanh bước xuống dưới giàn thiên lý. Có tiếng người đi, rồi bà, mái tóc bạc phơ, chống gậy trúc ở ngoài vườn vào. Thanh cảm động và mừng rỡ, chạy lại gần.

- Cháu đã về đấy ư?

Bà ngừng nhai trầu, đôi mắt hiền từ dưới làn tóc trắng nhìn cháu, âu yếm và mến thương:

- Đi vào trong nhà kẻo nắng, cháu!

Thanh đi, người thẳng, mạnh, cạnh bà lưng đã còng. Tuy vậy, Thanh cảm thấy chính bà che chở cho mình cũng như những ngày còn nhỏ.

- Cháu đã ăn cơm chưa?

- Dạ chưa.Cháu xuống tàu về đây ngay. Nhưng cháu không thấy đói.

Bà nhìn cháu, giục:

- Cháu rửa mặt đi, rồi nghỉ kẻo mệt!

Thanh đến bên bể múc nước vào thau rửa mặt. Nước mát rượi và Thanh cúi nhìn bóng mình trong lòng bể với những mảnh trời xanh.

Lần nào trở về với bà, Thanh cũng thấy thanh thản và bình yên như thế. Căn nhà, thửa vườn này như một nơi mát mẻ và hiền lành. Ở đấy, lúc nào bà cũng sẵn sàng chờ đợi để mến yêu Thanh.

(Theo Thạch Lam – Tiếng Việt 4 tập 1 năm 1998)

Câu 1: Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng:

Không gian trong ngôi nhà của bà khi Thanh trở về như thế nào? M1

a. Ồn ào.
b. Nhộn nhịp.
c. Yên lặng.
d. Mát mẻ.

Câu 2: Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng:

Dòng nào dưới đây cho thấy bà của Thanh đã già? M1

a. Tóc bạc phơ, miệng nhai trầu, đôi mắt hiền từ.
b. Tóc bạc phơ, chống gậy trúc, lưng đã còng.
c. Tóc bạc phơ, chống gậy trúc, đôi mắt hiền từ.
d. Tóc bạc phơ, chống gậy trúc, miệng nhai trầu.

Câu 3: Tìm những từ ngữ thích hợp điền chỗ chấm M2

Thanh cảm thấy …………………………………………… khi trở về ngôi nhà của bà.

Câu 4: Vì sao Thanh đã khôn lớn rồi mà vẫn “cảm thấy chính bà che chở cho mình cũng như những ngày còn nhỏ”? M 3

Câu 5: Nếu em là Thanh, em sẽ nói gì với bà? (Viết 4 – 5 câu) M4

2. Kiến thức Tiếng Việt (3 điểm)

* Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng cho mỗi câu hỏi dưới đây:

Câu 6: Trong từ bình yên, tiếng yên gồm những bộ phận nào cấu tạo thành? M1

a. Âm đầu và vần.
b. Âm đầu và thanh.
c. Vần và thanh.
d. Âm đầu và âm cuối.

Câu 7: Dòng nào sau đây chỉ có từ láy? M2

a. che chở, thanh thản, mát mẻ, sẵn sàng.
b. tóc trắng, thanh thản, mát mẻ, sẵn sàng.
c. che chở, thuở vườn, mát mẻ, sẵn sàng.
d. che chở, thanh thản, âu yếm, sẵn sàng.

Câu 8: Trong câu “Thanh đến bên bể múc nước vào thau rửa mặt.” M2

a. Có 1 động từ (đó là……………………………………….)
b. Có 2 động từ (đó là……………………………………….)
c. Có 3 động từ (đó là……………………………………….)
d. Có 4 động từ (đó là……………………………………….)

Câu 9: Gạch chân dưới từ ngữ có nghĩa của tiếng tiên khác với nghĩ của tiếng tiên trong từ đầu tiên: M2

tiên tiến, trước tiên, thần tiên, tiên phong, cõi tiên, tiên quyết..

Câu 10: Khi trình bày câu nói của một nhân vật, ta có thể kết hợp với những dấu nào? Hãy lấy ví dụ cho mỗi trường hợp đó. M3

27 tháng 10 2021

cố lên nha em

20 tháng 5 2022

Tham khảo link: https://vndoc.com/40-de-thi-hoc-ky-2-mon-tieng-anh-lop-6-co-dap-an-122330

2 tháng 11 2018

Bạn nói như là thật vậy