Câu 2: Cho một vài ví dụ (khác với ví dụ trong bài) về tập tính bẩm sinh và tập tính học được.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
* Ví dụ về tập tính bẩm sinh:
- Ếch đực kêu sau cơn mưa đầu hạ để gọi bạn tình.
- Ve sầu non (ấu trùng) sau khi nở sẽ chui xuống đất .
- Gà trống gáy vào mỗi sớm.
- Chuồn chuồn đẻ trứng vào nước.
- Cóc nghiến răng khi trời sắp mưa.
- Chão chuộc kêu sẽ báo hiệu cơn bão đã đi qua.
- Chó, mèo, hổ, báo,… có tập tính đánh dấu lãnh thổ.
- Cá chuối bố mẹ chăm sóc cá chuối con .
- Cá ngựa vằn ăn trứng của mình….
- Việc sinh con của gấu cái sẽ diễn ra vào kì ngủ đông.
* Ví dụ về tập tính học được:
- Gà con thấy có diều hâu sẽ nhanh chóng trốn vào chỗ gà mẹ.
- Sư tử non học tập để săn mồi.
- Khỉ con học cách leo trèo.
- Chim non học tập để có thể bay.
- Trên các đồng cỏ, các loài thú ăn cỏ sẽ luôn thay nhau vừa ăn vừa canh chừng thú ăn thịt.
- Cá voi con sẽ học cách ép mỏ vào bụng cá voi mẹ để lấy sữa.
- Rái cá học cách “xây đập nước” để ở.
- Trước kì ngủ đông, các con gấu thường cố gắng ăn thật nhiều để cơ thể béo lên nhanh chóng chuẩn bị cho việc không ăn trong suốt mùa đông.
- ….
Tham khảo!
- Sự khác nhau giữa tập tính bẩm sinh và tập tính học được:
Tiêu chí | Tập tính bẩm sinh | Tập tính học được |
Nguồn gốc | Có tính bẩm sinh, do gene quy định. | Hình thành trong đời sống cá thể. |
Tính chất | Di truyền, rất bền vững, đặc trưng cho loài. | Không di truyền, dễ mất đi nếu không được củng cố, mang tính đặc trưng cá thể. |
Tác nhân kích thích | Tác nhân kích thích thích ứng với thụ thể cảm giác. | Tác nhân kích thích bất kì đối với thụ thể cảm giác. |
Số lượng | Số lượng có giới hạn. | Số lượng không giới hạn. |
Trung ương | Tuỷ sống, thân não. | Có sự tham gia của vỏ não. |
- Một số ví dụ về hai loại tập tính trên:
+ Ví dụ về tập tính bẩm sinh: Ếch đực kêu sau cơn mưa đầu hạ để gọi bạn tình; Ve sầu non (ấu trùng) sau khi nở sẽ chui xuống đất, khi trưởng thành sẽ chui lên, leo lên cây để lột xác; Gà trống gáy vào mỗi sớm; Gà con khi mới nở có tập tính đi theo vật chuyển động đầu tiên mà chúng nhìn thấy; Cóc nghiến răng khi trời sắp mưa;…
+ Ví dụ về tập tính học được: Gà con thấy có diều hâu sẽ nhanh chóng trốn vào chỗ gà mẹ; Các con thỏ vừa thay nhau ăn vừa thay nhau canh chừng các loài thú ăn thịt; Rái cá "xây đập nước" để ở; Tập thể dục buổi sáng ở người;…
Các ví dụ (khác với ví dụ đã có trong bài) về tập tính kiếm ăn, tập tính bảo vệ lãnh thổ, tập tính sinh sản, tập tính di cư và tập tính xã hội ở các loài động vật khác nhau:
Loại tập tính | Ví dụ |
---|---|
Tập tính kiếm ăn | Hải li đắp đập ngăn sông, suối để bắt cá |
Tập tính bảo vệ lãnh thổ | Tê giác đực đánh dấu lãnh thổ bằng phân và nước tiểu. |
Tập tính sinh sản | Vào mừa sinh sản, ếch đực cất tiếng kêu to vang vọng để tìm bạn tình. |
Tập tính di cư | Chim én di cư về phương nam để tránh rét |
Tập tính xã hội | Trong mỗi đàn voi đều có con đầu đàn. Kiến lính sẵn sàng chiến đấu và hi sinh thân mình để bảo vệ kiến chúa và tổ. |
Tham khảo!
• Các tập tính của động vật thể hiện ở hình 14.2 là các tập tính bẩm sinh.
• Lấy thêm ví dụ về các loại tập tính bẩm sinh, tập tính học được và tập tính hỗn hợp:
- Ví dụ về tập tính bẩm sinh: Ếch đực kêu sau cơn mưa đầu hạ để gọi bạn tình; Ve sầu non (ấu trùng) sau khi nở sẽ chui xuống đất, khi trưởng thành sẽ chui lên, leo lên cây để lột xác; Gà trống gáy vào mỗi sớm; Gà con khi mới nở có tập tính đi theo vật chuyển động đầu tiên mà chúng nhìn thấy; Cóc nghiến răng khi trời sắp mưa;…
- Ví dụ về tập tính học được: Gà con thấy có diều hâu sẽ nhanh chóng trốn vào chỗ gà mẹ; Các con thỏ vừa thay nhau ăn vừa thay nhau canh chừng các loài thú ăn thịt; Rái cá "xây đập nước" để ở; Các con gấu cố gắng ăn thật nhiều để cơ thể béo lên trước kì ngủ đông; Tập thể dục buổi sáng ở người;…
- Ví dụ về tập tính hỗn hợp: Tập tính săn mồi của hổ (bẩm sinh hổ có khả năng săn mồi, qua học tập và rèn luyện thành kĩ năng săn mồi); Tập tính xây tổ của chim; Tập tính bắt chuột của mèo;…
Tập tính hỗn hợp là vừa bẩm sinh, vừa học được.
VD: Mèo bắt chuột, Cá biết bơi.
- Con người có hệ thần kinh rất phát triển nên có nhiều tập tính học được chỉ có ở người mà không có ở động vật khác như:
+ Học ngoại ngữ.
+ Giải toán; làm thơ, văn.
+ Dùng lửa để nấu chín thức ăn.
…..
Tham khảo:
VD: Ong mắt đỏ có tập tính đẻ trứng vào sâu bệnh hại, ấu trùng nở ra sẽ dùng sâu làm thức ăn
Ứng dụng để tiêu diệt sâu hại nhờ thiên địch
Câu 1: Cho một số nhận định sau
(1) Phần lớn tập tính bẩm sinh mang tính bản năng, thường khởi đầu là một kích thích từ môi trường ngoài.
(2) Mỗi loài có tập tính sinh sản riêng.
(3) Công đực xòe chiếc đuôi đẹp và nhảy múa quanh công cái là một ví dụ về tập tính sinh sản.
(4) Gồm các loại là tập tính thứ bậc và tập tính vị tha.
Có bao nhiêu sai về tập tính sinh sản?
A. 3 B. 4 C. 2 D. 1
Câu 2: Cho các nhận định sau
(1) Nét hoa văn trên cây thân gỗ có xuất xứ từ vòng năm.
(2) Trong cấu tạo của thân cây gỗ, gỗ dác có đặc điểm gồm các lớp tế bào mạch gỗ thứ cấp trẻ, có màu sáng làm nhiệm vụ vận chuyển nước và các ion khoáng
(3) Vòng năm gồm một lớp vòng gỗ màu sáng xen giữa hai lớp vòng gỗ màu sẫm
(4) Các vòng gỗ không đều nhau vì tốc độ sinh trưởng trong các năm các mùa năm không giống nhau
Nhận định đúng khi nói về cấu tạo cây thân gỗ là
A. (1), (2), (3) B. (1), (3), (4) C. (2), (3),(4) D. (1), (2), (4)
Câu 3: Chọn 1 cây mít có chiều cao 2m, đóng 1 cái đinh đóng vào thân cây ở vị trí xác định so với gốc cách mặt đất là 10cm. Giả sử trong điều kiện thích hợp, mỗi năm cây tăng trưởng về chiều cao trung bình 40cm. Sau 3 năm khoảng cách của đinh bị đóng so với gốc sát mặt đất khoảng
A. 50cm B. 130cm C. 10 cm D. 30cm
Thí dụ về:
— Tập tính bẩm sinh:
+ Ve sầu kêu vào ngày hè oi ả.
+ Ếch đực kêu vào mùa sinh sản.
- Tập tính học được:
+ Sáo học nói tiếng người.
+ Khỉ làm xiếc.